Mến tặng các đồng đội thân thương
của tôi thuộc tiểu đoàn 8 Nhảy Dù.
Như một lời tạ lỗi gởi đến linh hồn Nguyễn Quang Trí,
thuộc trung đội 3, đại đội 84, tiểu đoàn 8 Nhảy Dù,
đã tử trận trên chiến trường Thường Đức, Quảng Nam, tháng 8 năm 1974.
của tôi thuộc tiểu đoàn 8 Nhảy Dù.
Như một lời tạ lỗi gởi đến linh hồn Nguyễn Quang Trí,
thuộc trung đội 3, đại đội 84, tiểu đoàn 8 Nhảy Dù,
đã tử trận trên chiến trường Thường Đức, Quảng Nam, tháng 8 năm 1974.
Trại
Trần quí Mai, hậu cứ của tiểu đoàn 8 Nhảy Dù, chấn ngay vào một ngã tư
đường. Con đường chính của trại Hoàng hoa Thám chạy từ cổng A của su
đoàn, qua bộ tư lệnh, cải hối thất, sân vận động với những khẩu pháo 130
ly và xe tăng T 54 tịch thu được của địch trưng bày dọc theo sân cỏ,
sau đó cắt ngang một con đường khác chạy đến từ phía cổng Phi Long. Nơi
giao nhau của hai con đường này chính là hậu cứ của một tiểu đoàn Nhảy
Dù mang huy hiệu con ngựa bay nổi lên trên một chiếc dù, ở giữa hằn lên
con số 8, gia đình bác Tám.
Nếu đi từ cổng Phi Long, con đường chạy xuyên qua một khu vực rộng lớn
của căn cứ không quân Tân sơn Nhất, khi qua khỏi góc tử sĩ đường thì
bước chân bỗng nhiên từ từ chậm lại, vì phía trước mặt một vọng gác nhô
ra sát ven đường, thấp thoáng có bóng dáng một người lính với quân phục
Nhảy Dù, vai đeo súng đang đứng gác. Đây là giới hạn cuối cùng không thể
vượt qua, hậu cứ tiểu đoàn 8 Nhảy Dù. Góc bên phải của ngã tư đường là
dãy nhà của bộ chỉ huy tiểu đoàn và đại đội 80, đầu dãy nhà là phòng sĩ
quan trực. Cặp bên tay phải là những dãy nhà của các đại đội 81, 82, 83,
không thấy láng trại của đại đội 84 ở nơi đây. Sau khi băng qua khỏi
ngã tư, con đường sẽ dẫn đến khu nhà thờ, khu trại gia binh của tiểu
đoàn 8 ND và tiểu đoàn 9 ND, rẽ sang bên phải sẽ dẫn đến khu chợ su đoàn
với hàng quán ồn ào, nhộn nhịp.
Thằng em 84 đã được ngắt ra, đẩy tuốt xuống cuối con đường chính của căn cứ Hoàng hoa Thám. Đầu con đường là cổng A của su đoàn, cuối con đường là khối bổ xung tiếp giáp với bên Không Quân, láng trại của đại đội 84 nằm sát bên khối bổ xung. Càng xa mặt trời chừng nào lại càng mát mẻ chừng nấy. Tổ ấm của đại đội 84 là dãy nhà tôn, đầu dãy là một nhà thủy tạ, chính giữa dãy nhà là văn phòng của đại đội trưởng. Trong căn phòng đại đội trưởng, đơn sơ một cái bàn, vài ba cái ghế đã mốc meo, anh chàng hậu cứ vừa mới lau chùi vội vã nên còn nhiều chỗ bụi bậm đóng thành từng mảng. Hành quân liên miên, đã hơn 2 năm mới được trở về thăm lại chốn xưa, mạng nhện, ổ chuột lúc nhúc cũng đúng thôi. Trên vách tường treo khung hình của tướng Trương quang Ân, vị tiểu đoàn trưởng đầu tiên của tiểu đoàn 8 Nhảy Dù. Một ít chiến lợi phẩm được gắn lên bức tường, lá cờ của mặt trận giải phóng, chiếc nón cối kiểu xưa, giây đạn có bi đông nước, một khẩu súng AK báng xếp, những món đồ này tịch thu được trong một trận đánh nào đó đã đi vào dĩ vãng xa xưa.
Trước mặt láng trại là một bãi cỏ tương đối rộng, nơi tập họp của đại đội. Ba lô súng đạn của từng trung đội xếp theo hàng lối thứ tự ngay trên sân cỏ. Tiểu đoàn về hậu cứ nghỉ dưỡng quân, chỉnh bị đơn vị sau hơn 2 năm lăn lộn trên các chiến trường, từ mặt trận An Lộc, qua cuộc hành quân đẫm máu tái chiếm Quảng Trị, rồi đến giai đoạn nằm giữ đất dọc theo sườn phía tây của quốc lộ 1, từ Quảng Trị xuống tận Thừa Thiên. Về nghỉ dưỡng quân mà ba lô súng đạn lúc nào cũng sẵn sàng trước sân đại đội, Nhảy Dù ơi, ai đày đọa mà sao mi khổ như rứa. Nhìn thấy mặt mũi hậu cứ, dù chỉ một lần trong đời, cũng là hạnh phúc lắm rồi. Có những người lính Nhảy Dù đến lúc chết mà vẫn chưa biết hậu cứ đơn vị của mình nằm ở đâu. Mãn khóa huấn luyện quân trường, tình nguyện về su đoàn Nhảy Dù, tốt nghiệp khoá dù, về khối bổ xung nằm chờ phân phối đi các tiểu đoàn tác chiến, ra đơn vị dấn thân vào các cuộc hành quân, chết. Vậy là lúc nhắm mắt suôi tay vẫn chưa biết được hậu cứ của mình nằm ở nơi đâu.
Huỳnh Ánh tham dự trận đánh An Lộc với cấp bậc binh nhì. Rời An Lộc, hành quân ngay ra miền địa đầu giới tuyến trong chiến dịch tái chiếm Quảng Trị thân yêu. Bao nỗi nhọc nhằn hiểm nguy, bao nhiêu lần đối diện với cái chết chỉ trong gang tấc, trời thương nên Huỳnh Ánh vẫn còn sống đến ngày hôm nay, trên cánh tay áo nay đã mang lon hạ sĩ nhất. Sau hơn hai năm ngụp lội trong trận mạc, lần này theo đơn vị về Sài Gòn nghỉ dưỡng quân, Huỳnh Ánh mới được nhìn thấy lần đầu tiên hậu cứ của mình, ngỡ ngàng trong hạnh phúc. Từ cấp bậc binh nhì lên tới hạ sĩ nhất, hơn hai năm quần thảo trên chiến trường, Huỳnh Ánh chưa bao giờ được nhìn thấy mặt mũi của tờ giấy phép dài ngắn ra sao. Trên cuộc đời này đầy rẫy những điều vô lý, người ta áp dụng triệt để câu “ dụng nhân như dụng mộc “, cấp dưới được xem là cỏ cây, cỏ cây thì làm gì có tình cảm, vậy thì cần gì phải đi phép. K’ Stul, người của miền núi, quê quán ở Pleiku, tướng tá cao to, K’ Stul có sức khoẻ hơn người nên luôn luôn được giao cho khẩu đại liên M60. Đã hai năm qua, khẩu M60 của K’ Stul đã gây bao nhiêu giông gíó cho địch quân trên khắp các chiến trường ác liệt, anh chàng đen thui, ít nói này chắc có lẽ cũng thuộc loại vô cảm nên chưa bao giờ được ban cho tờ giấy phép. Nhưng một hôm, bất ngờ K’ Stul hắt ra nỗi niềm:
-Thiếu úy, em nhớ nhà quá thiếu úy ơi.
Đi từ cấp bậc binh nhì lên đến hạ sĩ nhất mà vẫn chưa được nếm mùi những ngày phép, lần này toàn bộ tiểu đoàn về hậu cứ nghỉ dưỡng quân, anh em thay phiên nhau đi phép, hạ sĩ nhất Huỳnh Ánh đừng có than thở gì nữa nhé, lính tiểu đoàn 8 Nhảy Dù lấy ngày bị thương nằm bệnh viện làm ngày nghỉ phép.
Những ngày tiểu đoàn về hậu cứ nghỉ dưỡng quân thật là vui, vui hơn ba ngày tết, vui hơn bao giờ hết. Anh em nào có giấy phép thì về thăm gia đình, ai ở lại đơn vị thì xuống khu chợ su đoàn, café, bia rượu, thôi thì thứ nào cũng có. Nhậu lai rai thì cũng phải nhớ giờ giấc trở về đại đội điểm danh quân số, lau chùi vũ khí.
Anh em tiểu đoàn 8 ND lại được thưởng thức một buổi văn nghệ thật đặc sắc, do công thu xếp của thiếu úy Nguyễn quốc Hùng. Các cô ca sĩ mặt mũi xinh đẹp, tươi như hoa, giọng hát của các cô nghe thật tuyệt vời, khác hẳn với giọng ca trên làn sóng radio nghe được từ bên dưới giao thông hào khi còn đóng quân trên miền hỏa tuyến . Ban văn nghệ vừa chơi được vài tiết mục thì anh em bắt đầu ngứa ngáy chân tay, khều nhau ra nhảy đầm. Anh em được dịp thử lại bước đi của mình, hơi vụng về một chút thì có sao đâu, anh chàng Lô vinh Hải của trung đội 1, đại đội 84, bước ra sàn nhảy với chiếc mũ đỏ giắt trên cầu vai, Hải nhảy thật điệu nghệ trong bản “ Sầu đông “. Anh em tiểu đoàn 8 ND lại đóng góp cho phần văn nghệ thêm phong phú bằng những bản nhạc đang thịnh hành thời bấy giờ, ba lô làm bàn nên nét chữ không ngay, tâm sự ấy đã gắn liền theo người lính trên mọi nẻo quân hành, nghe thật xúc động.
