Lời
Tòa Soạn: VNCH đã giữ vững được cuộc sống tự do trong suốt 21 năm ngắn
ngủi nhưng đầy gian truân, máu và nước mắt, đầy sự hy sinh của biết bao
nhiêu người.
Trong số những sự hy sinh đó, phải nói tới sự hy sinh
của người lính Biệt Kích Dù hoạt động tại Bắc Việt. Số phận của họ rất
bi thảm khi bị kẹt tại Bắc Việt. Bảng tổng kết sơ khởi cho biết trong số
những Biệt Kích Dù được thả ra miền Bắc có 7 người đã bị CS tuyên án tử
hình và đã bị hành quyết, 9 người tử trận, 21 người chết trong các trại
tù khổ sai miền Bắc, 7 người chết sau khi được thả về, 2 người mất tích
khi thi hành nhiệm vụ, 11 người bị chỉ định phải định cư tại các nông
trường hay hợp tác xã miền Bắc. Đa số những người còn lại đều bị tra tấn
dã man và bị bắt lao động khổ sai trong những trại tù khắc nghiệt nhất.
Tại sao hầu hết các biệt kích thả xuống miền Bắc đã bị CS bắt?
Bài
viết sau đây là của Trung tá Nguyễn Văn Vinh, người trực tiếp phụ trách
các toán Biệt Kích Dù được thả xuống Bắc Việt, sẽ cho chúng ta biết
những nét đại cương về tổ chức các đơn vị Biệt Kích, các hoạt động của
họ và cách thức điều hành của cơ quan tình báo Hoa Kỳ.
* * * * *
Vài nét về hoạt động của Biệt Kích Dù tại Bắc Việt
Ít
ai biết đến các tên P45, Sở Bắc hay Sở Khai Thác, tiền thân của Nha Kỹ
Thuật Bộ Tổng Tham Mưụ Đó là những bí danh của một cơ quan tình báo
chiến lược, được thành lập từ cuối năm 1958, đặt trực thuộc Phủ Tổng
Thống và nằm trong mạng lưới chỉ huy của Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh
Lực Lượng Đặc Biệt VNCH. Cơ quan này được Hoa Kỳ yễm trợ cả về tài chánh
lẫn các phương tiện cần thiết để thực hiện cuộc chiến tranh không quy
ước chống miền Bắc CS.
Sau Hiệp dịnh đình chiến Geneva, vĩ
tuyến 17 được chọn làm vùng phi quân sự và sông Bến Hải là biên giới
thiên nhiên, ngăn cách 2 miền Nam Tự Do và Bắc CS. Quân đội viễn chinh
Pháp, dưới áp lực của Hoa Kỳ, đã phải kéo cờ tam tài xuống khỏi dinh
Norodom, nhường chỗ cho quốc kỳ VN tung bay tại dinh Độc lập vừa được
đổi tên và đổi chủ. Để đáp lại, quân đội Pháp đã không nương tay, xóa
sạch mạng lưới tình báo mà họ đã khổ công gầy dựng trong nhiều năm tại
miền Bắc. Đây là một sự thiệt hại khá lớn cho ngành tình báo non trẻ của
miền Nam. Trong khi đó, CS đã để lại tại miền Nam vô số cơ sở tình báo
mà họ đã gầy dựng trong suốt thời kỳ chống Pháp, trong đó phải kể đến
các thân nhân của các cán bộ và bộ đội tập kết. Thêm vào đó, các khuyết
điểm to lớn chồng chất của 2 chế độ lỗi thời Thực dân dân và Phong kiến
đã làm mồi nuôi dưỡng các phong trào chống đối trong nội bộ miền Nam,
rất thuận lợi cho các cán bộ CS nằm vùng khai thác.
Dù vậy,
ngành tình báo miền Nam, tuy phải xây dựng trễ và phải đặt nền móng từ
đầu, nhưng lại được hưởng ứng nồng nhiệt vì đa số người Việt thời ấy,
nhất là đồng bào di cư, các bộ lạc dân tộc thiểu số, các đảng phái chính
trị và tín đồ các tôn giáo, đã thấy rõ bộ mặt gian dối của CS. Có người
đã chứng kiến những vụ tàn sát hay đấu tô dã man các thành phần quốc
gia yêu nước nhưng bất đồng chính kiến với CS và có khi họ chính là thân
nhân của các nạn nhân đó. Ngoài ra, những tài liệu sống động như cuốn
phim Chúng Tôi Muốn Sống đã gây được một ấn tượng ghê tởm CS trong mọi
tầng lớp nhân dân miền Nam.
