Wednesday, March 29, 2023

HÀNH QUÂN LEAPING LENA LTC Raymond C. Morris

HÀNH QUÂN LEAPING LENA

LTC Raymond C. Morris USA (ret)

        Người Pháp rời Việt Nam năm 1954 sau khi đầu hàng trận Điện Biên Phủ, đánh dấu trận chiến Đông Dương chấm dứt. Mặc dầu Việt Nam chia đôi bằng khu vực phi quân sự nơi vĩ tuyến 17, nhưng lịch sử cho biết chiến tranh chưa thực sự kết thúc. Chế độ cầm quyền miền Bắc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh gần như ngay tức khắc, bắt đầu cuộc chiến tranh du kích trong miền Nam Việt Nam, làm xụp đổ chế độ yếu kém, chống cộng sản của chính quyền VNCH. Để đương đầu phía cộng sản, chính quyền miền Nam tăng cường quân đội phòng vệ khu vực phiá nam vùng phi quân sự. Cộng sản Bắc Việt quyết định đi vòng bằng cách tái xử dụng hệ thống đường chuyển vận cũ (đường Trường Sơn cũ từ thời chống Pháp), từ phiá đông nước Lào đi vào miền Nam Việt Nam. Con đường tiếp vận cũ của Việt Minh (danh từ xưa Cộng Sản Bắc Việt) chạy dài xuyên qua những cánh rừng gìà nhiệt đới, rậm rạp, dốc núi đá cheo leo rất khó di chuyển. Con đường tiếp vẫn cũ sẽ trở thành huyền thoại đường mòn Hô Chí Minh.

        Ít lâu sau, dân công khuân vác vận chuyển vũ khí đạn dược, quân dụng đi lại dễ dàng trên con đường mòn đất đỏ, không lo sợ bị phi cơ Hoa Kỳ thả bom, đánh phá. Con đường tiếp vận được tu bổ, mở rộng, trở nên mạch sống còn cho các hoạt động nuôi dưỡng chiến tranh trong miền nam. Một nghiên cứu của công ty BDM Corporation trong năm 1979, kết luận tại một thời điểm nào đó, gần 70% vật dụng chiến tranh được đưa từ miền Bắc vào Nam trên đường mòn HCM. Không chỉ đưa binh sĩ, vũ khí, đồ trang bị, con đường cũng là những điểm chứa hàng, căn cứ cho các hoạt động, binh trạm cho binh sĩ tạm dừng chân trên đường vào miền Nam. Các cấp chỉ huy quân đội VNCH tìm đủ mọi cách để ngăn chận, phá hoại con đường huyết mạch.

        Quân đội Lào cũng không đủ khả năng kiểm soát các khu vực rừng núi hẻo lánh và cũng không lo vấn đề bảo vệ. Họ để cho quân đội VNCH thực hiện các hoạt động băng qua biên giới vào đất Lào thâu thập tin tức tình báo dọc theo đường số 9, từ Lao Bảo vào khu vực đông nam nước Lào. Chính quyền Lào cũng có vấn đề nội bộ với cộng sản Pathet Lào, nên thỏa hiệp để cho quân đội VNCH mặc quân phục quân đội Hoàng Gia Lào để che dấu họ là quân nhân VNCH.

        Trong những tháng kế tiếp, quân đội VNCH thiết lập một dẫy tiền đồn “yểu mệnh” (giữ không được lâu) nơi hướng tây tỉnh Kontum (tỉnh cực bắc trên vùng cao nguyên), trên đất Lào. Các tiền đồn nhanh chóng bị mất sau cuộc đảo chánh lật đổ chính quyền Hoàng Gia bởi một sĩ quan Nhẩy Dù, Đại Úy Không Le. Sự rạn nứt nội tình nước Lào lan rộng ra, cộng sản Pathet Lào càng ngày càng lớn mạnh, liên minh với cộng sản Bắc Việt, gây nguy hiểm cho quân đội VNCH trong việc thâu thập tin tức tình báo trên đất Lào. Quân đội Bắc Việt nhanh chóng, chiếm đóng các tiền đồn VNCH bỏ lại, làm các tuyến xuất phát cho các trận tấn công vào miền Nam Việt Nam. Bộ Chính Trị đảng Lao Động (Cộng Sản) miền Bắc nhận biết rằng có trở ngại trong viêc liên lạc giữa Washington và Saigon (chính trị). Cũng trong thời gian này, Lực Lượng Đặc Biệt (Mũ Xanh) Hoa Kỳ đang huấn luyện LLĐB/VNCH để đảm trách các hành quân vượt biên sang đất Lào dò thám, thâu thập tin tức tình báo.

        Đầu tháng Ba năm 1964, sau chuyến viếng thăm Việt Nam cùng với Đại Tướng Maxwell Taylor (TTMT), bộ trưởng Quốc Phòng Robert McNamara thúc đẩy mạnh việc cho các toán biệt kích (SOG - chỉ riêng đơn vị SOG, Delta hay sau này là BCD vẫn chỉ có nhiệm vụ trong nội điạ tùy theo yêu cầu của các quân khu). Các hoạt động của cơ quan CIA trên đất Lào đã bàn giao cho quân đội (tư lệnh cơ quan MACV – COMUSMACV) trong tháng Mười Một năm 1963.

        “Những điều cần thiết (nhân lực, vật lực) cho các hoạt động vượt biên, như trước đây dò thám đường biên giới, hiện tại là nhiệm vụ của cơ quan MACV. Vấn đề phức tạp, phải thiết lập các căn cứ hành quân tiền phương để “phóng” đi những toán biệt kích xâm nhập vào đất Lào. Và vấn đề quân biệt kích Mũ Xanh. Cơ quan MACV có trong tay đơn vị LLĐB/HK, có thể tuyển mộ các quân nhân Mũ Xanh có khả năng, kinh nghiệm cho các chuyến hành quân vượt biên.”

        Hơn nữa, Hiệp định Geneva năm 1962 ngăn cấm quân nhân ngoại quốc hiện diện trên đất Lào. Trong tháng Ba năm 1964, bộ Tổng Tham Mưu (quân đội Hoa Kỳ) cố vấn bộ trưởng Quốc Phòng, đã đến lúc bãi bỏ các giới hạn về biên giới Lào Việt. Các giới hạn đó đã cản trở, giới hạn khả năng tác chiến ở Việt Nam. Các tướng lãnh bộ Tồng Tham Mưu cũng khuyến cáo bãi bỏ các điều giới hạn trong hành quân vượt biên xâm nhập vào đất Lào. Tổng Thống Hoa Kỳ chấp thuận các điều báo cáo của McNamara về Việt Nam trong tháng Ba năm 1964.

        Điều khuyến cáo số 11, cho bộ Ngoại Giao quyền quyết định (chấp thuận hay không).

        “Cho phép tiếp tục các phi vụ thám thính dọc theo biên giới Việt Nam (Nam Việt Nam), và quân đội VNCH được phép “truy kích” địch băng qua phần đất Lào nhằm mục đích kiểm soát đường biên giới. Các cuộc hành quân cấp lớn vào đất Lào, lớn hơn cấp tiểu đoàn phải có sự chấp thuận của Souvanna Phouma. Các cuộc hành quân vượt biên sang đất Miên tùy theo sự quan hệ với chính quyền Cambodia.”

        Trên căn bản sự giới hạn, các chuyến tuần tiễu được phép thâu thập tin tức tình báo về vấn đề các hoạt động tiếp vận của Việt Cộng / Cộng Sản Bắc Việt trên đất Lào, khoảng giữa đường số 9 và vĩ tuyến 17, đường biên giới Việt Lào và khu vực phía tây thị trấn Tchepone. Một số giới hạn cho các toán biệt kích trong các chuyến tuần tiễu xâm nhập, không được qúa 100 người (khoảng 10 toán biệt kích) và phải “chối cãi được” (nguỵ trang, ngụy tạo ra câu chuyện) như người Thượng hay người dân điạ phương không được mặc quân phục quân đội VNCH, hay các loại quân phục khác (Hoa Kỳ…). Nhiệm vụ cho các toán biệt kích hoàn toàn lấy tin tức, và trường hợp tự vệ (không được phá hoại…). Có thể xử dụng phi cơ thả dù tái tiếp tế cho các toán biệt kích và quân Mũ Xanh cố vấn Hoa Kỳ không được đi theo các toán biệt kích hành quân vượt biên. Tướng Nguyễn Khánh, Thủ Tướng VNCH đồng ý các điều này vào cuối tháng Năm, 1964.

        Với sự chấp thuận của cả hai chính quyền và việc bàn giao nhiệm vụ hoàn tất. Với những tấm không ảnh lúc đó, cho thấy rõ ràng các hoạt động tiếp vận của quân đội Bắc Việt trên đất Lào. Bộ Tổng Tham Mưu quân đội Hoa Kỳ, bộ Ngoại Giao cho phép tư lệnh cơ quan MACV (COMUSMACV) lập tức phối hợp với chính quyền VNCH, xúc tiến ngay tức khắc các hoạt động thâu thập tin tức tình báo trên đất Lào.

        Cấp chỉ huy cao cấp VNCH cùng với các cố vấn trong cơ quan MACV đã chuẩn bị từ hơn một năm qua chờ cho các đơn vị chính quy Hoa Kỳ sang Việt Nam tham chiến. Họ nhanh chóng thảo ra chương trình Delta, cho các toán biệt kích vuợt biên bí mật. Các toán biệt kích trong thời gian này được lệnh dò thám bên kia biên giới, tìm kiếm các căn cứ của địch (Bắc Việt) và báo cáo sự di chuyển các đơn vị địch. Quân Mũ Xanh  LLĐB/HK làm việc cho cơ quan CIA ở Việt Nam từ khi người Pháp “bị đá” ra khỏi Việt Nam. Cơ quan MACV xử dụng họ với kinh nghiệm để phụ giúp thành lập một đơn vị biệt kích mới cho nhiệm vụ xâm nhập dò thám, thâu thập tin tức tình báo.

        Leaping Lena lúc khởi thủy do cơ quan Trung Ương Tình Báo CIA tuyển mộ, tổ chức, bao gồm các toán biệt kích hoàn toàn VNCH, được quân Mũ Xanh Hoa Kỳ từ liên đoàn 1 LLĐB/HK từ Okinawa qua Việt Nam huấn luyện dưới quyền của cơ quan MACV. Trong tháng Năm 1964, Đại Úy William J. Richardson, Jr. và Trung Sĩ Nhất Paul Payne lựa chọn quân tình nguyện VNCH lấy từ liên đoàn Quan Sát số 1. Họ huấn luyện dân tộc thiểu số cho hành quân Leaping Lena. Toán quân nhân Mũ Xanh đến lừ liên đoàn 1 LLĐB/HK (Okinawa) được thuyết trình cho biết họ sẽ nằm trong chương trình Delta (B-52) có bộ chỉ huy ở Nha Trang.

        Nhiệm vụ cho các toán biệt kích mới thành lập có tên là Hành Quân Leaping Lena. Các quân nhân Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ chỉ làm nhiệm vụ cố vấn và huấn luyện cho quân biệt kích VNCH các kỹ thuật viễn thám, tuần tiễu, nhẩy dù chữa cháy (smoking jump, mặc quần áo dầy chống va chạm vào cành cây). Cố vấn Hoa Kỳ sẽ không đi theo các toán biệt kích VNCH lúc thi hành nhiệm vụ xâm nhập.

        Được biết chắc những khoảng trống (trong rừng) đủ rộng để làm bãi thả dù, quân đội Bắc Việt sẽ đặt trạm quan sát, theo dõi, do đó các toán biệt kích Leaping Lena (Hành Quân Lôi Vũ) sẽ mặc quần áo chống va chạm, nhẩy dù xuống một khu vực bất ngờ. Hai toán sẽ nhẩy dù xuống khu vực nơi hướng bắc đường số 9, ba toán còn lại xuống khu vực gần Muong Nong nơi phiá nam. Nhiệm vụ cho các toán biệt kích chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1, thâu thập tin tức tình báo sự di chuyển người (đơn vị Bắc Việt), xe cộ, các kho chứa hàng. vị trí súng đại bác (pháo binh) và các quân dụng cỡ lớn của địch. Nếu mọi chuyện diễn ra tốt đẹp, trong giai đoạn 2 các toán biệt kích được lệnh tấn công quấy rối căn cứ binh trạm Bắc Việt, gọi phi cơ oanh kích những mục tiêu dễ tìm, và phối hợp với các đơn vị Nhẩy Dù hay Biệt Động Quân tấn công (giới hạn vì lý do chính trị) các mục tiêu lựa chọn.

        Từ ngày 24 tháng Sáu đến 1 tháng Bẩy năm 1964, tám toán biệt kích (Leaping Lena – Lôi Vũ), mỗi toán có năm người: Nùng, Thượng, và hạ sĩ quan LLĐB/VNCH, nhẩy dù xuống khu vực rừng núi trên đất Lào dọc theo đường số 9. Ngay từ lúc mới xuống tới mặt đất, các toán biệt kích gặp “vấn đề” trở nên bất khiển dụng. Trong toán có người bị thương, gẫy chân, tay, có người bị thương nơi lưng, một người tử nạn khi tìm cách leo xuống từ độ cao 120 bộ, dù bị vướng trên đầu ngọn cây. Mặc dầu đã được dặn dò phải tránh các ngôi làng của người dân Lào, hay liên lạc với họ, nhưng các toán biệt kích không theo lệnh (có lẽ vì có người bị thương). Một thời gian ngắn sau đó, địch quân đã biết có sự hiện diện của quân biệt kích trong khu vực, tung quân ra truy lùng, tiêu diệt hoặc bắt sống quân biệt kích. Kêt qủa hành quân Leaping Lena, chỉ có 5 trong số 40 biệt kích quân sống sót quay trở về phần đất miền Nam Việt Nam.

        Đó là một thảm họa cho hành quân Leaping Lena về số quân nhân tổn thất (bị giết hoặc bị bắt sống), tuy nhiên cấp chỉ huy LLĐB Việt Mỹ học hỏi được một điều, phải có quân Mũ Xanh LLĐB/HK đi theo các chuyến xâm nhập (Ngoại trừ toán biệt kích Lôi Hổ của Nha Kỹ Thuật VNCH, một toán biệt kích ‘SOG’ sau này có quân Mũ Xanh Hoa Kỳ làm trưởng toán ‘0-0’, toán phó ‘0-1’ và người mang máy truyền tin ‘1-1’). Ngành tình báo quân đội Hoa Kỳ được biết thêm, khu vực hành quân Leaping Lena, có nhiều đơn vị chính quy Bắc Việt, trang bị, quân phục đầy đủ, tất cả các chiếc cầu đều có hai lính Bắc Việt canh gác. Quân đội Bắc Việt di chuyển rất thường xuyên trên các đường mòn (khó nhìn thấy từ trên không, do rừng núi rậm rạp), có đơn vị cấp tiểu đoàn di chuyển băng qua biên giới vào khu vực Khe Sanh. Mặc dầu không thành công, hành quân Leaping Lena đem lại nhiều điều cần thiết để làm nên móng xây dựng chương trình kế tiếp, Hành quân Delta.

