Chúng ta không thể không cảm thấy xa xót với câu
trả lời nhẫn tâm bất chấp nhưng thực tiển kể trên. Và chúng ta làm gì
được đối với một việc đã rồi, qua sự kiện "những hành vi đã hoàn tất
trước khi thông báo". Hóa ra, khi cần thiết vào Việt Nam thì có tuyên
cáo long trọng: "Biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17, và Ngô Ðình
Diệm là con người thần kỳ- TT Dwight Eisenhower"; khi chuẩn bị rút đi
thì có đánh giá kinh miệt: "Sài Gòn ví như một ổ điếm khổng lồ- TNS
Mike Mansfield", và "đám tướng lãnh ở đấy chỉ là một đống rác- Ðại sứ
Maxwell Taylor"; cuối cùng cần buộc Miền Nam mau chóng đi vào lần sụp đổ
cuối cùng, 1975, thì tuyên bố thẳng thừng: "Không nên cho chúng (Chính
phủ Sài Gòn) thêm một đồng xu nào nữa". Cách nói tàn tệ của Abzug, dân
biểu Hạ Viện Mỹ, nổi tiếng do thái độ thù ghét, chống đối chính quyền,
quân đội Miền Nam. Và nay, cần viết lại lịch sử Việt Nam để yên ổn giải
thích sự thất bại của mình (do đánh giá sai bởi chủ quan, và yếu đuối
đối với kẻ thù hiểm độc, bất nhẫn coi khinh bạn bè), nên tuyển dụng ngay
những kẻ gây nên "tình trạng lưu vong" của ba triệu người Việt hải
ngoại, để từ đó sẽ có những câu kết luận soạn sẵn: "Cộng đồng người Việt
Nam ở hải ngoại chỉ là tập họp những di dân vì lý do kinh tế, hoặc có
tộâi với nhà nước Việt Nam, kém văn hoá, không viết nên được niên biểu
sinh hoạt cho tập thể mình, sống âu lo, và sợ hãi ngày mai vì không có
tiềm năng kinh tế...". Những người như Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Huệ Chi
đã, và đang hợp thức hóa, chính thống hóa những nhận định nầy có sự tiếp
tay của những người Mỹ - Kẻ luôn muốn chứng tỏ vị thế tối thượng của
mình trong tất cả mọi tình huống - Ở đây, họ thủ đắc thêm quyền hạn từ
quá trình hành xử, hoàn tất, và cho phép tay sai thực hiện Sự Ác.
Khi Thượng Ðế đã bị giết thì Con Người còn lại gì?
Người Mỹ đang giải quyết chương trình nầy với văn minh kỹ thuật tối ưu
của họ một cách vụng về, rất nhiều lầm lẫn. (2)
Cuối cuộc, và dù cay đắng đến bao nhiêu chúng tôi
vẫn phải bày tỏ cùng Anh (hay nhắc nhở cho chính bản thân, và tất cả
bằng hữu, những tấm lòng chung thủy sắc son)- Cái giá đầu tiên mà Kẻ Sĩ,
người Chiến Ðấu phải trả là sự thiệt hại của chính bản thân, và nỗi đơn
độc thăm thẳm trên đường đi, giữa bóng đêm trùm lấp. Vụ án của Anh (hay
của chung chúng ta) sẽ vô cùng giản dị, dễ giải quyết, có khả năng thâu
đoạt thắng lợi, nếu như quỹ vận động có một khoảng tiền tương đối vừa
đủ cho án phí. Tương tự như thế, chính phủ Thái sẽ không thể nào ngang
ngược, lật lọng trong vụ xét xử Lý Tống, nếu toàn bộ ba triệu người Việt
trên toàn thế giới đồng lòng trong một ngày tẩy chay tất cả hàng hóa,
dịch vụ có liên quan đến, của, từ Thái Lan - Phải, chỉ một ngày thôi
cũng đủ. Lý Tống ắt trở về cùng chúng ta.
Thế nhưng,
Chúng Tôi luôn có mặt cùng Anh.
Dẫu cái chết.
Dẫu vũng tối.
Vì Quê Nhà đang mãi giữa đêm dày.
Mùa Lễ Chiến Binh Mỹ
Phất phới Cờ Hoa bay
Quê Hương sâu mạch đất
Máu xương lớp lớp rây.
Minnesota, 28 tháng Năm, 2001
Phan Nhật Nam
--------------------------------
1 Tính danh của Ký giả Lô-răng Phan Lạc Phúc viết
về Nguyễn Hữu Luyện, người sĩ quan QLVNCH bị chế độ cộng sản Miền Bắc
cầm tù lâu nhất: 1965-1987, chưa kể những hai hạn tù do "tội vượt biên"
sau khi đã trở về lại Miền Nam.
2 Bài viết được hoàn thành trước tai họa 11 tháng
9, 2001 ở New York, DC, Pennsilvania, vẫn có giá trị như một báo trước
đối với cơ quan cầm quyền, nhân sự lãnh đạo Mỹ Quốc.
No comments:
Post a Comment