Nắm được các yếu tố thuận lợi trên
đây, Sở Bắc đã gấp rút gửi nhân viên đến các trại định cư, liên lạc với
các vị lãnh dạo tinh thần cũng như các bộ lạc dân tộc thiểu số, chiêu mộ
các thanh niên nhiệt tình yêu nước còn thân nhân ở tại miền Bắc, để cấp
tốc đưa về huấn luyện và tạo vỏ bọc thuận lợi, đưa họ về quê quán hoạt
động.
Từ những năm đầu tiên đến năm 1966, các toán xâm nhập miền Bắc thường xử dụng một trong những phương cách sau đây:
- Nhảy dù đêm vào vùng mục tiêu.
- Xâm nhập đường biển bằng thuyền mẹ, và từ đó xử dụng thuyền con bơi vào vùng công tác.
-
Xâm nhập vào vùng phi quân sự, vượt sông Bến Hải và lén lút đi bộ vào
điểm công tác, móc nối với thân nhân đã nằm vùng, hoặc giới chức được
tín nhiệm tại địa phương. Trường hợp sau này thường phải xử dụng “bona
fides” để nhận nhau.
- Cử chuyên viên phục vụ tại Tòa Đại sứ
của một vài nước thứ 3 như Lào, Cam-bốt, Pháp, Thái Lan hay Hong
Kong...rồi từ đó tuyển mộ và huấn luyện các công tác viên có khả năng,
và tạo cho họ cái vỏ bọc thích hợp cũng như giấy tờ hợp lệ để họ dễ dàng
xâm nhập vào miền Bắc hoạt động. Phương pháp này đã được điều nghiên tỉ
mỉ, nhưng vì quá tốn kém nên chỉ được thực hiện từng giai đoạn.
Tuy
có nhiều hình thức xâm nhập khác nhau như vừa trình bày trên, nhưng
trong bài này, tôi (Trung tá Nguyễn Văn Vinh) chỉ xin đề cập đến những
toán Biệt Kích xâm nhập miền Bắc bằng đường hàng không mà thôi, vì đây
la phần việc mà chính tôi đã đảm nhận trong nhiều năm tại cơ quan tình
báo chiến lược này.
Những chuyến bay đêm
Các toán Biệt
Kích Dù thường được thả xuống miền Bắc vào những đêm trăng. Mùa trăng
thuận lợi cho công tác này bắt đầu từ ngày mồng 10 - 20 âm lịch hằng
tháng. Giờ giấc được chọn tùy thuộc vào điều kiện an ninh và thời tiết
tại vùng công tác. Để có đủ phương tiện đối phó với các bất trắc có thể
xảy ra khi toán chạm đất, các nhân viên Biệt Kích Dù phải mang theo các
trang bị cá nhân khá nặng nề. Ngoài súng tiểu liên Swedish K. của Thụy
Điển hoặc Sten của Anh hay Uzi của Do Thái có trang bị ống giảm thanh và
3 đơn vị hỏa lực, họ còn phải đèo thêm các dụng cụ khác trên 20 món,
nào bidon nước, bản đồ vùng mục tiêu, địa bàn, lựu đạn, 3 ngày lương
khô, đèn bấm, pamean, dao găm, túi cứu thương cá nhân, cà mèn, pháo hiệu
(pen flare), đồng hồ đeo tay, radio, v.v...
Các dụng cụ này
thường được mua ở các nước thứ 3 và không một trang cụ nào được mang
nhãn hiệu Hoa Kỳ hay miền Nam VN. Các đồ trang bị tập thể nhưng dụng cụ
phá hoại, đồ cứu thương, lương thực dự trữ dùng cho 3 tháng, v.v...đều
được đóng thành kiện. Máy truyền tin dự trữ và máy beacon là máy phát
tín hiệu có tầng số nhất định, được đặt tại kiện hàng só 1. Các toán
viên khi nhảy dù xâm nhập vào đêm, chiếc dù có thể bị ảnh hưởng của gió,
bạt ra xa cách bãi thả 1-2 km. Nhưng nhờ các radio cá nhân, họ có thể
dễ dàng bắt tín hiệu từ máy beacon phát ra, để đi về hướng tập trung.