        Sau thảm họa Leaping Lena, người Hoa Kỳ đưa sang Việt Nam hai toán biệt kích dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Fred Patton, Thượng Sĩ Robert Maddox, từ Okinawa để tìm kiếm quân quân biệt kích VNCH vẫn còn sống sót, thất lạc bên Lào. Kết qủa không tìm được gì thêm ngoại trừ năm biệt kích chạy thoát về từ trước.

        Chiến thuật xử dụng quân biệt kích xâm nhập cũng thay đổi sau hành quân Leaping Lena. Các toán biệt kích Delta thực hiện các chuyến hành quân viễn thám (LRRP) lấy tên là “Chạy Đường Mòn” (Road Runner). Vẫn được quân Mũ Xanh Hoa Kỳ huấn luyện, tuy nhiên loại hành quân này chỉ xử dụng sắc dân thiểu số Nùng, Rhade, Raglai dễ ngụy trang làm dân thiểu số đi săn bắn, cơ hội sống sót gia tăng. Loại hành quân “Chạy Đường Mòn” thường được áp dụng trong khu vực có sự hiện diện đơn vị cấp lớn của địch, do đó quân biệt kích “Chạy Đường Mòn” mặc quân phục Bắc Việt, trang bị tiểu liên xung kích AK-47. Kết qủa tổn thất cho các toán biệt kích (Delta) “Chạy Đường Mòn” vẫn cao, do đó chương trình (hành quân Delta lại thay đổi chiến thuật hành quân. Thêm một bằng chứng về sự cần thiết phải có quân Mũ Xanh Hoa Kỳ trong các toán biệt kích, mới đạt hiệu qủa. Đến cuối năm 1964, một toán biệt kích Delta bao gồm cả Mỹ lẫn VNCH cho các chuyến hành quân viễn thám.

        Xử dụng một đơn vị kết hợp LLĐB/VNCH và quân Mũ Xanh nhiều kinh nghiệm Hoa Kỳ đến từ Okinawa, đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của cơ quan MACV, đơn vị biệt kích mới thành lập có tên là B-52 Hành Quân Delta (được LLĐB xem như một sở chỉ huy B - chỉ huy một số toán A biệt kích), có thêm tiểu đoàn 91 Biệt Cách Dù làm đơn vị tiếp ứng (trường hợp khẩn cấp phải vào cứu toán biệt kích). Cấp chỉ huy đầu tiên chương trình Delta là Thiếu Tá Howard S. Mitchell, chỉ huy tạm thời sáu tháng (TDY), đến từ liên đoàn 1 LLĐB/HK (Okinawa). Thiếu Tá Mitchell qua thay thế Đại Úy Richardson trước đó trông nom chương trình Leaping Lena. Là cấp chỉ huy đầu tiên của Delta, Thiếu Tá Mitchell xây dựng đơn vị, Trong tháng Mười Hai năm 1964, Delta cho xâm nhập toán biệt kích đầu tiên kết hợp cả hai đơn vị LLĐB Việt Mỹ. Hành quân Delta cuối cùng trở nên một đơn vị “Tổng Trừ Bị” chuyên về các cuộc hành quân xâm nhập, dò thám lấy tin tức trong khắp miền nam Việt Nam. Hành quân Delta thường hoạt động ngoài vùng I chiến thuật, biệt phái cho các đơn vị Hoa Kỳ (TQLC, Nhẩy Dù Hoa Kỳ) để lấy tin tức tình báo trước khi quân đội Hoa Kỳ tảo thanh vùng hành quân. Chương trình Delta rất thành công do sở chỉ huy B-52, liên đoàn 5 LLĐB/HK đảm trách, cho đến tháng Sáu năm 1970 khi LLĐB Hoa Kỳ rút về nước và giải tán LLĐB/VNCH.

Theo tài liệu:

        LTC Raymond C. Morris, “Operation Leaping Lena”, Radix Press 1964, pages: 63-69.

Dallas, TX. 19 March, 2023

vđh 

CHƯƠNG TRÌNH 34A và MACV-SOG Robert M. Gillespie & Jason Hardy

I. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN CIA

        Thập niên 1950s kết thúc, ít người Hoa Kỳ biết các chuyện xẩy ra trên một quốc gia nhỏ bé, xa xôi mà họ không thể xác định nằm ở đâu trên tấm bản đồ thế giới. trong miền Nam Việt Nam, Tổng Thống Ngô Đình Diệm phải đối phó quân cộng sản nổi dậy, xâm nhập vào vùng thôn quê hẻo lánh. Chế độ độc tài, gia đình trị của ông ta không mở rộng vòng tay cho người tài giỏi vào làm việc. Mặc dầu người Hoa Kỳ hậu thuẫn cho ông ta, sau khi trở về cầm quyền năm 1954. Ông Diệm chứng tỏ là người ngoan cố, có tinh thần quốc gia, cứng rắn không nghe người Hoa Kỳ, và phải trả giá bằng chính sinh mạng của ông ta.

        Thập niên mới (1960s) bắt đầu, tình hình miền Nam càng trở nên bết. Ngày 11 tháng Năm, 1961, Tổng Thống John F. Kennedy ký lệnh Hành Động An Ninh Quốc Gia số 52 (NSAM 52) chấp thuận một loạt các hoạt động bí mật để ngăn ngừa chính quyền VNCH xụp đổ. Cơ quan Trung Ương Tình Báo (CIA) được trao nhiệm vụ này, cung cấp nhân lực, vật lực cho các hoạt động chống cộng sản. Trùm cơ quan CIA trong Saigon, William Colby trực tiếp chỉ huy, điều hành các hoạt động bí mật này. Colby đã từng phục vụ trong cơ quan Phòng Dịch Vụ Chiến Lược (OSS - tiền thân của cơ quan CIA) trong trận Thế Chiến Thứ Hai, tìm giải pháp “Chiến Tranh Ngoại Lệ” cho vấn đề chính quyền miền Nam Việt Nam (VNCH) phải đối phó (CS).

        Các cố vấn Lực Lượng Đặc Biệt (quân Mũ Xanh – Green Beret) và Người Nhái Hải Quân Hoa Kỳ được đưa sang Việt Nam huấn luyện cho Liên Đoàn Quan Sát số 1, đơn vị được xem như tinh nhuệ nhất trong quân đội VNCH. Nhiệm vụ cho đơn vị LLĐB/VN này “khu vực dân cư thưa thớt nơi hướng đông nam nước Lào, lục soát, tấn công các căn cứ cộng sản Bắc Việt, các trục giao thông liên lạc, và xây dựng hệ thống kháng chiến, các căn cứ bí mật, các toán biệt kích phá hoại, gây tình trạng bất an trên miền Bắc Việt Nam.” Một danh xưng che dấu các hoạt động này có tên là Sở Khai Thác Điạ Hình (Topographical Exploitation Service – TES). Một đơn vị đối tác Hoa Kỳ cơ quan CIA thành lập để làm việc, theo dõi, yểm trợ đơn vị TES-VNCH có tên là Đoàn Nghiên Cứu Hỗn Hợp (Combined Studies Group – CSG).

        Các toán biệt kích nhẩy dù ra miền Băc (Việt Nam DRV) do phi cơ C-47 biến cải, công ty (ngụy trang) Vận Chuyển Hàng Không Việt Nam (VIAT) dưới quyền chỉ huy của viên Đại Tá Không Quân trẻ tuổi Nguyễn Cao Kỳ, cùng các phi công Đài Loan (cơ quan CIA trả lương). Họ thiết lập một “cửa hậu” xâm nhập bằng đường hàng không ra miền Bắc. Khoảng thời gian giữa hai năm 1961, 1963, hơn ba mươi (30) toán biệt kích và vài điệp viên đơn phương (đơn tuyến – Singleton) xâm nhập vào miền Bắc Việt Nam bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không, tuy nhiên không đạt hiệu qủa như mong muốn. Các hoạt động Chiến Tranh Tâm Lý chống miền Bắc dưới quyền Herbert Weisshart bao gồm: thả truyền đơn, chương trình phát thanh đen, dựng nên các toán biệt kích “ma”, các phong trào kháng chiến không có thật, gây hoang mang quần chúng miền Bắc, được biết có tên là đài phát thanh “Gươm Thiêng Ái Quốc”, làm điên đầu giới lãnh đạo miền Bắc “Có chuyện rắc rối ngay trong miền Bắc.”

        Ngày 17 tháng Tư năm 1961, cơ quan CIA chủ mưu làm cú đảo chánh (vinh Con Heo –Bay of Pigs) nhằm lật đổ chế độ cộng sản Cuba (Fridel Castro), đem lại kết qủa thảm bại. Tổng Thống (trẻ tuổi) John F. Kennedy mất tin tưởng cơ quan CIA, đề cử Tướng Maxwell Taylor xem xét lại “thảm họa Cuba”. Theo bản báo cáo của Tướng Taylor, hầu hết các hoạt động bí mật của cơ quan CIA nên bàn giao lại cho quân đội. Chuyện bàn giao trách nhiệm giữa cơ quan CIA và quân đội Hoa Kỳ phản ảnh lệnh Hành Động An Ninh Quốc Gia số 55 (NSAM 55), 56, và 57. Việc bàn giao này, cơ quan CIA đặt tên là Chiến Dịch Parasol, quân đội Hoa Kỳ gọi là Chiến Dịch Đổi Lui (Switchback - Trở Lại), dự trù bắt đầu ngày 1 tháng Mười Một năm 1963 (đảo chánh nền Đệ Nhất Cộng Hòa), vài tuần lễ sau (22 tháng 11), Tổng Thống John F. Kennedy bị ám sát chết ở Dallas, Texas… gây nên sự trì hoãn việc bàn giao.

        Trong thời gian đó, VNCH bên bờ vực thẳm trên cả hai phương diện, quân sự lẫn chính trị. Hai vị Tổng Thống, bộ trưởng Quốc Phòng McNamara, và cả Hội Đồng An Ninh Quốc Gia cố gắng tận lực, tạo áp lực lên miền Bắc Việt Nam để họ (suy nghĩ lại) giảm bớt đưa quân đội, vũ khi, xâm nhập vào miền Nam Việt Nam. Bắt đầu từ mùa xuân năm 1963, bộ Tổng Tham Mưu quân đội Hoa Kỳ được trao trách nhiệm, phác họa, soạn thảo các hoạt động bí mật chống miền Bắc. Một loạt phát triển, thay đổi liên tục các chương trình, kế hoạch được đưa ra từ Washington, đến Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương (CINCPAC) ở Honolulu, cuối cùng đến Saigon, đại bản doanh Bộ Chỉ Huy Quân Viện Hoa Kỳ tại Việt Nam (MACV).

        Kết qủa, Đại Tướng William Westmoreland với chương trình 34A (OPLAN 34A-64) ra đời ngày 15 tháng Mười Hai năm 1963, đệ trình lên cấp trên (CINCPAC, Bộ TTM/Quốc Phòng, White House) để được chấp thuận. Chương trình 34 A (đánh phá miền Bắc Việt Nam, thả dù biệt kích, điệp viên xâm nhập, Tâm Lý Chiến…) được dụ trù bắt đầu từ ngày 1 tháng Hai, bao gồm các hoạt động, thâu thập tin tức tình báo, chiến tranh tâm lý, thả biệt kích, biệt hải đánh phá miền Bắc. Vấn đề thành lập phong trào kháng chiến nơi miền Bắc Việt Nam cũng được nghĩ đến. Chương trình cho các hoạt động này (34-A) chia làm ba giai đoạn, và càng ngày càng gia tăng cường độ. Chương trình được chấp thuận trong Hành Động An Ninh Quốc Gia (NSAM 273).


II. XÂY DỰNG CƠ SỞ

        Ngày 24 tháng Giêng năm 1964, theo Lệnh Tổng Quát số 6 của cơ quan MACV (bộ Chỉ Huy Quân Viện Hoa Kỳ tại Việt Nam), đơn vị Hành Quân Đặc Biệt (Special Operation Group - SOG) được chính thức thành lập, đặt dưới quyền chỉ huy ban Tham Mưu Đặc Biệt của vị Tư Lệnh quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam (COMUSMACV). Mặc dầu đơn vị SOG được thành lập, điều hành bởi cơ quan MACV, nhưng trên thực tế SOG hoàn toàn độc lập. Cơ quan MACV không có quyền hoạt động ngoài lãnh thổ miền Nam Việt Nam (quân đội VNCH cũng vậy). Đơn vị SOG nhận nhiệm vụ từ (Ban) Phụ Tá Đặc Biệt Chống Xâm Nhập, Phiến Loạn, và các Hoạt Động Đặc Biệt (SACSA), nằm trong ngành Hành Quân Đặc Biệt bộ Tổng Tham Mưu trong Ngũ Giác Đài. Ban này được thành lập năm 1962, một sự thay đổi trong quân đội để thi hành các nhiệm vụ bán quân sự (chiến tranh ngoại lệ), nhận bàn giao từ cơ quan CIA. Trưởng ban Các Hoạt Động Đặc Biệt (SACSA) là Thiếu Tướng TQLC Victor Krulak. Cấp chỉ huy thực sự của SACSA nằm trong Washington (bộ TTM, bộ trưởng Quốc Phòng, Ngoại Giao, kể cả Tổng Thống Hoa Kỳ). Tóm lại, đơn vị SOG là một đơn vị yểm trợ cho cơ quan MACV, như một sư đoàn nhỏ (sư đoàn trừ, không có quân số đầy đủ).

          Cấp chỉ huy đầu tiên của đơn vị MACV-SOG là Đại Tá Clyde R. Russell, một cựu sĩ quan Lực Lượng Đặc Biệt. Ông ta nhận lệnh thành lập đơn vị SOG với 6 sĩ quan và 2 binh sĩ tạm thời lấy bộ chỉ huy MACV cũ trong Cholon làm bộ chỉ huy. Đến cuối năm, đơn vị SOG có 62 sĩ quan, hai Chuẩn Úy, 67 binh sĩ, và 14 dân sự. Theo lệnh khởi thủy và nhiệm vụ, đơn vị SOG phối hợp làm việc chặt chẽ với cơ quan CIA. Cuối cùng, quân đội hoàn toàn nhận lãnh các hoạt động cơ quan CIA bàn giao lại. Cơ quan CIA vẫn “để lại” tạm thời nắm những chức vụ, nhiệm vụ chuyên môn trong đơn vị SOG. Một phụ tá cho Đại Tá Russell là nhân viên CIA. Riêng chương trình 34-A xử dụng quân biệt kích đánh phá miền Bắc, cơ quan CIA tránh né… Giám đốc cơ quan CIA, John McCone cho rằng các hoạt động ra miền Bắc hoàn toàn thất bại, và đã ngừng lại từ hai năm trước. Ông ta cũng tin rằng, các hoạt động (bí mật) của đơn vị SOG cũng sẽ lộ ra ngoài (công cộng, quần chúng), do đó ông ta muốn “tránh xa” đám quân nhân (SOG).

