Thursday, February 24, 2022

Thành tâm chia buồn cùng cháu Wendy Nguyễn và C/H Thông Nguyễn Đoàn 11 và Thành Kính Phân Ưu cùng gia đình tang quyến - Nguyện cầu Linh Hồn Michael Anaya về chốn Thiên Đàng.


 

Michael Lee Anaya was born to Michael LaVern Anaya and Isabel Aragon in Albuquerque, New Mexico. After he graduated from West Mesa High School, he went on to join the United States Navy to serve his country in Operation Desert Storm. His service allowed him to travel to places near and far, including Oak Harbor, Washington, Egypt, and Italy, to name a few. After the Navy, Michael joined the Police Department in West, Texas where he served in all units including SWAT, K-9, narcotics, street crimes, community response unit, detective work, and was also an instructor in the academy. Michael enjoyed coaching and playing baseball. He also enjoyed listening to music while grilling surrounded by family. He was passionate at everything he put his mind and heart to. He was loved and has positively impacted the lives of so many people.

Michael married Wendy Nguyen on March 9th, 2021. Even though it was a short time, his happiest time was with her. Spending time with Wendy brought him so much joy. Some of their favorite things to do was going on date night, watching sporting events, and simply being in each other’s company. 

Michael is survived by his wife, Wendy; daughters, Danielle Anaya, Briana Anaya, Kristen Anaya; stepson, Kaden Luu; stepdaughter, Kaylee Luu; grandchildren, Daniel Lee Garcia, Abriel Shinsako, Avyah Castillo; his parents Isabel Aragon and Michael LaVern Anaya; his brother, Ruben Anaya; his sisters Amanda Anaya, Desiree Anaya, Sarah Anaya and many other family and friends.

Generosity of Michael’s former co-workers: you can stream the service at: https://youtu.be/KPSYixTbO9A


 


 

Monday, February 21, 2022

Hình ảnh anh em đến tham dự Lễ Mãn Tang 1 Năm C/H Nguyễn Đình Mạnh Đoàn 71 thật ấm cúng trong mùa đông lạnh giá

 




Thư Mời: 

Trân Trọng Kính Mời Quý Chiến Hữu và gia đình đến tham dự buổi lễ Mãn Tang 1 năm của C/H Nguyễn Đình Mạnh Đoàn Công Tác 71 được tổ chức tại:

Chùa Linh Sơn: 

12222 Sea Shore Houston TX 97072

Lúc 11 giờ trưa ngày Thứ Sáu 25 tháng 2 năm 2022.

Sự hiện diện của quý C/H và gia đình sẽ là niềm an ủi quý báu đến gia đình C/H Nguyễn Đình Mạnh Đoàn Công Tác 71 Nha Kỹ Thuật.

Sau phần Nghi Lễ Mãn Tang Kính Mời quý C/H và gia đình dùng cơn trưa tại Chùa.

T/M Bà Quả Phụ Nguyễn Đình Mạnh 

Phạm Hòa NKT 

cc: Các Anh Vũ Ngọc Doanh -  Đặng Văn Tú - Vũ Thế Hưng - Từ Ngọc Trang - Ngô Đặng Tuyên - Nguyễn Quang Châu - Nguyễn Bình - Phan Đông - Nguyễn Văn Thiên - Hàng Văn Lộc -  Và Gia Đình .

Thursday, February 17, 2022

Thông Báo Tin Buồn NKT NT Trung Tá Trương Văn Vinh, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 51 - Phi Đoàn 213, PD219 vừa cất cánh bay tại Oregon Hoa Kỳ

 

Trung Tá Trương Văn Vinh (1937-2022) 

Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 51 Tác Chiến

Mất ngày 17 tháng 2 năm 2022 tại Oregon Hoa Kỳ

Hưởng Thọ 85 tuổi.

Thành Kính Phân Ưu cùng Gia Đình Tang Quyến và xin nguyện cầu Hương Linh Trung Tá Trương Văn Vinh sớm về cõi Niết Bàn.

 

Tr/Tá Trương Văn Vinh và Ông Bà Th/Tướng Trần Văn Nhật 
 





Tiểu đoàn 39 BÐQ và Liên đoàn 51 tác chiến

Trương Văn Vinh

Đến chiều ngày 20 tháng February, từ trên phi cơ nhìn xuống, các công sự và sườn đồi quanh căn cứ LZ Ranger North phủ ngập xác Cộng quân, ngay đến côn trùng cũng không thể sống nổi. Tiểu Ðoàn 39 BÐQ kiệt lực, hết đạn vì những trận cường tập liên tiếp hết ngày này sang ngày khác của Cộng quân vối quân số đông hơn gấp 10 lần; Cuối cùng, các chiến sĩ Mũ Nâu phải mở một con đường máu xuyên qua vòng vây của quân BV bằng tiếng súng đạn ngụy-âm bằng AK-47 và B-40 tịch thu được của quân BV.

Dưới quyền điều động của Thiếu tá Khang, các sĩ quan và binh sĩ còn mạnh khỏe đi đầu, thương binh được dìu theo sau thật cảm động cho tình đồng đội; Bộ Tư Lệnh Hành Quân tại Khe Sanh và LÐ/1BÐQ tại Phú Lộc mất liên lạc vô tuyến với TÐ/39 BÐQ lúc 5 giờ 10 chiều ngày 20 tháng February, không dùng vô tuyến sợ bại-lộ âm thanh. Mãi tới khuya ra đến nơi khá an-toàn mới nhận được tin thành phần còn lại của TÐ/39 BÐQ, gồm gần 200 quân nhân trong số đó có 107 người còn khả năng chiến đấu và 92 người bị thương, cá nhân tôi phải nhìn nhận và thú thật, quân bạn đã di chuyển đến được căn cứ Ranger South cùng với vũ khí nhờ vào hỏa lực tiếp cận trên không của vận tải cơ gunship EC-130B. Theo các tài liệu báo cáo của Hoa Kỳ, trong tổng số trên 400 quân nhân, thiệt hại của TÐ/39 BÐQ được ghi nhận là 178 người chết hay mất tích, 148 bị thương. Thiệt hại về phía Cộng quân gồm 639 chết và gần 500 vũ khí bị phá hủy hay tịch thâu. Sau khi TÐ/39 BÐQ rút đi, dưới hỏa lực khủng khiếp của phi pháo dội thẳng vào vị trí, Căn Cứ Ranger North trở thành một bãi tha ma lớn chôn vùi hàng trăm quân BV, thật rất tội nghiệp cho thân phận “sinh Bắc tử Nam”.

Trên đỉnh đồi, gần hầm chỉ huy của Thiếu Tá Khang, cảnh tượng còn hãi hùng hơn; Từng đống xác quân BV tan nát không còn nhận ra hình thù vì bom đạn của phi cơ Hoa Kỳ và pháo binh VNCH cày nát. Mùi thuốc súng, mùi bom đạn, mùi thịt người chết cháy khét lẹt vì bom napalm … khiến bầu không khí trở nên rùng rợn, nghẹt thở, nhiễm độc khi bay sát trên ngọn cây qua đó. Tuy máy bay trắc-giác chỉ đếm được 639 xác quân BV, nhưng còn hàng trăm xác khác bị vùi sâu trong hầm hố, công sự, vách núi hay tan nát cùng đất đá Hạ Lào không thể đếm được thuộc trung đoàn 102/308 BV. Quả thật nơi đây mới đúng nghĩa “Ðịa ngục trần gian”.