Đúng là ngày vui qua mau, anh em tiểu đoàn 8 Nhảy Dù chưa kịp thưởng thức trọn vẹn những ngày nghỉ dưỡng quân thì đã có lệnh cấm trại 100%. Các đại đội trưởng ngưng ký giấy phép, đơn vị điểm danh quân số một ngày năm bảy lần, các quân nhân được lệnh hạn chế ra khỏi doanh trại. Vũ khí, quân trang quân dụng được kiểm kê chi tiết, bổ xung đầy đủ. Mọi người xì xào bàn tán, trận đánh này chắc chắn sẽ dữ dội lắm, nhưng ở nơi đâu thì không ai đoán được.
Hắn đang tháo bung khẩu súng M16 để lau chùi thì Nguyễn quang Trí bước lại gần, ngập ngừng nói:
- Thiếu úy…
Hắn ngẩng đầu lên, rồi lại cúi xuống tiếp tục công việc:
- Có gì không Trí, cứ nói đi.
- Bữa nay thiếu úy cho em chuồn về nhà…
- Tiểu đoàn cấm quân 100% rồi mà, Trí không biết sao?
- Dạ biết, nhưng mà…
Hắn ngước lên nhìn, Nguyễn quang Trí tăng cường về trung đội được vài tuần lễ trước khi tiểu đoàn về hậu cứ nghỉ dưỡng quân. Trí còn trẻ lắm, lính mới ra lò từ quân trường mà, mồ hôi quân trường chưa đủ mặn để xóa bớt đi nét học trò còn vương trong đôi mắt sáng long lanh.
Trí im lặng không dám nói thêm khi thấy trung đội trưởng mặt đen xì, râu ria lởm chởm đang chiếu tướng nhìn mình. Nhưng giọng nói của trung đội trưởng thì lại hiền lành chứ không dữ dằn như trên khuôn mặt:
- Kẹt chuyện gì thì Trí cứ nói ra, biết đâu tôi có thể giúp được.
- Dạ…em có lỡ hẹn với cô bạn gái cùng lớp bữa nay đi ăn kem, không ngờ lệnh cấm trại…
Tự dưng trong đầu hắn liên tưởng đến câu hát, “ có những người đi không về, xa xôi rồi quên ước thề “.
- Chuyện nhỏ mà, nhưng lúc này an ninh tăng cường chặt chẽ lắm, làm sao Trí dù ra ngoài được.
- Không sao đâu thiếu úy, em có bằng… Dù rồi mà. Em leo hàng rào phía bên cổng C, hôm trước em có chuồn bằng đường đó một lần rồi.
- Ừ, đi cẩn thận, ngày mai nhớ trở lại nghe.
Lính Nhảy Dù đã từng nhảy từ trên máy bay xuống đất thì trên đời này còn có hàng rào nào có thể cản được bước chân… dù. Lại có những người lính Nhảy Dù không thích xin phép thiếu tá Rào, anh em đi thẳng từ doanh trại sang bên kia phi trường Tân sơn Nhất, lúc đi ngang qua cổng Phi Long còn tủm tỉm cười. Anh em quân cảnh Không Quân vốn đã có nhiều thiện cảm với binh chủng Nhảy Dù nên dễ dàng ngó lơ để anh em thoải mái .
Đại đội 204 quân cảnh Nhảy Dù tuyển quân từ các tiểu đoàn tác chiến. Họ là những người đã từng chiến đấu, đã từng vào sinh ra tử ngoài mặt trận, tướng tá cao lớn bặm trợn, có tinh thần kỷ luật cao. Khi được rút về làm công tác giữ gìn an ninh, duy trì kỷ luật cho binh chủng thì họ chu toàn nhiệm vụ rất hoàn hảo. Họ hiểu rõ tâm tư tình cảm của những người lính tác chiến khi trở về thành phố, họ đã từng cảm được cái đau đớn khi nhìn thấy đồng đội ngã xuống trên chiến trường, thế nên họ ứng xử mền dẻo, linh hoạt trong cách giải quyết vấn đề. Nếu vi phạm không trầm trọng lắm thì họ mời lên xe quân cảnh, chạy ra một khúc đường vắng, ngừng xe và thả anh em xuống sau khi đã lịch sự dặn dò khuyên can. Ngược lại, anh em thấy những người quân cảnh 204 của mình đều là dân thứ thiệt nên cũng có phần kính trọng nể nang, bớt đi những vi phạm phép tắc luật lệ. Tiếc thay, về sau này có những người lính quân cảnh 204 mặt mũi non choẹt, thước tấc chỉ đứng tới ngang vai người ta mà dám hống hách nạt nộ những người lính từ mặt trận trở về, thật là dễ chết.
Buổi chiều ngày hôm sau, lúc đi ngang qua cổng A của su đoàn, nhìn qua bên kia đường, thấy trước cửa một quán giải khát có đôi nam nữ đang bịn rịn chia tay, nhìn thoáng qua hắn nhận ra được ngay Nguyễn quang Trí. Nguyễn quang Trí đã trở về đơn vị đúng hẹn, cái cảm giác thương yêu tiếc nuối lúc chia tay chắc sầu thảm lắm, biết làm sao hơn khi đã lỡ sinh ra trong thời chinh chiến. Khi bước vào sân đại đội, hắn ngạc nhiên khi thấy rất đông anh em đang quây quần uống rượu trên những tấm poncho trải lên trên sân cỏ, ai nấy mặt mũi đỏ gay, vài người đã có vẻ lờ đờ.
Hạ sĩ Trương tiến Thành nâng ly rượu lên, chào hắn:
- Thiếu úy, uống với tụi em một ly.
- Cám ơn, anh em cứ uống tự nhiên, tôi có chút việc phải làm.
Trung sĩ Nguyễn Bê có vẻ ngần ngại:
- Thiếu úy thông cảm cho tụi em uống say một bữa, ngày mai ra trận biết còn sống hay không để mà trở về.
Hắn lướt đôi mắt nhìn những khuôn mặt thân thương của anh em, chiến trận nay mai sẽ nổ ra rất lớn, rất ác liệt, chắc chắn sẽ có những người ra đi không trở lại, sẽ là ai trong những khuôn mặt đang hiện diện ở nơi đây. Có lẽ thần chết đã có sẵn một danh sách trong cuốn sổ bìa đen, hắn ngập ngừng khi nghĩ đến tên tuổi của hắn…
Sáng sớm ngày hôm sau, lúc mọi người còn đang mơ màng trong giấc ngủ thì tiếng còi tập họp ré lên giận dữ, anh em chồm dậy, vội vã đánh răng rửa mặt, làm vệ sinh cá nhân. Nhìn ra bên ngoài hàng rào của đại đội, đoàn xe quân vận đã đến từ lúc nào, lặng im chờ đợi dưới hàng cây ven đường.
Toàn bộ đại đội tập họp trên sân cỏ, từng trung đội xếp hàng, nhưng không được chỉnh tề cho lắm vì có người quắc cần câu chiều hôm qua vẫn chưa tỉnh rượu, tuy đứng nghiêm mà vẫn còn ngả tới ngả lui. Lần lượt các trung đội trưởng báo cáo quân số tại hàng, tình hình vũ khí đạn dược. Đại úy đại đội trưởng Đồng văn Minh hôm nay khuôn mặt khó coi, bước tới bước lui có vẻ bực bội lắm, một số anh em vẫn chưa kịp trở về. Lệnh từ bộ chỉ huy tiểu đoàn đưa xuống, đại đội lên xe di chuyển tập trung về tiểu đoàn, sau đó toàn bộ tiểu đoàn 8 Nhảy Dù được đưa sang phi trường Tân sơn Nhất. Trên phi đạo, những chiếc vận tải cơ C130 trong tư thế sẵn sàng nhận hàng, bửng sau của phi cơ đã hạ xuống, nhìn lên khoang tàu thấy trống trơn. Lính Nhảy Dù nhanh chóng được dồn lên phi cơ, nhân viên phi hành không đếm người, cứ dồn lên, còn chỗ trống thì cứ đẩy người lên, hết chỗ thì mới thôi. Đúng là đưa người vào chỗ chết nên chẳng cần tuân thủ nguyên tắc hay luật lệ an phi gì cả. Thật là khác hẳn so với chuyến bay chuyển vận tiểu đoàn từ phi trường Phú Bài về Sài Gòn nghỉ dưỡng quân, lần ấy người ta đếm từng người một, tuân thủ rất bài bản mọi thủ tục, nguyên tắc. Một vài anh em do uống rượu quá nhiều vào tối hôm qua nên đã ói mửa ra sàn phi cơ, cũng chẳng thấy ai phàn nàn điều gì. Ngày hôm nay, anh em Nhảy Dù được đưa vào chốn tử sinh, lấy thân xác của mình dựng lên bức tường che chắn cho hậu phương có được những ngày an toàn êm ấm.
