Thanh chắn được thớn lên. Chiếc GMC do Tr/ Sĩ Lê Văn Duyệt lái từ từ lăn bánh rồi quẹo phải, tăng tốc phóng nhanh trên đường đưa toán ra phi trường thực hiện chuyến xâm nhập bằng dù đêm.
Đà Nẳng trung tuần tháng 12 trời lạnh. Bầu trời không trăng, không sao, rất lý tưởng cho những chuyến xâm nhập bằng dù đêm. Ngồi trên xe, gió thốc phần phật bên tai. Tôi kéo cao cổ chiếc áo saut, lấy trong túi áo ra gói Pallmall đưa cho 6 người, mỗi người một điếu, xong ngồi xuống cạnh Thiếu úy toán trưởng Trung Sĩ YÊN. Ánh lửa nhập nhòe từ chiếc Zippo phảng phất từng khuôn mặt tuổi đôi mươi nhưng sớm già dặn sương gió chiến trường. Khuôn mặt Yên rắn rỏi, điển trai đang với ánh nhìn xa xăm. Tôi biết, Yên đang nhớ về con gái của mình... Đột nhiên , Yên vỗ mạnh vai tôi mà không nói gì. Cảm giác xúc động chợt dâng lên, không muốn thằng bạn nối khố nhận ra sự bối rối của mình, tôi đứng lên tựa mình vô ca bin xe, nhìn về vòm sáng khu thị tứ Sơn Trà mà tưởng tượng đến món cá sống chấm tương Đại Hàn, mới tuần trước tôi với Yên đã " quấc cần câu..."
Tôi với Tr.sĩ Duyệt về đến Chiến đoàn thì trời đã khuya. Đêm, tôi không ngủ được. Nhìn sang chiếc giường đối diện, tấm ra và bộ quân phục của YÊN được chị dân chính giặt ủi, xếp ngay ngắn trên đầu giường, lòng tôi chợt dâng lên cảm giác trống vắng là kỳ. Đây không phải lần đầu tiên YÊN xâm nhập. Nhưng trong lịch sử những chuyến xâm nhập bằng dù đêm, thì việc toán an toàn trở về với đầy đủ quân số là điều chưa đếm đủ trên đầu ngón tay, nếu không muốn nói việc xâm nhập bằng đù ban đêm luôn đặt cho " bóng ma biên giới" cái tâm thế của một toán quân cảm tử. Hình ảnh chiếc C.130 sơn màu khói đen hiện ra trong tôi đang gầm rú vượt khỏi đường băng lao vào màn đêm. Rồi những khuôn mặt người trầm tư, ngồi sát bên nhau mà không nói với nhau một lời, Thi thoảng đưa mắt nhìn về buồng lái nơi có hai ngọn đèn hiệu lệnh từ phi hành đoàn. Và khi ngọn đèn máu đỏ sáng lên, mọi người nhanh chóng tiến về phía sau, nơi có một cánh cửa nhỏ bên hông thân máy bay mà dân " nhảy" gọi là cánh cửa địa ngục từ từ kéo ra , để lộ một khoang trống tối om không tìm thấy đâu là ranh giới giữa trời và đất. Gió thông thống qua cửa, chỉ cần một sợi tóc cũng đủ làm rát mặt như đang cảnh cáo, hăm dọa đủ làm thoái chí những ai muốn bước ra ngoài... Và rồi đèn xanh cũng đã được bật lên. Mọi nỗi niềm suy tư, những dấu ngày trăn trở nhanh chóng được khép lại. Vì tổ quốc vong thân, những " bóng ma biên giới" cùng nhau lao mình ra ngoài... Phía dưới là mục tiêu DM.10.
Nỗi tiếng là mồ chôn Lôi Hổ. Thuộc vùng rừng Tây Bắc Quảng Trị, ngoài muỗi mòng và vắt đặc trưng như những khu rừng khác. DM.10 còn là rừng nguyên sinh, mây gai chằng chịt, núi đồi trùng điệp, lâu sáng nhanh tối. Thời tiết đỏng đảnh, khắc nghiệt, lạnh lẽo, sương mù dày đặc, nhất là những tháng mùa đông. Là nơi tập trung đa phần những Quân đoàn Bắc Việt trên đường tiến vào miền Nam. Thuộc vùng rừng Tây Bắc Quảng Trị, nên mục tiêu DM.10 còn nằm ngoài vòng phủ pháo của pháo binh diện địa, và sương mù là một cản ngại trong việc điều phối yểm trợ bằng Không quân. Nhiệm vụ của toán lần này là phá ống dẫn dầu và bắt cóc tù binh.