Trên đường di tản đến căn căn cứ Ranger South, binh sĩ TÐ/39 BÐQ phải đạp qua hàng trăm xác địch nằm ngổn ngang quanh căn cứ và lội qua những con “suối máu” tanh rình tràn ngập khắp chân đồi với thân xác sình trướng. Thiếu tá Khang cũng cho biết khi rời bỏ căn cứ, chính mắt ông đã nhìn thấy hàng đống xác quân BV chết thành từng chùm ba, bốn chục tên. Về hỏa lực phòng không của quân BV tại vùng căn cứ Ranger North, trong một dịp đụng độ ác liệt mới đây, Thiếu Tá Khang cho biết ông không rõ chi tiết địa điểm về các ổ phòng không của Cộng quân bố trí dọc theo đường bay tới căn cứ như đã từng chu đáo xắp xếp phục binh chờ đợi trước. Thế nên, các trực thăng đã bị bắn lên dữ dội từ xa, trên hành-lang vào đáp; và chính chúng là thủ-phạm bắn tan xác hai trực thăng Huey của LÐ 51TC. Riêng quanh vị trí Ranger North, trên lưng chừng đối địch đặt rất nhiều súng cối 82 và 120ly đã điều chỉnh sẵn nên pháo kích rất chính xác, phải khen rất tài tình dưới tầm mắt từ trên đồi nhìn xuống, gây thiệt hại nặng cho những trực thăng vừa đáp xuống.

Về việc yểm trợ của phi cơ Hoa Kỳ, nhất là trực thăng Cobra, Thiếu Tá Khang nói dường như các phi cơ chỉ bắn phá với mục đích yểm trợ ưu tiên cho trực thăng đáp xuống để bốc anh trung-sĩ y tá Fujii ra mà thôi. Ðúng như vậy, 42 khẩu đại bác của Mỹ tại Khe Sanh, dồn vào hình móng ngựa, hay chử U, chỉ chừa một cửa ngỏ hành-lang cho trực thăng ra vào với sự yểm trợ cường tập của Cobra. Còn phần yểm trợ cho TÐ/39 BÐQ phòng thủ căn cứ chỉ là thứ yếu, hay coi như không đáng quan tâm. Ðây là những gì tôi hằng chứng kiến trên khắp mặt trận đụng độ giữa quân bạn và quân BV, riêng phi công trực thăng tản thương Hoa Kỳ Joel Dozhier (DMZ Dust Off) kể lại về phi vụ của anh như sau:

“Chiều tối hôm đó, toán tản thương chúng tôi được lệnh phải chuẩn bị gấp 5 trực thăng để tản thương chừng 100 người tại căn cứ Ranger North cho TÐ39 BÐQ. (Vì ban đêm quân BV không dám bắn lên sợ lộ mục tiêu sẽ bị EC-130B cường tập ngay vào tuyến đạn lữa) Thuyết trình viên cho biết có rất nhiều vị trí phòng không địch trong vùng nên Bộ Tư Lệnh Hành Quân đã dự trù một hàng rào đạn pháo binh hình móng ngựa để bảo vệ các trực thăng bay bên trong hàng rào tuyến lửa. Lúc đó, chúng tôi đã bay tản thương suốt ngày nên ai nấy đều mệt mỏi, do đó có phi công đề nghị hãy hoãn phi vụ đến sáng mai. Bộ Tư Lệnh trả lời rằng tình hình rất nghiêm trọng, rất có thể sẽ chẳng còn ngày mai cho căn cứ BÐQ Bắc! Vì vậy, toán trực thăng phải lên đường gấp, nhứt là ban đêm quân BV rất sợ phải nếm mùi đạn từ trên vận tải cơ EC-130B bắn xuống.

Chúng tôi đã thiết lập đội hình và kế hoạch lần lượt bay vào bên trong hàng rào hỏa lực. Khi tất cả đã vào trong hình móng ngựa tưởng tượng, lúc đó pháo binh sẽ chuyển xạ tiến lần về căn cứ Ranger North. Nhưng khi sắp sửa thi hành, không may một trực thăng trong toán là Dust Off-30 bị tai nạn trong lúc đổ xăng nên chúng tôi lại phải dành một chiếc khác trong toán để đưa những phi công bị thương về Quảng Trị. Vì chỉ còn lại có 3 chiếc, Bộ Tư Lệnh phải kiếm thêm một chiếc nữa để thay thế, khi trực thăng này tới thì đã quá trễ. Chúng tôi hay tin căn cứ Ranger-North đã di tản nên công tác được hủy bỏ”.

Sau đây là lời tường thuật của một số nhân chứng Hoa Kỳ và Việt Nam có mặt tại căn cứ BÐQ Bắc khi vị trí này bị thất thủ. Trung Tá Robert F. Molinelli, Tiểu đoàn trưởng TÐ/2, Lữ Ðoàn 17 Không Kỵ Hoa Kỳ là người có mặt trên không phận căn cứ BÐQ Bắc trong lúc trận đánh diễn ra ác liệt nhất, đã mô tả: “Quân số địch đông hơn TÐ/39 BÐQ ít nhất 8 lần, trong 3 ngày liền, hỏa lực phòng không địch cực kỳ dữ dội khiến trực thăng của chúng tôi không thể nào đáp xuống để tiếp tế hay tản thương; Khi đã bắn hết đạn, các chiến sĩ BÐQ phải lật từng xác địch quân và bạn để tìm kiếm vũ khí và đạn dược của chúng để tiềp tục chiến đấu. Lúc phải rời bỏ vị trí, TÐ/39 BÐQ đánh xuyên qua lực lượng bao vây của cả một Trung Ðoàn 36/308 BV, dùng chính vũ khí của Cộng quân để đánh lại chúng khi mở đường máu vào chiều tối” và cũng nhờ vậy mà ngụy hoá được âm thanh khi luồn lách qua vùng trung đoàn 36 BV kiểm soát.

Ðại Úy Không quân William Cathay, một phi công phản lực cơ Phantom F-4 thuộc Phi Ðoàn Khu Trục 40 thuộc Sư-đoàn 2 K.Q, Thái Lan, nói: “Căn cứ BÐQ Bắc trông giống như một bãi chiến trường hồi Đệ nhị thế chiến. Chúng tôi đã thả bom napalm thật gần, chỉ cách quân bạn chừng 100 thước. Chúng tôi còn trông thấy rất rõ ràng địch quân đang ẩn nấp dưới giao thông hào”.