Gần một tiếng rưỡi đồng hồ sau, máy bay đã bắt đầu làm vòng trên phi trường Đà Nẵng chuẩn bị hạ cánh. Bánh đáp vừa ngừng lăn thì bửng sau của máy bay đã vội vã hạ xuống. Nhìn xuống bên lề phi đạo, một dãy quan tài đã xếp hàng chờ sẵn, chuẩn bị chuyển lên máy bay. Vừa bước xuống phi cơ, anh em Nhảy Dù đã nghe thấy tiếng đạn pháo ì ầm từ xa vọng lại, làm cho nắng phi trường càng thêm ngột ngạt, khô khan. Đoàn xe quân vận bốc ngay tiểu đoàn 8 Nhảy Dù vào vùng hành quân, chiều hôm ấy tiểu đoàn đã tạm dừng quân trên địa bàn quận Hiếu Đức, tỉnh Quảng Nam, các đại đội tổ chức phòng ngự qua đêm. Buổi sáng vừa mới tập họp điểm danh trước sân đại đội trong trại Hoàng hoa Thám, buổi chiều đã có mặt ngay trong vùng lửa đạn, ngẫm nghĩ thấy như một giấc ngủ trưa mộng mị.
Các tiểu đoàn 1ND, tiểu đoàn 8 ND, tiểu đoàn 9 ND, và tiểu đoàn 1 Pháo Dù thuộc lữ đoàn I Nhảy Dù nhanh chóng được gởi ngay vào mặt trận để chận đứng các mũi tiến công của địch quân sau khi đã nuốt chửng quận lỵ Thường Đức, đang tràn xuống quận Đại Lộc, uy hiếp Đà Nẵng. Ngày hôm sau, tiểu đoàn 8 ND được chuyển vận sâu vào Đại Lộc, đoàn xe vừa tới ngã ba Ái Nghĩa, quẹo phải hướng về Ba Khe thì đã nghe tiếng đại bác 130 ly của địch bắn rải trên liên tỉnh lộ số 4, con đường nối liền Đà Nẵng vào Thường Đức. Tiểu đoàn đổ quân xuống ven đường, triển khai đội hình tác chiến, bắt đầu sào bài nhập cuộc.
Tiểu đoàn 8 ND vào trận Thường Đức:
- Tiểu đoàn trưởng : Thiếu tá Nguyễn quang Vân.
- Tiểu đoàn phó : Thiếu tá Trần Toán.
- Trưởng ban 3 : Đại úy Trần cao Khoan.
- Đại đội trưởng ĐĐ 81: Đại úy Võ thế Hùng.
- Đại đội trưởng ĐĐ 82: Trung úy Đỗ việt Hùng.
- Đại đội trưởng ĐĐ 83: Đại úy Phan văn Hiệu.
- Đại đội trưởng ĐĐ 84: Đại úy Đồng văn Minh.
- Đại đội trưởng ĐĐ Đa Năng: Trung úy Trần đình Ngọc.
Đại úy Đồng văn Minh điều đại đội tiến vào làng Hà Nha, các trung đội tấn theo hình chân vạc, băng qua khu ruộng trống trải, đoàn quân tiến chậm, chậm mà chắc. Hắn dẫn trung đội lách sang bên phải để tránh một khoảng đất, trên đó cắm một cây cọc có ghim miếng giấy viết một chữ duy nhất “ Mìn “ , địch chơi trò tâm lý chiến. Trung đội xâm nhập vào bìa làng rất êm, hắn nhìn thấy thi hài một người bộ đội nằm chết, lớp vải kaki Nam Định căng cứng lên như muốn nổ tung vì xác đã trương sình, phình lớn như một con bò mộng. Buổi chiều trên làng Hà Nha vắng tanh, địch ẩn náu ở đâu đó, đang rình rập chờ thời cơ. Trung đội đào hầm củng cố vị trí, đại bác 57 ly của địch bắn trực xạ từ bên kia sông Vu Gia, hình thù của viên đạn bay trong không gian tạo nên một vệt đen thoang thoáng, nổ sát vào vị trí đóng quân của trung đội, không hây hấn gì, trật lất. Trời còn đủ sáng để hắn nhìn thấy rõ một toán bắc quân, đầu đội nón cối, quần áo kaki Nam Định đang lúp xúp chạy ra từ chân núi, lòn vào phía sau trung đội 1 do thiếu úy Nguyễn quốc Hùng chỉ huy. Hắn điều động khẩu đại liên M60 bắn vào đội hình của địch. Toán quân đội nón cối tản ra rồi biến mất không còn nhìn thấy nữa. Đêm hôm ấy trung đội 1 bị địch tấn công, giữa lúc tiếng súng đôi bên nổ tung cả một góc trời mà vẫn nghe thấy tiếng Nguyễn quốc Hùng vang lên lanh lảnh:
- Móc mắt nó chà giấy nhám, móc mắt nó chà giấy nhám.
Trung đội 1 chận đứng được những đợt tấn công của địch trong đêm hôm ấy mà không hề bị tổn thất.
Sáng hôm sau hắn được lệnh tấn sâu vào làng, cảnh vật vẫn im lìm vắng tanh, hình như địch cố ý tránh né giao tranh. Đến buổi trưa, trung đội khoanh tròn, đào hầm phòng thủ, không khí ngột ngạt lắm vì vẫn chưa thấy địch quân lộ diện. Đại đội thông báo, địch quân sử dụng một khẩu 57ly bắn vào quân ta, sau đó địch di chuyển súng ra nơi khác, lấy đạn dấu sẵn ở nơi đó, bắn xong lại di chuyển vị trí. Trung đội nhận lệnh tảo thanh khu vực tìm cách tiêu diệt khẩu 57ly. Anh em để ba lô tại vị trí, hắn cắt cử một người ở lại để trông coi nhà cửa. Nguyễn quang Trí là quân nhân yếu nhất trong trung đội, mới tăng cường hành quân, còn bỡ ngỡ chưa theo kịp anh em.
Hắn nói với Trí:
- Trí ở lại trông coi vị trí cẩn thận, có chuyện gì thì bắn lên trời 3 phát một nghe.
- Dạ, em nghe rõ thiếu úy.
Hắn chỉ xuống một căn hầm chiến đấu:
- Trí đứng gác ở dưới căn hầm này, đừng đi đâu hết nha.
Nguyễn quang Trí đeo khẩu M16 lên vai, xách theo dây đạn rồi nhảy xuống.
Trên bảng cấp số, quân số của một trung đội Nhảy Dù là 41 quân nhân, khi vào trận Thường Đức, quân số trung đội lên tới 45 người, trung đội có 2 sĩ quan, một trung đội trưởng, một phụ tá. Hắn tổ chức trung đội thành 3 cánh, cánh quân đi chính giữa do hắn chỉ huy, 2 cánh quân hai bên đi lùi lại phía sau một chút. Hắn căn dặn các tiểu đội trưởng, cánh quân nào chạm địch sẽ sử dụng hỏa lực tối đa kềm không cho địch ngóc đầu lên, cánh quân kế bên sẽ vòng lên đánh nhanh vào cạnh sườn của địch. Trung đội cẩn trọng tiến quân, khoảng 20 phút sau thì cánh quân của hắn chạm địch. Địch quân khai hỏa trước, đạn bắn ra từ những căn hầm ngụy trang kiên cố. Khẩu M72 trên vai người khinh binh phóng ngay viên đạn về phía địch. Tiếng nổ của viên đạn M72 mở màn cho các loạt đạn bắn phủ lên mục tiêu.
Hắn gào lên trong tiếng súng nổ:
- Lên ngay đi, Bê ơi.
Nhanh như chớp, trung sĩ Nguyễn Bê dẫn cánh quân xông lên đánh úp vào hông địch, tiếng súng rộ lên vang dội một góc trời. Khi quân ta ào lên lục soát mục tiêu thì địch quân đã biến mất, dưới những căn hầm chữ A vẫn còn vương vải những dây đạn, một nồi cơm vẫn còn đang bốc khói nóng hổi. Địch vẫn ngoan cố không chịu giao chiến, mọi người đều có cảm giác một cái bẫy đang giăng ra ở gần đâu đây. Trung đội được lệnh dừng quân, không tiến sâu hơn nữa. Lệnh tiếp theo, trung đội phải nhanh chóng trở về vị trí đóng quân.
Nơi đóng quân bây giờ sao lạ quá, cây cối ngả nghiêng, vung vải như thế này.
- Trí ơi! Trí ơi!
Không có tiếng trả lời.
- Tản rộng ra anh em, cẩn thận nhé. Trí ơi, Trí đâu rồi!
Chỉ nghe thấy tiếng cành cây vướng víu, xào xạc đong đưa trong gió.
Trí đã chết mất xác rồi, một quả đạn đại bác 130 ly rơi xuống đúng ngay căn hầm Nguyễn quang Trí đang đứng gác. Sức nổ khủng khiếp của viên đạn đã biến căn hầm chiến đấu thành một cái ao, khẩu M16 của Trí văng ra xa hàng trăm thước, cong queo vụn nát. Thân xác của Trí chỉ thu lượm được một ít da và thịt lẫn lộn với đất cát. Kể từ lúc ấy, cả trung đội lầm lì, không ai nói với ai một lời nào, trung đội vừa mất đi một người đồng đội, nỗi giận dữ và tiếc thương in hằn lên từng khuôn mặt.