Xế trưa, tôi vào Trung tâm hành quân (TTHQ) mặc dù không phải ca trực của mình. Trong phòng Commo black Trung tá Nguyễn Thế Nhã CHT Chiến đoàn và Thiếu tá Đoàn Kim Tuấn TT TRƯỞNG/ TTHQ đã có mặt. Cái gạt tàn thuốc đầy ắp, chứng tỏ hai vị đích thân đã có mặt từ lâu. Linh tính báo điều chẳng lành. Trung sĩ Ngô Tống đưa tôi xem sổ trực hành quân:
DM.10 - Bắc Bình
22 giờ..... Toán xâm nhập an toàn
23 giờ..... Toán tập hợp đủ quân số. Có nhiều tiếng mõ điếm canh xung quanh. Toán im lặng hệ thống.
06 giờ.... toán an toàn trong đêm. Địch di chuyển cấp đại đội. Thuộc chính qui, trang bị cối 82, pháo cao xạ...
08 giơ... toán chạm địch...... 2 Cobra , 2 Gunship và phi đội A.37 đã lên đường, do thời tiết quá xấu, chưa tiếp cận được. Toán mất liên lạc.
Tôi xếp quyển nhật ký lại, lòng đầy lo âu. Thiếu tá Tuấn nhìn đồng hồ, nóng lòng : " Cho OV.10 lên đi", ông lệnh cho Trung úy Kỳ, trưởng ban 3 đang đứng cạnh.
Từng ngày chậm rãi trôi qua, 2 chiếc OV.10 24/24 thay phiên nhau có mặt trên bầu trời mục tiêu vẫn chưa phát hiện ra dấu vết toán. Thời tiết ngày càng xấu hơn. Đến ngày thứ 6, thời tiết tương đối trong, OV.10 đã phát hiện ra Pano của toán và đã vẽ đường cho toán , đồng thời A.37 cũng oanh kích yểm trợ toán rời mục tiêu. Tuy nhiên, việc di chuyển trong lòng địch không đơn giản. Mãi ngày thứ 9, toán còn mỗi trung sĩ 1 Bang tiếp cận được với một trung đoàn thuộc sư đoàn 1 bộ binh VNCH.
Qua giải trình hành quân, Bang cho biết tiếng súng và lựu đạn liên tục nổ. Quân chính qui Bắc Việt có mặt khắp nơi. Trưởng toám YÊN bị thương hai chân rất nặng. Yên đã tử thủ để Bang và Toán viên Cẩn thoát thân. Nhưng Cẩn cũng tử thương sau đó. Bang đã dùng máy dò tin ZIK.5 , nhưng không dò ra thêm toán viên nào. Sự an toàn của 3 toán viên còn lại rất mong manh...
* *
Tôi nhận sự vụ lệnh về Sài Gòn công tác mà lòng nặng trĩu. Để minh chứng cho nhận định của tr.sĩ 1 Bang. Thời gian 15 ngày dành cho 2 chiếc OV.10 trong việc tìm kiếm toán cũng đã chấm dứt hôm qua mà không mang lại kết quả nào về sự hiện hữu của toán.
Tôi về đến Tân Sơn Nhất thì trời cũng đã về chiều. Khu vực Lăng Cha Cả vẫn còn rộn ràng dư âm ngày lễ hội Noel và tết Tây vừa qua. Người Sài Gòn vẫn an nhiên. Với họ, chiến tranh chỉ là một ý niệm. Họ nghe thấy chiến tranh trong các thùng loa, mà âm giai và ca từ còn chưa đủ để chuyển tải, phản dội lại trong họ cái nguy cơ mất nước. Có tiếng hát từ một quán cà phê bên đường : " Người về thành phố đây rồi... chốn ăn chốn chơi là mặt người..." nghe bồi hồi cái cảm giác chát đắng. Tôi thả bộ trên đường Trương Minh Ký, tìm lại một vài hình ảnh thân quen, rồi dọc theo đường rầy xe lửa để về nhà. Nhìn hai đường ray thẳng tắp song song, nằm trên dãi đá xanh chạy dài ngút mắt,.gợi nhớ trong tôi những ngày bé con đã cùng với YÊN bỏ ngủ trưa trốn má ra đường ray lục tung từng viên đá ra bắt dế.... suy nghĩ miên man, tôi chợt nhận ra mình đang đứng trước cửa nhà Yên mà không hay. Trong nhà, tiếng bé Na, con gái Yên đang cười hăng hắc, rồi tiếng của Phương, vợ Yên mắng yêu con gái " Na hư quá đi! Mốt ba Yên về mẹ mét cho coi " Nước mắt tôi chực trào ra. Không! Tôi không thể trong phút chốc phá vỡ hạnh phúc an yên này. Dù mai hoặc không lâu tin dữ sẽ theo về. Tôi muốn níu kéo những giây phút hạnh phúc ngắn ngủi còn sót lại này cho vợ con Yên.