        Quan niệm khởi thủy, đơn vị Đoàn Hành Quân Đặc Biệt (SOG) là một đơn vị hỗn hợp,  tuyển mộ các quân nhân có khả năng chuyên môn về chiến tranh ngoại lệ, đến từ các quân binh chủng trong quân đội Hoa Kỳ: Hải quân, Không quân, Lục quân và Thủy Quân Lục Chiến (TQLC/HK là một quân chủng riêng biệt, không nằm trong Lục Quân). Đại Tá Russell sẽ sớm nhận thấy rằng, bổ sung nhân viên cho đơn vị SOG là một vấn đề lớn. Quân nhân tuyển mộ phải qua thủ tục an ninh gắt gao (lý do bảo mật). Ngay trong thời gian đó, ít quân nhân Mũ Xanh (LLĐB/HK) có kinh nghiệm (đã được huấn luyện) về chiến tranh ngoại lệ, hoặc các loại hành quân bí mật. Đơn vị SOG (quân nhân, nhân viên) cũng phải theo quy luật của cơ quan MACV, phục vụ một năm (sau một năm, quân nhân biệt kích SOG đã thâu tập được nhiều kinh nghiệm, sẽ đưọc thuyên chuyển… rồi một quân nhân mới gia nhập chưa đủ hay không có kinh nghiệm).

        Quân đội VNCH cũng tái tổ chức chiến tranh ngoại lệ để yểm trợ chương trình 34-A. Ngày 1 tháng Tư, một ngành đặc biệt được thành lập cho các hoạt động bí mật, có tên là Sở Khai Thác Điạ Hình (Technical Exploitation Service). “Cơ quan” này được trao nhiệm vụ thâu thập tin tức tình báo và các hoạt động đặc biệt. Sở Khai Thác Điạ Hình chia làm hai phòng: Sở Khai Thác Điạ Hình mới (SES – Strategic Exploitation Service) trở thành đối tác cho đơn vị SOG, có một ban là Sở là Sở Phòng Vệ Duyên Hải (CSS – Coastal Security Service), sẽ thi hành nhiệm vụ bí mật trên biển (đánh phá các mục tiêu dọc theo bờ biển miền Bắc). ở kia là Sở Liên Lạc (Liason Service – Nhiệm vụ xâm nhập qua Lào, Miên, sau này tách ra thành chương trình 35 – OP-35)

 

III. HÀNH QUÂN NHẨY DÙ XÂM NHẬP

        Vấn đề nhân viên đối với Đại Tá Russell chưa phải là “chuyện lớn”. Các toán biệt kích nhẩy dù xuống miền Bắc Việt Nam cơ quan CIA bàn giao lại, trở nên cơn ác mộng cho ông ta. Đến cuối năm 1963, William Colby (vừa thăng tiến lên chức Trùm CIA trong khu vực Viễn Đông – Far East division) đã cho bộ trưởng Quốc Phòng McNamara biết, chương trình không đạt hiệu qủa (thả dù quân biệt kích ra miền Bắc). Rất ít biệt kích quân sống sót trong một quốc gia cộng sản. Đến mùa xuân năm 1964, cơ quan CIA tin rằng chỉ còn bốn toán biệt kích (chưa bị lộ, bắt, giết). Tuy vậy, cơ quan vẫn tiếp tục cho thả dù quân biệt kích ra ngoài bắc, tất cả 15 toán biệt kích trước khi bàn giao cho quân đội (đơn vị SOG), gần một nửa số biệt kích cơ quan CIA hoạt động trong vòng ba năm.

        Đại Tá Russell cũng không tin tưởng mấy về chương trình (34-A) cũng như quân biệt kích. Bộ trưởng Quốc Phòng McNamara ngược lại, không những tiếp tục chương trình, ra lệnh mở rộng phát triển thêm nữa. Đại Tá Russell gom các toán biệt kích trong các nhà an toàn và trong trung tâm huấn luyện ở Long Thành hướng đông nam Saigon. Quân biệt kích khi được biết vấn đề an ninh (ngăn cách) giữa các toán biệt kích đã bãi bỏ (gom lại), họ xuống tinh thần. Đối với Đại Tá Russell “chúng tôi phải thanh toán họ” (cứ thả các toán biệt kích ra miền Bắc… Họ đã biết qúa nhiều về chương trình 34-A không thể trả họ về với quân đội VNCH…). Chính quyền VNCH cũng đã biết chuyện xẩy ra dối với chương trình 34-A và muốn chấm dứt. Trong trung tâm huấn luyện ở Long Thành có 13 toán, khoảng 80 quân biệt kích đã sẵn sàng lên đường ra ngoài Bắc. Các toán biệt kích sẽ được phi đoàn 1 Không Yểm của đơn vị SOG thả dù xuống miền Bắc Việt Nam. Phi đoàn Không Yểm này thi hành nhiệm vụ cho đơn vị SOG như: Thả dù tiếp tê cho các toán biệt kích nằm vùng, các phi vụ thả truyền đơn, qùa tặng tâm lý chiến trên không phận Bắc Việt, và các chuyến chở đồ tiếp liệu cho đơn vị SOG. Phi doàn này xử dụng loại phi cơ Fairchild C-123 không sơn phù hiệu, do 7 phi hành đoàn Đài Loan lái đóng trong phi trường Nha Trang.

        Các hoạt động tâm lý chiến vẫn tiếp tục dưới quyền điều hành của Herb Weisshart, vẫn ở lại sau khi CIA bàn giao cho quân đội, vì ông ta là “chuyên viên”, quân đội không hoặc chưa có người thay thế. Một trong những “sáng kiên” nổi bật của ông ta là xây dựng đài phát thanh “đen” Gươm Thiêng Ái Quốc, bao gồm những chuyện như cán bộ Việt Minh (thời nguyên thủy) chống lại cấp chỉ huy “quá khích” của họ, những người đã phản bội phong trào, làm “nô lệ” giặc Tầu. Ngoài ra còn có chương trình giả các toán biệt kích đã xâm nhập, các tổ chức kháng chiến đang hoạt động hữu hiệu ngoài miền Bắc. Đài phát thanh Cờ Đỏ bắt đầu phát thanh từ ngày 13 tháng Tư, giả như một đài phát thanh bí mật nơi miền Bắc Việt Nam, tiếng nói của những người chống đối việc Trung Cộng nắm quyền điều khiển phong trào của họ. Đơn vị SOG còn “xuất bản” một đài phát thanh nữa, đài Tiếng Nói Tự Do (Voice of Freedom - VOF), đọc bản tin tức và so sánh đời sống, sự cách biệt giữa người dân sống trong hai miền Nam, Bắc. Đại Tá Russell muốn đi xa hơn, tổ chức các ổ kháng chiến nằm vùng nơi miền Bắc Việt Nam, nhưng bị bộ Tổng Tham Mưu quân đội Hoa Kỳ bác bỏ trong tháng Sáu.

 

IV. BAN CỐ VẤN HẢI QUÂN (NAD - BIỆT HẢI)

        Chỉ huy trưởng đơn vị SOG có lẽ tin tưởng cơ quan CIA bàn giao hoàn toàn đầy đủ chương trình Các Hoạt Động (bí mật) của Hải Quân (Marops). Ông ta sững sờ khi biết các hoạt động bí mật Hải quân do toán Cố Vấn Hải Quân (Naval Advisory Department - NAD) đảm trách. Ban Cố Vấn Hải Quân cũng có đối tác VNCH là Sở Phòng Vệ Duyên Hải (Coastal Security Servce – CSS) nằm ở Đà Nẵng. Đơn vị Biệt Hải được trang bị 2 tầu chạy nhanh phóng thủy lôi Swift sản xuất từ thời chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), và hai tầu phóng Thủy Lôi Nasty do Na-Uy (Norway) chế tạo. Hai chiếc Swift gần lỗi thời, không thể hoạt động xa lên hướng bắc vĩ tuyến 17, hai tầu Nasty rất hiệu qủa với nhiệm vụ đơn vị SOG đưa ra, chạy nhanh, tầm hoạt động xa, trang bị hỏa lực mạnh. Ban Cố Vấn Hải Quân (NAD-Biệt Hải) đặt mua thêm bốn tầu Nasty nữa. Mức độ hành quân của Biệt Hải chậm chạp, tinh thần thủy thủ, đoàn viên, quân biệt hải xuống thấp, tình trạng đào ngũ lên cao, do tình hình chính trị không ổn. Đơn vị vẫn thi hành nhiệm vụ nhưng ít thành công.

        Bắt đầu từ ngày 27 tháng Bẩy, Biệt Hải thi hành một loạt tấn công bất ngờ (và phía Bắc Việt phản ứng), cho thấy mức độ chiến tranh gia tăng. Ngày 29 tháng Bẩy, toán biệt kích Boone nhẩy dù xuống tỉnh Nghệ An rồi bị “tóm gọn” trong vòng hai ngày. Đêm sau (28/7), bốn tầu chiến SOG (PTFs) đem theo đại bác không dật 57 ly, tấn công căn cứ quân sự, đài radar trên hai đảo nhỏ, hòn Ngự và hòn Me. Trên đường chạy trở về, họ chạy ngang qua cách chiến hạm Maddox (DD-731) Hoa Kỳ 4 dặm, lúc chiến hạm Hoa Kỳ đang xử dụng máy móc điện tử thâu thập tin tức (tình báo). Ngày 1 tháng Tám, 8 phi cơ thả bom Lào tấn công một đồn biên phòng Bắc Việt Nam Căn. Sau đó bay vào không phận miền Bắc, sâu 15 cây số tấn công Nong Đê. Sự gia tăng pháo kích (từ biển vào), thả bom, biệt hải tấn công, cùng sự hiện diện của chiến hạm Hoa Kỳ (Maddox) giải thích lý do phản ứng của Hà Nội trong những ngày sau đó. Chuyện này được gọi là Biến Cố Vịnh Bắc Bộ.

 

V. SOẠN THẢO HÀNH QUÂN SINING BRASS (XÂM NHẬP LÀO)

        Chỉ huy trưởng đơn vị SOG muốn cho các toán biệt kích SOG xâm nhập nước Lào dò thám, nhưng bị bộ Ngoại Giao “chận” lại (vấn đề ngoại giao, nước Lào Trung Lập). Quân Mũ Xanh LLĐB Hoa Kỳ - VNCH được trao nhiệm vụ này. Cho hết năm 1964 (sau thất bại chương trình Leaping Lena – Các toán biệt kích VNCH Lôi Vũ nhẩy dù thám thính nước Lào) đến đầu năm 1965, đơn vị SOG tiếp tục soạn thảo chương trình (dò thám nước Lào) và huấn luyện quân biệt kích các hoạt động (phá hoại) hệ thống đường mòn HCM, tuy nhiên vẫn chưa đưọc phép “vượt biên” (vấn đề liên quan đến ngoại giao).

        Một thí dụ về vấn đề này như bức công điện của William Sullivan, đại sứ Hoa Kỳ ở Lào: đề tài: Các hoạt động băng qua biên giới nước Lào.

        “Sau khi bàn luận kỹ càng, chúng tôi đi đến kết luận, những bước đi mà tôi đồng ý… tất cả các hoạt động sau khi đã được xem xét kỹ… có thể được xúc tiến như đã soạn thảo. Nói rõ hơn, (quân biệt kích) VNCH có thể hoạt động trong cả ba khu vực, với khả năng, đặc tính của họ.

        … Tôi sẽ sửa đổi vị trí của Vạn Tượng (Vientiane - Thủ đô Lào) dựa theo… với điều kiện tôi đồng ý sự hiện diện của các cố vấn Hoa Kỳ trong các đơn vị (toán biệt kích) xâm nhập trong hai khu vực phía nam. Phải biết chắc rằng, không được vào sâu hơn 20 cây số, và không được ở lại lâu hơn 10 ngày. Tôi không đồng ý việc sử dụng các loại phi cơ kể cả trực thăng…”

        Cuối cùng, ngy 7 tháng Ba năm 1965, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Quân Viện tại Việt Nam (COMUSMACV) trao quyền hành động trên đất Lào cho đơn vị SOG. Các chuyến hành quân xâm nhập vào đất Lào có mật danh là Shining Brass và chương trình hoạt động (lệnh hành quân) được soạn thảo.

        Quan niệm, mục đích chính cho hành quân Shining Brass nhằm chống lại quân đội Bắc Việt, VC và quân cộng sản Pathet Lào, phá hoại các căn cứ địa, đường giao thông tiếp vận (đường mòn HCM) đưa quân đội, vũ khí, quân dụng vào miền Nam Việt Nam. Các chuyến xâm nhập đầu (thời gian đầu) vào khu vực hành quân Shining Brass sẽ do quân biệt kích VNCH đảm trách được người Hoa Kỳ yểm trợ (quân Mũ Xanh), sau đó mở rộng thêm các toán biệt kích do quân Mũ Xanh Hoa Kỳ làm trưởng toán vùng với quân biệt kích người thiểu số. (Một toán biệt kích Hoa Kỳ thường có ba quân Mũ Xanh Hoa Kỳ: trưởng toán, phó toán, và nhân viên truyền tin cùng với 9 quân biệt kích sắc dân thiểu số: Rhade, Bana,…). Hành quân Shining Brass chia làm ba giai đoạn: (1) hoạt động ngắn hạn như dò thám khu vực, đột kích tấn công bất ngờ, (2) thâu thập tin tức tình báo, phá hoại. (3) nằm vùng lâu dài, tổ chức kháng chiến, phát xuất ừ các căn cứ bí mật trên đất Lào, miền Nam Việt Nam.

 

VI. SỐ PHẬN CHO CÁC CHƯƠNG TRÌNH HÀNH QUÂN VƯỢT BIÊN

        Trong phần cuối, hành quân Shining Brass trở nên cuộc hành quân phối hợp giữa quân biệt kích VNCH và Hoa Kỳ, với chuyến hành quân vượt biên đầu tiên do quân Mũ Xanh Hoa Kỳ làm trưởng toán trong tháng Mười năm 1965. Sau đó Shining Brass đổi tên Prarie Fire để bảo mật, cuối cùng là Phù Dung sau khi đã bàn giao phần lớn trách nhiệm cho đối tác Nha Kỹ Thuật VNCH (người Hoa Kỳ rút về nước). Hành quân xâm nhập vào nước Lào do đơn vị SOG đảm trách bị “xóa xổ” sau đạo luật Cooper-Church (cấm quân đội Hoa Kỳ hoạt động trên đất Lào, Miên, cắt bớt ngân khoản), được thông qua trong tháng Mười Hai năm 1970. Đến ngày 8 tháng Hai năm 1971, các chuyến hành quân vượt biên (sang Lào) được trao cho Nha Kỹ Thuật VNCH. Hành quân vượt biên qua đất Miên có tên là Daniel Boone, sau đó đổi tên Salem House, cuối cùng là Thốt Nốt cũng chịu chung số phận như Shining Brass. Quân đội Hoa Kỳ (Mũ Xanh LLĐB không được tham dự các cuộc hành quân trên đất Miên sau ngày 1 tháng Bẩy năm 1970.

Theo tài liệu:

        Robert M. Gillespie & Jason Hardy, “OPLAN 34A and MACV-SOG”, Radix Press 1964, pages: 41-50.

