Câu
chuyện xảy ra đầu năm 1970 trong phòng ngủ căn cứ quân sự Andrews
ở Bá Linh (Berlin). Một viên Trung sĩ Nhất Lực Lượng Đặc Biệt Hoa
Kỳ, dáng vẻ quan trọng, đi từ đầu đến cuối phòng, đọc tên điểm
danh (Barrack là một phòng dài trong căn cứ quân đội Hoa Kỳ, làm
phòng ngủ cho binh sĩ trong đơn vị). Trong một ngày bình thường,
binh sĩ tập họp, điểm danh ở bên ngoài, nhưng hôm đó, vì nhu cầu
bảo mật của chuyến công tác nên họ tập họp bên trong barrack.
Điều này tránh được sự dòm ngó, để ý, chụp ảnh của gián điệp làm
việc cho địch.
Viên Trung sĩ Nhất nói với các quân nhân Mũ Xanh (Green Beret – LLĐB) “Đó là ngày kỷ niệm D–Day (ngày dài nhất), quân Đồng Minh đổ bộ vào bãi biển Normandy ở Pháp”. Ông ta nói tiếp “Có ai ở đây đã tham dự trận đổ bộ D–Day và muốn đi dự đại hội ở Pháp?”
Trong phòng có nhiều quân nhân đã từng phục vụ ở Việt Nam, trong các đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt như đơn vị MACV–SOG (Đoàn Nghiên Cứu, Quan Sát – đối tác của Nha Kỹ Thuật QLVNCH), chương trình Sigma (Delta, Omega thuộc liên đoàn 5 LLĐB/HK tại Việt Nam), nhưng chỉ vài người đưa tay lên. Viên Trung sĩ Nhất chỉ tay vào một người.
“Chờ một chút bạn hiền Kunert? Bạn không phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ năm 1944!”
Kunert, một quân nhân LLĐB/HK trong Toán 6 (team six), chập gót chân đứng nghiêm, trả lời “Tôi phục vụ trong Sư đoàn 7 Thiết Giáp (7th Panzer, quân đội Đức trong trận Thế Chiến Thứ Hai). Tôi có mặt ở Normandy, và muốn đi dự đại hội!”... và Kunert không phải là người duy nhất (chiến đấu trong hàng ngũ... bên kia). Cũng trong Toán 6 LLĐB/HK có một quân nhân gốc người Đức khác đã từng phục vụ trong đơn vị Tầu Ngầm (U–Boat) quân đội Đức, gây thiệt hại đáng kể cho quân đội Đồng Minh (có nhiều phim U–Boat tầu ngầm Đức trong trận Thế Chiến Thứ Hai).
Theo đạo luật Lodge (Lodge Act – Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Henry Cabot Lodge, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam lúc cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 xảy ra, ông ta là cựu sĩ quan Thiết Giáp trong trận Thế Chiến Thứ Hai) cho phép các người bị thất lạc quê quán sau trận Thế Chiến Thứ Hai – đặc biệt các quốc gia như: Ukraine, Hungary, Đức (Germany), và Tiệp Khắc (Czechoslovakia) gia nhập quân đội Hoa Kỳ. Nhiều người “tỵ nạn” gia nhập binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ. Điều này rất quan trọng, người Hoa Kỳ cần những quân nhân thông thạo ngoại ngữ, chuẩn bị cho một trận “chiến tranh lạnh” (cold war) với Nga Sô và khối cộng sản Đông Âu. Nhiều người Ba Lan gốc Do Thái đã tham dự cuộc nổi dậy chống lại Đức Quốc Xã (Nazis) ở Warsaw (Warsaw Uprising – đã được quay phim), nhiều người khác đã tham dự cuộc cách mạng Hungary năm 1956 (Hungary Revolution or Uprising chống lại sự ép buộc của Nga Sô, kéo dài từ ngày 23 tháng Mười đến 10 tháng Mười Một năm 1956, bị Hồng quân Nga Sô đàn áp)
Viên Trung sĩ Nhất nói với các quân nhân Mũ Xanh (Green Beret – LLĐB) “Đó là ngày kỷ niệm D–Day (ngày dài nhất), quân Đồng Minh đổ bộ vào bãi biển Normandy ở Pháp”. Ông ta nói tiếp “Có ai ở đây đã tham dự trận đổ bộ D–Day và muốn đi dự đại hội ở Pháp?”
Trong phòng có nhiều quân nhân đã từng phục vụ ở Việt Nam, trong các đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt như đơn vị MACV–SOG (Đoàn Nghiên Cứu, Quan Sát – đối tác của Nha Kỹ Thuật QLVNCH), chương trình Sigma (Delta, Omega thuộc liên đoàn 5 LLĐB/HK tại Việt Nam), nhưng chỉ vài người đưa tay lên. Viên Trung sĩ Nhất chỉ tay vào một người.
“Chờ một chút bạn hiền Kunert? Bạn không phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ năm 1944!”