Có tiếng còi tàu đánh thức tôi về với thực tại. Tôi quay người bước đi như chạy. Nhưng, đã muộn, tiếng của vợ Yên gọi tôi từ phía sau : " Anh Thủy! Anh vè hồi nào? Sao không vô nhà?" . Tôi đứng lại, lóng ngóng như một đứa trẻ phạm tội bị bắt quả tang. Tôi thấy khuôn mặt Phương nhạt nhòa lom lom nhìn tôi: " Anh sao vậy? Còn anh Yên đâu? Sao vậy, yên bị thương ư? Có phải Yên bị thương không?" Bị thương! Ôi! Phải chăng đó là giới hạn của nỗi đau tột cùng mà một người vợ lính còn có thể chấp nhận để chịu đựng. Nhưng không! Đã mang danh là " bóng ma biên giới", thì giữa trùng vây địch quân, việc bị thương là đồng nghĩa với cái chết. Nha Kỹ Thuật (NKT) đằng sau tên gọi mỹ miều, như là một cơ quan chuyên ngành, liên quan đến viêc sản xuất sản phẩm, công cụ, lại là một đơn vị tác chiến thầm lặng, luôn có mặt ở tuyến đầu lửa đạn. Một binh chủng mà người đứng đầu binh chủng khó có được danh dự gắn lên ngực áo thuộc cấp mình huy chương chiến thương. Tiếng còi tàu lại ré lên phá tan buổi chiều yên ả. Tiếng bánh sắt xiết chát đường ray vái âm thanh hỗn độn vẫn không át được tiếng thét của Phương xoáy vào tim tôi: "Trả Yên lại cho em! Trả Yên lại cho mẹ con em đi! Cháu còn nhỏ lắm mà!" Tiếng thét của người quả phụ gọi tên chồng nghe sao thê lương.
* *
Khi tôi viết những dòng chữ này, thì thời gian 50 năm đang dần trôi qua. Cũng ngần ấy thời gian, tôi luôn nhận ra rằng, lý tưởng mà một người lính Lôi Hổ hay Hắc Long đã theo đuổi vẫn không hề thay đổi. Chỉ tiếc là cái chết của họ không đến từ đầu, mà đến từ phía sau viên đạn - Sự phản bội của đồng minh, đứng đầu là tên "cú đêm" Henry Kissinget và đảng Dân chủ MỸ.
SAIGON 17.9.2021 Đ.T
Hanh Bui Ngan
ReplyDeleteBài viết này là một kỹ niệm đáng nhớ nhất trong đời quân ngũ của tác giả ĐT,phải không anh,thật ngưỡng mộ.
Hoang Hoa Thuong
ReplyDeleteViết rất đạt !
Thủy ơi. Anh đã đọc bài nầy và rất thân thuơng. Toán Bắc Bình là Toán mà anh Lưu Văn Thuần từng nắm và kế tiếp là anh làm Toán Trưởng. Tr/s 1 Trần Quang là một HSQ gan dạ và nhiều kinh nghiệm làm Toán phó đã phụ giúp anh rất nhiều.
Thủy viết rất thật. Đơn sơ nhưng đầy ý nghĩa khi nhắc đến Lôi Hổ hay Hắc Long .