Trong tác phẩm “Tử Thủ Căn Cứ Hỏa Lửc 30″ của Ðại Úy Pháo Binh Trương Duy Hy, Pháo Ðội Trưởng Pháo Ðội C/44 Pháo Binh, có kể lại việc Hạ Sĩ Phan văn Ðăng thuộc Ðại Ðội-1, TÐ39 BÐQ hội nhập được với Đồi-30, khoảng trên 20 tuổi, người Huế, đã thuật lại những giờ phút oai hùng nhất của TÐ/39 BÐQ như sau: “Sau ngày toàn thắng 19 tháng February, TÐ/39 BÐQ chiến thắng lớn, tịch thu trên 500 vũ khí đủ loại, phá nát các kho chứa hàng ven đường mòn Hồ Chí Minh, giết trọn một Tiểu Ðoàn Cộng quân, xác nằm la liệt trên trận địa. Sau đó, chúng phản công mãnh liệt, đại đội của anh bắn đến viên đạn cuối cùng mới rút đi theo lệnh của Thiếu tá Khang, TÐT”. Anh Ðăng còn cho biết quân BV đã thí mạng khủng khiếp chưa từng thấy so với mấy chục trận đụng độ ác liệt anh từng tham dự trong chiến trường quốc nội, Ðại Ðội của anh đã phải cận chiến vô cùng dữ dội với địch quân để giữ vững vị trí; Sau cùng, Ðại Ðội của anh phải phân tán mỏng để khỏi bị biển người tràn ngập của Cộng quân tiêu diệt. Nhìn chung nếu so sánh thiệt hại về nhân mạng cũng như vũ khí, TÐ/39 BÐQ đã thắng lớn với tỉ số nhân mạng 1 đổi 10. Nhưng về mặt chiến thuật, việc căn cứ Ranger North bị thất thủ được coi như một bước lùi quan trọng trong kế hoạch tấn công của cuộc hành quân Lam Sơn 719. Chẳng những TÐ/39 BÐQ đã không còn khả năng tác chiến, mà màng lưới phòng thủ mặt Bắc của QLVNCH cũng đã bị thủng một lỗ lớn khiến Cộng quân dễ dàng theo đó tràn sâu xuống vùng hành quân Nam gần đường số 9.

Hậu quả và nhận xét nhìn chung, các TÐ/BÐQ tại sườn Bắc bị thiệt hại khá nặng vì các trận cường tập biển người liên tiếp xa luân chiến của hai trung đoàn quân BV, nhưng số thương vong của địch còn cao hơn nhiều. Nếu chỉ kể về nhân mạng hay về mặt chiến thuật, quân BV đã bị thảm bại. Nhưng trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, thiệt hại về nhân mạng tuy đáng kể, nhưng không quan trọng bằng việc “cắt đứt đường tiếp vận của địch tại Lào” để giết địch về lâu về dài, không nhất thiết gây thiệt hại nhân mạng ngay tại chỗ. Do đó, tuy các TÐ/BÐQ đã giết được nhiều địch quân, nhưng lại phải di tản nên bỏ trống những vị trí quan trọng, thật ra lực lượng hành quân đã bị yếu thế vì quân số quá ít,về phương diện chiến lược vì những lý do sau đây:

– QLVNCH đang từ thế tấn công trở thành phòng thủ, trong khi ngược lại, quân BV từ thế bị động trở thành chủ động. Với khả năng tăng viện từ vùng Phi Quân Sự, qua địa hình tương đối trôi chảy vì ít chướng ngại vật, trên đường tiến quân qua cánh đồi trọc với có tranh trãi dài qua đến tận vùng hành quân bên Lào; quân số quân BV ngày càng gia tăng tại chiến trường trong khi QLVNCH ở thế cột chưn phòng thủ thụ động trên các Căn Cứ Hoả Lực, và không có bổ sung quân khi bị thiệt hại, trái lại quân BV thì có tân binh bổ sung quân số tại chiến trường bằng cách thành lập tại Aluoi một Trung Tâm Huấn Luyện B-70 tân binh từ tháng 10/1970 cho cuộc hành quân nầy, do chứng liệu hình ảnh tìm thấy trong các hầm che dấu súng đạn (bạn đả chứng kiến hình ảnh trong youtube) quân trang mới toanh cho tân binh.

Lực lượng VNCH bị chia cắt không yểm trợ được lẫn nhau, ban sáng thì sương mù dầy đặt không được yễm trợ hoả lực khi cần thiết. Quan niệm liên hoàn “hỗ tương yểm trợ” của các CCHL (FSB) bị phá vỡ vì căn cứ nào cũng bị Tướng Giáp biết trước nên tổ chức công sự, hầm-hố rất kiên-cố bao vây cô lập nên phải tự chống trả, quân ta như Cá nằm trên thớt vì sự phản bội của phản tình báo CIA Mỹ, do tên trung úy phản chiến John F Kerry cho Hà Nội biết ráo trọi phóng đồ hành quân của QLVNCH nên chúng ta mới hủy bỏ CCHL/Đồi-32.

Mỗi vị trí của QLVNCH đều bị khống chế bằng trận địa pháo khiếp đảm của tiền sát viên BV đả tiền điều chỉnh từ lâu, và chỉ chờ chiến xa T-54 và PT-76 đến leo núi, để tiền pháo hậu xung tràn ngập biển người. Vì quân BV có chiến xa và trọng pháo bao vây nên CCHL của ta trở thành những ốc đảo, khiến địch tự do thao túng, lựa chọn mục tiêu để dứt điểm đưa quân bạn vào thế bị-động như bó đủa bị bẻ từng chiếc một. Ðây là cái bẫy do người bạn lớn của chúng ta đặt ra để hủy diệt quân lực VNCH vào đúng ngày 18 tháng Giêng 1971 do HÐAN, Pentagon quyết định. Các đơn vị thiện chiến tổng trừ bị có cơ năng động tấn kích, phải nằm yên một chổ cho quân BV căng ra mà dập pháo đủ loại.

– Về mặt tinh thần, tin hai TÐ/BÐQ 39 và 21 phòng thủ sườn Bắc phải di tản khiến các binh sĩ Dù tại các Ðồi 30 và 31 là lớp khiên-chắn phòng thủ kế-tiếp thứ hai phần nào hoang mang giao động. Kể từ nay, hai Ðồi nầy bỗng nhiên trở thành các vị trí tiền đồn, vừa phải nhận lãnh trách nhiệm ngăn chặn địch quân do BÐQ để lại, vừa phải tự bảo vệ, coi như “lưỡng diện thọ địch” và rất tiết KQVN chỉ có một nhúm gunship phải đảm đương dù riêng cho quân Dù cũng không thể cán đáng được thêm phi vụ tải thương và tiếp tế cho Slicks của Liên Đoàn; Ngoài ra, lại còn phải đảm đương trách nhiệm yểm trợ và bảo vệ cho nỗ lực chính trên đường số 9 tiến chiếm Tchepone.
Riêng đối với các chiến sĩ BÐQ, sau các trận đánh để đời tại mặt trận Bắc đường số 9, toàn bộ lực lượng LÐ/1 BÐQ được rút về căn cứ Phú Lộc nên không còn trực tiếp tham dự cuộc hành quân trong phần đất Lào từ đó. Nhưng xét rằng LÐ1/BÐQ nầy phải được nghĩ xã hơi sau các trận đánh vô cùng đẫm máu.