Thông
thường, các nhân viên quê quán vùng vào được thả về mục tiêu vùng đó.
Để đảm bảo an ninh cho công tác, mục tiêu và nhiệm vụ của toán chỉ được
thuyết trình vào giờ chót, trước khi lên máy baỵ Các chuyến xuất phát
trong những năm đầu đến năm 1964, chính cơ quan Trung Ương Tình Báo Hoa
Kỳ đã yểm trợ cho các chuyến bay bí mật này và lộ trình duy nhất được xử
dụng là Tân Sơn Nhất - Đà Nẵng - Vùng mục tiêu.
Tại Đà Nẵng,
đợi lúc trời tối, phi cơ cỡi bỏ hết mọi huy hiệu trước khi khởi hành xâm
nhập vào vùng hành quân. Phi cơ được xử dụng là loại DC7 hoặc DC6. Phi
hành đoàn thường là người Trung Hoạ Tuy nhiên, cũng có lúc phi hành đoàn
là người VN, được tuyển chọn trong số sĩ quan có khả năng và được tín
nhiệm nhất của Không Quân Việt Nam. Phó TT Nguyễn Cao Kỳ hồi còn mang
lon Đại úy, đã nhiều lần làm phi công chính thức cho các phi vụ đặc biệt
này. Đến cuối năm 1966, Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ rút vào bóng tối,
nhường chỗ cho MAC-SOG, một cơ quan tình báo quân sự, thay thế yểm trợ
cho Nha Kỹ Thuật.
Khi cường độ chiến tranh VN đi đến giai đoạn
khốc liệt nhất thì nhu cầu tin tức gia tăng cao, do đó số toán Biệt Kích
Dù hoạt động phải được tăng cường nhiều hơn. Các phương tiện xâm nhập
cũ được thay thế bằng C123 hoặc C130 và nơi phát xuất được chuyển sang
Nakor-Phanum, một sân bay nằm sát biên giới Thái-Lào hoặc sân bay don
nằm ở phía Đông -Bắc Thái Lan. Từ các nơi đó các toán Biệt Kích Dù được
chuyển qua trực thăng CH3 để bay băng qua lãnh thổ Lào, tiến về vùng mục
tiêu nằm trên ranh giới Lào-Việt. Cũng có lúc mục tiêu được lựa chọn
nằm sâu trong nội địa Bắc Viêt.
Trực thăng là phương tiện xâm
nhập vừa rẻ tiên vừa tiện lợi nhưng lại là phương tiện kém an toàn nhất,
vì tiếng động cơ quá lớn, địch dễ phát hiện. Phải chăng đây là một
trong những nguyên nhân thất bại của công tác Biệt kích tại miền Bắc?
Vấn đề này đã được phía VN quan tâm và nêu lên nhiều lần trong các phiên
họp Việt-Mỹ, nhưng phía đối nhiệm không quan tâm.
Số phận những con chim lạc loài
Đến
cuối năm 1968, trong số gần 40 toán được cho xâm nhập bằng đường hàng
không và đường bộ để hoạt động dài hạn, chỉ con có 5 toán là còn giữ
được liên lạc với Trung ương, đó là các toán Tourbillon (1962), AreÀs
(1962), Remus (1963), Easy (1963) và Eagle (1963). Theo đánh giá chung
của các chuyên viên hữu trách Việt - Mỹ. thì cả 5 toán này hình như đã
bị địch kiểm soát, nhưng cá nhân tôi vẫn còn tin tưởng một toán, đó là
toán Ares. Sự tin tưởng này có thể đúng vì lý do sau đây:
Vào
những năm đầu ở trại cải tạo, tôi thường bị cán bộ, không biết thuộc cơ
quan nào và cấp nào, đã thay nhau thẩm vấn tôi về các toán Biệt Kích.
một trong những lần thẩm vấn ấy, tôi bị 3 tên cùng một lúc thay nhau
hạch hỏi suốt buổi sáng, khiến tôi không còn sức chịu đựng, tôi đã bị
gục ngã vì tức giận và xây xẩm. Họ cho người dẫn tôi về phòng, nhưng 2
giờ sau lại kéo tôi lên tiếp tục thẩm vấn. Họ dùng đủ trò ma giáo “hỉ,
nộ, ái, ố”,...lúc thì mời tôi hút thuốc lá “có cán” (tức loại thuốc có
đầu lọc, một loại thuốc cao cấp vào thời ấy), lúc lại đập bàn quát mắng,
khinh bĩ. Họ chưa bao giờ đánh đập tôi lúc thẩm vấn, nhưng họ đã dùng
những lời rất cộc cằn và thô lổ để áp đảo tinh thần tôi.
