Wednesday, March 29, 2023

CHƯƠNG TRÌNH 34A và MACV-SOG Robert M. Gillespie & Jason Hardy

I. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN CIA

        Thập niên 1950s kết thúc, ít người Hoa Kỳ biết các chuyện xẩy ra trên một quốc gia nhỏ bé, xa xôi mà họ không thể xác định nằm ở đâu trên tấm bản đồ thế giới. trong miền Nam Việt Nam, Tổng Thống Ngô Đình Diệm phải đối phó quân cộng sản nổi dậy, xâm nhập vào vùng thôn quê hẻo lánh. Chế độ độc tài, gia đình trị của ông ta không mở rộng vòng tay cho người tài giỏi vào làm việc. Mặc dầu người Hoa Kỳ hậu thuẫn cho ông ta, sau khi trở về cầm quyền năm 1954. Ông Diệm chứng tỏ là người ngoan cố, có tinh thần quốc gia, cứng rắn không nghe người Hoa Kỳ, và phải trả giá bằng chính sinh mạng của ông ta.

        Thập niên mới (1960s) bắt đầu, tình hình miền Nam càng trở nên bết. Ngày 11 tháng Năm, 1961, Tổng Thống John F. Kennedy ký lệnh Hành Động An Ninh Quốc Gia số 52 (NSAM 52) chấp thuận một loạt các hoạt động bí mật để ngăn ngừa chính quyền VNCH xụp đổ. Cơ quan Trung Ương Tình Báo (CIA) được trao nhiệm vụ này, cung cấp nhân lực, vật lực cho các hoạt động chống cộng sản. Trùm cơ quan CIA trong Saigon, William Colby trực tiếp chỉ huy, điều hành các hoạt động bí mật này. Colby đã từng phục vụ trong cơ quan Phòng Dịch Vụ Chiến Lược (OSS - tiền thân của cơ quan CIA) trong trận Thế Chiến Thứ Hai, tìm giải pháp “Chiến Tranh Ngoại Lệ” cho vấn đề chính quyền miền Nam Việt Nam (VNCH) phải đối phó (CS).

        Các cố vấn Lực Lượng Đặc Biệt (quân Mũ Xanh – Green Beret) và Người Nhái Hải Quân Hoa Kỳ được đưa sang Việt Nam huấn luyện cho Liên Đoàn Quan Sát số 1, đơn vị được xem như tinh nhuệ nhất trong quân đội VNCH. Nhiệm vụ cho đơn vị LLĐB/VN này “khu vực dân cư thưa thớt nơi hướng đông nam nước Lào, lục soát, tấn công các căn cứ cộng sản Bắc Việt, các trục giao thông liên lạc, và xây dựng hệ thống kháng chiến, các căn cứ bí mật, các toán biệt kích phá hoại, gây tình trạng bất an trên miền Bắc Việt Nam.” Một danh xưng che dấu các hoạt động này có tên là Sở Khai Thác Điạ Hình (Topographical Exploitation Service – TES). Một đơn vị đối tác Hoa Kỳ cơ quan CIA thành lập để làm việc, theo dõi, yểm trợ đơn vị TES-VNCH có tên là Đoàn Nghiên Cứu Hỗn Hợp (Combined Studies Group – CSG).