– Với tin 2 TÐ/BÐQ bị thiệt hại và di tản, các phóng viên ngoại quốc lại càng thổi phồng những tin tức bất lợi cho QLVNCH. Hình ảnh vài quân nhân BÐQ ngồi trên càng trực thăng hay những chuyến trực thăng tải thương đầy xác chết và những người lính bị thương hoặc những khuôn mặt bơ phờ hốc hác sau nhiều ngày tử chiến không được tiếp tế hay tăng viện đã là những đề tài nóng hổi để báo chí Hoa Kỳ có chủ mưu triệt để khai thác… Những hình ảnh này được các hãng thông tấn ngoại quốc loan truyền đi khắp thế giới khiến dư luận quốc tế cũng như quốc nội lầm tưởng rằng QLVNCH đang bị sa lầy và tìm đủ mọi cách để chạy trốn khỏi Hạ Lào. Bàn về dư luận không thuận lợi này với chủ tâm chinh-trị để Mỹ rút quân ra khỏi Đông Dương.

Anh y tá Fujii, người đã trực tiếp sát cánh chiến đấu cùng TÐ/39/BÐQ trong lúc chiến truờng nóng bỏng nhất đã phát biểu: “Tôi cho rằng các chiến sĩ BÐQ/QLVNCH là những binh sĩ chuyên nghiệp và tài giỏi nhất mà tôi đã rất hân hạnh được cộng tác; Nếu có dịp, tôi sẽ không ngần ngại lại cùng chiến đấu với các BÐQ” Trung tá Molinelli, chỉ huy trưởng đơn vị trực thăng trực tiếp yểm trợ cánh quân BÐQ cũng bầy tỏ cảm tưởng tương tự: “Ðúng, một số BÐQ đã bám vào càng trực thăng để được di tản mau chóng khỏi trận địa; Nhưng một số lớn khác đã không hốt hoảng như vậy”.

– Một thiệt hại gián tiếp khác của QLVNCH vì hậu quả của các trận đánh tại các căn cứ BÐQ và cái chết của Trung Tướng Ðổ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Ðoàn III và là người hùng trong trận đánh vượt biên sang Cam Bốt vào năm 1970. Việc các căn cứ BÐQ thất thủ là thất bại quan trọng đầu tiên cho lực lượng VNCH trong cuộc hành quân Lam Sơn 719. Do đó, theo các tài liệu Hoa Kỳ, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho rằng tướng Lãm đã không có những quyết định đúng lúc, đúng mức và đúng chỗ khiến cuộc hành quân bị trì trệ và lực lượng hành quân lâm vào tình thế bất lợi. Vì vậy, Tổng Thống Thiệu đã mời Tướng Trí từ BTL/QÐ III về Sài Gòn để thảo luận. Nguồn tin Hoa Kỳ cũng nói rằng, vào ngày 23 tháng 2, Tổng Thống Thiệu đã trao chức vụ Tư Lệnh cuộc hành quân Lam Sơn 719 cho Tướng Trí. Nhưng trên đường đi nhận nhiệm vụ mới được trao phó, chẳng may ông bị tử nạn trực thăng tại Tây Ninh, vì thế Tướng Lãm vẫn còn giữ chức Tư Lệnh Hành Quân. Cái chết của Tướng Tri đưa ra nhiều nghi vấn … Một thế lực ghê gớm nầy sợ Tướng Trí sẽ tiếp diển cái trò hũy diệt mau chóng các kho tàn trên đường Mòn Hồ như đã thành công trong năm vừa qua “Tốc chiến tốc thắng ở Cục R”.

Cuộc chiến Việt Nam, bất cứ ai dù Mỹ hay Việt mà đụng đến đường Xa lộ Harriman [Ðường Mòn HCM] đều bị thảm hại, như John Paul Vann, dựa vào thân-thế từ Tổng thống Nixon, ưu tiên dùng B-52 dành riêng cho các quân khu khác mà tiêu diệt 3 Sư-đoàn BV và Trung đoàn 203 Chiến xa, không kể pháo phòng không và diện điạ, không để cho Hà Nội chiếm Kontum làm thủ phủ của MTGPMN để ăn nói tại bàn hội nghị Paris 1973. Thật nghịch-lý chỉ có ÐPQ và NQ chiến đấu giữ vững thị xã Kontum!?!? Còn như Tướng Westmorland không hiểu trách nhiệm qua Việt Nam chỉ để huấn luyện tác chiến mà thôi; nhung khi ông nổi hùng-khí đòi đưa quân vào chiếm giữ đường mòn HCM mà Liên Xô chịu trách nhiệm thiết kế ống dẩn dầu huyết mạch, song song với xa-lộ Harriman, thì bị kêu về Mỹ ngay. Nếu Tướng Westmoreland mở cuộc hành quân Lam Sơn 689 thì cuộc hành quân Lam Sơn 719 nầy sẽ không bao giờ xảy ra (Cuộc hành quân xảy ra năm một ngàn chín trăm 68 trên đường 9 Nam Lào).

Gunship PD-213 và 2 ĐĐ Trinh Sát Dù/T Đ/8
Vào những ngày đầu, ngay dưới chân núi phía nam Căn-cứ Hỏa-lực, Đồi 31, trên đường lộ 92, Thiết-đoàn 11, Lữ-đoàn-1 Kỵ-binh của Ðại-tá Nguyển-Trọng-Luật, đã tao ngộ chiến với một thành phần Thiết-vận-xa PT 76 của CSBV; Thiết-đoàn đã anh-dũng tiêu-diệt 6 Chiến-xa T-54 và 16 PT-76. (Trong 16 chiếc PT-76 nối đuôi ở phía sau, có nhiều chiếc còn nguyên vẹn vì xạ-thủ và tài xế vừa thoát chết, chém-vè rút vào rừng già cùng với Trung-đoàn tùng thiết bởi sợ phi cơ truy kích; Trực thăng vỏ trang PÐ/213 phải áp dụng “văn kiện điều hành” [Standard Operational Procedure] nên không có rượt theo truy kích mà luôn luôn giữ trên đầu quân bạn. Một trong các PT-76 còn nguyên vẹn được Tư-lệnh chiến trường, Tướng Lảm gởi về Saigon tặng Tổng thống; nhưng mầu nhiệm thay! trong khi Thiết-đoàn-11 không bị một sự thiệt hại nào, để khỏi mất lòng tin của đọc giả, người viết xin mời đ-g vào bất cứ thư-viện nào tìm SÁCH lời tựa: “A Better-War”, MỤC: Lam Son 719, TRANG: 259, HÀNG: 26: “Early in the operation the 1st Squadron, 11th Armored Cavalry had encountered NVA armored elements in a fight at Fire Base 31 and performed brilliantly, destroying six enemy T-54 tanks and sixteen PT-76 without any friendly losses in the first major tank-to-tank engagement of the war”.