Dallas, TX. 18 March, 2023

vđh

Bộ Chỉ Huy Nha Kỹ Thuật trước 1975 / Ngày nay là 215 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Vietnam

215 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Tân Bình, Saigon Vietnam
 

 


 

Tuesday, March 28, 2023

ĐIỆP VIÊN ARES PHẠM CHUYÊN Jeff Stein Newsweek 04/30/15

Điệp Viên Phạm Chuyên
Khanh Lu 
To:Pham Hoa
Thu, Mar 30 at 1:19 PM
Cám ơn Hòa đã gữi những tài liệu về công tác Ares / Phạm Chuyên vào đầu thập niên 60 (4/62). PC được xuất phát từ căn cứ Pacific, Đà nẵng, tiền thân của Sở Phòng Vệ Duyên Hải Nha Kỹ Thuật, hoạt đông trong khu vực Hòn Gay/Cẩm Phả Bắc Việt, cũng vào thời kỳ tôi về phục vụ tại Sở Khai Thác Địa Hình/PTT/Phòng E (trước đó là Sở Liên Lạc / Phủ Tổng Thống / Phòng 45). Lúc này, Trưởng Phòng E là Đai úy Ngô Thế Linh, người đã đưa tôi về phục vụ tại Sở Khai Thác Địa Hình Vì tôi có thời gian phục vụ dưới quyền Ông tại BTL/QĐ1/P3/ Ban Hành Quân sau khi ra trường khóa 6/Thủ Đức vào đầu 1958.). Sau khóa học điệp báo (Clandestine Ops) do CIA phụ trách, tôi thi hành nhiệm vụ Trưởng công tác, trách nhiệm tổ chức công tác gián điệp tại Bắc Việt, Đ/úy Linh (Bình) giao tôi thêm nhiệm vụ Chánh Văn Phòng và đặc biệt trách nhiệm kiểm soát ban Phiên Dịch (Đ/Úy Bình biết tôi đã đậu thủ khoa Khóa học Phiên dịch Anh Ngữ tại Hội Việt Mỹ/Sàigon vào năm 1958.) Tôi nhắc lại điều này vì do đó tôi mới có điều kiện để theo dõi những điện văn liên lạc giữa các nhân viên hay toán và Trung Ương (Central) mà Cộng Sản gọi là Tổng Cục mặc dầu nguyên tắc ngăn cách vẫn phải tôn trọng để bảo mật. Các điện văn gửi đi đều do phía Hoa Kỳ soạn thảo và phiên dịch để gửi đi và điện văn nhận từ nhân viên công tác gửi về phải được phiên dịch để trao lại  cho cơ quan đối nhiệm HK.
  Với sự hiểu biết của tôi, Cộng Sản Việt Nam đã quá thổi phồng thành tích của Phạm Chuyên mục đích đề cao sự thành công của chúng trong công tác phản gián và điệp báo chống lại những hoại đông của chúng ta, Sự thật, công tác Ares đã gây nhiều tranh cải trong một thời gian khá lâu đối với Trung Ương và HK (CIA/SOG) về sự an toàn hay đang hoạt đông dưới sự kiểm soát và điều động của CSBV. Sau khi MACSOG thay thế CIA/CSD (Combined Studies Division) vì có khả năng và điều kiện thử thách và kiểm chứng và chắc chắn Phạm Chuyên đã bị CS kiểm soát và điều động nên đã chấm dứt liên lạc vô tuyến và công tác.
Chúng ta và đối nhiệm HK luôn luôn rất thận trọng trước khi quyết định tiếp tế hay tăng cường cho nhân viên hay toán hoạt đông tại Bắc Việt nên tôi có thể quyết đoán việc Phạm Chuyên liên hệ đến  việc thất bại của các toán sau này đều do Cộng Sản tạo dựng để đánh bóng Phạm Chuyên và sự hửu hiệu cơ quan tinh báo của chúng đôi đầu với CIA và SOG của HK. Chúng không hề nói đến cơ quan chúng ta mà chỉ đề cập đến HK mà thôi. Nói chung CSBV cũng đã đánh lừa chúng ta và phía đối nhiệm HK trong một thời gian khá lâu trước khi bết rõ sự thật.
Nếu Hòa cần biết gì thêm, xin cho tôi biết vì tôi không thể đi vào chi tiết vì quá nhiều điều tôi không thể đề cập đến.
    
Hẹn Hòa dịp khác và chúc bình an và nhiều sức khỏe.

Khanh,
Hình chụp tại Bộ Chỉ Huy MACV-SOG trong một buổi lễ gắn huy chương.
Th/Tá Nguyễn Văn Nhờ, Th/Tá Lữ Triệu Khanh và Đại Tá Giám Đốc Nha Kỹ Thuật Đoàn Văn Nu
 
 Một tài liệu về sự xụp đổ của thành phố Saigon, để cho Hoa Kỳ xét lại các trận chiến tranh đang xẩy ra.

        Chính quyền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tổ chức một ngày lễ lớn đánh dấu 40 năm trận chiến tranh Việt Nam kết thúc. Hàng ngàn binh sĩ, thủy thủ, cảnh sát, chiến sĩ cứu hỏa, và sinh viên học sinh diễn hành trên đường phố thành phố HCM city, tên cũ là Saigon, cầm cờ, cầm những bó hoa phất qua lại. Trên những bậc thềm dinh Thống Nhất (Độc Lập), một thời là dinh Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, các vị khách danh dự gìa nua “các anh hùng cách mạng” đang đứng dự khán.

        Một anh hùng vắng mặt đó là Phạm Chuyên, ít người biết nhưng đóng vai then chốt trong “Chiến tranh (theo kiểu) người Hoa Kỳ”. Người điệp viên già Bắc Việt đã ra đi bình yên trên chiếc giường của mình cuối tháng Mười Một vừa qua, với tuổi 93. Ông Chuyên ra đi trong căn nhà đổ nát nơi hướng đông nam thảnh phố Hà Nội, ra đi không một ai ở nước ngoài hay biết, không như các đồng chí tình báo của ông ta, những người xâm nhập vào sâu trong chính quyền VNCH thành công.

        Gần đây, theo một tài liệu dài bốn phần đăng tải trên báo Công An Nhân Dân ở Hà Nội trong tháng Tư, Phạm Chuyên là người điệp viên nhị trùng (hai mang, gián điệp đôi) trong một đường dây đã đem lại nhiều điệp viên (đa số là quân biệt kích VNCH) do cơ quan Tình Báo CIA, quân đội Hoa Kỳ chỉ huy, tuyển mộ, bị bắt bớ, cầm tù ngoài miền bắc hoạc bị giết chết gần một thập niên (10 năm) trong cuộc chiến Việt Nam. Bản dịch tài liệu về người điệp viên Phạm Chuyên cung cấp cho tạp chí Newsweek do Merle Pribenow viết, đã từng làm việc cho cơ quan CIA 27 năm, sau đó chuyên phiên dịch những tài liệu của Cộng Sản Việt Nam cho Trung Tâm Woodrow Wilson, cho các Học Giả Quốc Tế trong vùng Washington D.C.

        Lần đầu tiên ở ngoài Việt Nam, câu chuyện (dài bốn phần) phần nào dựa trên hai tác phẩm do các chuyên gia người Hoa Kỳ viết từ các thập niên trước. Nhưng, Hà Nội (chính quyền Cộng Sản VN) sau khi đã hết thời gian bảo mât một số tài liệu về chiến tranh, mới đưa ra ánh sáng, làm thế nào các cơ quan an ninh tình báo của họ làm “vô hiệu hóa” gần hết các đường dây tình báo, điệp viên xâm nhập do cơ quan CIA chỉ đạo, và sau này do một đơn vị tối mật trong quân đội Hoa Kỳ đảm nhận, đơn vị “đặc biệt” đó có tên là Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát của cơ quan MACV (MACV-SOG).

“Từ năm 1961 đến năm 1970, các đơn vị an ninh của chúng tôi (Bắc Việt) đã xử dụng các điệp viên cơ quan CIA đã gửi ra miền Bắc hoạt động (bị bắt giữ), để dụ CIA gửi thêm quân dụng, đồ tiếp tế cùng các toán biệt kích mới ra miền Bắc”, theo báo An Ninh Thế Giới “chúng tôi giết hoặc bắt sống tất cả điệp viên và quân biệt kích (gửi ra miền Bắc).”

        Nhiều người (điệp viên, biệt kích) bị lừa đưa vào bẫy do Phạm Chuyên (điệp viên Ares), một người (Bắc di cư vào trong miền Nam) ở Saigon. Cơ quan Trung Ương Tình Báo CIA tuyển mộ ông ta năm 1961, huân luyện rồi đưa trở lại ngoài Bắc làm điệp viên nơi quê nhà ông ta. Cũng không được lâu, sau khi được tầu nguỵ trang đưa xâm nhập trở lại nơi cảng Hải Phòng. Ông ta bị bắt nhanh chóng và (bị ép buộc?) làm gián điệp đôi cho Phòng An Ninh (Phản Gián) Bắc Việt, một cơ quan rất mạnh (dữ dằn) như cơ quan tình báo KGB của Nga Sô.

        Cơ quan CIA và Ngũ Giác Đài trước đây cũng đã nhìn nhận, gần hết các chuyến xâm nhập vào miền Bắc Việt Nam trong thập niên 1960… kết thúc nhanh chóng (bị bắt hoặc bị giết). Một chương trình bí mật khác do quân đội Hoa Kỳ điều khiển, có bộ chỉ huy nằm trong Saigon, đó là Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát (SOG) cũng cố gắng tìm cách cho các toán biệt kích xâm nhập, theo tác phẩm xuất bản năm 1999 “Trận Chiến Bí Mật Chống Hà Nội”, tác giả Richard H. Schultz Jr., một sử gia về vấn đề an ninh quốc gia viết. Đơn vị này (SOG) thả dù tù binh Bắc Việt (bị quân đội Hoa Kỳ bắt) trở lại miền Bắc, với tài liệu giả tạo, bản đồ bí mật may vào trong lớp quần áo, đôi khi họ (người Hoa Kỳ) mong người tù binh bị cơ quan an ninh miền Bắc bắt giữ (gây hoang mang miền Bắc vì chính người tù binh cũng không biết mình bị lừa). “Các hoạt động này làm cho cơ quan an ninh miền Bắc tin rằng, chúng ta (Mỹ-VNCH) có nhiều đường dây gián điệp hoạt động nơi miền Bắc Việt Nam.”, một cựu nhân viên làm việc cho đơn vị SOG, Wayne Tvrdik kể lại cho báo Newsweek như trên. Đa số được thả dù xuống miền Bắc đều bị bắt, bắn bỏ.

        Trong nhiều năm, vai trò Phạm Chuyên mở rộng thêm, và ngay cả câu hỏi “làm việc cho bên nào?” cũng khó lòng phân biệt. Nhưng ít nhất có một nhân viên tình báo Hoa Kỳ liên quan đến “đường dây Phạm Chuyên” biết “Chắc chắn, tôi biết ông ta”. Ông Sedwick Tourison (đã chết) một cựu quân nhân ngành Quân Báo trong Saigon, viết trong tác phẩm xuất bản năm 1995 “Đạo Quân Bí Mật, Cuộc Chiến Bí Mật”. “Chúng tôi tuyển mộ anh ta, để đưa trở lại miền Bắc trong năm 1961. Anh ta vẫn liên lạc với chúng tôi cho đến năm 1969, và tôi vẫn không biết chắc, anh ta làm việc với chúng tôi hay với ngành Phản Gián Bắc Việt.”

        Một nhân viên thâm niên CIA trong Saigon nói với tạp chí Newsweek rằng, ông ta đã kết luận sớm ràng Phạm Chuyên - điệp viên bí danh Ares – đã trở thành gián điệp đôi. “Ares là điệp viên đơn tuyến xâm nhập miền Bắc do cơ quan (CIA) sắp xếp” Walter McIntosh, trưởng ban hành động cho cơ quan CIA nói thêm “Sau đó chúng tôi bàn giao (đường dây) Ares cho quân đội MACV-SOG, mà họ vẫn chưa khám phá ra anh ta (Ares)  đã nằm trong tay ngành tình báo Bắc Việt.” McIntosh nhớ lại, ông ta rất qủa quyết Phạm Chuyên (Ares) đã làm việc “hai mang”, anh ta không chịu phụ giúp các toán biệt kích nhận thêm đồ tiếp tế. “Tôi viết báo cáo dài 12 trang giấy, đưa ra các bằng chứng điệp viên Ares đang bị Phản Gián Bắc Việt xử dụng (hoặc ép buộc làm việc)” Ông ta nói tiếp, những bằng chứng cảnh báo của ông ta dội ra khỏi ban hành động cơ quan MACV-SOG, và họ vẫn tiếp tục tin tuởng Phạm Chuyên. Theo McIntosh, kết qủa “12 người chết (quân biệt kích) trong các chuyến tái tiếp tế cho anh ta (Ares - Phạm Chuyên)” nơi miền Bắc Việt Nam.

        Theo báo An Ninh Thế Giới (Bắc Việt), nhân viên phản gián miền Bắc điều khiển đường dây Phạm Chuyên ở Hà Nội đã soạn ra hơn 300 bản báo cáo tình báo (giả) đê cho Ares gửi vào Saigon (MACV-SOG), bao gồm những vị trí hoả tiễn không đúng (SAM – Phòng thủ miền Bắc chống phi cơ Hoa Kỳ oanh kích), cầu cống, đường sắt (hỏa xa), nhà máy và những mục tiêu quan trọng khác cho phi cơ Hoa Kỳ thả bom. Họ cũng nghĩ ra những phương pháp báo cáo trên làn sóng truyền tin, xóa tan những nghi ngờ trong Saigon về Ares “đã nằm trong tay Bắc Việt” và những báo cáo truyền tin “Ares thoát khỏi sự theo dõi của Bắc Việt, trốn thoát trong đường tơ kẽ tóc…” làm cho MAC-SOG tin tưởng, tiếp tục gửi tiếp tế, thêm các toán biệt kích khác ra ngoài Băc. Kết qủa các toán biệt kích nhẩy dù xuống miền Bắc đều bị giết hay bị bắt sống.

        Một câu chuyện, miền Bắc gọi là “10 Năm Xỏ Mũi cơ quan CIA đi Vòng Quanh” ám chỉ Phạm Chuyên là một loại Điệp Viên Siêu Đẳng. Trên thực tế, anh ta chỉ là “cục đất sét”, lúc đầu nằm trong tay người Hoa Kỳ, sau đó là cơ quan Phản Gián Bắc Việt.

        Con đường đưa đẩy anh ta vào ngành tình báo bắt đầu với sự bất mãn chế độ miền Bắc vào cuối thập niên 1950. Anh ta là một nhà báo bất mãn, một ca sĩ nhạc dân ca, và ăn nói không giữ kẽ, đến tai công an, và được biết có chuyện ngoại tình, do đó bị loại trừ ra khỏi đảng (CS). Theo lời Hà Nội, và được Pribbenow dịch ra “Vì anh ta chống đối. chúng tôi đã định đưa anh ta ra tòa án, nhưng Phạm Chuyên biến mất trong tháng Bẩy hoặc Tám năm 1959.”

        Phạm Chuyên vào đến Saigon trong năm 1960, đúng lúc cơ quan CIA và ngành Quân Báo Hoa Kỳ cùng với ngành tình báo Phủ Tổng Thống VNCH đang tính toán chuyện phá hoại, tình báo chống lại miền Bắc Việt Nam. Họ đang tìm điệp viên, và Phạm Chuyên được ngành tình báo trong miền Nam Việt Nam để ý. Đang gặp khó khăn, Phạm Chuyện đành chấp nhận.

        Trong tuần lễ đầu tiên tháng Tư 1961, Phạm Chuyên được đưa đi xâm nhập vào miền Bắc, đến một làng đánh cá ven biển, cách Hà Nội 35 dặm về hướng đông nam. Người dân làng nhanh chóng phát giác một chiếc tầu nhỏ, lạ, theo báo An Ninh Thế Giới. “Có người dân làng trông thấy một người lạ, trông giống như Phạm Chuyên lẩn trốn trong khu rừng gần làng La Khê. Rồi một mật báo viên báo cáo… anh ta (người lạ) đã trốn trong nhà của bà mẹ Phạm Chuyên.”