Buổi xế chiều, có người lính lặng buồn ngước mắt nhìn lên bầu trời xám mây, chợt kêu lớn:
- Trí, Trí, tụi bay ơi.
Anh em đổ xô ra, nhìn theo hướng tay chỉ, xác của Trí bị bắn tung lên cao, rơi vướng trên cành của một cây đa, nhưng thân xác chỉ còn một nửa từ bụng trở lên, một mớ bùi nhùi máu gân da thịt đổ ra từ khoang bụng, đong đưa rờn rợn.
Thi hài của Trí được đưa xuống, đặt nằm lên tấm poncho trải trên mặt đất. Trước cái chết thảm thương của Trí, có anh em không cầm được nước mắt. Nguyễn quang Trí, người quân nhân đầu tiên của trung đội 3, đại đội 84, tiểu đoàn 8 Nhảy Dù tử trận trên chiến trường Thường Đức, Quảng Nam.
Trí chết mà không được toàn vẹn thân thể, phân nửa còn lại của Trí cũng nhàu nát tang thương. Một cuốn sách nhỏ nhô ra trên túi áo của Trí, nhìn kỹ hơn, đó chính là một cuốn kinh khổ nhỏ.
Thượng đế ơi, ngài có hiện diện trên cõi đời này không vậy? Một tín đồ ngoan đạo như Nguyễn quang Trí, đường hành quân nặng trĩu ba lô súng đạn mà trong túi áo lúc nào cũng một lòng gìn giữ cuốn kinh, lúc nào cũng nguyện cầu đến ngài, vậy mà ngài nỡ lòng nào quay mặt làm ngơ để Trí phải chết thảm như thế này.
Màn đêm buông phủ xuống làng Hà Nha, tiếng côn trùng nỉ non ai oán. Người lính gác đêm giật mình lắng tai nghe, từ trong hầm chỉ huy của trung đội có tiếng ú ớ, lảm nhảm:
- Trí chết tại tôi, Trí chết tại tôi…
Trận chiến mỗi lúc một thêm ác liệt, địch đã chiếm đóng vùng đất này từ lâu nên tổ chức được một thế trận rất lợi hại. Địch đưa vào trận địa 2 su đoàn chính quy tinh nhuệ để đối đầu với su đoàn Nhảy Dù. Đoàn quân mũ đỏ bất chấp mọi thất lợi về phía mình, liên tục giữ thế tiến công đẩy địch ra khỏi từng ngọn đồi, xô ngã địch xuống từng vực sâu.
Máu ra nhiều quá, ướt đẫm cả chiếc áo hoa dù, thấm cả lên chiếc ba lô hắn vác trên vai. Máu của hắn, của Nguyễn quang Trí, của biết bao đồng đội đổ ra trên khắp nẻo đường đất nước đã không đem lại được một kết qủa tốt đẹp nào.
Cuối tháng 4 năm ấy, hắn thôi không còn gắn bó với đơn vị được nữa. Một mình hắn ngơ ngác trước cuộc đổi thay khủng khiếp không thể nào tưởng tượng được. Hắn không biết mình đang đứng ở đâu giữa cuộc đời này, ngày mai tăm tối phủ xuống cuộc đời của hắn. Tuổi thanh xuân của hắn tẻ nhạt trên những chốt đóng quân sâu thẳm trong rừng núi, trải dài theo những cuộc hành quân gian khổ, và tàn tạ trong chốn lao tù đói khát lầm than. Ở nơi đâu hắn cũng luôn bị dằn vặt bởi một nỗi đau, một nỗi ám ảnh, chính hắn đã gây ra cái chết của Nguyễn quang Trí. Nếu hôm ấy hắn đừng cắt đặt Trí ở lại trông coi vị trí đóng quân, đừng chỉ định Trí đứng gác trong căn hầm định mệnh ấy, thì Trí đâu có chết thảm thương oan uổng như thế.
Bước chân ra khỏi chốn lao tù, hắn tìm về nghĩa trang quân đội Biên Hoà vào một ngày tiết trời ảm đạm, trên cao là những giải mây buồn lững thững trôi. Trên từng mộ bia của tử sĩ có khi còn đọc được tên họ, cấp bậc, đơn vị, ngày và nơi tử trận. Lòng hắn cứ miên man tưởng tượng ra khung cảnh chiến trường lúc người tử sĩ nằm xuống, dính một viên đại bác hay một quả súng cối như trường hợp của Nguyễn quang Trí, hay là một loạt đạn xả nát cả hình hài như trung sĩ Nguyễn Bê, hay là bị thương rồi bị địch bắt, địch mổ bụng moi ruột gan cho đổ ra ngoài như hạ sĩ nhất Nguyễn Đông, còn giắt lên trên ngực người đã chết một mảnh giấy ghi dòng chữ “ cảnh cáo ngụy Dù “ .
Nguyễn thành Lâm, một đồng đội thuộc tiểu đoàn 8 ND, giã
từ Thường Đức về đây an nghỉ trong nghĩa trang quân đội BH.
Hắn đứng ở đây giữa những nấm mộ hoang tàn, thoang thoáng chung quanh là hồn tử sĩ, hắn bỗng thấy lành lạnh ở phía sau lưng. Rải rác những mộ phần nay chỉ còn là một lỗ huyệt cạn có dáng dấp của một hình chữ nhật. Thấp thoáng những nấm mộ trống trơn, không còn tấm bia để nhắn gởi cho người đang nằm ngơi nghỉ dưới lớp đất sâu. Hắn bắt gặp những hình ảnh của tử sĩ in trên tấm mộ bia, bị đục thủng vào hai con mắt thành hai lỗ sâu hoắm như mộ bia của thiếu tá Nguyễn đức Dũng, tiểu đoàn 11 Nhảy Dù. Hắn cố tìm lại phần mộ của trung sĩ Lê thế Hiền, thuộc đại đội 84, chính hắn đã tiễn đưa Lê thế Hiền đến an nghỉ tại nơi đây khi hắn còn nằm điều trị trong bệnh viện Đỗ Vinh. Hắn không tìm được phần mộ của Lê thế Hiền, nhưng cuối cùng hắn đã tìm ra được ngôi mộ của Nguyễn quang Trí.
Trong tấm hình in trên tấm bia, Nguyễn quang Trí tươi tắn trong bộ quân phục hoa dù, đội beret đỏ, hình chụp trong doanh trại Vương mộng Hồng, TTHL Quang Trung. Khuôn mặt Trí y hệt như ngày xưa, nho nhỏ hiền hoà, trên mộ bia còn đọc rõ được những dòng chữ ghi tên họ, cấp bậc, đơn vị, ngày và nơi tử trận. Trước mộ phần của Trí, hắn đứng như chết rũ, hắn thấy mình đang trên đường hành quân cùng đồng đội, những địa danh, căn cứ Bình Minh, căn cứ An Đô, Hà Nha, Đại Lộc, Thường Đức…lũ lượt trôi về trong trí nhớ, những khuôn mặt thân thương của anh em từng một thời sinh tử có nhau lần lượt hiện về trong tâm khảm, buồn quá, anh em giờ đây tan tác về đâu, làm sao cho hắn gặp lại được những đồng đội thân thương ấy. Hắn hình dung ra thân xác của Trí đang ngủ yên dưới tấc đất sâu ngay trước mặt hắn, tội nghiệp Trí, chỉ còn có một nửa hình hài nằm trong chiếc quan tài bọc kẽm mà thôi. Không biết cô bạn gái học cùng lớp của Trí năm xưa có một lần nào ghé đến nơi đây để thắp cho Trí một nén hương lòng, nhỏ những giọt nước mắt thương yêu để cuốn trôi những kỷ niệm cho tan vào lòng đất. Lỗi tại hắn, lòng hắn bỗng quặn đau khi nhớ lại buổi chiều hôm ấy trên làng Hà Nha, giá như hắn đừng chọn Trí ở lại vị trí đóng quân, đừng bảo Trí đứng gác dưới căn hầm oan nghiệt, thì có lẽ giờ đây Trí vẫn còn hiện diện trên cõi đời này, chứ đâu phải nằm lạnh lẽo cô đơn dưới huyệt mộ sâu. Trí ơi, lỗi tại tôi.
Hễ có dịp thì hắn lại trở về nghĩa trang quân đội Biên Hoà để thăm lại Nguyễn quang Trí và các đồng đội đã an nghỉ nơi đây. Mỗi lần đi thăm trở về nhà, hắn lại buồn rầu, lại suy tư ngẫm nghĩ, lại nhớ đến những ngày hành quân gian khổ đã qua, lại thấy thương cho những người lính mũ đỏ hào hùng, can đảm nén chặt nỗi sợ hãi xuống đáy lòng, tay xiết cò súng ào ạt xông lên giữa lúc địch quân từ trong những căn hầm kiên cố bắn ra như mưa…
Một lần đó, khi trở lại nghĩa trang quân đội Biên Hoà, hắn không tìm được phần mộ của Nguyễn quang Trí nữa. Hắn hoảng hốt, xục xạo tìm kiếm cả một ngày trời mà vẫn hoài công, hắn nhớ rất rõ khu vực an nghỉ của Trí mà, nhất định không thể lẫn lộn được. Có thể người thân của Nguyễn quang Trí đã lên đây bốc mộ cho Trí rồi, từ nay thôi không còn nhìn thấy tấm hình của Trí trên mộ bia nữa. Trí đã chia tay với các đồng đội đang an nghỉ nơi đây để tới một chốn riêng tư, ấm êm trong hương khói gia đình. Sau này hắn trở lại nghĩa trang vài lần nữa, thử tìm lại ngôi mộ của Trí nhưng vô vọng, không biết giờ đây thân xác của Trí trôi giạt về đâu.