Dĩ nhiên Trực-thăng võ-trang của Phi-đoàn 213 cũng đã góp phần không nhỏ trong cuộc chiến thắng nầy với loại Rockets diệt Chiến-xa, 38 trái cho hai bầu hai bên (hình thù ngắn gọn, nằm ẩn ngay trong lòng bó Rocket, Phi Công không thấy được đầu đạn warhead lú ra) và Mini-guns đã là một khắc-tinh khống chế các xạ thủ BV không thể ló đầu ra khỏi chiến xa để chống trả; Có phải sơ-khởi 6 khẩu đại liên 6 nòng như các pháo-tháp di động linh hoạt bao vùng trên không, tạo điều kiện hửu hiệu là không một chiến xa nào phía bên ta bị thiệt hại vì hỏa lực chống trả của địch? 6 pháo tháp di động trên không nầy đã áp-dụng kỹ thuật điêu luyện trong nhịp bắn từng hồi 2000 tăng giảm đến 4000 viên phút trên cao độ 75 thước để duy trì hệ thống điện tử “control-box” không bị “overcharge” tắt nghẻn. Cuộc tao ngộ chiến ‘Chiến-xa đối đầu với Chiến-xa’ được xem là Quân-lực VNCH toàn thắng! Dỉ nhiên kết quả công đầu được thành đạt là nhờ công lớn do Lữ-đoàn/1/Dù của Ðại-tá Lưởng đã chia ra 2 đường tiến sát bén nhọn, chận đánh 2 Trung đoàn của Sư-đoàn Thép 320 và 304 của CSBV. Tịch-thu vô số xe-thồ, thuốc men thực phẩm cùng thiêu hủy kho xăng hậu cần và căn cứ huấn-luyện bổ xung tân binh tại chiến trường, làm chao-đảo tinh thần của 2 trung đoàn chủ lực CSBV nầy.

Chúng tôi đang lấy trung tâm điểm là một Trang trại của CSBV, có lẽ là Công-binh-xưởng, hay Trung Tâm Huấn Luyện với nóc-mái lợp bằng Tre-Nứa đập dập; Ðễ chờ đợi tăng cường thêm hỏa lực, Trung-úy Trần Lê Tiến, Lead-gun đang trên đường bay đến căn cứ Aluối với 76 trái hoả tiển chống Tăng. Dĩ nhiên không phải để truy kích tàn quân của trung đoàn 64, sư đoàn Thép 320 đang bị đơn vị Dù gây thiệt hại nặng mà để phối hợp hỏa lực cho một đơn vị Dù thuộc Lữ-đoàn-1 đang tiến chiếm mực tiêu: một đơn vị chiến xa thuộc trung đoàn 202 CSBV đang phục kích trên đường 92, bắc Aluối. Chúng tôi không được quyền đi xa nguyên tắc “yễm trợ hỏa-lực tiếp cận cho quân Dù” và luôn luôn trên đầu quân bạn; Thế nên vùng chờ của chúng tôi là trên đầu Thiết đoàn-11, lực-lượng Dù, và Chi đoàn thiết vận xa của Thiết đoàn-17. Cho nên hợp-đoàn 4 chiếc trực thăng võ trang phối hợp hỏa lực nầy không đi xa nguyên tắc là truy kích tàn quân của trung đoàn7/304; Ðiều dể hiểu chúng đang di chuyển xa về phía Nam của cứ-điểm Aluối và nhập vào sư-đoàn 324B để tạo thành sức mạnh đồng thời cũng bảo vệ căn cứ kho tàng 611.

Hợp đoàn gunships của Tiến vừa đến Aluối, tôi cắt đặt chiếc 2 của Tiến nhập vào left-echelon-3 do tôi lead, còn riêng sát thủ Tiến đi sau chúng tôi 45 giây với cao độ 300 thước trên mặt đất, vừa đủ một pass 25 giây nhào xuống phun từng đợt 4 trái, chia đều bao phủ ổ phục kích. Ðiểm phục kích nhầm vào khúc quẹo qua trái trên trục đường thẳng, lấy trục trên đầu quân bạn về hướng bắc; Chúng tôi đang vào đội hình tác chiến: Tôi cẩn thận nhắc lại các anh em đoàn viên xem lại Chicken-plate, check lại giây nịt an toàn sau lưng, kéo kiến che mắt từ helmet xuống, và kéo cổ áo nomex lên cao để không bị phỏng vì các giây cháy từ đuôi hoả tiển phun ra khi tác xạ. Tất cả bật qua VHF 118.5, intercom, trong vị thế sẵn-sàng chiến đấu.

Tôi dùng chiến thuật “độn rừng ngụy âm” bay sát trên ngọn cây, mổi chiếc cách nhau 5 giây an-toàn khoảng cách, riêng theo sau gun Tiến lên cao độ cách 45 giây. Hợp đoàn 3 chiến gunship rà sát trên ngọn cây, ôm sát bên phải con đường thẳng nhập vào khúc quẹo trái trước mặt. Các xạ thủ đang đứng xổng lưng nhoày người ra ngoài với đôi mắt Cú-Vọ soi bói như tìm kiếm bảo vật; Còn 30 giây đến mục tiêu, tôi ra lệnh bắn … 6 khẩu đồng loạt tác xạ một tuyến lửa trước mặt 75 thước xạ trường; Sáu xạ thủ chồm hẳn ra ngoài dí đầu súng 6 nòng quay tích về trước mũi … một bầu lửa đỏ trước mũi phun ra 4000 viên xuống rừng Tre-gai, bụi rậm, bên cạnh lưng sườn đồi nhất là dưới gốc các rậm Tre nơi nghi ngờ điểm phục kích của T-54. Các anh rải đều các điểm nghi ngờ có sự hoạt động của con người. Tôi nhớ lại lời nói của Nả Phá Luân “Les sous officiers font l’armeé” [Các Hạ sỉ quan nầy là kẻ quyết định chiến trận] 6 anh không những gan dạ đứng xỏng lưng chiến đấu mà còn kinh nghiệm tác xạ, nên những cây minigun nổ đều với nhịp điệu khi nương khi mạnh; Khi chúng tôi trên đầu quân CSBV 50 thước; Thật điều quái lạ không nghe một tiếng súng nào bắn trả? Khác hẳn mọi khi có tiếng lóc cóc, hoặc nổ như bắp rang của AK-47 mỗi lúc mỗi gần hơn. Điều nầy chứng tỏ phương thức oanh kích nầy làm cho địch kinh hãi phải tìm nơi ẩn-trú.