        Các toán biệt kích nhẩy dù ra miền Băc (Việt Nam DRV) do phi cơ C-47 biến cải, công ty (ngụy trang) Vận Chuyển Hàng Không Việt Nam (VIAT) dưới quyền chỉ huy của viên Đại Tá Không Quân trẻ tuổi Nguyễn Cao Kỳ, cùng các phi công Đài Loan (cơ quan CIA trả lương). Họ thiết lập một “cửa hậu” xâm nhập bằng đường hàng không ra miền Bắc. Khoảng thời gian giữa hai năm 1961, 1963, hơn ba mươi (30) toán biệt kích và vài điệp viên đơn phương (đơn tuyến – Singleton) xâm nhập vào miền Bắc Việt Nam bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không, tuy nhiên không đạt hiệu qủa như mong muốn. Các hoạt động Chiến Tranh Tâm Lý chống miền Bắc dưới quyền Herbert Weisshart bao gồm: thả truyền đơn, chương trình phát thanh đen, dựng nên các toán biệt kích “ma”, các phong trào kháng chiến không có thật, gây hoang mang quần chúng miền Bắc, được biết có tên là đài phát thanh “Gươm Thiêng Ái Quốc”, làm điên đầu giới lãnh đạo miền Bắc “Có chuyện rắc rối ngay trong miền Bắc.”

        Ngày 17 tháng Tư năm 1961, cơ quan CIA chủ mưu làm cú đảo chánh (vinh Con Heo –Bay of Pigs) nhằm lật đổ chế độ cộng sản Cuba (Fridel Castro), đem lại kết qủa thảm bại. Tổng Thống (trẻ tuổi) John F. Kennedy mất tin tưởng cơ quan CIA, đề cử Tướng Maxwell Taylor xem xét lại “thảm họa Cuba”. Theo bản báo cáo của Tướng Taylor, hầu hết các hoạt động bí mật của cơ quan CIA nên bàn giao lại cho quân đội. Chuyện bàn giao trách nhiệm giữa cơ quan CIA và quân đội Hoa Kỳ phản ảnh lệnh Hành Động An Ninh Quốc Gia số 55 (NSAM 55), 56, và 57. Việc bàn giao này, cơ quan CIA đặt tên là Chiến Dịch Parasol, quân đội Hoa Kỳ gọi là Chiến Dịch Đổi Lui (Switchback - Trở Lại), dự trù bắt đầu ngày 1 tháng Mười Một năm 1963 (đảo chánh nền Đệ Nhất Cộng Hòa), vài tuần lễ sau (22 tháng 11), Tổng Thống John F. Kennedy bị ám sát chết ở Dallas, Texas… gây nên sự trì hoãn việc bàn giao.

        Trong thời gian đó, VNCH bên bờ vực thẳm trên cả hai phương diện, quân sự lẫn chính trị. Hai vị Tổng Thống, bộ trưởng Quốc Phòng McNamara, và cả Hội Đồng An Ninh Quốc Gia cố gắng tận lực, tạo áp lực lên miền Bắc Việt Nam để họ (suy nghĩ lại) giảm bớt đưa quân đội, vũ khi, xâm nhập vào miền Nam Việt Nam. Bắt đầu từ mùa xuân năm 1963, bộ Tổng Tham Mưu quân đội Hoa Kỳ được trao trách nhiệm, phác họa, soạn thảo các hoạt động bí mật chống miền Bắc. Một loạt phát triển, thay đổi liên tục các chương trình, kế hoạch được đưa ra từ Washington, đến Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương (CINCPAC) ở Honolulu, cuối cùng đến Saigon, đại bản doanh Bộ Chỉ Huy Quân Viện Hoa Kỳ tại Việt Nam (MACV).

        Kết qủa, Đại Tướng William Westmoreland với chương trình 34A (OPLAN 34A-64) ra đời ngày 15 tháng Mười Hai năm 1963, đệ trình lên cấp trên (CINCPAC, Bộ TTM/Quốc Phòng, White House) để được chấp thuận. Chương trình 34 A (đánh phá miền Bắc Việt Nam, thả dù biệt kích, điệp viên xâm nhập, Tâm Lý Chiến…) được dụ trù bắt đầu từ ngày 1 tháng Hai, bao gồm các hoạt động, thâu thập tin tức tình báo, chiến tranh tâm lý, thả biệt kích, biệt hải đánh phá miền Bắc. Vấn đề thành lập phong trào kháng chiến nơi miền Bắc Việt Nam cũng được nghĩ đến. Chương trình cho các hoạt động này (34-A) chia làm ba giai đoạn, và càng ngày càng gia tăng cường độ. Chương trình được chấp thuận trong Hành Động An Ninh Quốc Gia (NSAM 273).