        Tiếp xúc với một điệp viên điạ phương, Phạm Chuyên không giữ bí mật, nói thật vói anh ta “Sự thật, anh ta trở về để tổ chức các hoạt động” chống lại chính quyền miền Bắc. Vài ngày sau, nhân viên an ninh bắt được Phạm Chuyên cùng với máy truyền tin, và các vật dụng tình báo khác. Được điều khiển rất cẩn thận, Phạm Chuyên (Ares) trở thành người gián điệp đôi.

        Nếu có ai đó là điệp viên siêu đẳng, người đó chinh là người điểu khiển Phạm Chuyên, Nguyễn Tài (sư phụ - siêu đẳng), người được phân tích gia CIA Frank Snepp thần thánh hóa trong tác phẩm hồi ký bị cấm (tịch thâu) xuất bản năm 1977 “Decent Interval”. Nguyễn Tài là trùm gián điệp miền Bắc trong khu vực Saigon từ năm 1966 đến năm 1970, khi bị phản gián VNCH, CIA bắt được, bị tra khảo dã man, ông ta vẫn không để lộ danh tánh bằng cách tạo ra một loạt những câu chuyện che dấu cho mình. Khi quân Cộng Sản khép chặt vòng vây quanh thành phố Saigon trong mùa xuân năm 1975, Frank Snepp tạo dựng câu chuyện để giết người điệp viên Bắc Việt trong nhà tù. Nhưng “Frank Snepp đã sai lầm” Pribbenow viết trên trang Internet (Web Site) của cơ quan CIA năm 2007 “Người tù điệp viên Nguyễn Tài vẫn còn sống” được đồng đội vào cứu thoát, và “được thăng cấp bậc, nhiệm vụ mới” khi chiến tranh kết thúc “được bầu vào trong Quốc Hội nước Việt Nam Thống Nhất”. Và trong năm 2002, chính quyền cách mạng tuyên dương công trạng cho ông ta với tước vị cao qúy nhất “Anh Hùng của Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân”. Những công trạng của Nguyễn Tài bao gồm: điều khiển Phạm Chuyên làm nhiệm vụ “hai mang” trong ba năm đầu từ khi điệp viên Ares bị bắt.

        Câu chuyện người điệp viên Phạm Chuyên (Ares) nên được dùng để khuyến cáo cơ quan Trung Ương Tình Báo CIA trong nhiệm vụ gài điệp viên vào các quốc gia “khó khăn” như Trung Cộng, Iran, và ISIS (Đất Nước Hồi Giáo). Pribbenow đề nghị. Như những “mục tiêu khó khăn”, Bắc Việt có một hệ thống an ninh nội bộ rất chặt chẽ, mật báo viên trong những khu phố. Đó là “cơn ác mộng cho những ai muốn thực hiện những công tác bí mật đủ loại”

Dallas, 28 March, 2023

vđh

New Vietnam Spy Tale Sheds Light on How the U.S. Lost the War

One of the missing heroes was Pham Chuyen, a little-known but key player in the "American war," as the Vietnamese call it. The old Communist spy died peacefully in his bed last November at the age of 93. Pham's death, in his ramshackle home southeast of Hanoi, passed without fanfare outside Vietnam, unlike those of some of his more illustrious comrades who managed to infiltrate the highest levels of the South Vietnamese government.

Yet according to a four-part series published in an obscure Hanoi military journal in April, Pham was a key double agent in an operation that led to the capture or deaths of scores of CIA and U.S. military–controlled spies for nearly a decade during the war. A translation of the series was provided to Newsweek by Merle Pribbenow, a 27-year CIA veteran who has spent his post-agency years translating Vietnamese Communist materials for the Woodrow Wilson Center for International Scholars in Washington, D.C.

Reported here for the first time outside of Vietnam, the series draws partially on two books by American experts published decades ago. But in declassifying some of its wartime documents, Hanoi sheds new light on how its intelligence service was able to neutralize virtually every spying operation mounted against it by the CIA and, later, a top-secret U.S. military outfit known by its acronym MACV-SOG, or Military Assistance Command Vietnam/Studies and Observations Group. "[From 1961 to 1970], our security forces used the spies that the CIA sent into North Vietnam to lure the CIA into sending equipment and many more commando teams into North Vietnam," said the report in An Ninh The Gioi (World Security). "We killed or captured all of these spies and commandos."

Many were lured into traps by Pham, a North Vietnamese exile in Saigon. The CIA recruited him in 1961 to return north and spy on his homeland. Yet not long after landing by boat at the port of Hai Phong, he was quickly captured and turned into a double agent by North Vietnam's Public Security Bureau, a powerful and fearsome intelligence service modeled on the Soviet KGB.

The CIA and Pentagon have previously acknowledged that nearly all their operations inside North Vietnam in the 1960s were quickly compromised. One secret program run by the U.S. military's Saigon-based Studies and Observations Group tried to capitalize on that, according to a 1999 book, The Secret War Against Hanoi, by national security historian Richard H. Shultz Jr. The unit parachuted captured Communist troops back into North Vietnam with incriminating documents and maps sewn into their clothing, sometimes without their knowledge, counting on them to be caught. "The idea was to make the North Vietnamese think we had vast spy nets operating up there," a former MACV-SOG operative, Wayne Tvrdik, tells Newsweek. Most of the men sent northwere captured and executed.

For years, the extent of Pham's role and even his true allegiance remained a mystery, at least to one U.S. intelligence operative involved in the operation. "Sure, I knew him," the late Sedgwick Tourison, a former U.S. military intelligence agent in Saigon, wrote in his 1995 book, Secret Army, Secret War. "We recruited him to send him back to North Vietnam in 1961. He was still in contact with us until at least 1969, and I was never sure if he was working for us or for North Vietnam."

But a senior former CIA operations officer in Saigon tells Newsweek that he had concluded early on that Pham—code-named "ARES"—had been turned into a double agent. "ARES was a singleton agent infiltrated into North Vietnam by the agency," says Walter McIntosh, a former chief of Vietnam operations for the CIA. "He was taken over by MACV-SOG, which failed to detect that [he] had fallen under North Vietnamese control." McIntosh recalls that he was so certain Pham had been doubled that he refused to assist the military unit on any more resupply missions to him. "I wrote a 12-page dispatch citing the evidence of ARES being in NVN control and what special stuff had been compromised," he says. His warnings evidently bounced off MACV-SOG operators, who continued to believe in Pham, McIntosh says. As a result, "12 men died while [delivering] him a resupply of agent material" in North Vietnam.

According to World Security's account, Pham's handlers in Hanoi concocted over 300 phony intelligence reports for him to send to Saigon, including misleading map coordinates for missile sites, bridges, rail lines, factories and other top targets of U.S. warplanes. They also devised clever radio methods to dampen any suspicion in Saigon that Pham was under Communist control and transmitted fake reports on how their supposed spy was narrowly avoiding capture. Meanwhile, Pham's regular reports that his equipment had been captured prompted MACV-SOG to send more resupply missions north, which always ended in the death or capture of their men.

One installment of Hanoi's needling account is called "10 Years of Leading the CIA Around by the Nose," implying that Pham was some kind of master spy. In reality, he was just a lump of clay, first in the hands of the Americans and then North Vietnam's spy agency.

His unlikely path to espionage stardom began with his disenchantment with North Vietnam's brand of Communism in the late 1950s. He was a disgruntled newspaper reporter and folk singer, and his public grousing soon attracted the attention of security officials. After he also was discovered carrying on an extramarital affair, he was ousted from his local Communist Party chapter. "Because of his acts of opposition," says the new account from Hanoi, according to Pribbenow's translation, "we had planned to prosecute him, but Chuyen fled and disappeared in July or August 1959."

He arrived in Saigon in 1960, at a time when the CIA and U.S. military spy agencies, in concert with a top-secret intelligence unit in the South Vietnamese president's office, were gearing up for ambitious sabotage and espionage operations against the north. Potential agents were in demand, so Pham's arrival from North Vietnam quickly drew their attention. Facing few alternatives, he apparently couldn't resist their recruitment pitch.

In the first week of April 1961, Pham was dispatched north, landing in a fishing hamlet on the coast about 35 miles southeast of Hanoi. A villager quickly noticed the unfamiliar boat, according to the World Security account. "The residents also occasionally saw a stranger who looked like Pham Chuyen hiding in the forested hills of La Khe Hamlet. Then one of our secret informants…reported that he had gone to the home of Chuyen's mother."

Engaged in conversation by the local spy, Pham dropped his guard, telling him "the truth, that he had returned to conduct operations" against North Vietnam. A few days later, the security forces rolled him up, along with his radio and other spy materials. Carefully handled by his captors, Pham was turned into a double agent.

If there's any master spy in the story, it's Pham's handler, Nguyen Tai, who was immortalized by former CIA analyst Frank Snepp in his unauthorized 1977 memoir, Decent Interval. Nguyen was a top Communist spy in the Saigon area from 1966 to 1970, when his South Vietnamese and CIA agents captured him and subjected him to relentless and often brutal interrogation. Over five years, he repeatedly frustrated his agents with a cascading series of cover stories that camouflaged his true identity and the names of his fellow spies. With Communist forces closing in on Saigon in the spring of 1975, Snepp speculated, his interrogators murdered him in his cell.

But "Snepp was wrong," Pribbenow wrote on the CIA's website in 2007. "The prisoner survived." Liberated by his countrymen, he "went on to other important positions" after the war's end, "including elected member of the reunified nation of Vietnam's National Assembly," Pribbenow wrote. And in 2002, the revolutionary government honored him with its highest title, "Hero of the People's Armed Forces." Among his accolades: He had directed the brilliant Pham double agent operation during its first three years. Snepp says he updated his book to include Nguyen's survival in 2002. 

Pribbenow says the failed torture of Nguyen should serve as a warning to CIA interrogators tasked with breaking today's committed Muslim radicals, among other fanatics. "I am not a moralist. War is a nasty business, and one cannot fight a war without getting one's hands dirty," he wrote in 2007. "There are limits, however, beyond which we cannot and should not go if we are to continue to call ourselves Americans."

But Pham's story should stand as an advisory opinion for those who say the CIA has little to show for its spying operations against the likes of China, Iran and ISIS, Pribbenow suggests. Like those "hard targets," North Vietnam had vast internal security networks and informants on every block. It "was a nightmare for anyone trying to conduct clandestine operations of any kind," Pribbenow says. Hanoi had "public security and 'militia/self-defense' organizations that extended down to the village and hamlet level." Plus, "everyone knew everyone else, and when a stranger appeared, everyone quickly knew about it." The same holds for China, Iran and territory held by ISIS.

If Pham had any regrets about helping the Communists he once despised kill agents from the south, where he had hoped to live, he never showed it. In fact, no one except his brothers and sisters knew about his spying life until a few days before he died, according to the account in World Security.

He died amazed that Tourison, one of the Americans he had been closest to in Saigon, still wasn't sure which side he had been on. "That is truly incredible," Pham wrote in a private memoir for his intelligence service. "This means that Tourison and the CIA in South Vietnam were defeated by North Vietnamese Public Security and that the United States was defeated by the Democratic Republic of Vietnam."

Newsweek national security correspondent Jeff Stein is the author of A Murder in Wartime: The Untold Spy Story That Changed the Course of the Vietnam War (St. Martin's Press, 1992).

Báo Công An Việt Cộng (tài liệu nghiên cứu)

Điệp viên Ares và hành trình trở lại miền Bắc Việt Nam

Sáng sớm ngày 5/4/1961, tại một bến tàu ở Đà Nẵng, một chiếc tàu hình dáng như tàu đánh cá trọng tải khoảng 40 tấn chở theo một chiếc xuồng cao su và một chiếc thuyền nan nhỏ lặng lẽ rời bến. Ra khỏi cửa biển Đà Nẵng, chiếc tàu nhằm thẳng hướng Tây - Bắc.
Trên tàu, ngoài thuyền trưởng và mấy thủy thủ, có một người khách nói giọng Bắc. Các thủy thủ chỉ được thuyền trưởng thông báo đó là một cán bộ của Trung ương đi công tác đặc biệt và là người chỉ huy chung trên suốt hành trình. "Cán bộ Trung ương" ấy không ai khác chính là Phạm Chuyên.

Chạy mải miết suốt 3 ngày, tới 4 giờ chiều 7/4, khi đã ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ, thấy phía trước mặt lờ mờ nhiều dãy núi đá, thuyền trưởng cho tàu dừng lại, nấu cơm ăn và nắm cho Chuyên một nắm to.

Khi bữa cơm chiều kết thúc đã là 6 giờ 30 phút. Cuối xuân nên trời tối rất nhanh, thuyền trưởng cho tàu nhổ neo nhằm thẳng hướng có dãy núi đá chạy vào bờ. Sau hơn 3 giờ, tàu đã đi vào khu vực Hồng Gai. Khi chạy qua luồng Cửa Dứa, đến gần một quả núi cao, Quân, gã lái tàu vốn là một ngư dân trước khi vượt tuyến vào Nam đã có thâm niên đi biển ở khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng 20 năm nên rất thành thạo luồng lạch, khẳng định là núi cột cờ, Quân cho tàu dừng lại, thuyền trưởng lệnh cho nhóm thủy thủ hạ chiếc thuyền nan và chiếc xuồng cao su xuống nước.

Sau hơn nửa tiếng chuẩn bị, đưa máy truyền tin và hành lý của Chuyên lên thuyền nan, buộc chiếc thuyền nan vào phía sau xuồng cao su, Chuyên ngồi lên chiếc thuyền nan, Quân lái chiếc xuồng cao su chạy về phía hang Đầu Gỗ rồi rẽ sang ghềnh Si. 

2 giờ sáng ngày 8/4, đến ghềnh Si, Quân lái xuồng cao su quay lại tàu, Chuyên bơi thuyền nan theo kênh tiến vào núi đất. Vì nước xuống rất mạnh, lại chèo ngược dòng nên đến gần sáng, Chuyên mới vào được bờ. Vội vã vác hai chiếc máy truyền tin cùng tư trang lên giấu ở rừng sú, Chuyên kéo chiếc thuyền vào một lạch nhỏ giữa rừng sú và trốn trong rừng cả ngày. Vậy là sau 22 tháng bỏ trốn vào Nam, Phạm Chuyên đã trở lại quê hương nhưng với một vai trò khác, điệp viên của CIA với mật danh Ares.

Báo cáo của Sở Công an Hồng Quảng về việc khai thác Phạm Chuyên sau gần hai tháng bắt giữ.

2. Để chuẩn bị cho chuyến trở về này của Chuyên, trước đó gần một năm, Phan (tức trung úy Đỗ Văn Tiên (biệt danh Francois), nhân viên Phòng 45) và nhân viên CIA Edward Reagan đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng.

Đầu tháng 10-1960, sau khi vượt qua các vòng thẩm vấn, Phan đưa Chuyên đến một căn phòng trên tầng 5 ngôi nhà số 13 đường Kỳ Đồng. Tại đây, Phan thông báo với Chuyên rằng Tổng bộ đồng ý tuyển dụng, từ hôm nay Chuyên sẽ phải trải qua một khóa đào tạo. Thời gian học, Chuyên được hưởng lương 3.000 đồng tiền miền Nam/ tháng. Sau thời gian học, lương sẽ tăng lên 5.000 đồng/ tháng. 