Nhưng chả lẽ chúng chết hết!? Không phải vậy đâu đừng ham! Vì tiếng mưa bảo của đạn đạo từ 6 cây minigun quá ghê gớm nên họ đành tạm thời núp trước rồi tính sau; Ðơn vị tùng thiết quân CSBV thuộc Sư Ðoàn Thép 64/320 nầy có kinh nghiệm, vì họ thừa hiểu muốn chường mặt ra để đối chọi với chúng tôi thì đã bị gục ngã vài giây dưới cơn mưa đạn tàn sát trước mũi trực thăng và không có dịp mở mắt nhìn thấy sát-thủ vừa bay lướt qua trên đó.. Dựa vào thế thượng phong nầy, Chiếc Lead của tôi quẹo gắt qua phải lấy chút cao độ quan sát và làm C&C cho đội hình xạ kích, Tôi quẹo gắt qua phải lead 6 minigun bao vùng trên điểm phục kích bắn xối xả vào luôn chiến xa T-54 và PT-76 nằm chàng ràng trên trục lộ vì quân BV vẩn còn ở trong đó. Cho đến lúc nầy trên cao độ 75 thước vòng tròn chúng tôi vẩn cảm thấy không một tiếng súng nào bắn lên.

Hai chiếc đầu tiên bắt đầu phun ra hoả-tiển chống biển người, ba cụm khói màu đỏ-hồng đang để lại sau đuôi 2 chiếc đầu; Trên cao 300 thước, Tiến bắt đầu phụt ra mỗi lần 4 trái, và rãi đều trên các chiếc T-54 nắm chình-ình cách hai bên vệ đường không xa lắm. Chỉ 25 giây sau qua một pass duy nhứt, 38 trái đã rơi vào đúng mục tiêu. Lúc nầy Tiến lấy cao độ 75 thước làm trail cho Lưu ở chiếc 2, trong khi chiếc 3 của Lộc lên cao độ 300 thước để lấy trục xạ kích. Khi gun Lộc phóng xuống từng đợt 4 trái vào y chang mục tiêu của Tiến đã giộng vào đó… Lộc đang nối đuôi làm số 3 của lead Lưu; Tôi tách ra lên cao độ để tác xạ, nãy giờ tôi đã quan sát và thấy rõ ràng địch quân đả phóng ra khỏi xe mong chém-vè về cánh rừng trước mặt, nhưng đã bị các xạ thủ theo dỏi tiêu diệt một số lớn vì làm sao tránh khỏi căp mắt Cú chỉ ở trên tầm quan sát 75 thước! Luôn luôn cũng trên cao độ 75 thước, cũng thay phiên 3 chiếc cover liên tục bằng lưới đạn 7ly62, giử khoản cách đều nhau trên một chu vi hình tròn yểm trợ liên hoàn. Và cứ như thế 6 khẩu minigun tiếp tục khạc ra từng hồi 2 đế 4 ngàn viên để duy trì hệ thống control box không bị overcharge cũng như đè-nén (neutralization) không cho địch thủ bắn trả.

Hồi nãy giờ, tôi đã quan sát thật kỹ trên trận chiến, điều đặc biệt là các dấu xe xích song song màu vàng nghệ còn tươi rói, chằng-chịt ấn dấu trên lưng chừng đồi thoải thỏi và mất dạng trong đám rừng hình chữ nhựt không có dấu vết thoát ra, mà theo con mắt kinh nghiệm chiến trường, chúng (PT-76) đang giàn hàng ngang trên mé rừng ngó xuống con lộ. Tôi căn dặn Lưu, khi tác xạ nhớ dập theo mục tiêu của tôi mà bồi thêm vì tôi chỉ còn có 8 quả hiếm hoi để chống Tăng.

TRUONG VAN VINH

Wednesday, February 16, 2022

Lôi Hổ Vũ Minh Chiến Đoàn 3 Xung Kích Sở Liên Lạc Nha Kỹ Thuật

 Áo xâm nhập Cỏ uá vàng, 
TUỔI trẻ tôi chốn rừng xanh, lối mòn... 
Nay còn hiện hữu sinh tồn... 
Mai kia Bom Đạn TIỄN ĐỜI Vô Danh...
Vũ Minh CCS / CĐ3XK  
 
Vũ Minh Chiến Đoàn 3 Sở Liên Lạc 1970



Đại Úy Vũ Văn Bình thân phụ của Lôi Hổ Vũ Minh (Cấp bậc năm 1975 Trung Tá) tốt nghiệp United States Army Special Warfare ngày 3 tháng 7 năm 1963 tại Fort Bragg North Carolina Hoa Kỳ



Tuesday, February 15, 2022

"If you are ever tempted to look for outside approval, realize that you have compromised your intergrity. If you need a witness, be your own."

 
"Nếu bạn từng bị cám dỗ để tìm kiếm sự 
chấp thuận từ bên ngoài, hãy nhận ra rằng 
bạn đã làm tổn hại đến lòng trung thành 
của mình. Nếu bạn cần một nhân chứng, 
hãy là người của chính bạn."

Friday, February 11, 2022

Bà-Rịa Phước-Tuy trong Khói Lửa Trận Bình Giã:

Tình hình tổng quát:

Chấp hành chủ trương của Bộ Chính-trị, ngày 11.10.1964, CSBV chỉ thị cho các chiến trường mở chiến dịch Thu Đông 1964-1965. Thi hành chỉ thị này, Đảng ủy và Chỉ-huy Miền lập kế hoạch tác chiến với địa bàn hoạt động trên hai hướng: hướng chủ yếu là Bà Rịa – Long Khánh và hai hướng phối hợp là Nhơn Trạch – Long Thành ̣(Biên Hòa) và Hoài Đức – Tánh Linh (Bình Thuận).

CS đã tung ra chiến trường Sư đoàn 5 gồm 2 trung đoàn Q761 và Q762 – hậu thân của 2 trung đoàn biệt lập 271 và 272 - được tăng cường với Đoàn 80 Pháo-binh Miền, tiểu đoàn 800 chủ lực quân khu miền Đông, tiểu đoàn 186 của quân-khu 6, đại đội D445 và các đơn vị du kích huyện và xã Tỉnh Bà-Rịa. Lực lượng tham dự tổng cộng lên đến trên 7000 người được đặt dưới sự chỉ huy của CHT chiến dịch Trần đình Xu và Chính ủy Lê văn Tưởng. Nguyễn hồng Lâm (Hai Bứa) chi huy phó chiến dịch đặch trách hướng chủ yếu Bình Giã.

Mục tiêu chính của CS là đánh chiếm làng Bình Giã bằng lực lượng địa phương để nhữ đánh các đơn vị tiếp viện. Bình Giã được chọn làm mục tiêu vì Bình Giã ở cách xa quận/chi khu và chỉ được bảo vệ với 2 trung đội Bảo-an (Lưc lượng địa phương sau này cải tên thành Địa –phương-quân).

Chú thích: 2 Trung đoàn biệt lập 271 và 272 khi CS thành lập SĐ 5 được cải danh thành Q761 và Q762. Tuy nhiên, cán binh CS vẫn quen gọi danh hiệu củ. Cấp chỉ huy CS vẫn để tình trạng mập mờ nhằm giữ bí mật tung tích của SĐ 5.)