II. XÂY DỰNG CƠ SỞ

        Ngày 24 tháng Giêng năm 1964, theo Lệnh Tổng Quát số 6 của cơ quan MACV (bộ Chỉ Huy Quân Viện Hoa Kỳ tại Việt Nam), đơn vị Hành Quân Đặc Biệt (Special Operation Group - SOG) được chính thức thành lập, đặt dưới quyền chỉ huy ban Tham Mưu Đặc Biệt của vị Tư Lệnh quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam (COMUSMACV). Mặc dầu đơn vị SOG được thành lập, điều hành bởi cơ quan MACV, nhưng trên thực tế SOG hoàn toàn độc lập. Cơ quan MACV không có quyền hoạt động ngoài lãnh thổ miền Nam Việt Nam (quân đội VNCH cũng vậy). Đơn vị SOG nhận nhiệm vụ từ (Ban) Phụ Tá Đặc Biệt Chống Xâm Nhập, Phiến Loạn, và các Hoạt Động Đặc Biệt (SACSA), nằm trong ngành Hành Quân Đặc Biệt bộ Tổng Tham Mưu trong Ngũ Giác Đài. Ban này được thành lập năm 1962, một sự thay đổi trong quân đội để thi hành các nhiệm vụ bán quân sự (chiến tranh ngoại lệ), nhận bàn giao từ cơ quan CIA. Trưởng ban Các Hoạt Động Đặc Biệt (SACSA) là Thiếu Tướng TQLC Victor Krulak. Cấp chỉ huy thực sự của SACSA nằm trong Washington (bộ TTM, bộ trưởng Quốc Phòng, Ngoại Giao, kể cả Tổng Thống Hoa Kỳ). Tóm lại, đơn vị SOG là một đơn vị yểm trợ cho cơ quan MACV, như một sư đoàn nhỏ (sư đoàn trừ, không có quân số đầy đủ).

          Cấp chỉ huy đầu tiên của đơn vị MACV-SOG là Đại Tá Clyde R. Russell, một cựu sĩ quan Lực Lượng Đặc Biệt. Ông ta nhận lệnh thành lập đơn vị SOG với 6 sĩ quan và 2 binh sĩ tạm thời lấy bộ chỉ huy MACV cũ trong Cholon làm bộ chỉ huy. Đến cuối năm, đơn vị SOG có 62 sĩ quan, hai Chuẩn Úy, 67 binh sĩ, và 14 dân sự. Theo lệnh khởi thủy và nhiệm vụ, đơn vị SOG phối hợp làm việc chặt chẽ với cơ quan CIA. Cuối cùng, quân đội hoàn toàn nhận lãnh các hoạt động cơ quan CIA bàn giao lại. Cơ quan CIA vẫn “để lại” tạm thời nắm những chức vụ, nhiệm vụ chuyên môn trong đơn vị SOG. Một phụ tá cho Đại Tá Russell là nhân viên CIA. Riêng chương trình 34-A xử dụng quân biệt kích đánh phá miền Bắc, cơ quan CIA tránh né… Giám đốc cơ quan CIA, John McCone cho rằng các hoạt động ra miền Bắc hoàn toàn thất bại, và đã ngừng lại từ hai năm trước. Ông ta cũng tin rằng, các hoạt động (bí mật) của đơn vị SOG cũng sẽ lộ ra ngoài (công cộng, quần chúng), do đó ông ta muốn “tránh xa” đám quân nhân (SOG).