Một điều làm tôi quan tâm hơn cả là họ hỏi tôi rất nhiều về toán Ares,
như trưởng toán tên gì, quê quán ở đâu, tuổi tác độ bao nhiêu, dáng điệu
bên ngoài như thế nào, có những đặc điểm gì, những liên hệ gia đình,
địa chỉ của các người thân lúc ở miền Nam, v.v... Tôi thầm nghĩ nếu Ares
đã thật sự nằm trong tay họ thì mắc mớ gì họ phải hỏi tôi những chuyện
thừa thải ấy. Tôi có lý do để không trả lời họ, vì Ares đã xuất phát năm
1962, trước khi tôi được thuyên chuyển về Sở Bắc. Tuy nhiên, hôm nay
tôi xin nói ra đây những gì tôi có thể nói ra được. Một vài chi tiết
khác tôi thấy chưa thể tiết lộ lúc này vì có thể phương hại đến sự an
toàn của toán đó, nếu quả thật toán đó đến nay vẫn còn dấu được tung
tích.
Ares hay Hạ Long có tên thật là..., một cán bộ trung cấp
và là đảng viên CS bị khai trừ vì bất mãn. Anh đã theo đoàn người di cư
vào Nam năm...và được một giới chức miền Nam báo cáo lên ông Ngô Đình
Nhu, Tổng Thống Diệm và ông Nhu đã lưu tâm và giúp đỡ cho người này. Sau
dó, Sở Bắc đã cử người đến tiếp xúc thuyết phục và bố trí cho anh trở
về Bắc hoạt động. Anh đã đồng ý và đã được đưa xâm nhập vào Vịnh Hạ Long
năm 1962, rồi từ đó tiến dần về cảng Hải Phòng và nhà máy điện Uông Bí.
Đây là 2 mục tiêu mà anh có nhiệm vụ theo dõi và báo cáo mọi sinh hoạt.
AreÀs tỏ ra rất tích cực trong mọi nhiệm vụ giao phó, và điều rất kỳ lạ
là anh đã mộ mến Tổng Thống Ngô Đình Diệm một cách khác thường. Hàng
năm, trước ngày Song Thất hoặc 26/10, anh đều có đánh điện chúc mừng TT
Diệm và nguyện trung thành phục vụ tổ quốc. Khi nghe tin TT Diệm bị giết
qua đài phát thanh, anh rất thắc mắc và sau khi được Trung ương xác
nhận, anh đã tỏ ra chán nản tột độ. Dù vậy, anh vẫn thi hành mọi công
tác giao phó một cách chu đáo. Những chuyến tàu cập bến Hải Phòng, nhất
là các tàu chở vũ khí hay quân dụng, đã được anh theo dõi và báo cáo khá
chi tiết. Ngoài nhiệm vụ trên, anh còn báo cáo kết quả oanh tạc của một
số mục tiêu khác nhau như cầu Hàm Rồng và nhà máy điện Uông Bí ở quanh
vùng Hải Phòng.
Để giúp anh thi hành nhiệm vụ trong thời gian
anh bị bị bịnh sốt rét, Trung ương đã chấp thuận đề nghị của anh, tuyển
mộ thêm người em ruột và một hai người khác trong họ hàng, để phụ anh
thực hiện quan sát các mục tiêu ở xạ Trong những năm 1966, 1967 và 1968,
bệnh sốt rét của anh trở nên trầm trọng, nhưng Trung ương không tiếp tế
cho anh được vì địa điểm nhận tiếp tế của anh nằm trong Vịnh Hạ Long đã
bị lộ. Thêm vào đó, vùng biển Hải Phòng bị Mỹ gài mìn khiến mọi cố gắng
tiếp tế bằng thuyền cho anh đều không thể thực hiện được.