Lời văn bình tỉnh. Lạnh lùng ! đến bi thảm. Đã nói lên khá nhiều nhưng chưa hết. Chưa thể nào hết. Cùng với Đặng Thuỷ , trước đó là Nguyễn văn Hải ( Hải đen ) cũng đã viết về ĐỜI NHẢY TOÁN của Lôi Hổ. Thật nhiều. Nhiều lắm. Nhưng chưa đủ. Vì có những điều đã lắng sâu trong máu của những chàng trai Biệt Kích từng nhảy toán. Xâm nhập vùng an toàn của đối phương từ Bắc ( Lôi Vũ ) vào Nam ( Lôi Hổ & Hắc Long )
Nó tồn tại và ngủ yên trong tâm hồn của mỗi chiến binh Nha Kỷ Thuật .
Và Thuỷ ơi. Người đồng đội mà từ khi anh đón nhận Thuỷ từ BCH/Sở Liên Lạc đến Chiến Đoàn 1/XK mình đã luôn bên nhau và may mắn còn sống sót đến hôm nay. Không phải vì mình tài giỏi, mà chỉ nhờ may mắn và Phước Đức ông bà ! Vậy thì, vì còn thiếu bởi nhiều điều chưa kể. Không cần của mình ( sẽ mang tiếng anh hùng cá nhân ) Thuỷ hãy kể giúp bạn mình. Thay họ nói lên mỗi lần xâm nhập mục tiêu và chạm địch. Bị rượt đuổi. Bị truy sát phải lẫn trốn để tìm đường trở về đơn vị với những tin tức tình báo cực kỳ quan trọng cho cấp chỉ huy chiến lược. Thế nhé. Thay bạn mình mà kể lại. Những điều mà chúng ta đã từng như thế : Chiến đấu và đã chết cho Quê mẹ Việt Nam Tự do !
Cho dù rằng đã chiến bại !!!!
Hoa Pham
ReplyDeleteTôi có post bài viết này trong BLog NKT và phổ biến lên các diễn đàn đề anh em cùng đọc và hồi tưởng lại một thời chinh chiến đã qua, bài viết này quá hoàn hảo, không cần thêm mà cũng không cần bớt, phải nói là một trong những bài viết hay nhất của chuyện Lôi Hổ mà tôi đã từng post vào blog NKT và QLVNCH.
Đặng Thủy
ReplyDeleteHoa Pham Cảm ơn anh! Đó cũng là ý nguyện của tôi. Tôi muốn thế hệ con cháu của Lôi Hổ - Hắc Long và mọi người có cái nhìn cận cảnh hơn về những hoạt động của NKT, sự gan lì, dũng cảm, cùng những hy sinh, mất mát của cha ông mình ngày trước trong công cuộc bảo vệ miền Nam Việt Nam thế nào. Và đây là một câu chuyện có thật đến từng chi tiết, xãy ra cuối năm 1971 ở CCN
Nguyễn Tựu Đan
ReplyDeleteThe way we were……Dedicated to all members of SVNSF, some of them had to pay the ultimate price and some still suffer under the communist rule.
May God bless us and help us find peace at the end…
Cám ơn Hòa đã gửi bài viêt cũa HNB và đã được Hòa posted trước đây. Tôi có biết SOG/OP 35 và SLL có phối hợp huấn luyện về HALO (High Altitude Low Opening) cho một số toán viên đẻ thi hành những công tác thật đăc biệt và trong trường hợp không thể xữ dụng trực thăng vận. Như tôi đã nhận xét, phương tiện xâm nhập nhảy dù dưới mọi hình thức sẽ không mang lại kêt quả mong muốn. SOG chỉ muốn thử khả năng cũa các toán SLL trong diều kiện đặc biệt mà thôi. Tôi không biết bài viết "Hồi Ký ...... " có thực sự xử dụng HALO hay không vì tác giả không đi vào chi tiết. Sau một vài lần thử thách không kết quả và quá nguy hiểm cho toán, phương tiên xâm nhập bằng HALO không đươc thiết kế và xử dụng nữa trong mọi trường hơp.
ReplyDeleteDuring the Vietnam War, forty-five US Special Forces personnel performed Combat Jumps into enemy held territory. Of the sixteen teams inserted, five were High Altitude Low Opening (HALO) and eleven static line. The US Army never issued them stars in their risers as they did not recognize small unit action. The individuals did receive valor awards and Command and Control North (CCN) veterans were presented locally printed Certificates of Achievement.
ReplyDeleteCách xử dụng máy định vi.
