Sau
cuộc tấn công sang Campuchia, quân đội Mỹ bắt đầu gia tăng việc rút
quân, các đơn vị còn lại tạm ngưng các cuộc hành quân để di chuyển về
những vùng trung tâm sâu trong nội địa, bảo vệ các thành phố lớn, các
phi trường dọc theo bờ biển.
Chỉ
trừ vài đơn vị pháo binh trong những căn cứ hỏa lực, không một đơn vị
cơ động nào của Mỹ còn nằm sâu trong lãnh thổ miền Nam Việt Nam.
Khi
quân đội Mỹ rút khỏi khu phi quân sự Tây Nguyên và những vùng hẻo lánh,
thì Quân Đội VNCH càng thiếu hỏa lực, hạn chế không quân yểm trợ, nên
không đủ sức làm chủ chiến trường, ngay trên những địa bàn mà quân đội
Mỹ vừa bàn giao và rút đi.
Ngược
lại, bọn khủng bố du kích cộng phỉ, với sự hợp lực của bọn quân chính
quy xâm lược từ phương bắc, ngày càng tấn công nhiều hơn. Bọn chúng đồng
thời phát triển hệ thống đường tiếp tế đi qua lãnh thổ Lào, vừa xây
dựng những căn cứ chiến lược dọc theo biên giới Việt – Lào.
SOG
đề cao vai trò, vị trí của mình rằng không lực lượng nào có thể ngăn
cản được sự phát triển của đối phương, ngoài lực lượng biệt kích. Đại Tá
Roger Pezzelle, Chỉ Huy Trung Tâm Hành Quân Bộ của SOG tuyên bố: “Không
có ai ngoài Đoàn Nghiên Cứu, Quan Sát”.
Phải
chăng đó là niềm kiêu hãnh của lính biệt kích. Chẳng thế mà Trung Sĩ
Nhất Billy Greenwood ở Căn Cứ Hành Quân Tiền Phương 2 (FOB 2) đã đầy tự
tin cho rằng: “Chúng tôi vẫn hành quân liên tục một cách bình thường như
trước đây”. Nói thì dễ, còn thực tế lại chẳng dễ dàng chút nào.
Vào
một buổi chiều, Lloyd O’Daniel nhìn trực thăng đem xác Trung Sĩ Nhất
David “Baby” Hayes về. Lloyd O’Daniel buồn rầu chán nản: “Hôm trực thăng
câu xác anh ta về, họ dùng dây câu kéo lên từ trong rừng. Chiếc trực
thăng bay rất chậm rồi từ từ hạ xác của anh ta xuống mặt đất. Hayes đã
có vợ và 3 con.”
Cho
dù xứng đáng hay đơn độc, các toán biệt kích SOG vẫn phải tiếp tục xâm
nhập những vị trí phòng thủ kỹ lưỡng nhất của đối phương trên đất Lào,
khu phi quân sự và cả lãnh thổ miền Nam với quân số của chúng đông như
kiến; riêng toán biệt kích Washington xâm nhập vào lãnh thổ Lào hai
chuyến, nhắm vào mục tiêu Charlie 3 khoảng cuối mùa mưa 1970.
Ngày
5/11/1970, Đại Úy Steve Wallace, trưởng toán biệt kích, cùng với Jeff
Mauceri, Curt Green và ba biệt kích được thả vào vùng Nam Lào. Họ di
chuyển rất cẩn thận, thám sát khu vực bốn ngày thì phát hiện vị trí đóng
quân của một tiểu đoàn quân chính quy cộng sản bắc việt xâm lược vừa
mới di chuyển đi nơi khác.
Họ
tiếp tục thám sát mục tiêu thì tìm thấy một con đường lớn và đường dây
điện thoại. Lần theo đường dây điện thoại, toán biệt kích trông thấy sâu
trong rừng là một cánh đồng lúa và bọn lính hậu cần của bọn giặc xâm
lược Bắc Việt đang canh tác.