        Quan niệm khởi thủy, đơn vị Đoàn Hành Quân Đặc Biệt (SOG) là một đơn vị hỗn hợp,  tuyển mộ các quân nhân có khả năng chuyên môn về chiến tranh ngoại lệ, đến từ các quân binh chủng trong quân đội Hoa Kỳ: Hải quân, Không quân, Lục quân và Thủy Quân Lục Chiến (TQLC/HK là một quân chủng riêng biệt, không nằm trong Lục Quân). Đại Tá Russell sẽ sớm nhận thấy rằng, bổ sung nhân viên cho đơn vị SOG là một vấn đề lớn. Quân nhân tuyển mộ phải qua thủ tục an ninh gắt gao (lý do bảo mật). Ngay trong thời gian đó, ít quân nhân Mũ Xanh (LLĐB/HK) có kinh nghiệm (đã được huấn luyện) về chiến tranh ngoại lệ, hoặc các loại hành quân bí mật. Đơn vị SOG (quân nhân, nhân viên) cũng phải theo quy luật của cơ quan MACV, phục vụ một năm (sau một năm, quân nhân biệt kích SOG đã thâu tập được nhiều kinh nghiệm, sẽ đưọc thuyên chuyển… rồi một quân nhân mới gia nhập chưa đủ hay không có kinh nghiệm).

        Quân đội VNCH cũng tái tổ chức chiến tranh ngoại lệ để yểm trợ chương trình 34-A. Ngày 1 tháng Tư, một ngành đặc biệt được thành lập cho các hoạt động bí mật, có tên là Sở Khai Thác Điạ Hình (Technical Exploitation Service). “Cơ quan” này được trao nhiệm vụ thâu thập tin tức tình báo và các hoạt động đặc biệt. Sở Khai Thác Điạ Hình chia làm hai phòng: Sở Khai Thác Điạ Hình mới (SES – Strategic Exploitation Service) trở thành đối tác cho đơn vị SOG, có một ban là Sở là Sở Phòng Vệ Duyên Hải (CSS – Coastal Security Service), sẽ thi hành nhiệm vụ bí mật trên biển (đánh phá các mục tiêu dọc theo bờ biển miền Bắc). ở kia là Sở Liên Lạc (Liason Service – Nhiệm vụ xâm nhập qua Lào, Miên, sau này tách ra thành chương trình 35 – OP-35)

 

III. HÀNH QUÂN NHẨY DÙ XÂM NHẬP

        Vấn đề nhân viên đối với Đại Tá Russell chưa phải là “chuyện lớn”. Các toán biệt kích nhẩy dù xuống miền Bắc Việt Nam cơ quan CIA bàn giao lại, trở nên cơn ác mộng cho ông ta. Đến cuối năm 1963, William Colby (vừa thăng tiến lên chức Trùm CIA trong khu vực Viễn Đông – Far East division) đã cho bộ trưởng Quốc Phòng McNamara biết, chương trình không đạt hiệu qủa (thả dù quân biệt kích ra miền Bắc). Rất ít biệt kích quân sống sót trong một quốc gia cộng sản. Đến mùa xuân năm 1964, cơ quan CIA tin rằng chỉ còn bốn toán biệt kích (chưa bị lộ, bắt, giết). Tuy vậy, cơ quan vẫn tiếp tục cho thả dù quân biệt kích ra ngoài bắc, tất cả 15 toán biệt kích trước khi bàn giao cho quân đội (đơn vị SOG), gần một nửa số biệt kích cơ quan CIA hoạt động trong vòng ba năm.