Ngay ngày hôm sau, Phan bắt đầu công việc huấn luyện Chuyên bằng cách đưa cho một tập tài liệu về phương pháp công tác yêu cầu đọc kỹ, sau đó có gì thắc mắc thì hỏi lại và cùng thảo luận. Nội dung tài liệu này là hướng dẫn các phương pháp hoạt động gián điệp gồm: công tác bí mật; hướng phát triển cơ sở; tuyên truyền - điều tra - phân tích, chia loại; lãnh đạo đấu tranh; liên lạc báo cáo… Thời gian đọc và thảo luận tài liệu này trong 1 tuần. 

Sau một tuần học về phương pháp công tác, Phan đưa một người nữa, giới thiệu tên là Tý, nhân viên điện đài đến hướng dẫn Chuyên về cách truyền tin bằng vô tuyến điện. Giữa tháng 1/1961, khi đã thành thạo việc phát tin, Chuyên được chuyển đến một ngôi nhà ở đường Nguyễn Biểu để thực tập. Thời kỳ đầu tập liên lạc với Đài P8M ở ngay Sài Gòn, sau đó chuyển sang liên lạc với một đài ở xa hơn. Sau gần một tháng thực tập, khi đã thành thục, Chuyên phải trải qua một cuộc kiểm tra. Kết thúc khóa học này, tên đài của Chuyên được trung tâm đặt là ARES; bí danh của Chuyên là "Hạ Long". Khi liên lạc, trung tâm sẽ xưng hô là "Tổng bộ".

Phan còn hướng dẫn Chuyên trong trường hợp không liên lạc được qua điện đài thì sẽ dùng thư, bưu thiếp để báo cáo tình hình. Tất cả thư, bưu thiếp đều dùng danh nghĩa hai em trai của Chuyên là Phạm Ốc và Phạm Đắc gửi cho Chuyên qua một người khác làm trạm trung gian. Bưu thiếp sẽ gửi tới 2 địa chỉ: Phạm Kỷ, số 186 ấp Tây 3, xã Phú Nhuận, quận Tân Bình - Gia Định và Phạm Thị My, học sinh đệ nhất Trường Lê Quý Đôn, số 216 Phan Đình Phùng - Sài Gòn. Thư chỉ gửi cho bà Kraemer Jean ở Pháp.

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, giữa tháng 2/1961, Phan quay lại gặp Chuyên để tiếp tục huấn luyện về chính trị. Kết thúc khóa học, Phan đưa Chuyên ra Nha Trang nghỉ mát  nửa tháng. Trong nửa tháng ở Nha Trang, Phan tiếp tục đưa bản kế hoạch công tác khi trở ra Bắc của Chuyên viết trước đó để thảo luận, đặc biệt là cách nói dối thế nào cho hợp lý nếu sau khi ra Bắc mà bị bắt và Công an miền Bắc không thu được tài liệu. Cả hai thống nhất trong hoàn cảnh này Chuyên sẽ khai do vào Nam không được thu dung vì bị nghi vấn nên quyết định vượt tuyến quay về đầu thú, chưa kịp ra trình diện thì đã bị bắt.

Nhưng khi bàn đến phương án nếu bị bắt mà Công an thu được cả máy móc, tài liệu thì cả hai không tìm được tiếng nói chung, Phan nói rằng trong hoàn cảnh ấy Chuyên "tùy cơ ứng biến" nhưng tuyệt đối không được nhận là "cán bộ chính trị miền Nam cử ra Bắc" vì như vậy sẽ là vi phạm Hiệp định Geneve. Sau đó, Phan đưa Chuyên ra Đà Nẵng nhận tàu.

Nhiệm vụ mà Chuyên được giao trong lần quay trở lại miền Bắc là: tổ chức cơ sở quần chúng; tổ chức một khu căn cứ chuẩn bị cho hoạt động vũ trang; tổ chức cơ sở vùng biên để làm cơ sở đón tiếp tế về người, vũ khí, hàng hóa lương thực từ miền Nam ra; cập nhật và báo cáo tin tức về các mặt quân sự, chính trị, kinh tế ở vùng hoạt động.

Phan bàn rất kỹ với Chuyên về đối tượng tiếp cận để gây dựng lực lượng, theo đó, ngoài dân chài, thì phải đặc biệt chú ý tới cán bộ xã, đoàn viên thanh niên. Khi đã có lực lượng, giai đoạn đầu tùy theo tình hình phát triển của cơ sở và dựa vào chính sách, hướng dẫn quần chúng tham gia đấu tranh hợp pháp với những bất hợp lý trong việc thực hiện chính sách dân công, hợp tác xã… Việc chuyển hình thức đấu tranh tùy theo sự phát triển của cơ sở và theo sự chỉ đạo từ trung tâm, dứt khoát không được tự động làm khi chưa có lệnh.

Theo kế hoạch Phan đưa ra, sau khoảng 1 đến 2 năm, khi Chuyên đã gây dựng được cơ sở vững và guồng máy hoạt động tốt, trung tâm sẽ cử người ra hoặc Chuyên chỉ định người mà mình đã tuyển để thay thế, Chuyên sẽ trở lại miền Nam. Trong trường hợp bị lộ, Chuyên báo cáo để trung tâm tổ chức đón. Trường hợp khẩn cấp, có thể bị bắt thì Chuyên rút vào rừng trốn, chờ trung tâm tổ chức cho tàu ra đón bằng đường biển…

3. Sở dĩ Phạm Chuyên được đào tạo kỹ lưỡng như vậy vì Ares là điệp viên đầu tiên do CIA đào tạo để đánh ra miền Bắc. CIA kỳ vọng nếu Ares xâm nhập và hoạt động được ở miền Bắc sẽ là cơ sở để tiếp tục đưa điệp viên và các toán biệt kích ra Bắc.

Sau này, trong cuốn sách "Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH" của dịch giả Vũ Đình Hiếu cũng viết rằng để chuẩn bị cho việc đưa Phạm Chuyên xâm nhập miền Bắc, trong khi Chuyên được huấn luyện các kỹ năng thì trung úy Tiên và Edward Reagan bận rộn phác thảo kế hoạch đưa điệp viên xâm nhập miền Bắc.

"CIA cho rằng việc phái Chuyên xâm nhập miền Bắc bằng đường biển là rất hợp lý. Với niềm hứng khởi ấy, hai chuyên viên tình báo bay ra Đà Nẵng tìm địa điểm xuất phát. Họ thuê một biệt thự kín đáo, có tường bao quanh làm mật cứ. Mọi động thái cũng như đường đi, nước bước của họ từ đó về sau có mật hiệu là Pacific.

Sau điệp viên Ares, nhiều toán biệt kích bị bắt ngay sau khi đặt chân xuống miền Bắc.

Trước khi Chuyên được gửi đi, Phòng 45 quyết định triển khai kế hoạch ngắn hạn: thả điệp viên đến khu phi quân sự, dọc theo Vĩ tuyến 17 để thăm dò. Nhân vật được tuyển chọn cho kế hoạch này là một người theo đạo Công giáo, quê ở Hà Tĩnh, tên là Vũ Công Hồng. Anh ta được huấn luyện cấp tốc và đưa ra sống ở Huế trong một căn nhà được bảo vệ rất nghiêm mật. Vũ Công Hồng (mang mật danh là Hirondelle) đã sẵn sàng lên đường. Thiếu tá Trần Khắc Kính nhân vật thứ hai của Phòng Liên lạc Phủ Tổng thống chỉ đạo mọi hoạt động xuất phát từ Huế, với mật danh là Atlantic (…). Vài tuần sau, Hồng trở về căn cứ an toàn. Mặc dù Hồng chỉ cung cấp một ít thông tin về đường đi, nước bước của hệ thống an ninh Bắc Việt, nhưng cũng đủ làm cho những nhân viên của Phòng 45 hứng khởi. Sau chuyến đi của Hồng hai tháng, Chuyên đã sẵn sàng lên đường, với hành trang là kiến thức của một năm được huấn luyện.

Đầu tháng 4/1961, Chuyên lên tàu Nautilus 1, rời Đà Nẵng, theo hành trình 2 ngày về phía Bắc. Không may cho Chuyên do gặp phải thời tiết xấu, chiếc Nautilus 1 đành quay trở về nơi xuất phát. Vài hôm sau thời tiết đẹp trở lại, Chuyên tiếp tục lên đường. Cả Tiên và Reagan đều ra bến tàu tiễn đưa Chuyên. Sau này Tiên nhớ lại là khi chia tay với Chuyên, anh ta đã chúc Chuyên may mắn nhưng Chuyên không nói nửa lời".

4. Sau một ngày trốn trong trong rừng sú, đêm 8/4, sau khi chôn giấu máy truyền tin, Chuyên lẩn về nằm ở trong vườn nhà mình nhưng không dám vào nhà vì sợ em dâu, là vợ Phạm Ốc, và vợ con mình biết sẽ bị lộ. Sáng hôm sau, khi thấy Ốc đi làm, Chuyên mới gọi Ốc. Tối hôm đó, Chuyên gặp mẹ và hai em trai là Ốc và Đắc. Sau mấy ngày trốn trong nhà, khi nghe thông tin có người đến nhà ông Ngột lấy hai mái chèo ở chiếc thuyền lạ ngoài bãi biển, Chuyên mang máy truyền tin cùng tư trang lên rừng trốn.

Dù phải sống trong cảnh trốn chui trốn lủi, nhưng Chuyên cũng 3 lần lấy máy ra liên lạc về trung tâm. Nhưng vì chậm so với giờ lên máy đã quy ước với trung tâm nên đều không được. Chuyên viết thư và bưu thiếp sau đó để Ốc chép lại có nội dung mật báo gửi vào 3 địa chỉ đã quy ước từ trước với Phan.

Cho tới ngày 27/4, lần thứ 4 lên máy, Chuyên mới liên lạc được với trung tâm, báo cáo đã về tới nơi nhưng căn cứ bị động nên còn ở La Khê. Hai ngày sau, Chuyên lại liên lạc với trung tâm. Sau đó, cách vài ngày, Chuyên lại lên máy liên lạc với trung tâm. Cùng với báo cáo tình hình vào Nam, Chuyên bắt tay vào tuyển người, ngoài 2 em ruột, một em họ, Chuyên chú ý tới những người bạn và một số cán bộ cùng công tác trước kia có tư tưởng bất mãn; Chuyên dự định tổ chức cơ sở vùng ghềnh Si, lập ban đón tiếp, chuẩn bị nhận tiếp tế chuyến đầu tiên vào cuối tháng 5.

Với các ngư dân, Chuyên có ý định dùng gạo để mua chuộc và tổ chức họ. Khi trung tâm chuyển tiền ra sẽ tổ chức thuyền đánh cá để có thể nhận tiếp tế từ ngoài xa ở Hạ Long hay Cát Bà, để tàu tiếp tế không phải vào quá sâu, sẽ nguy hiểm; lựa chọn người để cuối tháng 10-1961 sẽ gửi vào Nam học vô tuyến điện, sau đó ra làm nhiệm vụ liên lạc điện đài để Chuyên tập trung vào việc tổ chức, gây dựng lực lượng… 

Tất cả những dự định ấy mới chỉ được vạch ra thì sau 7 phiên liên lạc bằng điện đài, tối ngày 6/6/1961 Đắc bị bắt khi đang trên đường mang điện đài và lương thực lên rừng tiếp tế cho Chuyên.

Biết em bị bắt trước sau gì cũng sẽ khai ra việc mình vượt tuyến xâm nhập về Bắc, Chuyên quyết định đánh lạc hướng bằng cách một mặt viết thư xin đầu thú rồi cho em ra bưu điện gửi tới Công an huyện Yên Hưng nhưng trong lúc ấy cũng lên kế hoạch liên lạc với Trung tâm cho rút bằng đường biển. Tuy nhiên, kế hoạch này chưa kịp thực hiện thì chỉ vài ngày sau khi em bị bắt, Chuyên cũng bị bắt khi đang trốn trong bồ thóc trong buồng cùng với súng ngắn, lựu đạn, tiền và tài liệu; sau đó Chuyên phải khai nơi giấu bộ máy điện đài thứ hai cùng tất cả tài liệu trong hang trên núi Đá Chồng. 

Sau gần 2 tháng đấu tranh, Phạm Chuyên đã bị khuất phục và khai hết kế hoạch mà CIA giao cho khi xâm nhập ra Bắc. Sau khi đánh giá lại toàn bộ quá trình bắt, đấu tranh với Phạm Chuyên, Cục Bảo vệ Chính trị và Sở Công an Hồng Quảng khẳng định tất cả vẫn đảm bảo bí mật, một kế hoạch táo bạo được gửi lên Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn, đó là cho lập Chuyên án BK63 đấu tranh với CIA với mục đích: duy trì chuyên án hoạt động lâu dài nhằm khống chế được hoạt động của địch đối với địa bàn khu vực Đông Bắc; phát hiện toàn bộ âm mưu và thủ đoạn hoạt động gián điệp biệt kích đối với miền Bắc, tạo điều kiện để chủ động tấn công lại địch. Tổ chức câu nhử, đón bắt những nhóm gián điệp khác nhằm khai thác triệt để các trung tâm gián điệp biệt kích của địch; tính toán khả năng phái khiển người vào tổ chức của địch khi cần thiết.

Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn đã chỉ đạo trong quá trình đấu tranh phải đảm bảo nguyên tắc "tích cực bảo vệ mình, chủ động tiêu diệt địch" để vận dụng vào việc bố trí các tin tức, tình huống giả tạo với phương châm "không để thiệt hại cho ta, chỉ được lợi cho ta".

Những cán bộ tham gia chuyên án cũng không thể nghĩ từ đây, một cuộc chiến âm thầm đã diễn ra tới 10 năm sau mới kết thúc…

*****************************************

Tiết lộ hồ sơ chuyên án bắt gián điệp đầu tiên ở Miền Bắc

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, với âm mưu "đánh Cộng sản trong lòng Cộng sản", Cơ quan Tình báo Mỹ và Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đã tung ra miền Bắc hàng trăm tên gián điệp, biệt kích. Tất cả số này đều bị ta tiêu diệt hoặc bắt sống; không những thế, lực lượng Công an nhân dân (CAND) còn thực hiện thành công chiến thuật "dùng người của địch, phương tiện của địch để đánh lại địch". Chuyên án BK63 là một chiến công tiêu biểu của cuộc đấu tranh bí mật này.

Trong suốt 10 năm (1961- 1970), lực lượng an ninh đã dùng chính gián điệp mà CIA đánh ra Bắc để câu nhử CIA đưa phương tiện và nhiều toán biệt kích ra Bắc theo ý đồ của ta.  Được sự giúp đỡ của Cục Chính trị Tổng cục An ninh, phóng viên Chuyên đề ANTG đã tiếp cận khá đầy đủ hồ sơ chuyên án. Loạt bài tư liệu này sẽ dựng lại phần nào cuộc đấu trí suốt 10 năm của các cán bộ an ninh với trung tâm CIA…

1. Một buổi sáng đầu tháng 4/1961, cũng như bao buổi sáng khác, ông Ngột, một ngư dân ở thôn La Khê, xã Tiền An, huyện Yên Hưng, tỉnh Hồng Quảng (nay là Quảng Ninh) cùng một bạn chài từ trong làng ra bến thuyền để đi biển. Nhưng khi qua đầm Thùa (thôn La Khê), hai người bất ngờ thấy có một chiếc thuyền nan có kiểu dáng rất lạ, không giống như của ngư dân vùng Hồng Quảng đang sử dụng.