Diễn tiến trận đánh:

Vào đầu tháng12 năm 1964 các hoạt động du kích CS gia tăng gấp bội tại quanh vùng Bình-Giã trong khi các đại đơn vị của chúng từ Chiến Khu D di chuyển tập trung tại khu rừng phía bắc chi khu Đức-thạnh. Làng Bình giã hầu như bị địch khuấy phá thường xuyên để thăm dò các vị trị bố phòng của làng.

Rạng sáng ngày 3.12.1964 đại đội Đ445 thuộc lực lượng địa phương tỉnh Bà-Rịa tấn công ấp chiến-lược Bình Giã. Đồng lúc đó, tiểu đoàn 1, trung đoàn Q761 bao vây và pháo kích chi-khu Đức-Thạnh.

Hai ngày sau BTL Quân-đoàn III cho trực thăng vận tiểu đoàn 30 Biệt-Động-Quân xuống trận địa tại một địa điểm phía Tây Nam chi-khu để từ đây mở cuộc hành quân giải tỏa Bình Giã. Cuộc đụng độ khá ác-liệt nhưng quân CS yếu thế đã rút lui. VC bỏ lại trận địa 32 xác.

Ngày 8.12 đại đội 445 cùng với một đại đội thuộc trung-đoàn Q761 tấn công làng Bình Giã lần thứ nhì. Trong lúc đó, tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn Q761 và tiểu đoàn 5 thuộc trung-đoàn Q762 đánh chi-khu Đất Đỏ. Các đơn-vị thuộc đoàn 80 pháo-binh pháo kích hai chi-khu Đức-Thạnh, Xuyên-Mộc và Trung-tâm Huấn-luyện Vạn-Kiếp để cầm chân yễm trợ cho các cuộc tấn công trên. Tuy nhiên, quân CS đã bị đẩy lui. Các cuộc pháo kích của địch quân không gây ra thiệt hại nào đáng kể.

Ngày 9.12, chi-đoàn 3 thuộc trung-đoàn 1 thiết-giáp được lệnh mở cuộc hành quân giải tỏa liên tỉnh-lộ 2. Bốn ngày sau (13.12), trên đường hành quân trở về, chi-đoàn 3 lọt vào ổ phục-kích của trung-đoàn Q762 tại Bình Ba, cách sông Cầu khoảng 600 thước. Có đến hơn phân nửa thiết-vận-xa của chi-đoàn bị phá-hủy và chi-đoàn-trưởng bị tử thương.

Một ngày sau (14.12) khi chi-đoàn 3 Kỵ-binh bị phục-kích, tiểu-đoàn 4 TQLC được trực-thăng-vận xuống bìa làng phía Tây Bình Giã để giải tỏa áp lực địch và giải vây cho phần còn lại của chi-đoàn 3 Kỵ-binh còn đang cố thủ tại nơi bị phục-kích. Khi tiểu-đoàn 4 TQLC bắt tay được với chi-đoàn 3 Thiết-kỵ thì địch đã rút lui. Tiểu-đoàn 4 TQLC bố trí yễm trợ chi chi-đoàn 3 thiết-kỵ thu dọn chiến trường và rút ra khỏi trận địa. Tiểu-đoàn 4 TQLC tiếp tục hành quân gỉai tỏa áp lực địch quanh vùng xong được lệnh hành quân tảo thanh suốt quốc-lộ 20 từ Phước-Tuy đến quận Long Thành. Không có hoạt động nào đáng kể của địch quân được ghi nhận trong cuộc hành quân này.

Trong suốt hai tuần sau đó, sau trận Bình Ba không có một dấu hiệu nào cho thấy sự hiện diện của địch trong vùng. Các đơn vị tham chiến của địch đã rút sâu vào rừng gần bãi biển Hàm-Tân để tiếp nhận vủ-khí đạn dược từ một chiếc tàu từ miền Bắc vào cập bến tại Lộc-An. Vủ khí mới gồm súng trường CKC, tiểu liên AK-47, K-50 nòng rổ, thượng liên RPD và súng chống chiến-xa B-40. Vủ khí này được trang bị ngay cho các đơn vị tham gia chiến dịch.

Khuya ngày 28.12 đại đội D445 cùng với đại đội 2 thuộc tiểu đoàn 1, trung đoàn Q761 trở lại tấn công Bình Giã lần thứ ba đồng thời dùng đại bác 75 ly không giật trực xạ chi khu Đức-Thạnh.

Sáng ngày hôm sau, tiểu đoàn 38 BĐQ được trực thăng vận xuống trảng trống phía tây nam chi khu Đức-Thạnh để tái chiếm Bình Giã. Tiểu đoàn 38 chia làm 3 mủi tiến quân vào Bình Giã nhưng cả ba mủi đều chạm súng nặng. VC đã bố trí trong các công sự kiên cố chờ đánh viện binh. Trước tình hình nghiêm trọng, tiểu đoàn 33 BĐQ được đưa đến tăng viện. VC phục kích bãi đổ quân gây thiệt hại nặng cho tiểu đoàn này. Tiểu đoàn trưởng và một đại đội trưởng bị tử thương.

Ngày hôm sau, tiểu-đoàn 30 BĐQ được trực thăng vận xuống phía tây nam làng Bình Giã. Cuộc đổ quân không gặp sự sự kháng cự nào của địch quân. Nhưng tiểu đoàn này bị cầm chân ngay khi bắt đầu tiến vào làng và suốt ngày hôm đó tiểu đoàn 30 vẫn không đánh lên để bắt tay với tiểu đoàn 38 BĐQ đang cố thủ cách bìa làng độ 300 thước.

Ngày 30.12, tiểu-đoàn 4 TQLC được trực thăng vận xuống phía đông nam ấp La Vân để tăng cường cho lực-lượng đã có sẵn tại đây, chiếm lại Bình-Giã. Sau đó TQLC bắt tay được với các cánh quân của hai tiểu-đoàn 30 và 38 BĐQ đẩy lùi quân CS về phía đông đồn-điền cao-su Quảng-Giao. Đêm đến quân CS trở lại tấn công làng Bình-Giã nhưng đã bị đẩy lui sau gần một giờ giao-tranh.

Trong khi yểm-trợ, một trực thăng của Mỹ đã bị bắn rơi trong đồn điền cao-su Quảng-Giao. Phi hành đoàn 4 người đều bị tử-thương.