        Đại Tá Russell cũng không tin tưởng mấy về chương trình (34-A) cũng như quân biệt kích. Bộ trưởng Quốc Phòng McNamara ngược lại, không những tiếp tục chương trình, ra lệnh mở rộng phát triển thêm nữa. Đại Tá Russell gom các toán biệt kích trong các nhà an toàn và trong trung tâm huấn luyện ở Long Thành hướng đông nam Saigon. Quân biệt kích khi được biết vấn đề an ninh (ngăn cách) giữa các toán biệt kích đã bãi bỏ (gom lại), họ xuống tinh thần. Đối với Đại Tá Russell “chúng tôi phải thanh toán họ” (cứ thả các toán biệt kích ra miền Bắc… Họ đã biết qúa nhiều về chương trình 34-A không thể trả họ về với quân đội VNCH…). Chính quyền VNCH cũng đã biết chuyện xẩy ra dối với chương trình 34-A và muốn chấm dứt. Trong trung tâm huấn luyện ở Long Thành có 13 toán, khoảng 80 quân biệt kích đã sẵn sàng lên đường ra ngoài Bắc. Các toán biệt kích sẽ được phi đoàn 1 Không Yểm của đơn vị SOG thả dù xuống miền Bắc Việt Nam. Phi đoàn Không Yểm này thi hành nhiệm vụ cho đơn vị SOG như: Thả dù tiếp tê cho các toán biệt kích nằm vùng, các phi vụ thả truyền đơn, qùa tặng tâm lý chiến trên không phận Bắc Việt, và các chuyến chở đồ tiếp liệu cho đơn vị SOG. Phi doàn này xử dụng loại phi cơ Fairchild C-123 không sơn phù hiệu, do 7 phi hành đoàn Đài Loan lái đóng trong phi trường Nha Trang.

        Các hoạt động tâm lý chiến vẫn tiếp tục dưới quyền điều hành của Herb Weisshart, vẫn ở lại sau khi CIA bàn giao cho quân đội, vì ông ta là “chuyên viên”, quân đội không hoặc chưa có người thay thế. Một trong những “sáng kiên” nổi bật của ông ta là xây dựng đài phát thanh “đen” Gươm Thiêng Ái Quốc, bao gồm những chuyện như cán bộ Việt Minh (thời nguyên thủy) chống lại cấp chỉ huy “quá khích” của họ, những người đã phản bội phong trào, làm “nô lệ” giặc Tầu. Ngoài ra còn có chương trình giả các toán biệt kích đã xâm nhập, các tổ chức kháng chiến đang hoạt động hữu hiệu ngoài miền Bắc. Đài phát thanh Cờ Đỏ bắt đầu phát thanh từ ngày 13 tháng Tư, giả như một đài phát thanh bí mật nơi miền Bắc Việt Nam, tiếng nói của những người chống đối việc Trung Cộng nắm quyền điều khiển phong trào của họ. Đơn vị SOG còn “xuất bản” một đài phát thanh nữa, đài Tiếng Nói Tự Do (Voice of Freedom - VOF), đọc bản tin tức và so sánh đời sống, sự cách biệt giữa người dân sống trong hai miền Nam, Bắc. Đại Tá Russell muốn đi xa hơn, tổ chức các ổ kháng chiến nằm vùng nơi miền Bắc Việt Nam, nhưng bị bộ Tổng Tham Mưu quân đội Hoa Kỳ bác bỏ trong tháng Sáu.

 

IV. BAN CỐ VẤN HẢI QUÂN (NAD - BIỆT HẢI)

        Chỉ huy trưởng đơn vị SOG có lẽ tin tưởng cơ quan CIA bàn giao hoàn toàn đầy đủ chương trình Các Hoạt Động (bí mật) của Hải Quân (Marops). Ông ta sững sờ khi biết các hoạt động bí mật Hải quân do toán Cố Vấn Hải Quân (Naval Advisory Department - NAD) đảm trách. Ban Cố Vấn Hải Quân cũng có đối tác VNCH là Sở Phòng Vệ Duyên Hải (Coastal Security Servce – CSS) nằm ở Đà Nẵng. Đơn vị Biệt Hải được trang bị 2 tầu chạy nhanh phóng thủy lôi Swift sản xuất từ thời chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), và hai tầu phóng Thủy Lôi Nasty do Na-Uy (Norway) chế tạo. Hai chiếc Swift gần lỗi thời, không thể hoạt động xa lên hướng bắc vĩ tuyến 17, hai tầu Nasty rất hiệu qủa với nhiệm vụ đơn vị SOG đưa ra, chạy nhanh, tầm hoạt động xa, trang bị hỏa lực mạnh. Ban Cố Vấn Hải Quân (NAD-Biệt Hải) đặt mua thêm bốn tầu Nasty nữa. Mức độ hành quân của Biệt Hải chậm chạp, tinh thần thủy thủ, đoàn viên, quân biệt hải xuống thấp, tình trạng đào ngũ lên cao, do tình hình chính trị không ổn. Đơn vị vẫn thi hành nhiệm vụ nhưng ít thành công.