Phía
trên kia là một thung lũng, toán biệt kích tìm ra một bệnh viện bỏ
hoang và bãi nghĩa địa rộng lớn với cả hàng mấy trăm nấm mộ. Có thể đây
là những tổn thất thảm hại của bọn giặc xâm lược từ phương bắc sau trận
đánh các trại biệt kích Dak Seang, Dak Pek ở khu vực biên giới Việt Lào,
thuộc địa bàn Tây Nguyên năm tháng trước đó.
Chiều
hôm sau, toán Washington nghe có tiếng di chuyển đều đều, trưởng toán
Wallace tìm một vị trí đóng quân qua đêm, định để sáng hôm sau xem có
chuyện gì. Bất ngờ, toán biệt kích chạm trán với đơn vị của đối phương,
Mauceri nhanh tay bắn gục một tên lính đối phương, rồi cả toán rút đi
nhanh chóng.
Đêm
đó toán biệt kích trốn trong một bụi rậm gần một con suối. Sáng hôm
sau, Wallace liên lạc với máy bay điều không FAC và được hướng dẫn di
chuyển đến một bãi đáp. Trên đường đi, họ bắt gặp và bắn chết một lính
của đối phương nữa và thu được cuốn sổ tay ghi chép báo cáo về việc sản
xuất nông sản của bọn chúng.
Dựa
vào cuốn sổ đó, Bộ chỉ huy SOG ở Sài Gòn khen ngợi toán Washington đã
khám phá ra chổ đóng quân mới của trung đoàn 28, quân chính quy cộng sản
bắc việt xâm lược và ra lệnh cho toán biệt kích quay trở lại đặt máy
nghe trộm tại vị trí toán biệt kích phát hiện ra đường dây điện thoại.
Với vẻ ngán ngẩm, trưởng toán biệt kích lẩm bẩm: “Vừa mới ra khỏi vùng đó, lại phải quay lại (!)”.
Ngày
1/12/1970, toán Washington xâm nhập trở lại vị trí đóng quân của trung
đoàn 28, quân cộng sản bắc việt. Họ âm thầm di chuyển suốt 3 ngày thì
đến ngọn đồi, nơi họ tìm thấy đường dây điện thoại. Đêm đó, họ đóng quân
gần đường dây, định sáng hôm sau sẽ đặt máy nghe trộm.
Khoảng
8 giờ sáng hôm sau, lúc họ đang lần tìm đường dây, thì bỗng người dẫn
đường nổ súng, bắn gục một lính đối phương. Thế là cả một đại đội lính
Bắc Việt đang ăn sáng gần đó nổ súng dữ dội vào toán biệt kích. Đạn AK
như mưa của đối phương bắn trúng khẩu CAR 15 của Curt Green, làm hỏng
khẩu súng và làm anh ta bị thương vào tay.
Toán
Washington rút lui, họ băng qua một sườn đồi và lại chạm trán với một
toán đối phương khác, lại một cuộc chạm súng dữ dội, bắt buộc toán biệt
kích phải cắt ngang để chạy trốn. Green phải sử dụng tới khẩu súng lục
P38.
Chiếc
Covey bao vùng được gọi đến để bắn cản phía sau toán và hướng dẫn biệt
kích quân chạy đến một bãi đáp trên một đỉnh đồi. Toán Washington xem
chừng đã dứt đuôi được toán quân đối phương truy kích và được Covey cho
biết, sẽ có trực thăng trong vòng 10 phút nữa.
Đại
úy Wallace ra lệnh cho Mauceri dùng mìn Claymore đốn ngã 5 cây nhỏ để
làm bãi đáp cho trực thăng. Toán phó Green chỉ điểm cho máy bay khu trục
đánh chặn đường phía sau, không cho đối phương đuổi theo.
Bỗng
một loạt đạn AK nổ vang dội, Green trúng đạn đổ xuống. Mauceri trông
thấy Green nằm gục, tay ôm lấy lưng đẫm máu, nơi viên đạn xuyên qua,
trong lúc lực lượng đông đảo của quân đối phương đang tiến lên. Mauceri
không thể làm gì cho Green, nhưng toán biệt kích phải thu lại máy bộ đàm
để liên lạc.