Dù rằng trên chiến trường có ngàn điều không may mắn có thể xảy ra bất cứ lúc nào cho một người lính chiến, nhưng sao mỗi khi nhớ về trận Thường Đức, hắn lại cảm thấy áy náy trong lòng. Đôi mắt của Nguyễn quang Trí, người đồng đội năm xưa, đã nhìn hắn với ánh mắt tin tưởng hết mực, rồi xách dây đạn và khẩu súng M16 nhảy xuống căn hầm định mệnh. Trận Thường Đức và Nguyễn quang Trí đã trôi qua được 34 năm dài, mà sao tiếng súng vẫn mãi âm vang cho đến tận ngày hôm nay.
Thằng em 84 đã được ngắt ra, đẩy tuốt xuống cuối con đường chính của căn cứ Hoàng hoa Thám. Đầu con đường là cổng A của su đoàn, cuối con đường là khối bổ xung tiếp giáp với bên Không Quân, láng trại của đại đội 84 nằm sát bên khối bổ xung. Càng xa mặt trời chừng nào lại càng mát mẻ chừng nấy. Tổ ấm của đại đội 84 là dãy nhà tôn, đầu dãy là một nhà thủy tạ, chính giữa dãy nhà là văn phòng của đại đội trưởng. Trong căn phòng đại đội trưởng, đơn sơ một cái bàn, vài ba cái ghế đã mốc meo, anh chàng hậu cứ vừa mới lau chùi vội vã nên còn nhiều chỗ bụi bậm đóng thành từng mảng. Hành quân liên miên, đã hơn 2 năm mới được trở về thăm lại chốn xưa, mạng nhện, ổ chuột lúc nhúc cũng đúng thôi. Trên vách tường treo khung hình của tướng Trương quang Ân, vị tiểu đoàn trưởng đầu tiên của tiểu đoàn 8 Nhảy Dù. Một ít chiến lợi phẩm được gắn lên bức tường, lá cờ của mặt trận giải phóng, chiếc nón cối kiểu xưa, giây đạn có bi đông nước, một khẩu súng AK báng xếp, những món đồ này tịch thu được trong một trận đánh nào đó đã đi vào dĩ vãng xa xưa.
Trước mặt láng trại là một bãi cỏ tương đối rộng, nơi tập họp của đại đội. Ba lô súng đạn của từng trung đội xếp theo hàng lối thứ tự ngay trên sân cỏ. Tiểu đoàn về hậu cứ nghỉ dưỡng quân, chỉnh bị đơn vị sau hơn 2 năm lăn lộn trên các chiến trường, từ mặt trận An Lộc, qua cuộc hành quân đẫm máu tái chiếm Quảng Trị, rồi đến giai đoạn nằm giữ đất dọc theo sườn phía tây của quốc lộ 1, từ Quảng Trị xuống tận Thừa Thiên. Về nghỉ dưỡng quân mà ba lô súng đạn lúc nào cũng sẵn sàng trước sân đại đội, Nhảy Dù ơi, ai đày đọa mà sao mi khổ như rứa. Nhìn thấy mặt mũi hậu cứ, dù chỉ một lần trong đời, cũng là hạnh phúc lắm rồi. Có những người lính Nhảy Dù đến lúc chết mà vẫn chưa biết hậu cứ đơn vị của mình nằm ở đâu. Mãn khóa huấn luyện quân trường, tình nguyện về su đoàn Nhảy Dù, tốt nghiệp khoá dù, về khối bổ xung nằm chờ phân phối đi các tiểu đoàn tác chiến, ra đơn vị dấn thân vào các cuộc hành quân, chết. Vậy là lúc nhắm mắt suôi tay vẫn chưa biết được hậu cứ của mình nằm ở nơi đâu.
Huỳnh Ánh tham dự trận đánh An Lộc với cấp bậc binh nhì. Rời An Lộc, hành quân ngay ra miền địa đầu giới tuyến trong chiến dịch tái chiếm Quảng Trị thân yêu. Bao nỗi nhọc nhằn hiểm nguy, bao nhiêu lần đối diện với cái chết chỉ trong gang tấc, trời thương nên Huỳnh Ánh vẫn còn sống đến ngày hôm nay, trên cánh tay áo nay đã mang lon hạ sĩ nhất. Sau hơn hai năm ngụp lội trong trận mạc, lần này theo đơn vị về Sài Gòn nghỉ dưỡng quân, Huỳnh Ánh mới được nhìn thấy lần đầu tiên hậu cứ của mình, ngỡ ngàng trong hạnh phúc. Từ cấp bậc binh nhì lên tới hạ sĩ nhất, hơn hai năm quần thảo trên chiến trường, Huỳnh Ánh chưa bao giờ được nhìn thấy mặt mũi của tờ giấy phép dài ngắn ra sao. Trên cuộc đời này đầy rẫy những điều vô lý, người ta áp dụng triệt để câu “ dụng nhân như dụng mộc “, cấp dưới được xem là cỏ cây, cỏ cây thì làm gì có tình cảm, vậy thì cần gì phải đi phép. K’ Stul, người của miền núi, quê quán ở Pleiku, tướng tá cao to, K’ Stul có sức khoẻ hơn người nên luôn luôn được giao cho khẩu đại liên M60. Đã hai năm qua, khẩu M60 của K’ Stul đã gây bao nhiêu giông gíó cho địch quân trên khắp các chiến trường ác liệt, anh chàng đen thui, ít nói này chắc có lẽ cũng thuộc loại vô cảm nên chưa bao giờ được ban cho tờ giấy phép. Nhưng một hôm, bất ngờ K’ Stul hắt ra nỗi niềm:
-Thiếu úy, em nhớ nhà quá thiếu úy ơi.
Đi từ cấp bậc binh nhì lên đến hạ sĩ nhất mà vẫn chưa được nếm mùi những ngày phép, lần này toàn bộ tiểu đoàn về hậu cứ nghỉ dưỡng quân, anh em thay phiên nhau đi phép, hạ sĩ nhất Huỳnh Ánh đừng có than thở gì nữa nhé, lính tiểu đoàn 8 Nhảy Dù lấy ngày bị thương nằm bệnh viện làm ngày nghỉ phép.
Những ngày tiểu đoàn về hậu cứ nghỉ dưỡng quân thật là vui, vui hơn ba ngày tết, vui hơn bao giờ hết. Anh em nào có giấy phép thì về thăm gia đình, ai ở lại đơn vị thì xuống khu chợ su đoàn, café, bia rượu, thôi thì thứ nào cũng có. Nhậu lai rai thì cũng phải nhớ giờ giấc trở về đại đội điểm danh quân số, lau chùi vũ khí.
Anh em tiểu đoàn 8 ND lại được thưởng thức một buổi văn nghệ thật đặc sắc, do công thu xếp của thiếu úy Nguyễn quốc Hùng. Các cô ca sĩ mặt mũi xinh đẹp, tươi như hoa, giọng hát của các cô nghe thật tuyệt vời, khác hẳn với giọng ca trên làn sóng radio nghe được từ bên dưới giao thông hào khi còn đóng quân trên miền hỏa tuyến . Ban văn nghệ vừa chơi được vài tiết mục thì anh em bắt đầu ngứa ngáy chân tay, khều nhau ra nhảy đầm. Anh em được dịp thử lại bước đi của mình, hơi vụng về một chút thì có sao đâu, anh chàng Lô vinh Hải của trung đội 1, đại đội 84, bước ra sàn nhảy với chiếc mũ đỏ giắt trên cầu vai, Hải nhảy thật điệu nghệ trong bản “ Sầu đông “. Anh em tiểu đoàn 8 ND lại đóng góp cho phần văn nghệ thêm phong phú bằng những bản nhạc đang thịnh hành thời bấy giờ, ba lô làm bàn nên nét chữ không ngay, tâm sự ấy đã gắn liền theo người lính trên mọi nẻo quân hành, nghe thật xúc động.
Đúng là ngày vui qua mau, anh em tiểu đoàn 8 Nhảy Dù chưa kịp thưởng thức trọn vẹn những ngày nghỉ dưỡng quân thì đã có lệnh cấm trại 100%. Các đại đội trưởng ngưng ký giấy phép, đơn vị điểm danh quân số một ngày năm bảy lần, các quân nhân được lệnh hạn chế ra khỏi doanh trại. Vũ khí, quân trang quân dụng được kiểm kê chi tiết, bổ xung đầy đủ. Mọi người xì xào bàn tán, trận đánh này chắc chắn sẽ dữ dội lắm, nhưng ở nơi đâu thì không ai đoán được.
Hắn đang tháo bung khẩu súng M16 để lau chùi thì Nguyễn quang Trí bước lại gần, ngập ngừng nói:
- Thiếu úy…
Hắn ngẩng đầu lên, rồi lại cúi xuống tiếp tục công việc:
- Có gì không Trí, cứ nói đi.