ReplyDeleteNó như cái la bàn. Kim chỉ cũng tương tự như kim la bàn nhưng không chỉ Bắc Nam mà chỉ về một máy khác gần nhất( Đang hoạt đông) ví dụ: có 3 điểm tam giác ABC, các máy đều đang hoạt động(mở nắp như la bàn) .Nếu kim chỉ về hướng nào( dù ta có xoay máy thì kim cũng chỉ về một hướng nhất định) điều này chứng tỏ hoặc B hoặc C đang ở gần A. Khi gặp nhau, tắt 1 trong 2 máy . Khi đó nếu kim cũng chỉ về một hướng nhất đinh, có nghĩa có một máy khác cũng đang hoạt động, không, thì kim đứng yên. Máy to hơn la bàn tí. Xử dụng pln. Hoạt động theo từ tính. Bán kính hoạt động giới hạn trong 30m.
Không chôn mà giấu nơi kín đáo. Khi xâm nhập bắng dù thì thởi gian hoạt động không lâu. Xâm nhập đêm chỉ xử dụng duy nhất T.10. Độ thả cao khoảng 250m. Tức dù bung là đến đất luôn. Dù đêm không thể xừ dụng halo.
ReplyDeleteTác chiến điện tử trong rừng.
ReplyDeleteCách vận hành và sử dụng( cả máy chủ) vc sợ thứ này lắm
Toàn nha chỉ có 5 người theo học để xử dụng máy chủ( trung tâm)
Từ khi post bài viết hồi ký chiến tranh Dù Đêm bóng ma biên giới trên trang nhà của Chiến Sĩ Vô Danh Nha Kỹ Thuật, nhiều người đã liên lạc gửi tin nhắn, email và comment trên FB và rất cảm kích cũng như những lời cám ơn rất chân tình đến với những chiến sĩ Nhảy Toán Nha Kỹ Thuật “Đọc hồi ký chiến tranh Dù Đêm thấy thương những người lính Lôi Hổ vô cùng. Cám ơn các anh đã hy sinh những năm tháng thanh xuân cho đất nước. và luôn ghi nhớ công lao của các anh”.
ReplyDeleteCách xử dụng máy định vị một Trưởng Toán Lôi Hổ của Chiến Đoàn 3 đã cho biết như sau:
ReplyDeleteTrưởng Toán là người có máy chủ và 5 toán viên còn lại mỗi người sẽ có 1 máy con, khi phát sóng máy con sẽ tùy thuộc vào sóng của máy chủ, càng gần máy chủ thì tín hiệu càng rõ và càng lớn và ngược lại tức là càng xa càng nhỏ dần. Dù nhảy sẽ là dù T-10 (static line) không phải là dù điều khiển HALO, tức là độ cao khoảng 250 thước khi dù bung cũng vừa đủ thời gian để dù chạm đất.
Cách xử dụng máy định vị khi xâm nhập HALO một Trưởng Toán Lôi Hổ của Chiến Đoàn 3 đã cho biết như sau:
ReplyDeleteTrưởng Toán là người có máy chủ và 5 toán viên còn lại mỗi người sẽ có 1 máy con, khi máy chủ phát sóng, các máy con sẽ tùy thuộc vào sóng của máy chủ, càng gần máy chủ thì tín hiệu càng rõ và âm thanh càng lớn và ngược lại tức là càng xa càng nhỏ dần. Trong bài viêt này Dù nhảy sẽ là dù T-10 (static line) không phải là dù điều khiển HALO, và khi ngảy với độ cao khoảng 250 thước thì dù sẽ bung, cũng vừa đủ thời gian để dù chạm đất.
STD_SOG
ReplyDeleteNhớ về trại Nhảy Dù Hoàng Hoa Thám, có mấy Bà Huấn Luyện Nhảy chuồng Cu cho khóa sinh bắt đầu học Nhảy Dù. Bây jờ chuồng Cu trước đó đã trở thành Quán Cà fê có tiếng trong khu "ăn chơi" Hoàng Hoa Thám.(tôi tuy học ND và common Black ở LT,nhưng đầu tiên là SLL đưa nhảy CC tại trại HHT (Bảy Hiền-Cộng Hòa).Vì COVID 19, chợ HHT hiện nay rất thê thãm!)
l'OO'k 👏👍👌👍👏
link => https://youtu.be/zT1qoFNqWTY