Tò mò, hai người đến xem thì thấy trong thuyền có hai chiếc bơi chèo, một chiếc giỏ đan bằng mây để đựng cá, một cần câu, một ống câu. Thấy những vật này bỏ trong chiếc thuyền vô chủ, ông Ngột đã lấy mang về nhà, còn chiếc thuyền thì mang để ở bến thuyền với ý định sẽ dùng chung. Nhưng sáng hôm sau, khi ra bến thì  không thấy chiếc thuyền đâu nữa. 

Chuyện chiếc thuyền lạ lập tức được báo cho Cơ quan Công an. Công an huyện Yên Hưng sau đó cử cán bộ đi xác minh đã tìm thấy chiếc thuyền lạ này ở một xã khác cách xã Tiền An 2km. Người chủ của chiếc thuyền trình bày rằng anh ta mua lại của một gia đình thuyền chài. 

Đúng lúc chuyện chiếc thuyền lạ bỗng nhiên dạt vào bờ còn chưa hết xôn xao thì mấy hôm sau, anh Phạm Văn Hán, ở xã Tiền An lên báo với Công an xã rằng mẹ anh là bà Trới, chiều ngày 9/4 khi lên núi Đầm Thùa lấy củi thì bất ngờ thấy ở gần nhà Phạm Ốc có một người đàn ông lạ ngồi trong bụi rậm, xung quanh có rất nhiều quần áo. Khi thấy bà, người này úp mặt trên đầu gối như che mặt rồi gừ lên một tiếng nghe sởn tóc gáy, tưởng ma, bà vứt cả dao lẫn củi bỏ chạy về nhà.

Báo cáo của Sở Công an Hồng Quảng gửi Bộ Công an về việc bắt Phạm Chuyên.

Khi Công an huyện cử cán bộ đến gặp bà Trới để hỏi chuyện này thì bà nói rằng không có gì cả, người ngồi trong bụi rậm hôm ấy là Phạm Ốc, hôm đó đi lấy dây rừng về buộc chuồng lợn, thấy bà đi một mình nên định trêu bà thôi. Sau đó Ốc đã đến nhà xin lỗi vì làm bà sợ.

Tuy nhiên, với các cán bộ an ninh, xâu chuỗi những thông tin lại đã khiến họ đặt một nghi vấn lớn hơn, bởi Phạm Ốc có một người anh ruột là Phạm Chuyên vốn là một phần tử chống đối ở địa phương nhưng hai năm trước đã bỏ trốn đi Nam.

Theo hồ sơ lưu tại Cơ quan Công an thì Phạm Chuyên sinh năm 1922, thời Pháp thuộc đi lính khố xanh và được đi học về điện đài. Sau Cách mạng Tháng Tám, Chuyên tham gia Cách mạng và được kết nạp vào Đảng và có một thời gian làm ở Ty Công an Quảng Yên. Tháng 10/1947, Chuyên bị Pháp bắt, sau được tha và làm thư ký hội đồng ở thị xã Hồng Gai. Tháng 5-1948, Chuyên bỏ về quê, sau đó chạy vào căn cứ địa cách mạng ở huyện Hoành Bồ và được kết nạp Đảng lại.

Cuối năm 1948, Chuyên được phân công phụ trách 3 xã ở huyện Yên Hưng; đầu năm 1949, Chuyên được điều về làm ở Ban Thi đua tỉnh; đầu năm 1950 chuyển sang làm ở Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Yên. Năm 1953, khi được cử đi học trường Đảng, Chuyên bị tố hủ hóa sau đó đã cùng tình nhân bỏ vào vùng địch nên lại bị khai trừ Đảng. Sau hòa bình, dù được bố trí công tác trong một cơ quan, nhưng cuối năm 1957, Chuyên bất mãn, nên bỏ cơ quan về và gọi cả em trai là Phạm Ốc lúc đó đang học y sĩ bỏ học về nhà.  

Về quê, sẵn tư tưởng bất mãn nên Chuyên sáng tác ca dao, hò vè đả kích, khích động quần chúng đấu tranh. Tháng 6/1959, sau khi bị Tòa án nhân dân huyện Yên Hưng gọi lên xét hỏi về hành động chống đối chính quyền, khi được cho về viết kiểm điểm, Chuyên đã bỏ trốn đi Nam. Thời gian sau đó, có bưu thiếp của Chuyên gửi về báo tin Chuyên làm ăn phát đạt.

Một loạt câu hỏi được đặt ra: Phải chăng Phạm Chuyên đã quay về? Người ngồi trong bụi rậm chính là hắn? Việc Phạm Ốc tự nhận là người ở bụi cây dọa bà Trới là một trò đánh lạc hướng điều tra của công an và để dập tắt mọi sự nghi ngờ?

Một báo cáo khẩn cấp của Công an Hồng Quảng gửi về Bộ Công an. Sau khi nhận được chỉ thị của Bộ, một đội trinh sát tinh nhuệ bí mật triển khai bám sát những thành viên trong gia đình Phạm Ốc và theo dõi những biến động khả nghi ở vùng lân cận.

Đêm 6/6/1961, phát hiện Phạm Đắc, em ruột Phạm Chuyên, xách một túi vải đi về thị xã Quảng Yên với nhiều dấu hiệu nghi vấn, tổ công tác quyết định bắt Phạm Đắc đưa về Đồn Công an Quảng Yên. Tại đây, khi khám xét chiếc túi đã thu giữ  một máy phát tin, một gói cơm nếp và một số thực phẩm. Đấu tranh ngay trong đêm, Đắc khai chiếc máy này là của Phạm Chuyên, chiếc thuyền nan mà người dân xã Tiền An phát hiện thấy ở bờ biển chính là thuyền của Chuyên.  

Kế hoạch vây bắt Phạm Chuyên được vạch ra. Khuya 11/6/1961, đồng chí Nguyễn Minh, Trưởng Ty Công an Hồng Quảng đã chỉ huy tổ trinh sát đặc nhiệm bí mật bắt Phạm Chuyên ngay tại nhà. Khám nhà, công an thu được 19 bộ lốc mã giấu trong cót thóc. Mở rộng diện đấu tranh, ta thu được trọn bộ điện đài vô tuyến điện gồm một máy thu, một máy phát và một máy phát điện quay tay.

Từng làm công an và lại được CIA đào tạo bài bản nên những ngày đầu bị bắt, Phạm Chuyên kiên quyết không khai và giở nhiều thủ đoạn để đối phó với cán bộ điều tra. Sau khi nhận báo cáo của Công an Hồng Quảng, đồng chí Nguyễn Tài, lúc đó là Cục trưởng Cục Bảo vệ Chính trị (đồng chí Nguyễn Tài sau này là Thứ trưởng Bộ Công an, rồi chuyển sang làm Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan), trực tiếp xuống Hồng Quảng.

Sau những cuộc trò chuyện với Phạm Chuyên, Cục trưởng Nguyễn Tài nhận ra một điều Phạm Chuyên là kẻ tráo trở nhưng lại rất thương mẹ, thương em, vì vậy cùng với việc thuyết phục Phạm Chuyên, Cục trưởng Nguyễn Tài cũng chỉ đạo phải làm tốt chính sách với với gia đình Phạm Chuyên. Vì vậy mà sau vài lần nói chuyện với Cục trưởng Nguyễn Tài, cùng với sự tác động của các cán bộ an ninh, Phạm Chuyên mới khai lại toàn bộ.

2. Trong bản báo cáo ngày 5/7/1961 có đóng dấu "tối mật" của Sở Công an khu Hồng Quảng đã trình bày lại toàn bộ quá trình trốn vào Nam  của Phạm Chuyên như sau:

Ngày 25/6/1959, sau khi được Tòa án nhân dân huyện Yên Hưng cho về viết kiểm thảo, Phạm Chuyên quyết định bỏ trốn.

Ban đầu Chuyên lên Hà Nội rồi mua vé xe khách đi vào Vinh. Từ Vinh, Chuyên đi theo đường số 8 lên biên giới rồi vượt biên sang Lào. Sang Lào, sau khi được tiếp nhận, Chuyên được đưa về Savanakhet để thẩm vấn. Sau 9 tháng ở Lào và qua nhiều vòng thẩm vấn, Chuyên được đưa về trung tâm tiếp đón đồng bào vượt tuyến ở Sài Gòn. Tháng 5/1960, sau khi trải qua nhiều vòng thẩm vấn, Chuyên đề đạt nguyện vọng được có một việc làm để sinh sống, khi nào cần sẽ tình nguyện về miền Bắc làm việc, nếu không xin cứ cho nằm lại ở trung tâm.

Công việc mà Chuyên được Sở Nghiên cứu chính trị giao cho làm sau đó là đi nói chuyện ở một số địa phương với nội dung xuyên tạc về chính sách thuế nông nghiệp, hợp tác xã ở miền Bắc.

Sau vài tháng đi nói chuyện, một ngày đầu tháng 9/1960, một người tên là Phan đến gặp Chuyên. Phan giới thiệu là nhân viên của Sở Nghiên cứu chính trị thuộc Phủ Tổng thống (thực chất là cơ quan tình báo, phản gián chiến lược của chính quyền VNCH được thành lập năm 1956 do Trần Kim Tuyến làm giám đốc. Sở này có nhiệm vụ điều tra, thu thập tin tình báo chiến lược về mọi mặt; tổ chức, chỉ huy các hoạt động gián điệp tại Bắc Việt, bảo vệ an ninh nội bộ…).

Huấn luyện biệt kích tại Đà Nẵng.

Câu chuyện của Phan vẫn chỉ xoay quanh việc Chuyên vượt tuyến, việc Chuyên từng học điện đài thời Pháp thuộc. Cuối cùng, Phan mới lật bài ngửa với Chuyên khi hỏi thẳng có dám mạo hiểm trở lại miền Bắc không. Sau khi Chuyên đồng ý, Phan hẹn lần sau sẽ gặp để bàn tiếp công việc. 

Vài ngày sau, Phan lại tới và yêu cầu Chuyên tự viết bản kế hoạch hoạt động khi quay trở lại miền Bắc. Chuyên lập tức viết một bản kế hoạch, trình bày chi tiết từ kế hoạch vượt tuyến trở lại miền Bắc, tới phương pháp gây dựng cơ sở khi ra Bắc, cách thức lãnh đạo đấu tranh, phương tiện liên lạc để cung cấp tin cho trung tâm ở Sài Gòn và cả dự trù kinh phí hoạt động… Cầm bản kế hoạch này, Phan ra về và hẹn sẽ gặp lại sau khi nghiên cứu.

Một buổi chiều giữa tháng 9/1960, Phan quay trở lại gặp Chuyên và đưa Chuyên đến khách sạn Majestic để gặp một người Mỹ. Người Mỹ này lại hỏi Chuyên những câu hỏi mà Phan đã hỏi nhiều lần; gã người Mỹ còn hỏi Chuyên về ấn tượng với chính thể miền Nam rồi sau đó câu chuyện kết thúc. Một tuần sau, Phan lại đưa Chuyên đến gặp gã người Mỹ nhưng địa điểm là ngôi biệt thự trên một con phố. Gã người Mỹ lại đặt những câu hỏi trắc nghiệm tâm lý. Khi kết thúc, gã nói với Chuyên rằng "cán bộ của chính phủ sẽ gặp ông nữa. Riêng tôi, chúc ông thành công".  

3. Đó là nội dung Phạm Chuyên khai vào tháng 6/1961. Mấy chục năm sau, trong cuốn sách "Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH" của dịch giả, giáo sư Vũ Đình Hiếu  (Giáo sư Vũ Đình Hiếu là một cựu biệt kích quân đội VNCH, sang Mỹ năm 1975, đi học trở lại, sau này trở thành giáo sư chuyên ngành Công nghệ thông tin, từng giảng dạy các trường đại học ở bang Texas - (Mỹ), căn cứ vào những tài liệu đã giải mã của Lầu Năm Góc cũng đề cập tới việc CIA và tình báo VNCH tuyển chọn Phạm Chuyên, trong đó có nhắc tới 2 người đã thẩm vấn và đào tạo Chuyên, đó là Trung úy Đỗ Văn Tiên, nhân viên của Phòng 45 và Edward Reagan, nhân viên CIA. 

Phòng 45 là mật danh của  Phòng Bắc Việt, trực thuộc Phòng Liên lạc Phủ Tổng thống VNCH, thực chất là một đơn vị tình báo do CIA lập ra vào cuối năm 1958 gồm 12 sĩ quan người Việt cấp bậc từ thiếu úy đến trung úy. Tất cả những người này đều do CIA tuyển chọn và đào tạo về nghiệp vụ tình báo, tác chiến, phương thức phá hoại và chỉ huy đường dây tình báo.

"Phòng 45 lập kế hoạch 5 năm để xâm nhập vào vùng hậu phương mà đối phương kiểm soát rất chặt chẽ. Lần này Phòng Liên lạc Phủ Tổng thống giao trách nhiệm cho Trung úy Đỗ Văn Tiên (mật danh Francois) phái một điệp viên đơn tuyến xâm nhập miền Bắc. Francois tìm được một người thích hợp là Phạm Chuyên, nguyên là một đảng viên biến chất, quê ở tỉnh Quảng Ninh. Chuyên bị vợ bỏ nên anh ta di cư vào Nam.

Thoạt đầu Phạm Chuyên từ chối, mặc dù Trung tá Lê Quang Tung đã cho đàn em theo dõi, dụ dỗ suốt nửa năm trời. Trung úy Tiên (Francois) buộc phải cộng tác với một nhân viên CIA là Edward Reagan tìm cách thuyết phục Chuyên. Sau hơn 6 tháng CIA trổ tài, Phạm Chuyên nhận lời. Anh ta được đưa ra Nha Trang để làm kỳ trắc nghiệm tâm lý. Chuyên đạt điểm xuất sắc trong kỳ trắc nghiệm.

Sau đó, Chuyên còn phải trải qua hai kỳ khảo nghiệm nữa, một ở Sài Gòn và một ở Nha Trang. Tiếp theo CIA huấn luyện cho Chuyên 6 tháng về kỹ năng truyền tin. Trong lúc Chuyên được huấn luyện các kỹ năng thì Trung úy Tiên và Reagan bận rộn phác thảo kế hoạch đưa điệp viên xâm nhập miền Bắc…".

