Friday, December 11, 2020

TOÁN BIỆT KÍCH MARYLAND NHIỆM VỤ CUỐI CÙNG - John Meyer (VDH dịch)

 

Vào ngày lãnh lương 1 tháng Mười Một năm 1969, quân nhân LLĐB/HK Gunther Wald không thể chơi bài với các bạn được vì phải chuẩn bị chuyến hành quân xâm nhập qua Lào cùng với toán biệt kích Maryland mà anh ta làm trưởng toán. Toán Maryland nằm trong sở chỉ huy Bắc (CCN) ở Đà Nẵng, một căn cứ chuyên về các hoạt động bí mật tám năm trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam.

Khi chúng tôi bước đi trên cát từ nhà ăn, một Trung Sĩ nói với tôi không chơi bài được, nhưng nói tôi ráng ăn thật nhiều tiền, để khi anh ta trở lại sẽ thắng số tiền lớn đó từ tôi. Thật buồn, cả ba quân nhân Mũ Xanh Hoa Kỳ, Wald, Trung Sĩ Bill Brown và Hạ Sĩ Don Shue không người nào trở về trong chuyến hành quân ngày 3 tháng Mười Một năm 1969.

Ngày 30 tháng Tám năm 2012, 43 năm sau trong nghiã trang quốc gia Arlington, phần xương cốt còn lại của ba người lính LLĐB/HK được an táng với đầy đủ nghi lễ của quân đội Hoa Kỳ.

Câu chuyện xẩy ra vào sáng sớm ngày 3 tháng Mười Một năm 1969, toán biệt kích Maryland xâm nhập vào khu vực phiá đông tỉnh Savanakhet của Lào. Toán biệt kích gồm có ba quân nhân LLĐB/HK và sáu biệt kích quân người Thượng (có lẽ sắc dân Bru gần Đà Nẵng). Wald là trưởng toán biệt kích, Bill Brown là toán phó và Shue là nhân viên truyền tin. Toán biệt kích Maryland có nhiệm vụ dò thám, kiểm chứng báo cáo có sự gia tăng hoạt động của quân đội Bắc Việt trong khu vực.

Trung Sĩ Nhất LLĐB/HK (người đã có kinh nghiệm làm trưởng toán biệt kích) Terry Lanegan hôm đó bay trên chiếc phi cơ điều không tiền tuyến FAC khi toán biệt kích Maryland được trực thăng đưa vào khu vực hoạt động êm xuôi. Chiếc FAC chở theo Lanegan bay qua đầu toán biệt kích hai lần ngày hôm đó. Lần cuối cùng anh ta liên lạc với Shue ít phút trước 3 giờ chiều, lúc đó toán biệt kích đang ở trên đồi Yên Ngựa trong phạm vi làng Hương Lập.

Ít phút sau khi chiếc FAC rời khỏi khu vực bao vùng cho toán biệt kích, địch quân tấn công toán biệt kích. Trung Sĩ Brown trúng đạn AK-47, Wald và Shue bị thương vì mảnh lựu đạn, theo bản báo cáo của phòng Tìm Kiếm Quân Nhân Mất Tích (JPAC) ở Hawaii thuộc bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Bản báo cáo này dựa một phần vào cuộc phỏng vấn lính Bắc Việt tham dự trận tấn công toán biệt kích Maryland.

Trong thời gian đầu tháng Mười Một năm 1969, vì lý do thời tiết xấu nên không thể đưa toán biệt kích Bright Light vào tìm toán biệt kích Maryland. Đến ngày 11 tháng Mười Một, một toán Bright Light xâm nhập vào khu vực lần cuối cùng liên lạc với toán biệt kích, tìm được ba lô của Trung Sĩ (được truy thăng cấp bậc) Shue nhưng không tìm được bằng chứng xác của ba quân nhân Hoa Kỳ.

Định mệnh của toán biệt kích Maryland được báo cáo theo hệ thống quân giai, lên đến tòa Bạch Ốc, nhưng không lộ ra ngoài công chúng Hoa Kỳ. Ngoài những viên chức cao cấp, chỉ có các quân nhân LLĐB/HK trong sở chỉ huy Bắc (CCN) biết chuyện toán biệt kích Maryland bị “mất” và không thâu hồi được xác. Năm đó Shue mới 20 tuổi, cha của anh phải ký giấy tờ chấp thuận cho anh ta nhập ngũ năm 17 tuổi. Vài năm sau, ông ta chết với qủa tim người cha tan nát, mong chờ tin tức của người con trai.