Kunert, một quân nhân LLĐB/HK trong Toán 6 (team six), chập gót chân đứng nghiêm, trả lời “Tôi phục vụ trong Sư đoàn 7 Thiết Giáp (7th Panzer, quân đội Đức trong trận Thế Chiến Thứ Hai). Tôi có mặt ở Normandy, và muốn đi dự đại hội!”... và Kunert không phải là người duy nhất (chiến đấu trong hàng ngũ... bên kia). Cũng trong Toán 6 LLĐB/HK có một quân nhân gốc người Đức khác đã từng phục vụ trong đơn vị Tầu Ngầm (U–Boat) quân đội Đức, gây thiệt hại đáng kể cho quân đội Đồng Minh (có nhiều phim U–Boat tầu ngầm Đức trong trận Thế Chiến Thứ Hai).
Theo đạo luật Lodge (Lodge Act – Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Henry Cabot Lodge, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam lúc cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 xảy ra, ông ta là cựu sĩ quan Thiết Giáp trong trận Thế Chiến Thứ Hai) cho phép các người bị thất lạc quê quán sau trận Thế Chiến Thứ Hai – đặc biệt các quốc gia như: Ukraine, Hungary, Đức (Germany), và Tiệp Khắc (Czechoslovakia) gia nhập quân đội Hoa Kỳ. Nhiều người “tỵ nạn” gia nhập binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ. Điều này rất quan trọng, người Hoa Kỳ cần những quân nhân thông thạo ngoại ngữ, chuẩn bị cho một trận “chiến tranh lạnh” (cold war) với Nga Sô và khối cộng sản Đông Âu. Nhiều người Ba Lan gốc Do Thái đã tham dự cuộc nổi dậy chống lại Đức Quốc Xã (Nazis) ở Warsaw (Warsaw Uprising – đã được quay phim), nhiều người khác đã tham dự cuộc cách mạng Hungary năm 1956 (Hungary Revolution or Uprising chống lại sự ép buộc của Nga Sô, kéo dài từ ngày 23 tháng Mười đến 10 tháng Mười Một năm 1956, bị Hồng quân Nga Sô đàn áp)
Có
người tham gia quân kháng chiến Phần Lan (Finland), như trường
hợp Đại úy Larry Thorne qua Việt Nam, phục vụ trong MACV–SOG, tử
trận trong chuyến hành quân xâm nhập đầu tiên sang đất Lào
(Shinning Brass). Ngày 18 tháng Mười năm 1965, Đại úy Larry Thorn
đưa toán biệt kích Iowa xâm nhập bằng phi cơ H–34 do phi công
Việt Nam trong phi đoàn 219 Kingbee lừng danh đưa đi. Ông ta cùng
phi hành đoàn H–34 Không quân VNCH “biến mất”. Xác của ông ta
cùng phi hành đoàn mới tìm được năm 2003 và được đưa về cùng với
phi hành đoàn Việt Nam cải táng trong nghĩa trang quốc gia
Arlington ở Hoa Kỳ.
“Đó là
con đường (phương cách) lấy quốc tịch Hoa Kỳ nhanh chóng”, theo
lời Đại tá Warner “Rocky” Farr. Bob Charest thêm vào “Bạn cảm
thấy, mình đang phục vụ trong một đạo quân ngoại quốc”. Các quân
nhân Mũ Xanh (Green Beret – LLĐB) đươc thu nhận theo đạo luật
Lodge có thể nhận ra được theo số quân trong quân đội Hoa Kỳ, bắt
đầu với 5 con số: 10812. Từ từ, các quân nhân “Mũ Xanh Ngoại
Quốc” hấp thụ nhiều vào nếp sống, quân đội Hoa Kỳ khi cuộc chiến
tranh lạnh với Nga Sô leo thang.
Đơn vị “đặc biệt” có tên là Ban A, mật danh cho Ban Hoạt Động LLĐB 39. Đó là một đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt bí mật. Về mặt kỹ thuật, đơn vị không hợp lệ theo bản hiệp định của “Tứ Cường” (Bốn quốc gia hùng mạnh: Mỹ, Anh, Pháp, và Nga Sô). Ban A sẵn sàng ứng chiến 24/24 trong thủ đô Bá Linh (Berlin), đề phòng trường hợp Hồng quân Nga tấn công xuyên qua bức tường Bá Linh (Berlin Wall) từ hướng Đông Đức, xâm lăng Tây Âu châu. Ban A LLĐB/HK đóng quân rải rác, bí mật trong các “nhà an toàn” trong thủ đô Bá Linh, họ sẽ ra tay hành động, khi đơn vị tiền phương Nga Sô tiến đến các vị trí của họ. Nhiệm vụ dành cho Ban A LLĐB/HK là phá hoại, thực hiện chiến tranh du kích trong vùng địch kiểm soát.