Nhưng, đây là chuyện của mấy chục năm sau, khi các hồ sơ đã được giải mật.  Còn vào thời điểm năm 1961 thì CIA vẫn chắc mẩm rằng đã thành công khi đưa được Phạm Chuyên trở lại miền Bắc an toàn…

****************************************

Điệp viên Ares biến mất và chuyện không có hồ sơ

Nhờ một cán bộ Công an thị xã Quảng Yên dẫn đường, tôi đến ngôi nhà của gia đình ông Phạm Chuyên ở thôn Thùa, xã Tiền An vào một ngày cuối tháng 3. Đó là căn nhà xây 3 gian, mái lợp ngói nằm dưới chân một quả đồi, cách con đường liên xã vài trăm mét.
Đây là ngôi nhà năm 1961, Phạm Chuyên đã về ẩn náu khi từ miền Nam ra. 10 năm sau, khi chuyên án kết thúc, ông Chuyên cùng vợ con sống ở đây cho tới ngày cuối đời. Chỉ chiếc xe đạp cũ kỹ để bên hiên, anh cán bộ đi cùng tôi bảo: "Ngày còn sống, ông già có thói quen tập thể dục bằng đạp xe, mãi năm 90 tuổi rồi mà ông vẫn đạp xe đi khắp".
Thấy cán bộ công an huyện đến thăm, người con dâu của ông Vẹt, con trai út của ông Chuyên đi xuống mở cửa cho chúng tôi vào. Sau hơn nửa thế kỷ dãi dầu mưa nắng lại không được tu sửa, căn nhà đã xập xệ, cũ kỹ. Giữa nhà là chiếc bàn thờ đặt di ảnh ông bà Phạm Chuyên.

Bà vợ ông mất cách đây mấy năm; tháng 12/2014, khi đã qua tuổi 95, ông đi theo bà sau mấy tháng bị ốm. Căn nhà này giờ khóa cửa cả ngày, buổi tối chỉ có ông Vẹt xuống ngủ cho đỡ cô quạnh. Trong căn nhà cũ kỹ này, chủ nhà vẫn dành một góc trang trọng nhất treo tấm bằng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất do Chủ tịch nước tặng ông Phạm Chuyên năm 1997 vì "Đã có thành tích trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước" và Huy chương Vì An ninh Tổ quốc do Bộ Công an tặng.

Anh cán bộ đi cùng tôi kể rằng cách đây mấy năm, Bộ Công an đã tặng gia đình ông Chuyên 50 triệu đồng để sửa nhà. Hôm đi nhận tiền ở Công an huyện, ông Chuyên chỉ nói cảm ơn rồi khóc vì cảm động. Nhưng nhận tiền về, ông không dùng sửa nhà mà dành phần lớn cho đứa cháu nội vừa bị tai nạn giao thông đi chữa bệnh.

Trung tá Nguyễn Văn Chiếm, Đội phó Đội An ninh Công an thị xã Quảng Yên kể rằng hôm đến Công an huyện nhận tiền, ngồi nói chuyện với anh, ông bảo mất ngủ cả đêm hôm trước vì nhớ những ngày cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với các trinh sát trong suốt 10 năm tham gia Chuyên án BK63.

2. Năm 1961, khi giao nhiệm vụ cho Phạm Chuyên ra Bắc, Phan hứa chỉ sau 1, 2 năm sẽ rút về Nam. Nhưng có lẽ thấy Ares hoạt động quá hiệu quả trong khi các toán biệt kích khác (ngoài hai toán Eagle và Red Dragon) khi ra Bắc đều mất hút hoặc bị bắt nên "Tổng bộ" quên luôn lời hứa ấy; vì vậy thay vào việc rút về thì "Tổng bộ" tiếp tế cho Ares 6 chuyến tiền, hàng, vũ khí. Giữa năm 1969, sau gần 10 năm đưa Ares ra miền Bắc, "Tổng bộ" có yêu cầu Phạm Chuyên quay lại miền Nam đồng thời cũng ra lệnh cho hai toán Eagle và Red Dragon "triệt thoái".

Thiếu tướng Lê Mai và cuốn tự truyện của Ares.

Đầu tháng 10/1969, Bộ Công an quyết định kết thúc chuyên án Red Dragon bằng cách cho tuyên truyền trên báo, đài  về việc bắt giữ một toán biệt kích tại Hà Giang đồng thời Red Dragon ngừng liên lạc.

Với 2 chuyên án BK63 và Eagle, Cục Bảo vệ Chính trị cũng lên kế hoạch để kết thúc bằng cách từ tháng 9/1969 đã cho Ares và Eagle gửi điện vào "Tổng bộ" thông báo rất muốn được trở về miền Nam sớm, nhưng phải có thời gian để tìm giấy tờ, lương thực để việc rút lui đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, do có nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị nên chưa thực hiện được. Riêng với Eagle, ta còn bồi thêm bằng một bản tin khác với nội dung "vì khó khăn không thể triệt xuất được bằng đường bộ, đường biển nên Eagle đành quay lại nhờ cơ sở giúp đỡ chờ khi nào có điều kiện Trung ương ra đón sau".

Ngày 16/12/1969, chỉ 3 ngày sau khi ta tuyên truyền công khai trên báo vụ án gián điệp ở Hà Giang, "Tổng bộ" gửi cho Ares bức điện  với nội dung: "Tổng bộ rất khổ tâm vì lý do an ninh nên Tổng bộ quyết định chấm dứt liên lạc vô tuyến với Hạ Long từ ngày 1/1/1970, nếu để kéo dài ngày nào sẽ bất lợi cho cả đôi bên. Hạ Long hãy chôn giấu tất cả trang bị và tiêu hủy tài liệu giấy tờ, tìm cách vượt tuyến về trình diện với trung tâm chiêu hồi địa phương, sẽ có đại diện Tổng bộ đến đón tiếp. Hạ Long có tin tức gì đặc biệt hãy gửi về Tổng bộ trước ngày 31/12/1969".

Cùng lúc ấy, toán Eagle cũng nhận được một bức điện có nội dung tương tự.

Cuối tháng 12/1969, trong báo cáo gửi Thứ trưởng Bộ Công an Viễn Chi, Ban chuyên án đưa ra 3 nhận định về lý do địch cùng lúc muốn rút cả hai về Nam:

Thứ nhất, từ khi địch có chủ trương rút các toán gián điệp biệt kích tung ra miền Bắc hoạt động lâu ngày trở về miền Nam để rút kinh nghiệm nhằm thẩm tra, thử thách trực tiếp, đồng thời tính toán một kế hoạch mới, nhưng địch đều bị thất bại, mà dần dần các toán đều bị mất.

Thứ hai, qua những vụ án ta đã kết thúc trước đó và quá trình đấu tranh chuyên án BK63 và Eagle, có thể khiến địch bắt đầu nghi ngờ nhưng chưa có cơ sở để kết luận.

Thứ ba, có thể do trước đó ta đã tuyên truyền công khai trên báo đài vụ án gián điệp ở Hà Giang ra đầu hàng nên địch có phản ứng thăm dò phản ứng của Ares và Eagle như thế nào; mặt khác cũng có thể địch nghi ngờ.

Sau khi đánh giá lại toàn bộ quá trình thực hiện 2 chuyên án, Cục Bảo vệ Chính trị kết luận mục đích đặt ra với 2 chuyên án đều đã đạt được nên cũng đến lúc phải kết thúc. Vấn đề đặt ra là cần kết thúc cả hai chuyên án BK63 và Eagle nhưng để làm cho địch không kết luận được thì cách kết thúc mỗi chuyên án phải khác nhau.

Chuyên án Eagle được kết thúc bằng cách trong bản tin cuối cùng trước khi chấm dứt liên lạc, toán Eagle báo cáo về "Tổng bộ" vì rừng núi bao la, đường xa không thể rút bằng đường bộ nên cả toán đề nghị giải tán nương nhờ cơ sở, khi trung tâm có điều kiện sẽ ra đón.

Còn với Ares, trong bản tin cuối cùng gửi về "Tổng bộ" trước khi chấm dứt liên lạc, Ares đã có những lời chia tay rất thống thiết: "Tham chiếu công điện của Tổng bộ vì lý do an ninh tôi rất khổ tâm phải ngừng liên lạc với Tổng bộ như quy định. Tôi sẽ cố gắng hết sức mình để sớm vượt qua mọi khó khăn, hy vọng sẽ sớm trở về gặp mặt Tổng bộ…". Đó là lần cuối cùng Ares liên lạc với "Tổng bộ" trước khi biến mất.

Ngày 1/1/1970, Chuyên án BK63 chính thức kết thúc. Sau gần 10 năm thực hiện, chuyên án đã 13 lần vượt qua sự kiểm tra an ninh của trung tâm tình báo địch, cung cấp 307 tin giả, câu móc và bắt giữ hàng chục tên gián điệp biệt kích, thu giữ 1 tàu cùng hàng chục tấn vũ khí, khí tài hiện đại của trung tâm tình báo địch tiếp tế cho BK63. Số vũ khí này Bộ Công an đã giao cho Bộ Quốc phòng đưa vào chiến trường miền Nam đánh Mỹ. Không những thế, qua chuyên án, ta đã nắm được hầu hết âm mưu, biết trước hoạt động bắn phá của Không quân Mỹ trong chiến tranh leo thang phá hoại miền Bắc tại Quảng Ninh để kịp thời sơ tán nhân dân.

3. Tôi hỏi Thiếu tướng Lê Mai suốt gần 10 năm tham gia chuyên án, ông ấn tượng nhất ở Phạm Chuyên điểm gì? Thiếu tướng Lê Mai bảo rằng đó là người rất thông minh và sống tình nghĩa, đặc biệt là rất thương bà mẹ. Sau ngày bị bắt, Phạm Chuyên chỉ đề nghị công an không bắt bà mẹ. Giữ đúng lời hứa, không chỉ bà mẹ mà tất cả các em Phạm Chuyên cũng được cho về làm ăn bình thường; không những thế, còn được hỗ trợ khi khó khăn.

Ngôi nhà Ares đã sống tới cuối đời.

Thiếu tướng Lê Mai kể rằng ngày ấy là lãnh đạo Công an tỉnh, dù bận rất nhiều việc nhưng mỗi tháng ông lại xuống thăm anh em trinh sát và Phạm Chuyên một lần, vừa để nắm tình hình công việc nhưng cũng để động viên tinh thần vì tổ công tác đặc biệt này luôn phải sống biệt lập.

Ngay cả Cục trưởng Nguyễn Tài ở Hà Nội thỉnh thoảng cũng điện xuống Quảng Ninh hỏi thăm Phạm Chuyên. Do yêu cầu công việc bí mật nhưng thỉnh thoảng các cán bộ lại đón mẹ của Chuyên đưa lên thăm con làm Chuyên rất cảm động. Chính cách cư xử đầy tình nghĩa của các cán bộ an ninh ấy đã khuất phục Phạm Chuyên hoàn toàn.

Năm 1970, sau khi chuyên án kết thúc, để Phạm Chuyên có cuộc sống bình thường, Công an Quảng Ninh đã liên hệ với chính quyền huyện Đông Triều cấp đất ở, ruộng vườn và bỏ tiền ra dựng nhà cho anh ta. Nhưng chỉ gần một năm sau, với lý do muốn được về quê sinh sống, Phạm Chuyên trả lại nhà, đưa vợ con trở lại ngôi nhà của bố mẹ để lại ở xã Tiền An, huyện Yên Hưng. Ông bà có hai người con, một trai, một gái nhưng họ đều đông con nên cuộc sống vất vả. Các con của ông bà đều ở riêng nên nhà chỉ có hai ông bà sống với nhau.

Trở về cuộc sống đời thường, ông Chuyên sống cuộc đời của một lão nông. Câu chuyện về một quãng đời "không giống ai" của ông chỉ có anh em trong nhà biết, còn người làng chỉ thấy ông là một lão nông chịu khó làm lụng, cày cấy, chăn nuôi. Người ta chỉ thấy lạ là ngay cả những năm sau này, thỉnh thoảng nhà ông lại có một ông khách đi xe con về thăm vài tiếng rồi đi. Mỗi lần ông khách đến, hai ông tay bắt mặt mừng chuyện trò rôm rả. Ông khách đặc biệt ấy chính là Thiếu tướng Lê Mai.

Thiếu tướng Lê Mai kể rằng những năm còn công tác, nhất là thời gian được điều về Bộ công tác, ông không có thời gian gặp gỡ. Năm 1990 nghỉ hưu, ông về Hạ Long sống, năm nào cũng ít nhất một lần ra Quảng Yên thăm ông Chuyên. Mấy chục năm sau khi chuyên án kết thúc, dù một người đã lên cấp tướng, nhưng giữa họ vẫn còn lại mối thâm tình của hai người bạn già. Trong mỗi lần gặp gỡ ấy, câu chuyện của hai ông già loanh quanh một hồi rồi lại quay về BK63.

Cuối năm 2014, sau mấy tháng nằm liệt giường, khi biết mình không qua khỏi, ông Chuyên bảo con cháu điện cho Thiếu tướng Lê Mai. "Hôm tôi ra, ông ấy còn tỉnh nên thấy tôi ông ấy mừng lắm, cho gọi hết con cháu lại bảo đây là ân nhân, nói rồi ông ấy cứ nằm khóc. Một tuần sau thì ông ấy mất". 

Đưa cho tôi xem một tập bản thảo viết tay bằng bút bi, Thiếu tướng Lê Mai kể rằng năm 2003, theo lời khuyên của ông, ông Chuyên đã viết lại tự truyện đời mình. Viết xong, ông đưa cho Thiếu tướng Lê Mai giữ, coi như kỷ niệm giữa hai người bạn về một quãng đời không thể nào quên.

Tôi đã đọc hết tập bản thảo ấy, thật bất ngờ, ở phần cuối, Phạm Chuyên đã nhắc tới cuốn sách "Đội quân bí mật - Cuộc chiến bí mật" của cựu sĩ quan CIA Sedwick Tourison: "Trong cuốn “Đội quân bí mật - Cuộc chiến bí mật" do Nhà xuất bản của Viện Hải quân Mỹ in năm 1995, Sedwick Tourison đã dành khá nhiều trang viết về tôi. Nhưng những điều tác giả viết về tôi, có rất ít điều đúng hoặc gần đúng, còn phần lớn là sai, thậm chí còn được "cường điệu" lên để quan trọng hóa các tư liệu…

Những điều Tourison viết về tôi thường là chuyện "nghe hơi nồi chõ", không đúng là điều tất nhiên, không cần bàn cãi, cũng không đáng trách (…). Tuy nhiên, có hai điều, Tourison nói: tôi có nhiều tên. Kháng chiến chống Pháp tôi là Nguyễn Thiết. Hòa bình lập lại, trên báo Việt Nam Độc lập, tôi là Phạm Văn. Vào Sài Gòn, năm 1959 tôi mang tên Nguyễn Bảo Thùy.

Trong kháng chiến chống Mỹ, chính xác là trong nhiệm vụ điệp viên, người ta đặt cho tôi bí danh là Hạ Long, mang mật danh Ares, mà Cơ quan Tình báo Mỹ cũng biết đến tôi qua mật danh này. Còn tên "cúng cơm" của tôi (cha mẹ đặt) là Phạm Chuyên. Thứ hai, đây cũng là điều cơ bản quan trọng hơn, Tourison chưa dám khẳng định tôi làm việc cho ai? Cho cơ quan tình báo Sài Gòn hay cho Bộ Công an Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?

Là một cố vấn an ninh của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, một tình báo viên tầm cỡ mà sau 25 năm, sau khi Mỹ thua Việt Nam phải rút quân, Tourison về theo, và nghiền ngẫm để cho ra đời cuốn sách mà vẫn chưa thấy được thực chất của vụ việc, quả thật là chậm quá. Như vậy, cũng có nghĩa là Tourison (CIA miền Nam) thua Công an miền Bắc, Mỹ thua Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là hoàn toàn chính đáng".