- Bữa nay thiếu úy cho em chuồn về nhà…
- Tiểu đoàn cấm quân 100% rồi mà, Trí không biết sao?
- Dạ biết, nhưng mà…
Hắn ngước lên nhìn, Nguyễn quang Trí tăng cường về trung đội được vài tuần lễ trước khi tiểu đoàn về hậu cứ nghỉ dưỡng quân. Trí còn trẻ lắm, lính mới ra lò từ quân trường mà, mồ hôi quân trường chưa đủ mặn để xóa bớt đi nét học trò còn vương trong đôi mắt sáng long lanh.
Trí im lặng không dám nói thêm khi thấy trung đội trưởng mặt đen xì, râu ria lởm chởm đang chiếu tướng nhìn mình. Nhưng giọng nói của trung đội trưởng thì lại hiền lành chứ không dữ dằn như trên khuôn mặt:
- Kẹt chuyện gì thì Trí cứ nói ra, biết đâu tôi có thể giúp được.
- Dạ…em có lỡ hẹn với cô bạn gái cùng lớp bữa nay đi ăn kem, không ngờ lệnh cấm trại…
Tự dưng trong đầu hắn liên tưởng đến câu hát, “ có những người đi không về, xa xôi rồi quên ước thề “.
- Chuyện nhỏ mà, nhưng lúc này an ninh tăng cường chặt chẽ lắm, làm sao Trí dù ra ngoài được.
- Không sao đâu thiếu úy, em có bằng… Dù rồi mà. Em leo hàng rào phía bên cổng C, hôm trước em có chuồn bằng đường đó một lần rồi.
- Ừ, đi cẩn thận, ngày mai nhớ trở lại nghe.
Lính Nhảy Dù đã từng nhảy từ trên máy bay xuống đất thì trên đời này còn có hàng rào nào có thể cản được bước chân… dù. Lại có những người lính Nhảy Dù không thích xin phép thiếu tá Rào, anh em đi thẳng từ doanh trại sang bên kia phi trường Tân sơn Nhất, lúc đi ngang qua cổng Phi Long còn tủm tỉm cười. Anh em quân cảnh Không Quân vốn đã có nhiều thiện cảm với binh chủng Nhảy Dù nên dễ dàng ngó lơ để anh em thoải mái .
Đại đội 204 quân cảnh Nhảy Dù tuyển quân từ các tiểu đoàn tác chiến. Họ là những người đã từng chiến đấu, đã từng vào sinh ra tử ngoài mặt trận, tướng tá cao lớn bặm trợn, có tinh thần kỷ luật cao. Khi được rút về làm công tác giữ gìn an ninh, duy trì kỷ luật cho binh chủng thì họ chu toàn nhiệm vụ rất hoàn hảo. Họ hiểu rõ tâm tư tình cảm của những người lính tác chiến khi trở về thành phố, họ đã từng cảm được cái đau đớn khi nhìn thấy đồng đội ngã xuống trên chiến trường, thế nên họ ứng xử mền dẻo, linh hoạt trong cách giải quyết vấn đề. Nếu vi phạm không trầm trọng lắm thì họ mời lên xe quân cảnh, chạy ra một khúc đường vắng, ngừng xe và thả anh em xuống sau khi đã lịch sự dặn dò khuyên can. Ngược lại, anh em thấy những người quân cảnh 204 của mình đều là dân thứ thiệt nên cũng có phần kính trọng nể nang, bớt đi những vi phạm phép tắc luật lệ. Tiếc thay, về sau này có những người lính quân cảnh 204 mặt mũi non choẹt, thước tấc chỉ đứng tới ngang vai người ta mà dám hống hách nạt nộ những người lính từ mặt trận trở về, thật là dễ chết.
Buổi chiều ngày hôm sau, lúc đi ngang qua cổng A của su đoàn, nhìn qua bên kia đường, thấy trước cửa một quán giải khát có đôi nam nữ đang bịn rịn chia tay, nhìn thoáng qua hắn nhận ra được ngay Nguyễn quang Trí. Nguyễn quang Trí đã trở về đơn vị đúng hẹn, cái cảm giác thương yêu tiếc nuối lúc chia tay chắc sầu thảm lắm, biết làm sao hơn khi đã lỡ sinh ra trong thời chinh chiến. Khi bước vào sân đại đội, hắn ngạc nhiên khi thấy rất đông anh em đang quây quần uống rượu trên những tấm poncho trải lên trên sân cỏ, ai nấy mặt mũi đỏ gay, vài người đã có vẻ lờ đờ.
Hạ sĩ Trương tiến Thành nâng ly rượu lên, chào hắn:
- Thiếu úy, uống với tụi em một ly.
- Cám ơn, anh em cứ uống tự nhiên, tôi có chút việc phải làm.
Trung sĩ Nguyễn Bê có vẻ ngần ngại:
- Thiếu úy thông cảm cho tụi em uống say một bữa, ngày mai ra trận biết còn sống hay không để mà trở về.
Hắn lướt đôi mắt nhìn những khuôn mặt thân thương của anh em, chiến trận nay mai sẽ nổ ra rất lớn, rất ác liệt, chắc chắn sẽ có những người ra đi không trở lại, sẽ là ai trong những khuôn mặt đang hiện diện ở nơi đây. Có lẽ thần chết đã có sẵn một danh sách trong cuốn sổ bìa đen, hắn ngập ngừng khi nghĩ đến tên tuổi của hắn…
Sáng sớm ngày hôm sau, lúc mọi người còn đang mơ màng trong giấc ngủ thì tiếng còi tập họp ré lên giận dữ, anh em chồm dậy, vội vã đánh răng rửa mặt, làm vệ sinh cá nhân. Nhìn ra bên ngoài hàng rào của đại đội, đoàn xe quân vận đã đến từ lúc nào, lặng im chờ đợi dưới hàng cây ven đường.
Toàn bộ đại đội tập họp trên sân cỏ, từng trung đội xếp hàng, nhưng không được chỉnh tề cho lắm vì có người quắc cần câu chiều hôm qua vẫn chưa tỉnh rượu, tuy đứng nghiêm mà vẫn còn ngả tới ngả lui. Lần lượt các trung đội trưởng báo cáo quân số tại hàng, tình hình vũ khí đạn dược. Đại úy đại đội trưởng Đồng văn Minh hôm nay khuôn mặt khó coi, bước tới bước lui có vẻ bực bội lắm, một số anh em vẫn chưa kịp trở về. Lệnh từ bộ chỉ huy tiểu đoàn đưa xuống, đại đội lên xe di chuyển tập trung về tiểu đoàn, sau đó toàn bộ tiểu đoàn 8 Nhảy Dù được đưa sang phi trường Tân sơn Nhất. Trên phi đạo, những chiếc vận tải cơ C130 trong tư thế sẵn sàng nhận hàng, bửng sau của phi cơ đã hạ xuống, nhìn lên khoang tàu thấy trống trơn. Lính Nhảy Dù nhanh chóng được dồn lên phi cơ, nhân viên phi hành không đếm người, cứ dồn lên, còn chỗ trống thì cứ đẩy người lên, hết chỗ thì mới thôi. Đúng là đưa người vào chỗ chết nên chẳng cần tuân thủ nguyên tắc hay luật lệ an phi gì cả. Thật là khác hẳn so với chuyến bay chuyển vận tiểu đoàn từ phi trường Phú Bài về Sài Gòn nghỉ dưỡng quân, lần ấy người ta đếm từng người một, tuân thủ rất bài bản mọi thủ tục, nguyên tắc. Một vài anh em do uống rượu quá nhiều vào tối hôm qua nên đã ói mửa ra sàn phi cơ, cũng chẳng thấy ai phàn nàn điều gì. Ngày hôm nay, anh em Nhảy Dù được đưa vào chốn tử sinh, lấy thân xác của mình dựng lên bức tường che chắn cho hậu phương có được những ngày an toàn êm ấm.
Gần một tiếng rưỡi đồng hồ sau, máy bay đã bắt đầu làm vòng trên phi trường Đà Nẵng chuẩn bị hạ cánh. Bánh đáp vừa ngừng lăn thì bửng sau của máy bay đã vội vã hạ xuống. Nhìn xuống bên lề phi đạo, một dãy quan tài đã xếp hàng chờ sẵn, chuẩn bị chuyển lên máy bay. Vừa bước xuống phi cơ, anh em Nhảy Dù đã nghe thấy tiếng đạn pháo ì ầm từ xa vọng lại, làm cho nắng phi trường càng thêm ngột ngạt, khô khan. Đoàn xe quân vận bốc ngay tiểu đoàn 8 Nhảy Dù vào vùng hành quân, chiều hôm ấy tiểu đoàn đã tạm dừng quân trên địa bàn quận Hiếu Đức, tỉnh Quảng Nam, các đại đội tổ chức phòng ngự qua đêm. Buổi sáng vừa mới tập họp điểm danh trước sân đại đội trong trại Hoàng hoa Thám, buổi chiều đã có mặt ngay trong vùng lửa đạn, ngẫm nghĩ thấy như một giấc ngủ trưa mộng mị.