        Bắt đầu từ ngày 27 tháng Bẩy, Biệt Hải thi hành một loạt tấn công bất ngờ (và phía Bắc Việt phản ứng), cho thấy mức độ chiến tranh gia tăng. Ngày 29 tháng Bẩy, toán biệt kích Boone nhẩy dù xuống tỉnh Nghệ An rồi bị “tóm gọn” trong vòng hai ngày. Đêm sau (28/7), bốn tầu chiến SOG (PTFs) đem theo đại bác không dật 57 ly, tấn công căn cứ quân sự, đài radar trên hai đảo nhỏ, hòn Ngự và hòn Me. Trên đường chạy trở về, họ chạy ngang qua cách chiến hạm Maddox (DD-731) Hoa Kỳ 4 dặm, lúc chiến hạm Hoa Kỳ đang xử dụng máy móc điện tử thâu thập tin tức (tình báo). Ngày 1 tháng Tám, 8 phi cơ thả bom Lào tấn công một đồn biên phòng Bắc Việt Nam Căn. Sau đó bay vào không phận miền Bắc, sâu 15 cây số tấn công Nong Đê. Sự gia tăng pháo kích (từ biển vào), thả bom, biệt hải tấn công, cùng sự hiện diện của chiến hạm Hoa Kỳ (Maddox) giải thích lý do phản ứng của Hà Nội trong những ngày sau đó. Chuyện này được gọi là Biến Cố Vịnh Bắc Bộ.

 

V. SOẠN THẢO HÀNH QUÂN SINING BRASS (XÂM NHẬP LÀO)

        Chỉ huy trưởng đơn vị SOG muốn cho các toán biệt kích SOG xâm nhập nước Lào dò thám, nhưng bị bộ Ngoại Giao “chận” lại (vấn đề ngoại giao, nước Lào Trung Lập). Quân Mũ Xanh LLĐB Hoa Kỳ - VNCH được trao nhiệm vụ này. Cho hết năm 1964 (sau thất bại chương trình Leaping Lena – Các toán biệt kích VNCH Lôi Vũ nhẩy dù thám thính nước Lào) đến đầu năm 1965, đơn vị SOG tiếp tục soạn thảo chương trình (dò thám nước Lào) và huấn luyện quân biệt kích các hoạt động (phá hoại) hệ thống đường mòn HCM, tuy nhiên vẫn chưa đưọc phép “vượt biên” (vấn đề liên quan đến ngoại giao).

        Một thí dụ về vấn đề này như bức công điện của William Sullivan, đại sứ Hoa Kỳ ở Lào: đề tài: Các hoạt động băng qua biên giới nước Lào.

        “Sau khi bàn luận kỹ càng, chúng tôi đi đến kết luận, những bước đi mà tôi đồng ý… tất cả các hoạt động sau khi đã được xem xét kỹ… có thể được xúc tiến như đã soạn thảo. Nói rõ hơn, (quân biệt kích) VNCH có thể hoạt động trong cả ba khu vực, với khả năng, đặc tính của họ.