Khoảng
giữa năm 1968, do lời yêu cầu của phía VN, Hoa Kỳ đã tìm được kế hoạch
tiếp tế cho AreÀs. Trung ương báo ngay cho ahn tọa độ một số bãi thả
tiếp tế và yêu cầu toán đến tận nơi nghiên cứu và báo ngay địa điểm ưu
tiên được chọn. Sau khi nhận phúc đáp, Trung ương đã hướng dẫn các chi
tiết mà toán phải thi hành để có thể nhận tiếp tế đúng như dự liệu. Đến
ngày N, giờ G, một đoàn phản lực đã xuất hiện bắn phá một số mục tiêu ở
Hải Phòng, cùng lúc đó một phản lực cơ khác đã bắn một thùng “container”
đựng hàng tiếp tế xuống thửa ruộng đã ấn định và được AreÀs đánh dấu
bằng 2 cụm khói trắng như đã chỉ thị. Cách tiếp tế này đã được thực tập 2
lần tại trại Long Thành và cả 2 lần đều đem lại kết quả mong muốn.
Trong container đựng hàng tiếp tế, ngoài lương thực, thuốc men, áo quần
còn có 10 khâu vàng để toán trao đổi thực phẩm hoặc thuốc men mỗi khi
cần đến. Ngoài các vật dụng trên, còn có 4 lá thơ, trong đó có một lá
thơ thăm hỏi của Trưởng công tác, còn 3 lá thơ khác được dán bì kín.
Toán được chỉ thị dán tem vào và tuần tự gởi đến một địa chỉ trung gian
tại Thái Lan. Mỗi thơ đều có dấu hiệu riêng mà toán không được biết lý
do.
Chỉ trong một thời gian ngắn, 2 thơ có nội dung thường đã
đến tay người nhận, thơ còn nguyên si không bị mở, nhưng thơ thứ 3 có
“gài” một tài liệu bí mật giả tạo lại không đến tay người nhận. 2 tháng
sau, khi dược Trung ương hỏi về lá thơ này thì toán cho biết, trên đường
di tới bưu điện, bị còi báo động, đương sự phải chạy tìm hầm trú ẩn,
không may đánh rơi lá thơ xuống vũng bùn nên đương sự đã không gửi. Lý
do này đã khiến bạn đồng minh Hoa Kỳ nghi ngờ lòng trung thành của Ares
Nhiệm vụ mới
Đến
năm 1968, sau đợt tấn công của địch vào dịp Tết Mậu Thân, Nha Kỹ Thuật
phải lãnh nhận thêm rất nhiều công tác ngoại biên với những toán mới
được thành lập : - Các toán STRATA là những toán quân nhân được huấn
luyện thuần thục để thi hành những công tác đột kích hay phá hoại các
căn cứ địch nằm trên lãnh thổ Bắc Việt. - Các toán PICK-HILL là những
toán người Miên gốc Việt hoạt động trong lãnh thổ Cam-bốt, có nhiệm vụ
quan sát và phá hoại các căn cứ địa của VC nằm trên lãnh thổ nước láng
giềng Cam-bốt. - Các toán EARTH-ANGEL, còn được gọi là Đề Thám, là những
toán được thành lập với thành phần tù binh bộ đội Bắc Việt hồi chánh.
Các toán này hoạt động rất đắc lực, được trang bị như bộ đội chánh quy
miền Bắc. Nhờ đó họ len lỏi vào vùng địch khá dễ dàng và đã nhiều phen
lập được nhiều thành tích đáng kể. Một số toán viên sau dó đã gia nhập
Quân đội VNCH. - Các toán SINGLETON hoạt động riêng biệt từng cá nhân.
Họ là những Việt kiều từng sống nhiều năm tại Cam-bốt, được móc nối trở
lại hoạt dộng nằm vùng tại Mimote, Krek, Sihanoukville, Kratié, Ba Thu,
v.v... Đây là những nơi địch đặt căn cứ quân sự và hoạt động rất mạnh.
Các nhân viên này có nhiệm vụ theo dõi, báo cáo hoạt động địch và hướng
dẫn phi cơ oanh tạc lúc cần thiết.
Ngoài các toán hoạt động như
trên, còn có chương trình công tác lừa địch và ly gián địch, được gọi
là chương trình Borden, mà toán viên là những tù binh bộ đội Bắc Việt
cứng đầu. Họ được học nhảy dù vài hôm trước khi được trang bị như một
toán viên rất trung thành của miền Nam : một bản đồ, lệnh hành quân, thơ
giới thiệu, v.v... Các thứ này được dấu kín trong áo nhảy và chỉ được
trao cho toán viên tù binh cứng đầu mặc vào trước khi được thả dù xuống
vùng địch chiếm đóng.