Các tiểu đoàn 1ND, tiểu đoàn 8 ND, tiểu đoàn 9 ND, và tiểu đoàn 1 Pháo Dù thuộc lữ đoàn I Nhảy Dù nhanh chóng được gởi ngay vào mặt trận để chận đứng các mũi tiến công của địch quân sau khi đã nuốt chửng quận lỵ Thường Đức, đang tràn xuống quận Đại Lộc, uy hiếp Đà Nẵng. Ngày hôm sau, tiểu đoàn 8 ND được chuyển vận sâu vào Đại Lộc, đoàn xe vừa tới ngã ba Ái Nghĩa, quẹo phải hướng về Ba Khe thì đã nghe tiếng đại bác 130 ly của địch bắn rải trên liên tỉnh lộ số 4, con đường nối liền Đà Nẵng vào Thường Đức. Tiểu đoàn đổ quân xuống ven đường, triển khai đội hình tác chiến, bắt đầu sào bài nhập cuộc.
Tiểu đoàn 8 ND vào trận Thường Đức:
- Tiểu đoàn trưởng : Thiếu tá Nguyễn quang Vân.
- Tiểu đoàn phó : Thiếu tá Trần Toán.
- Trưởng ban 3 : Đại úy Trần cao Khoan.
- Đại đội trưởng ĐĐ 81: Đại úy Võ thế Hùng.
- Đại đội trưởng ĐĐ 82: Trung úy Đỗ việt Hùng.
- Đại đội trưởng ĐĐ 83: Đại úy Phan văn Hiệu.
- Đại đội trưởng ĐĐ 84: Đại úy Đồng văn Minh.
- Đại đội trưởng ĐĐ Đa Năng: Trung úy Trần đình Ngọc.
Đại úy Đồng văn Minh điều đại đội tiến vào làng Hà Nha, các trung đội tấn theo hình chân vạc, băng qua khu ruộng trống trải, đoàn quân tiến chậm, chậm mà chắc. Hắn dẫn trung đội lách sang bên phải để tránh một khoảng đất, trên đó cắm một cây cọc có ghim miếng giấy viết một chữ duy nhất “ Mìn “ , địch chơi trò tâm lý chiến. Trung đội xâm nhập vào bìa làng rất êm, hắn nhìn thấy thi hài một người bộ đội nằm chết, lớp vải kaki Nam Định căng cứng lên như muốn nổ tung vì xác đã trương sình, phình lớn như một con bò mộng. Buổi chiều trên làng Hà Nha vắng tanh, địch ẩn náu ở đâu đó, đang rình rập chờ thời cơ. Trung đội đào hầm củng cố vị trí, đại bác 57 ly của địch bắn trực xạ từ bên kia sông Vu Gia, hình thù của viên đạn bay trong không gian tạo nên một vệt đen thoang thoáng, nổ sát vào vị trí đóng quân của trung đội, không hây hấn gì, trật lất. Trời còn đủ sáng để hắn nhìn thấy rõ một toán bắc quân, đầu đội nón cối, quần áo kaki Nam Định đang lúp xúp chạy ra từ chân núi, lòn vào phía sau trung đội 1 do thiếu úy Nguyễn quốc Hùng chỉ huy. Hắn điều động khẩu đại liên M60 bắn vào đội hình của địch. Toán quân đội nón cối tản ra rồi biến mất không còn nhìn thấy nữa. Đêm hôm ấy trung đội 1 bị địch tấn công, giữa lúc tiếng súng đôi bên nổ tung cả một góc trời mà vẫn nghe thấy tiếng Nguyễn quốc Hùng vang lên lanh lảnh:
- Móc mắt nó chà giấy nhám, móc mắt nó chà giấy nhám.
Trung đội 1 chận đứng được những đợt tấn công của địch trong đêm hôm ấy mà không hề bị tổn thất.
Sáng hôm sau hắn được lệnh tấn sâu vào làng, cảnh vật vẫn im lìm vắng tanh, hình như địch cố ý tránh né giao tranh. Đến buổi trưa, trung đội khoanh tròn, đào hầm phòng thủ, không khí ngột ngạt lắm vì vẫn chưa thấy địch quân lộ diện. Đại đội thông báo, địch quân sử dụng một khẩu 57ly bắn vào quân ta, sau đó địch di chuyển súng ra nơi khác, lấy đạn dấu sẵn ở nơi đó, bắn xong lại di chuyển vị trí. Trung đội nhận lệnh tảo thanh khu vực tìm cách tiêu diệt khẩu 57ly. Anh em để ba lô tại vị trí, hắn cắt cử một người ở lại để trông coi nhà cửa. Nguyễn quang Trí là quân nhân yếu nhất trong trung đội, mới tăng cường hành quân, còn bỡ ngỡ chưa theo kịp anh em.
Hắn nói với Trí:
- Trí ở lại trông coi vị trí cẩn thận, có chuyện gì thì bắn lên trời 3 phát một nghe.
- Dạ, em nghe rõ thiếu úy.
Hắn chỉ xuống một căn hầm chiến đấu:
- Trí đứng gác ở dưới căn hầm này, đừng đi đâu hết nha.
Nguyễn quang Trí đeo khẩu M16 lên vai, xách theo dây đạn rồi nhảy xuống.
Trên bảng cấp số, quân số của một trung đội Nhảy Dù là 41 quân nhân, khi vào trận Thường Đức, quân số trung đội lên tới 45 người, trung đội có 2 sĩ quan, một trung đội trưởng, một phụ tá. Hắn tổ chức trung đội thành 3 cánh, cánh quân đi chính giữa do hắn chỉ huy, 2 cánh quân hai bên đi lùi lại phía sau một chút. Hắn căn dặn các tiểu đội trưởng, cánh quân nào chạm địch sẽ sử dụng hỏa lực tối đa kềm không cho địch ngóc đầu lên, cánh quân kế bên sẽ vòng lên đánh nhanh vào cạnh sườn của địch. Trung đội cẩn trọng tiến quân, khoảng 20 phút sau thì cánh quân của hắn chạm địch. Địch quân khai hỏa trước, đạn bắn ra từ những căn hầm ngụy trang kiên cố. Khẩu M72 trên vai người khinh binh phóng ngay viên đạn về phía địch. Tiếng nổ của viên đạn M72 mở màn cho các loạt đạn bắn phủ lên mục tiêu.
Hắn gào lên trong tiếng súng nổ:
- Lên ngay đi, Bê ơi.
Nhanh như chớp, trung sĩ Nguyễn Bê dẫn cánh quân xông lên đánh úp vào hông địch, tiếng súng rộ lên vang dội một góc trời. Khi quân ta ào lên lục soát mục tiêu thì địch quân đã biến mất, dưới những căn hầm chữ A vẫn còn vương vải những dây đạn, một nồi cơm vẫn còn đang bốc khói nóng hổi. Địch vẫn ngoan cố không chịu giao chiến, mọi người đều có cảm giác một cái bẫy đang giăng ra ở gần đâu đây. Trung đội được lệnh dừng quân, không tiến sâu hơn nữa. Lệnh tiếp theo, trung đội phải nhanh chóng trở về vị trí đóng quân.
Nơi đóng quân bây giờ sao lạ quá, cây cối ngả nghiêng, vung vải như thế này.
- Trí ơi! Trí ơi!
Không có tiếng trả lời.
- Tản rộng ra anh em, cẩn thận nhé. Trí ơi, Trí đâu rồi!
Chỉ nghe thấy tiếng cành cây vướng víu, xào xạc đong đưa trong gió.
Trí đã chết mất xác rồi, một quả đạn đại bác 130 ly rơi xuống đúng ngay căn hầm Nguyễn quang Trí đang đứng gác. Sức nổ khủng khiếp của viên đạn đã biến căn hầm chiến đấu thành một cái ao, khẩu M16 của Trí văng ra xa hàng trăm thước, cong queo vụn nát. Thân xác của Trí chỉ thu lượm được một ít da và thịt lẫn lộn với đất cát. Kể từ lúc ấy, cả trung đội lầm lì, không ai nói với ai một lời nào, trung đội vừa mất đi một người đồng đội, nỗi giận dữ và tiếc thương in hằn lên từng khuôn mặt.
Buổi xế chiều, có người lính lặng buồn ngước mắt nhìn lên bầu trời xám mây, chợt kêu lớn:
- Trí, Trí, tụi bay ơi.
Anh em đổ xô ra, nhìn theo hướng tay chỉ, xác của Trí bị bắn tung lên cao, rơi vướng trên cành của một cây đa, nhưng thân xác chỉ còn một nửa từ bụng trở lên, một mớ bùi nhùi máu gân da thịt đổ ra từ khoang bụng, đong đưa rờn rợn.
Thi hài của Trí được đưa xuống, đặt nằm lên tấm poncho trải trên mặt đất. Trước cái chết thảm thương của Trí, có anh em không cầm được nước mắt. Nguyễn quang Trí, người quân nhân đầu tiên của trung đội 3, đại đội 84, tiểu đoàn 8 Nhảy Dù tử trận trên chiến trường Thường Đức, Quảng Nam.
Trí chết mà không được toàn vẹn thân thể, phân nửa còn lại của Trí cũng nhàu nát tang thương. Một cuốn sách nhỏ nhô ra trên túi áo của Trí, nhìn kỹ hơn, đó chính là một cuốn kinh khổ nhỏ.
