Trong huyết thống Con Rồng Cháu Tiên, với truyền thống di hướng để phát triển và dành giựt sự tốt đẹp cho giống nòi. Đó đã hình thành nơi Dân tộc một tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường. Một đất nước địa linh đã xuất hiện nhiều nhân kiệt trải dài bề dầy lịch sử bốn ngàn năm văn hiến, nên cho dù qua hai thời kỳ Bắc Thuộc nhưng Bắc Phương vẫn không đồng hóa được dân Việt. Đó là nhờ khí thiêng sông núi! - Khí thiêng sông núi đã hun đúc những chàng trai Nước Việt luôn can đảm mẫn tiệp trong chiến trận để bảo vệ giang sơn gấm vóc. . . - Khí thiêng sông núi đã tạo cho những chàng trai Đất Việt luôn trung kiên trước mọi nhiệm vụ được giao phó. . .
- Khí thiêng sông núi đã hình thành nơi lòng những chàng trai Người Việt một tấm lòng nghĩa hiệp sẵn sàng xả thân vào ngay vùng đất địch để chiến đấu chống bọn cầm quyền CS đã ắp đặt mọi bất công là cái ách đang khoác nặng trên đôi vai người dân miền Bắc. . .
Từ xa xưa, xã hội chúng ta là hình thành một nền tảng luôn ảnh hưởng tinh thần
thiêng liêng từ cha ông; Ảnh hưởng từ những truyền thuyết lịch sử gây phấn chấn tư duy, tạo khí phách dũng cảm cho giòng giống Lạc Viêt để đi đến chiến thắng vẻ vang và lẫy lừng trước quân thù.
Trong ý niệm đó, Nha Kỹ Thuật đã thành lập một mặt trận để giải phóng miền Bắc lấy tên là
Xưa kia, khi Lê Lợi tụ hợp nghĩa quân ở vùng Lam Sơn để chống
lại sự đô hộ của nhà Minh ( từ năm 1407 đến năm 1427). Khởi đầu, nghĩa
quân còn yếu, bị thua nhiều lần. Thấy vậy Đức Long Quân (tức Lạc Long
Quân) liền cho nghĩa quân mượn gươm Thần để giết giặc. Nên một hôm, có
người đánh cá tên Lê Thuận kéo lưới lên nặng trĩu tưởng được nhiều cá,
nhưng hóa ra lại là một thanh gươm. Thận không biết làm gì với thanh
gươm, thì vừa lúc đó Lê Lợi dẫn nghĩa quân đi qua. Thận liền dâng gươm
cho tướng quân Lê Lợi. Lạ thay, khi Lê Lợi vừa cầm gươm, thì tự nhiên
thanh gươm tỏa sáng, lộ rõ hai chữ “Thuận Thiên” đã khắc sâu ở lưỡi
gươm.
Từ khi có gươm thần trong tay, tướng quân Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân đánh đâu thắng đó.
Năm sau, khi đuổi được giặc Minh. Lê Lợi lên ngôi xưng Lê Thái Tổ, lấy hiệu là Thuân Thiên, đóng đô tại Thăng Long (Hà Nôi).
Một hôm, nhà vua ngự thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng, thấy một
con rùa vàng lớn xuất hiện bơi dọc theo mạn thuyền. Sợ thuyền bị chòng
chành, nhà vua thuận tay rút kiếm đập lên mu rùa ý đuổi đi. Không ngờ,
rùa vàng ngoái cổ há miệng ngoạm chặt gựt lấy thanh gươm, rồi lăn xuống
nước.
Vua liền hiểu, đã đến lúc trời đòi lại gươm Thần. Từ đó
hồ Tả Vọng được đổi tên thành Hồ Hoàn Kiếm (còn gọi là Hồ Gươm).
Gươm Thiêng Ái Quốc mang tính tác động tâm lý người dân
Miền Bắc chống sự xâm lăng của Trung Cộng dưới chiêu bài vỏ bọc “ Tình
hữu nghị Việt -Trung đời đời bền vững” , “ Việt Nam- Trung Quốc như môi
với răng, môi hở thì răng lạnh”. . . để tiếp tay cho bọn đầu sỏ Cộng Sản
Bắc Việt trong vai trò bọn quan thái thú của Trung Cộng đàn áp dân
chúng.
Để hỗ trợ Mặt Trận Gươm Thiêng, ngoài đài phát thanh
Gươm Thiêng Ái Quốc phát sóng thẳng vào Miền Bắc, Nha Kỹ Thuật có nhiều
đoàn sở khác nhau. Có đoàn sở hoạt động công khai, có đoàn sở hoạt động
bí mật. Có ba loại huấn luyện được đề ra:
Huấn luyện bình
thường (căn bản) cho một nhận viên cộng tác xâm nhập Miền Bắc (BK).
Huấn luyện cao hơn nữa là dành cho các Sĩ Quan đảm trách toán trưởng,
được gọi là lớp Toán Trưởng hay lớp RT Cao nhất là lớp huấn luyện để trở
thành điệp viên. Để thu nhận, người được tuyển mộ phải qua trắc nghiệm
kiểm tra về thông minh, trí nhớ và can đảm. Để sau khi trở thành điệp
viên, họ sẽ thích nghi hòa nhập vào mọi vùng hoạt động, để làm những
công tác gây tiếng vang, hỗ trợ cho mặt chính trị. . .