        … Tôi sẽ sửa đổi vị trí của Vạn Tượng (Vientiane - Thủ đô Lào) dựa theo… với điều kiện tôi đồng ý sự hiện diện của các cố vấn Hoa Kỳ trong các đơn vị (toán biệt kích) xâm nhập trong hai khu vực phía nam. Phải biết chắc rằng, không được vào sâu hơn 20 cây số, và không được ở lại lâu hơn 10 ngày. Tôi không đồng ý việc sử dụng các loại phi cơ kể cả trực thăng…”

        Cuối cùng, ngy 7 tháng Ba năm 1965, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Quân Viện tại Việt Nam (COMUSMACV) trao quyền hành động trên đất Lào cho đơn vị SOG. Các chuyến hành quân xâm nhập vào đất Lào có mật danh là Shining Brass và chương trình hoạt động (lệnh hành quân) được soạn thảo.

        Quan niệm, mục đích chính cho hành quân Shining Brass nhằm chống lại quân đội Bắc Việt, VC và quân cộng sản Pathet Lào, phá hoại các căn cứ địa, đường giao thông tiếp vận (đường mòn HCM) đưa quân đội, vũ khí, quân dụng vào miền Nam Việt Nam. Các chuyến xâm nhập đầu (thời gian đầu) vào khu vực hành quân Shining Brass sẽ do quân biệt kích VNCH đảm trách được người Hoa Kỳ yểm trợ (quân Mũ Xanh), sau đó mở rộng thêm các toán biệt kích do quân Mũ Xanh Hoa Kỳ làm trưởng toán vùng với quân biệt kích người thiểu số. (Một toán biệt kích Hoa Kỳ thường có ba quân Mũ Xanh Hoa Kỳ: trưởng toán, phó toán, và nhân viên truyền tin cùng với 9 quân biệt kích sắc dân thiểu số: Rhade, Bana,…). Hành quân Shining Brass chia làm ba giai đoạn: (1) hoạt động ngắn hạn như dò thám khu vực, đột kích tấn công bất ngờ, (2) thâu thập tin tức tình báo, phá hoại. (3) nằm vùng lâu dài, tổ chức kháng chiến, phát xuất ừ các căn cứ bí mật trên đất Lào, miền Nam Việt Nam.

 

VI. SỐ PHẬN CHO CÁC CHƯƠNG TRÌNH HÀNH QUÂN VƯỢT BIÊN

        Trong phần cuối, hành quân Shining Brass trở nên cuộc hành quân phối hợp giữa quân biệt kích VNCH và Hoa Kỳ, với chuyến hành quân vượt biên đầu tiên do quân Mũ Xanh Hoa Kỳ làm trưởng toán trong tháng Mười năm 1965. Sau đó Shining Brass đổi tên Prarie Fire để bảo mật, cuối cùng là Phù Dung sau khi đã bàn giao phần lớn trách nhiệm cho đối tác Nha Kỹ Thuật VNCH (người Hoa Kỳ rút về nước). Hành quân xâm nhập vào nước Lào do đơn vị SOG đảm trách bị “xóa xổ” sau đạo luật Cooper-Church (cấm quân đội Hoa Kỳ hoạt động trên đất Lào, Miên, cắt bớt ngân khoản), được thông qua trong tháng Mười Hai năm 1970. Đến ngày 8 tháng Hai năm 1971, các chuyến hành quân vượt biên (sang Lào) được trao cho Nha Kỹ Thuật VNCH. Hành quân vượt biên qua đất Miên có tên là Daniel Boone, sau đó đổi tên Salem House, cuối cùng là Thốt Nốt cũng chịu chung số phận như Shining Brass. Quân đội Hoa Kỳ (Mũ Xanh LLĐB không được tham dự các cuộc hành quân trên đất Miên sau ngày 1 tháng Bẩy năm 1970.

Theo tài liệu:

        Robert M. Gillespie & Jason Hardy, “OPLAN 34A and MACV-SOG”, Radix Press 1964, pages: 41-50.

Dallas, TX. 18 March, 2023

vđh

No comments:

Post a Comment