Figure 1(one-zero) Wald

Thân nhân của họ chỉ được thông báo, người thương yêu của họ bị mất tích trong lúc thi hành nhiệm vụ chiến đấu ở nam Việt Nam. Mười năm sau, chính quyền Hoa Kỳ báo cho gia đình họ biết tình trạng được xem như tử trận tại chiến trường. Bốn mươi năm sau, năm 2009, sau khi mẹ của Trung Sĩ Shue từ trần, một người nông dân Lào tìm được nhiều mảnh xương trao cho phòng Tìm Kiếm Nhận Diện Nhân Sự (JPAC). Phòng này thử DNA  (AND) và kết luận số xương đó thuộc về ba quân nhân LLĐB/HK trong toán biệt kích Maryland, Wald, Brown và Shue. Họ tìm được thêm cái bật lửa Zippo của Shue.

Tôi biết cả ba quân nhân Mũ Xanh, Wald và Brown đã cùng làm việc với tôi trên căn cứ hành quân tiền phương 1 (FOB-1) Phú Bài (Huế) năm 1968. Khi tôi quay trở lại Việt Nam phục vụ tour thứ hai và nhận đơn vị trong sở chỉ huy Bắc (CCN), tôi gặp Shue và rất thích tính vui vẻ, khôi hài của anh ta, và đẹp trai. Anh ta có thể làm người mẫu cho tranh quảng cáo LLĐB/HK năm 1969. Cũng như mọi người trong chúng ta (LLĐB/HK), Wald và Brown đã chọn lựa nhiệm vụ tác chiến.

Cũng như tên ngụy danh cho đơn vị “Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát”, các hoạt động của đơn vị SOG đều được bảo mật, và chúng ta đã ký giấy tờ với chính quyền Hoa Kỳ, sẽ không kể lại, viết tài liệu về đơn vị SOG 20 năm. Tôi đã rõ điều đó, không thể trở về Hoa Kỳ để báo cho cha mẹ của Wald, của Shue những điều thực sự xẩy ra cho những người con của họ. Hay là nói cho họ biết sự thực về đơn vị SOG, các cuộc hành quân bí mật, sự tổn thất của đơn vị cao nhất trong cuộc chiến Việt Nam (có người nhận được Chiến Thương Bội Tinh bẩy lần trong thời gian phục vụ trong đơn vị SOG).

Nói chung, trường hợp tôi tử trận, gia đình tôi vẫn bị giữ trong bóng tối. Trường hợp thành công hay chiến thằng, tôi cũng không thể ngồi tán dóc, kể chuyện tôi xâm nhập vào đường mòn HCM bên Lào gắn máy nghe lén các cuộc điện đàm của quân đội Bắc Việt.

Từ khi một người làm rẫy ở Lào tìm thấy phần xương còn lại, người quân nhân đầu tiên trong nhóm ba người trở về Hoa Kỳ, đó là Shue. Ngày 29 tháng Tư năm 2011, một quan tài phủ lá quốc kỳ từ từ lăn xuống dưới bụng chiếc phi cơ Boeing của hãng hàng không Delta Airlines. Chiếc phi cơ này đã đưa Shue từ Hawaii đến Charlotte. Đứng đón Shue có toán quân danh dự (cầm quốc kỳ và quân kỳ) của LLĐB/HK và thân nhân của anh. Phần còn lại của Brown được đưa vè Hoa Kỳ trong tháng Chín, và sau đó là Wald.

Ba quân nhân LLĐB/HK yểu mệnh sẽ được an táng trong nghiã trang quốc gia Arlington, ngày thứ Năm, 30 tháng Tám, với đầy đủ nghi lễ của quân đội Hoa Kỳ.

 Có ít nhất hơn chục người đã từng làm việc với Wald, Brown và Shue, trong đó có Thiếu Tướng Eldon Bargewell, đã cùng toán biệt kích với Wald hành quân năm 1968. Hôm thứ Năm (lễ an táng ba quân nhân LLĐB/HK), Tướng Bargewell sẽ đại diện hội Ái Hữu Hành Quân Đặc Biệt đọc diễn văn, đặt vòng hoa cho ba người.

Trong buổi lễ này còn có cựu chiến binh Hải quân Michael Buetow, con trai của Wald. Buetow chưa hề biết mặt cha mình, chỉ được nghe mẹ kể lại và những tin tức mong manh về người cha của mình. Một người em gái cùng cha khác mẹ với Wald, Frau Heike Deucker sẽ bay từ Đức sang để tìm được phần nào người anh mà bà ta chưa từng gặp.

Với tất cả các quân nhân đã phục vụ trong “cuộc chiến bí mật”, chúng ta rất vui mừng, hãnh diện cho Wald, Brown và Shue đã trở về cố hương. Ngày 30 tháng Tám là một ngày tang cũng là một ngày vui, sau 43 năm, Wald, Brown, và Shue đã gặp nhau và vui sướng nơi cõi vĩnh hằng.