Phòng
điều động công tác xâm nhập (phòng hành quân) Nha Kỹ Thuật kết hợp với
sĩ quan công tác của toán vạch hướng xâm nhập cho toán.
Có ba cách xâm nhập miền Bắc: Đường bộ, đường không và đường biển.
Mỗi
toán xâm nhập đều có tên riêng. Toán viên có bí số và câu an ninh cá
nhân mà chỉ riêng sĩ quan công tác phụ trách toán đó biết.
Mỗi
nhân viên công tác đều được huấn luyện: Về chiến thuật: Tác chiến cá
nhân, tổ tam tam chế cho đến cấp tiểu đội. Khái niệm về cấp trung đội. .
.
Vũ khí: Sử dụng thành thạo vũ khí cá nhân và cộng đồng của
cả hai phía Tự Do và Cộng Sản đến cấp đại đội (57 ly không giật, 3.5 ,
Súng cối 60 ly, B40, B41 …)
Về nhẩy dù: Khó khăn và nguy hiểm nhất là nhẩy ban đêm vào cây
và xuống đất bằng dây, để thích hợp với rừng núi hiểm trở Bắc Việt.
Phá hoại: Biết tính năng từng loại chất nổ và tự tạo các loại mìn. Nhân viên phá hoại
phải thành thạo tính toán khối lượng chất nổ cho đủ để phá cầu, đường,
kho hàng. . . hay phá cây rừng lập bãi cho trức thăng đáp khẩn cấp. . .
Mưu sinh và địa hình: Sử dụng bản đồ và điạ bàn. Thực tập và nhận
biết các loại lá cây rừng có thể ăn được. . . Các loại bẫy để bắt cá
chim muông thú rừng làm thức ăn . . .
Truyền tin dùng
tín hiệu Morse, nhân viên truyền tin mã hóa công điện theo bản mã trước
khi chuyển và thu âm cách chuyển phím (nhấn manip) của từng người để
hiệu thính viên của trung ương nhận dạng người đánh công điện. . . .
Thám sát : Nhân viên công tác khi thám sát phải biết đặt các máy
sensor, cùng kết hợp với mắt và tai để đánh gía mục tiêu quan sát. Quan
trọng nhất là thám sát đường khi có đoàn xe bít bùng chạy qua, đánh gía
xe chở hàng nặng nhẹ. . .
Tâm lý chiến và tuyên truyền: Nhân viên công tác phải thực tập làm các câu ca dao
châm biếm chế đô cộng sản. In truyền đơn bằng phương pháp thủ công và
rải truyền đơn vào làng bằng đạn chứa truyền đơn 3.5 phóng bằng ống
giấy. . .
Đó là sơ qua vài điểm huấn luyện để trở thành một
nhân viên công tác. Điều quan trọng cốt yếu nhất là tinh thần. Nào ai
hiểu được tâm trạng của những chiến sĩ can trường này ra sao? Khi bản
thân họ nhẩy ra khỏi cửa máy bay trên không phận Bắc Việt giữa đêm tối,
hay rời tốc đỉnh bơi ngầm dưới nước biển lạnh lẽo vào bờ bằng ống hơi.
Sao đó họ chiến đấu đơn độc, không hậu phương hỗ trợ. Cái lạnh lẽo của
rừng núi, dăm ba người dựa lưng vào nhau đó là thành trì. Lở ho một
tiếng có thể mất mạng, sai hướng đi là tự sát. Cẩn thận e dè, nhưng phải
tiến. Họ không có hướng lùi, hay nghỉ ngơi. Gia đình, người thân yêu,
miền Nam là cửa đóng. Ngày đêm họ căng mắt cho nhiệm vụ và mạng sống.
Nếp sống thật khổ cực, rau xanh là lá rừng, lương khô và chỉ có lương
khô. Không một dấu vết để lại, không một bằng chứng đã đi qua. . .
Quả là những ý chí sắt thép, họ đã sớm hy sinh tuổi trẻ tươi vui để dành cho lý tưởng và bầu nhiệt huyết :
Làm trai cho đáng nên trai,
Xuống đồng đồng tĩnh, lên đoài đoài tan.
Họ muốn xây dựng thể chế tự do, niềm yêu thương, sự công bằng,
tính bác ái và tự do tín ngưỡng đến cho dân Miền Bắc. Nên cho dù bị tù
đày, bị tra tấn, cùm xiềng họ vẫn không hề nhụt nhuệ khí. Khắp các trại
tù CS miền Bắc mà họ trải qua đều đã chứng tỏ sức bất khuất của họ, mà
bọn cán bộ phải thừa nhận không sao khuất phục được! Họ hình thành như
một đội ngũ khí phách và ngang tàng giữa trại giam CS.
Được
tôi luyện trong tinh thần qủa cảm và anh dũng, sẵng sàng hy sinh. Nên
cho đến bây giờ họ vẫn giữ khí phách đấu tranh chống bất công hay chèn
ép mà không hề e ngại trước bất cứ mốt thế lực nào.
Nếu có sự đánh gía! Thực thể họ là cả một sự khâm phục!
TRÂM HÙNG NGUYỄN
No comments:
Post a Comment