Các chương trình mới này đã đem lại những
kết quả hết sức khích lệ, nên phía Hoa Kỳ đã yêu cầu phía VN chấm dứt
liên lạc với 5 toán còn lại ở miền Bắc, bằng cách ra lệnh cho các toán
ấy tìm cách xâm nhập qua Lào, trinh diện với bộ đội Vang Pao hoặc rút về
miền Nam... Tuy nhiên, nhiều tháng sau khi lệnh được ban hành, không
một toán nào xuất hiện.
Hướng về những người anh em kiêu hùng
Các
Biệt Kích Dù bị CS bắt đã phải chịu đủ thứ cực hình. Tuy vậy, họ vẫn
giữ vững tinh thần quốc gia và đồng đội. Thái độ cương quyết của họ đã
phải làm các cán bộ CS khâm phục và gọi họ là những người “không cải tạo
được”. Mãi đến một thời gian lâu sau khi VNCH bị chiếm đóng, CS mới
tuần tự tạm trả tự do cho các tù nhân Biệt Kích. Người được trả sớm nhất
đã phải ở tù suốt 15 năm và người lâu nhất trên 20 năm. Khi họ trở về,
chúng ta đã biết thêm được nhiều chuyện đã xảy ra khi họ công tác tại
Bắc Việt. Tuy nhiên, vẫn còn một số toán bặt tin, trong đó có toán VOI
do anh Trần Hiếu Hòa làm trưởng toán cùng với 4 toán viên. Toán AreÀs mà
tôi đã đề cập ở trên và một vài toán khác nữa, cũng đang nằm trong danh
sách những toán mất tích này. Phải chăng họ đã bị thủ tiêu hay đã hy
sinh trên đường thi hành nhiệm vụ. “Hy sinh trong bóng tối, tất cả vì Tổ
quốc”, đó là phương châm hành động mà mọi Biệt Kích đã chấp nhận khi
gia nhập vào binh chủng này.
Tôi còn nhớ năm 1970, các sĩ quan
trong Bộ chỉ huy Nha Kỹ Thuật đã được xem một cuốn phim mà một đơn vị
VNCH vừa tịch thu được của bộ đội Bắc Việt khi tấn công vào một căn cứ
địch ở Mimot, Cam-bốt. Cuốn phim ghi lại phiên tòa xét xử một toán Biệt
Kích mang tên toán Jackson, hoạt dộng tại vùng Nghệ Tĩnh. Bản cáo trạng
rất dài, luận tội rất nặng “nào là tay sai đế quốc Mỹ, tay sai Ngô Đình
Diệm, nào là xúi dục nhân dân lật đổ chính quyền và phá hoại tài sản
nhân dân, v.v...
Toán Jackson đã bị bắt toàn bộ với tất cả vũ
khí và chất nổ khi toán phá chiếc cầu thứ 2 tại Cửa Lò. Hầu hết toán
viên đã lãnh án tử hình, chỉ 1-2 người lãnh án chung thân. Điều làm anh
em chúng tôi xúc động và hãnh diện, là được chứng kiến thái độ hiên
ngang và bình tĩnh của các toán viên khi bản án tử hình được tuyên đọc.
Theo lời một nhân chứng quê ở Thọ Ninh, bà con với một toán viên cho
biết, 6 người lãnh bản án tử hình đã bị bắn ngay sau đó, và lời nói cuối
cùng của họ là : Việt Nam Cộng Hòa muôn năm! Tổng Thống Ngô Đình Diệm
muôn năm!