John Stryker Meyer (cựu chiến binh SOG phục vụ hai lần tại Việt Nam).

American University of Nigeria

Computer Science Department

vđh

2 comments:

  1. Đúng là CCN thời tiết rất nóng (mùa hè), vì ở ngay bải biển Non Nước kế bên núi!
    Khoảng đầu năm 1970, tôi từ Long Thành đưa đến đây 0 chịu nổi vì sức nóng của cát cứ thổi vào phòng, nên thường lên Núi kế bên hóng mát. Khi tôi từ Đà Nẳng trở về SG thì trên máy bay có chở quan tài của một C/hửu Đoàn 11 bên Sơn chà!
    Lúc đó Tr/tá Minh (nhỏ) là CHT CĐ1XK, nhưng Việt và Mỹ 0 có ăn chung
    Mess hall như ở B50/CCS/BMT. Nên sự thân thiết 0 gắn kết nhiều như ở CĐ3XK/CCS.
    Đám Mỹ-Việt cuối tháng đều có ra Nhà hàng VN ngoài phố, zỉ nhiên Mỹ lãnh tiền CT nhiều nên bao jờ họ cũng xung fong thanh toán với Nhà hàng (bà chủ là người wen của Th/tá VV Phát CHP CĐ3XK/CCS và cũng là HLV Nhảy dù của SĐ Dù).Thằng bạn khi về Texas lúc Mỹ rút, còn cẩn thận đưa Card (nó là con của Chủ hảng Taxi Air-Cessna cho mướn đi chơi ngắn hạn),làm như VNCH ......tới thời kỳ......fall down!!!)

    Còn thời tiết ở xứ Bụi Mù Trời (B50/CCS/BMT) tháng mưa thì bê bết bùn như ở Launch side 32 Quản Lợi (Bình Long). Còn MBL 33 Đức Lập thì chung trong trại B50/CCS/BMT.
    Nói đến xứ Buồn Muôn Thuở là lại nhớ thằng bạn Ts1 TV Hương, 0 biết thân xác ở nơi nào trên vùng đất Ban Mê, Mẹ nó cũng ngậm ngùi 0 biết ...!!! (cũng như ja đình TS1 Thế CLB CĐ/Đoàn 3 nhưng vẫn còn để lại thân xác). Tất cã đã bón fân cho vùng đất BMT màu mở, xanh tươi cho hôm nay!
    Nhưng ai hiểu cho....khi cát bụi đã bay vào cát bụi lãng wên, fù zu mãi mãi!

    ReplyDelete
  2. STD_SOG
    trich => Nói chung, trường hợp tôi tử trận, gia đình tôi vẫn bị giữ trong bóng tối. Trường hợp thành công hay chiến thằng, tôi cũng không thể ngồi tán dóc, kể chuyện tôi xâm nhập vào đường mòn HCM bên Lào gắn máy nghe lén các cuộc điện đàm của quân đội Bắc Việt.....
    -----------------
    Ghi âm các cuộc nói chuyện của địch trong rừng núi là chuyện bình thường.
    Nhưng ít ai biết SOG còn ghi âm tất cã các cuộc nói chuyện ngay trong trại B50/CCS-BMT. Trong Chiến zịch D DAY VN 1970, một số chuyên viên hợp đồng; thỉnh thoảng có đến B50.Đa số họ thuộc gốc Á châu như: Nhật,Phi,Hàn cũng có CQN thời đệ II Thế chiến.Nói chung trong Chiến tranh VN, thì Thành công nhiều nhứt là Chiến zịch D DAY VN 1970. Zo sự ít tổn thất nhứt cho nhân mạng trong một Chiến zịch lớn về Quân sự,còn bên QĐ VNCH thì "kiếm chác" được nhiều nhất về Chiến lợi fẩm từ bên Miên (đến nổi Vua Miên fải kiện lên
    LHQ cho là VNCH xâm lăng nước Trung lập Cambodia),nhưng Mỹ đã zàn xếp vì họ có zính vào và đặt ra kế hoạch này và đưa ra bằng cớ chính Vua Miên đã cho Khối CS, zùng đất Miên để hoạt động. Sau đó thì Vua Miên đành chịu thua, nhưng bên VN và Đồng minh cũng im lặng trong vụ này;0 tuyên bố,loan truyền Chiến thắng trên tất cã hệ thống Quốc Nội cũng như Quốc Tế. Vì cũng có vi
    fạm trong vấn đề một nước Trung lập theo luật Quốc tế (cho zù đó là "cuội").

    ReplyDelete