Thượng đế ơi, ngài có hiện diện trên cõi đời này không vậy? Một tín đồ ngoan đạo như Nguyễn quang Trí, đường hành quân nặng trĩu ba lô súng đạn mà trong túi áo lúc nào cũng một lòng gìn giữ cuốn kinh, lúc nào cũng nguyện cầu đến ngài, vậy mà ngài nỡ lòng nào quay mặt làm ngơ để Trí phải chết thảm như thế này.
Màn đêm buông phủ xuống làng Hà Nha, tiếng côn trùng nỉ non ai oán. Người lính gác đêm giật mình lắng tai nghe, từ trong hầm chỉ huy của trung đội có tiếng ú ớ, lảm nhảm:
- Trí chết tại tôi, Trí chết tại tôi…
Trận chiến mỗi lúc một thêm ác liệt, địch đã chiếm đóng vùng đất này từ lâu nên tổ chức được một thế trận rất lợi hại. Địch đưa vào trận địa 2 su đoàn chính quy tinh nhuệ để đối đầu với su đoàn Nhảy Dù. Đoàn quân mũ đỏ bất chấp mọi thất lợi về phía mình, liên tục giữ thế tiến công đẩy địch ra khỏi từng ngọn đồi, xô ngã địch xuống từng vực sâu.
Máu ra nhiều quá, ướt đẫm cả chiếc áo hoa dù, thấm cả lên chiếc ba lô hắn vác trên vai. Máu của hắn, của Nguyễn quang Trí, của biết bao đồng đội đổ ra trên khắp nẻo đường đất nước đã không đem lại được một kết qủa tốt đẹp nào.
Cuối tháng 4 năm ấy, hắn thôi không còn gắn bó với đơn vị được nữa. Một mình hắn ngơ ngác trước cuộc đổi thay khủng khiếp không thể nào tưởng tượng được. Hắn không biết mình đang đứng ở đâu giữa cuộc đời này, ngày mai tăm tối phủ xuống cuộc đời của hắn. Tuổi thanh xuân của hắn tẻ nhạt trên những chốt đóng quân sâu thẳm trong rừng núi, trải dài theo những cuộc hành quân gian khổ, và tàn tạ trong chốn lao tù đói khát lầm than. Ở nơi đâu hắn cũng luôn bị dằn vặt bởi một nỗi đau, một nỗi ám ảnh, chính hắn đã gây ra cái chết của Nguyễn quang Trí. Nếu hôm ấy hắn đừng cắt đặt Trí ở lại trông coi vị trí đóng quân, đừng chỉ định Trí đứng gác trong căn hầm định mệnh ấy, thì Trí đâu có chết thảm thương oan uổng như thế.
Bước chân ra khỏi chốn lao tù, hắn tìm về nghĩa trang quân đội Biên Hoà vào một ngày tiết trời ảm đạm, trên cao là những giải mây buồn lững thững trôi. Trên từng mộ bia của tử sĩ có khi còn đọc được tên họ, cấp bậc, đơn vị, ngày và nơi tử trận. Lòng hắn cứ miên man tưởng tượng ra khung cảnh chiến trường lúc người tử sĩ nằm xuống, dính một viên đại bác hay một quả súng cối như trường hợp của Nguyễn quang Trí, hay là một loạt đạn xả nát cả hình hài như trung sĩ Nguyễn Bê, hay là bị thương rồi bị địch bắt, địch mổ bụng moi ruột gan cho đổ ra ngoài như hạ sĩ nhất Nguyễn Đông, còn giắt lên trên ngực người đã chết một mảnh giấy ghi dòng chữ “ cảnh cáo ngụy Dù “ .
Nguyễn thành Lâm, một đồng đội thuộc tiểu đoàn 8 ND, giã
từ Thường Đức về đây an nghỉ trong nghĩa trang quân đội BH.
Hắn đứng ở đây giữa những nấm mộ hoang tàn, thoang thoáng chung quanh là hồn tử sĩ, hắn bỗng thấy lành lạnh ở phía sau lưng. Rải rác những mộ phần nay chỉ còn là một lỗ huyệt cạn có dáng dấp của một hình chữ nhật. Thấp thoáng những nấm mộ trống trơn, không còn tấm bia để nhắn gởi cho người đang nằm ngơi nghỉ dưới lớp đất sâu. Hắn bắt gặp những hình ảnh của tử sĩ in trên tấm mộ bia, bị đục thủng vào hai con mắt thành hai lỗ sâu hoắm như mộ bia của thiếu tá Nguyễn đức Dũng, tiểu đoàn 11 Nhảy Dù. Hắn cố tìm lại phần mộ của trung sĩ Lê thế Hiền, thuộc đại đội 84, chính hắn đã tiễn đưa Lê thế Hiền đến an nghỉ tại nơi đây khi hắn còn nằm điều trị trong bệnh viện Đỗ Vinh. Hắn không tìm được phần mộ của Lê thế Hiền, nhưng cuối cùng hắn đã tìm ra được ngôi mộ của Nguyễn quang Trí.
Trong tấm hình in trên tấm bia, Nguyễn quang Trí tươi tắn trong bộ quân phục hoa dù, đội beret đỏ, hình chụp trong doanh trại Vương mộng Hồng, TTHL Quang Trung. Khuôn mặt Trí y hệt như ngày xưa, nho nhỏ hiền hoà, trên mộ bia còn đọc rõ được những dòng chữ ghi tên họ, cấp bậc, đơn vị, ngày và nơi tử trận. Trước mộ phần của Trí, hắn đứng như chết rũ, hắn thấy mình đang trên đường hành quân cùng đồng đội, những địa danh, căn cứ Bình Minh, căn cứ An Đô, Hà Nha, Đại Lộc, Thường Đức…lũ lượt trôi về trong trí nhớ, những khuôn mặt thân thương của anh em từng một thời sinh tử có nhau lần lượt hiện về trong tâm khảm, buồn quá, anh em giờ đây tan tác về đâu, làm sao cho hắn gặp lại được những đồng đội thân thương ấy. Hắn hình dung ra thân xác của Trí đang ngủ yên dưới tấc đất sâu ngay trước mặt hắn, tội nghiệp Trí, chỉ còn có một nửa hình hài nằm trong chiếc quan tài bọc kẽm mà thôi. Không biết cô bạn gái học cùng lớp của Trí năm xưa có một lần nào ghé đến nơi đây để thắp cho Trí một nén hương lòng, nhỏ những giọt nước mắt thương yêu để cuốn trôi những kỷ niệm cho tan vào lòng đất. Lỗi tại hắn, lòng hắn bỗng quặn đau khi nhớ lại buổi chiều hôm ấy trên làng Hà Nha, giá như hắn đừng chọn Trí ở lại vị trí đóng quân, đừng bảo Trí đứng gác dưới căn hầm oan nghiệt, thì có lẽ giờ đây Trí vẫn còn hiện diện trên cõi đời này, chứ đâu phải nằm lạnh lẽo cô đơn dưới huyệt mộ sâu. Trí ơi, lỗi tại tôi.
Hễ có dịp thì hắn lại trở về nghĩa trang quân đội Biên Hoà để thăm lại Nguyễn quang Trí và các đồng đội đã an nghỉ nơi đây. Mỗi lần đi thăm trở về nhà, hắn lại buồn rầu, lại suy tư ngẫm nghĩ, lại nhớ đến những ngày hành quân gian khổ đã qua, lại thấy thương cho những người lính mũ đỏ hào hùng, can đảm nén chặt nỗi sợ hãi xuống đáy lòng, tay xiết cò súng ào ạt xông lên giữa lúc địch quân từ trong những căn hầm kiên cố bắn ra như mưa…
Một lần đó, khi trở lại nghĩa trang quân đội Biên Hoà, hắn không tìm được phần mộ của Nguyễn quang Trí nữa. Hắn hoảng hốt, xục xạo tìm kiếm cả một ngày trời mà vẫn hoài công, hắn nhớ rất rõ khu vực an nghỉ của Trí mà, nhất định không thể lẫn lộn được. Có thể người thân của Nguyễn quang Trí đã lên đây bốc mộ cho Trí rồi, từ nay thôi không còn nhìn thấy tấm hình của Trí trên mộ bia nữa. Trí đã chia tay với các đồng đội đang an nghỉ nơi đây để tới một chốn riêng tư, ấm êm trong hương khói gia đình. Sau này hắn trở lại nghĩa trang vài lần nữa, thử tìm lại ngôi mộ của Trí nhưng vô vọng, không biết giờ đây thân xác của Trí trôi giạt về đâu.
Dù rằng trên chiến trường có ngàn điều không may mắn có thể xảy ra bất cứ lúc nào cho một người lính chiến, nhưng sao mỗi khi nhớ về trận Thường Đức, hắn lại cảm thấy áy náy trong lòng. Đôi mắt của Nguyễn quang Trí, người đồng đội năm xưa, đã nhìn hắn với ánh mắt tin tưởng hết mực, rồi xách dây đạn và khẩu súng M16 nhảy xuống căn hầm định mệnh. Trận Thường Đức và Nguyễn quang Trí đã trôi qua được 34 năm dài, mà sao tiếng súng vẫn mãi âm vang cho đến tận ngày hôm nay.
Vũ Đình Hải.
Thời VNCH chúng ta CHƯA BAO GIỜ dùng các chữ "láng trại" và "tiến công" hết. Chiến hữu nầy quên mất chữ nghĩa thời mình rồi.
ReplyDelete