Toán
phó Mauceri vừa chạy, vừa bắn và ném lựu đạn về phía địch để yểm trợ
cho một biệt kích Thượng lấy ba lô của Green, vì trong đó có máy bộ đàm.
Nhưng một viên AK trúng ngay người biệt kích Thượng. Mauceri dìu anh ta
chạy trở lại, để tay biệt kích Thượng khác lấy ba lô của Green.
Một
chiếc trực thăng Huey đang đáp xuống, đúng lúc lực lượng đông đảo của
đối phương tấn công, đạn bắn xối xả vào chiếc trực thăng, khiến nó phải
bay vọt lên. Wallace, Mauceri cùng hai biệt kích không bị thương cũng
bắn trả lại đối phương, buộc bọn chúng phải lùi lại.
Đúng
lúc đó, mấy quả B40 nổ tung, Wallace ôm lấy mặt, không nhìn thấy gì
nữa. Mauceri đặt anh ta nằm dưới một bóng cây và nói dối: “Mình sẽ ra
khỏi đây, không sao đâu!”.
Trên
không trung, Larry White ngồi sau chiếc Covey báo cáo cho Mauceri biết:
“Tụi bê bối (?!) di chuyển qua sườn bên phải của bạn. Coi chừng!”. Theo
chỉ dẫn của Larry White, Mauceri bò về phía bên phải và ném xuống mấy
quả lựu đạn. White khích lệ: “Bạn làm cú đẹp! Dứt nọc tụi nó rồi!”.
Sau
đó, khu trục A1 Skyraider nhào xuống thả bom chùm (Cluster), làm cho
đối phương phải giãn ra. Trực thăng đáp xuống bốc toán biệt kích. Tất cả
đều thoát, chỉ trừ Green không lấy được xác. Đại úy Wallace bị mất một
mắt, sau đó giải ngũ. Mauceri lên chức trưởng toán biệt kích Washington.
(Sài Gòn trong tôi/CCBM/VDH-TX)
STD_SOG
ReplyDeletetrich => Ngày 1/12/1970, toán Washington xâm nhập trở lại vị trí đóng quân của trung đoàn 28, quân cộng sản bắc việt. Họ âm thầm di chuyển suốt 3 ngày thì đến ngọn đồi, nơi họ tìm thấy đường dây điện thoại. Đêm đó, họ đóng quân gần đường dây, định sáng hôm sau sẽ đặt máy nghe trộm.
--------------------------------------
Ghi âm các cuộc nói chuyện của địch trong rừng núi là chuyện bình thường.
Nhưng ít ai biết SOG còn ghi âm tất cã các cuộc nói chuyện ngay trong trại B50/CCS-BMT. Trong Chiến zịch D DAY VN 1970, một số chuyên viên hợp đồng; thỉnh thoảng có đến B50.Đa số họ thuộc gốc Á châu như: Nhật,Phi,Hàn cũng có CQN thời đệ II Thế chiến.Nói chung trong Chiến tranh VN, thì Thành công nhiều nhứt là Chiến zịch D DAY VN 1970. Zo sự ít tổn thất nhứt cho nhân mạng trong một Chiến zịch lớn về Quân sự,còn bên QĐ VNCH thì "kiếm chác" được nhiều nhất về Chiến lợi fẩm từ bên Miên (đến nổi Vua Miên fải kiện lên
LHQ cho là VNCH xâm lăng nước Trung lập Cambodia),nhưng Mỹ đã zàn xếp vì họ có zính vào và đặt ra kế hoạch này và đưa ra bằng cớ chính Vua Miên đã cho Khối CS, zùng đất Miên để hoạt động. Sau đó thì Vua Miên đành chịu thua, nhưng bên VN và Đồng minh cũng im lặng trong vụ này;0 tuyên bố,loan truyền Chiến thắng trên tất cã hệ thống Quốc Nội cũng như Quốc Tế. Vì cũng có vi
fạm trong vấn đề một nước Trung lập theo luật Quốc tế (cho zù đó là "cuội").