Anh em chúng tôi là nững người đã đi qua nhiều trại cải
tạo ở miền Bắc và đã được nghe nói rất nhiều về những việc làm đáng phục
của anh em Biệt Kích. Trong số đó có các vị linh mục, đại đức tuyên úy,
các bạn bè của tôi đã sống chung trại với các anh ấy. Ngoài ra, các tù
hình sự miền Băc mà đa số chúng tôi thường gọi họ bằng danh từ “bọn hình
sự”, vì phần đông họ thuộc thành phần bất hão, trộm cướp, đâm chém,
giết người...khi được hỏi về anh em Biệt Kích thì họ tỏ vẻ rất khâm
phục. Họ nói với tôi :”Các anh Bê Ka là những người rất hào hùng, cán bộ
trại cũng phải nể, các anh ấy rất kỹ luật và đoàn kết với nhau, họ
thương nhau và giúp đỡ nhau. Khi một người bị biệt giam được thả hay bị
ốm, là các anh khác tìm cách giúp đỡ. Dù ai cũng đói, nhưng họ nhịn bớt
phần ăn để bồi dưỡng cho anh em bị bệnh hay bị ốm. Đã có những anh Bê Ka
cướp súng bắn cán bộ rồi chạy thoát, có nơi các anh toàn bộ đứng lên
làm reo tuyệt thực không đi lao động, nhưng cán bộ trại cũng đành phải
làm ngơ...”
Riêng cá nhân tôi, trong 13 năm cải tạo, đã không
may mắn gặp lại các anh em Biệt Kích, nhưng tôi không bao giờ quên những
con người hào hùng cùng chung lý tưởng đã cùng chung sống với nhau
trong tình huynh đệ chân thành. Tôi là người đã từng sống chung với họ ở
trại huấn luyện Long Thành và lúc họ lên đường đi công tác., tôi đã
tiễn chân hoặc nhiều khi đã cùng vói họ bay vào vùng mục tiêu xâm nhập,
đưa tay vẩy chào họ khi họ rời máy bay... Những kỷ niệm đó khó quên
được.
Những kỷ niệm khó quên
Tôi nhớ lại năm xưa, có
lần trước ngày lên đường công tác, tôi lái xe đưa một nhân viên của tôi
đến thăm lần cuối người bạn gái, hay nói đúng hơn, một người yêu, có nhà
ở hẽm xứ Bùi Phát, trên đường Trương Minh Giảng, nay đổi tên là Lê Văn
Sỹ. Đến nơi, người thanh niên ấy vội vã bước xuống xe như muốn tận dụng
những giây phút ngắn ngủi và quý báu còn lại... Khoảng 10 phút sau, anh
trở ra với người bạn gái đi theo tiễn chân, trên tay anh còn mang một
gói quà nhỏ mà tôi đoán chắc đó là quà kỷ niệm của người yêụ Họ nhìn
nhau, mắt đẫm lệ, và tôi chỉ biết im lặng cảm thông nỗi buồn chan chứa
đang xâm chiếm 2 tâm hồn... Xe chạy được một quãng đường, người thanh
niên ấy quay nhìn tôi, vừa nói vừa mở món quà :”Đây, anh xem, quà cô ấy
tặng em”. Tôi liếc nhìn, thấy một nắm tóc thề được gói trong một chiếc
áo lót. Cả hai chúng tôi đều im lặng trên đường về trại.
Lần
khác, một nhân viên của tôi cũng sắp lên đường, anh đến gặp tôi và trao
cho tôi một chồng thơ khá dày đã đề bì sẵn và nói :”Anh Dũng, anh biết
em là con một, em đi nhưng em đã không dám nói thật với mẹ em. Vì vậy,
em nhờ anh mỗi tháng đến thăm mẹ em và trao cho em. em một bức thơ này,
nói là em đang đi học ở ngoại quốc gửi về để mẹ em yên tâm”.
Tôi xúc
động nhìn người thanh niên ấy với tất cả lòng yêu thương và mến phục.
Tôi đã nhận thơ anh giao và hàng tháng, tôi đã đến thăm mẹ em và trao
cho bà quả phụ ấy bức thư của con bà... Nhưng đau đớn thay, lá thơ cuối
cùng của anh đã được trao mà “khóa học” của anh vẫn chưa mãn.
Hai
nhân viên Biệt Kích mà tôi vừa kể trên đây, cả 2 đều trở về từ cõi
chết, sau gần 20 năm sống trong lao tù CS, một anh hiện đang sống ở
Cali, đó là anh Lâm, em ruột của anh Nguyễn Ngọc Trâm, còn người kia,
trước ngày tôi rời Saigon, anh ấy đang vất vã hành nghề thợ mộc ngoài
Vũng Tàu. Hy vọng một ngày không xa, anh Độ cũng như bao nhiêu anh hùng
Biệt Kích khác còn ở VN sẽ được đoàn tụ với chúng ta tại quê hương thứ
hai này.
Trung Tá Nguyễn Văn Vinh
No comments:
Post a Comment