Được thành lập từ năm 1956, Ban A lúc mới đầu có bốn toán A (12 quân nhân, đơn vị nòng cốt của LLĐB), nhận nhiệm vụ rải rác trong thành phố Bá Linh, bốn hướng: đông, tây, nam, và bắc. Sau đó được tăng cường thêm hai toán mới. Đại tá Farr cho biết “nhiệm vụ quan trọng dành cho họ (Ban A LLĐB), nằm vùng trong trận Thế Chiến Thứ Ba (nếu xảy ra)”. Mỗi toán A LLĐB có 11 quân nhân, cùng với một toán B (để lo vấn đề chỉ huy, hành chánh, tiếp liệu cho các toán A) cũng chỉ có khoảng 80 – 90 quân nhân LLĐB/HK.
Trong thời gian chiến tranh lạnh, thủ đô Bá Linh là một thanh phố không “bảo đảm”. Theo lời Trung sĩ John Blevins, phiá Đông Bá Linh dường như chiến tranh vừa mới kết thúc, nhiều cao ốc, dinh thự bỏ trống (người Nga bắt buộc đưa dân Đức ra khỏi thành phố vì sợ họ bỏ trốn sang Tây Đức). Ngược lại Tây Bá Linh rất yên bình trừ một vài vết đạn trên tường (lính Đông Đức canh gác bắn người dân trốn sang Tây Bá Linh).
Đơn vị “đặc biệt” có tên là Ban A, mật danh cho Ban Hoạt Động LLĐB 39. Đó là một đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt bí mật. Về mặt kỹ thuật, đơn vị không hợp lệ theo bản hiệp định của “Tứ Cường” (Bốn quốc gia hùng mạnh: Mỹ, Anh, Pháp, và Nga Sô). Ban A sẵn sàng ứng chiến 24/24 trong thủ đô Bá Linh (Berlin), đề phòng trường hợp Hồng quân Nga tấn công xuyên qua bức tường Bá Linh (Berlin Wall) từ hướng Đông Đức, xâm lăng Tây Âu châu. Ban A LLĐB/HK đóng quân rải rác, bí mật trong các “nhà an toàn” trong thủ đô Bá Linh, họ sẽ ra tay hành động, khi đơn vị tiền phương Nga Sô tiến đến các vị trí của họ. Nhiệm vụ dành cho Ban A LLĐB/HK là phá hoại, thực hiện chiến tranh du kích trong vùng địch kiểm soát.
Được thành lập từ năm 1956, Ban A lúc mới đầu có bốn toán A (12 quân nhân, đơn vị nòng cốt của LLĐB), nhận nhiệm vụ rải rác trong thành phố Bá Linh, bốn hướng: đông, tây, nam, và bắc. Sau đó được tăng cường thêm hai toán mới. Đại tá Farr cho biết “nhiệm vụ quan trọng dành cho họ (Ban A LLĐB), nằm vùng trong trận Thế Chiến Thứ Ba (nếu xảy ra)”. Mỗi toán A LLĐB có 11 quân nhân, cùng với một toán B (để lo vấn đề chỉ huy, hành chánh, tiếp liệu cho các toán A) cũng chỉ có khoảng 80 – 90 quân nhân LLĐB/HK.
Trong thời gian chiến tranh lạnh, thủ đô Bá Linh là một thanh phố không “bảo đảm”. Theo lời Trung sĩ John Blevins, phiá Đông Bá Linh dường như chiến tranh vừa mới kết thúc, nhiều cao ốc, dinh thự bỏ trống (người Nga bắt buộc đưa dân Đức ra khỏi thành phố vì sợ họ bỏ trốn sang Tây Đức). Ngược lại Tây Bá Linh rất yên bình trừ một vài vết đạn trên tường (lính Đông Đức canh gác bắn người dân trốn sang Tây Bá Linh).
Sau khi
trận Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt, bốn cường quốc: Mỹ, Anh, Pháp và
Nga Sô chia nước Đức ra làm bốn, kể cả thành Phố Bá Linh (chia
cho tứ cường). Không muốn người dân Đức bỏ trốn sang Tây Đức, Nga
Sô xây bức tường “Ô Nhục” năm 1961 ngăn chia Đông – Tây Bá Linh,
ngoài ra họ cũng sợ “điệp viên” quân Đồng Minh (Mỹ, Anh, Pháp)
xâm nhập.
Ban A Lực Lượng Đặc Biệt được biết đến như một viên ngọc quý, chôn dấu bí mật. Nhiệm vụ dành cho họ “hạng nhất” trong binh chủng LLĐB. Tuy nhiên, rất ít người biết đến đơn vị bí mật đó...
FHSU, Dallas, Texas August 4, 2020
Vđh
Ban A Lực Lượng Đặc Biệt được biết đến như một viên ngọc quý, chôn dấu bí mật. Nhiệm vụ dành cho họ “hạng nhất” trong binh chủng LLĐB. Tuy nhiên, rất ít người biết đến đơn vị bí mật đó...
FHSU, Dallas, Texas August 4, 2020
Vđh
No comments:
Post a Comment