Sáng sớm ngày 31.12, tiểu-đoàn 4 TQLC được lệnh đưa quân vào đồn-điền cao-su Quảng-Giao để tìm trực-thăng bị nạn. Tiểu-đoàn-trưởng ra lệnh cho ĐĐ 2 hành quân thi hành nhiệm vụ này. Khi tiến đến đồn-điền cao-su, cách làng Bình-Giã độ 2 cây số về phía Đông, ĐĐ 2 đã tìm thấy trực thăng bị bắn rơi cùng với xác của phi-hành-đoàn. Đại đội 2 mở rộng đội hình khám phá ra nhiều gò mả mới chôn nhưng thật ra là các vị trí độn thổ phục kích của địch. Ngay lúc đó quân VC đã tràn lên tấn công. ĐĐ 2 xiết chặt đội hình chống trả mãnh liệt, chận đứng nhiều đợt xung phong của địch. Được tin, tiểu-đoàn-trưởng điều động tiểu đoàn từ làng Bình-Giã đến tiếp cứu. Khi Tiểu đoàn đến thì VC đã rút lui vì biết rằng sẽ có trực thăng đến tản-thương và chắc-chắn sẽ có trực thăng võ trang yểm trợ. Khoảng nửa giờ sau, một trực-thăng tản thương và hai trực-thăng vỏ trang đến. Trực-thăng tản-thương đáp xưống nhận xác phi-hành-đoàn nhưng từ chối chuyên chở 12 xác TQLC bất chấp sự phản đối của các sĩ-quan cố-vấn Mỹ của TĐ. Tiểu-đoàn tiếp tục bố trí quân chờ trực-thăng đến di tản xác 12 quân-nhân TQLC . Chờ mãi không thấy và trời cũng đã xế chiều nên Tiểu-đoàn-trưởng quyết định di chuyển xác theo đường bộ về làng Bình-Giã. Tiểu đoàn vừa thu quân chuyển sang đội hình hành quân thì địch quân xuất hiện khắp bốn phía tấn công tới tấp, nã súng không giật và súng cối và tiếp theo là xung phong lên tấn công tiểu đoàn. Tiểu đoàn chống trả chậṇ đứng nhiều đợt xung phong biển người của địch. Khoảng nửa giờ sau khi chạm súng Thiếu tá Nguyễn văn Nho Tiểu đoàn trưởng bị tử thương và đại đội phó đại-úy Hoán bị thương nặng. Trung-úy Trần ngọc Toàn Trung Đội trưởng trung-đội 1 nắm quyền chỉ huy điều động tiểu đoàn cố thủ trên ngọn đồi giữa rừng cao-su Quảng Giao. Tại đây tiểu đoàn đã chận đứng nhiều đợt xung phong và gây thiệt hại nặng cho VC. Trận đánh khốc liệt tiếp tục cho đến khi trời sụp tối tiểu đoàn đánh thủng vòng vây của địch và mở đường di chuyển thương binh về Bình-giã.. Địch cũng rút lui ra khỏi trận địa dùng xe bò chuyên chở cán binh tử trận về hướng Rừng lá và Xuyên Mộc.

Ngay sau đó, BTL Quân đoàn III trực thăng vận 3 tiểu đoàn 1, 3 và 7 Dù xuống phía đông Bình-Giã mở cuộc hành quân truy kích đánh thẳng vào mật khu Hát-Dịch để càn quét nhưng địch quân lẫn tránh. Các tiểu đoàn Dù khám phá được nhiều kho lương thực, vũ-khí, đạn dược của VC.

Hậu quả và tổng luận:

Địch chọn làng Bình-Giã là vì phía bắc của làng và của Chi-khu Đức-thạnh là rừng rậm rất thuận lợi cho việc tập trung những đơn vị tác chiến quy mô đến gần 7000 người mà không bị lộ. Tuy nhiên, đồng bào Bình-Giã cũng cảm thấy sự khác thường trong vùng nên đã báo cáo lên Cha Xứ và cha xứ báo cáo lên Quận nhưng các tin tức này đã bị Chi khu và tiểu khu xem thường. Trong khi các tin tức từ làng Bình Giã đến tới tấp nhưng chi khu cứ nghỉ là cha xứ chỉ muốn được chi khu tăng cường thêm lực lượng cho làng nên phóng đại các tin tức. Vì thiếu tin tức xác đúng nên Quân Đoàn III cũng đánh giá nhẹ tình hình nên chỉ tăng viện nhỏ giọt từng tiểu đoàn cho chiến trường mà hậu quả với tổn thất đáng kể cho các đơn vị chủ lực thiện chiến nhất của QLVNCH lúc bấy gìờ, nhất là tiểu đoàn 4 TQLC bị thiệt hại gần một đại đội khi hành quân tìm xác phi hành đoàn trực thăng Mỹ. Thêm vào đó, sự tiếp trợ tản thương cho tiểu đoàn 4 TQLC trì hoản cho nên địch có đủ thời gian dàn quân tấn công. Tổng kết trận đánh dưới mắt của Đồng Minh Mỹ là trong trận Bình Giã các đơn vị thiện chiến nhất của VNCH bị thiệt hại nặng là vì khả năng chiến đấu không đương đầu nổi với CS trong các trận đánh qui ước trận địa. Đồng Minh Mỹ cứ chú trọng đến những khuyết điểm của Quân Đội VCNCH mà hầu như không ai nói đến thiệt hại của CS trong trận đánh. Trong trận đầu Tiểu đoàn 30 BĐQ hành quân giải tỏa Bình Gĩa VC đã bỏ lại 32 xác tại trận địa. Trước khi biến cố tìm xác trực thăng các TĐ 30, 33, 38 BĐQ và TĐ 4 TQLC đã đẩy địch ra khỏi vùng phụ cận quanh Bình Gĩa về khu rừng Ngải Giao gây tổn thất nặng nề cho địch. Trong bài viết của Nguyễn văn Tòng, nguyên chính ủy trung Đoàn Q761 mà sau trận Bình Giã CS gán cho tên “Trung đoàn Bình Giã” về trận Bình Gĩa tiết lộ “....14g30 có tin địch hành quân vào chỗ máy bay rơi để tìm các cố-vấn Mỹ. ...Theo kế hoạch, tiểu đoàn 1 chặn đầu, tiểu đoàn 2 chận hậu khóa đuôi và tiểu đoàn 3 đánh xuyên hông. Gọi tiểu đoàn nhưng tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 3 quân số còn khoảng 100, tiểu đoàn 2 có trên 300 .....”. Như vậy sự thiệt hại của CS có thể lên đến trên dưới 400 người trong các trận trước đây. Khi bao vây Tiểu đoàn 4 TQLC tại nơi trực thăng bị rơi địch bị thêm tổn thất nên khi Tiểu đoàn 4 TQLC phá vỡ vòng vây địch đã bỏ cuộc rút ra khỏi trận địa.

Một sĩ quan thuộc đại đội 3 TQLC đã kể lại giây phút ác-liệt của trận đánh nầy như sau: “... cả 3 trung đội đều khai hỏa. Địch thấp thoáng sau hàng cao su, ta bắn như bắn bia ...”. Mức độ khốc liệt của chiến trường cũng đã được CS xác nhận: “Tiểu đoàn 4 vốn là loại lính tinh nhuệ bậc nhất của quân ngụy thuộc lực lượng tổng dự bị chiến lược, chúng chống trả ngoan cố. Trận chiến mỗi lúc một ác liệt. Ta và địch giành nhau từng thước đất.”

Sau trận Bình Giã, CS gán cho Trung đoàn Q761 là “trung đoàn Bình Giã”. Hai năm sau trận Bình Giã, trung đoàn nầy bị thiệt hại nặng khi bị oanh kich và tiểu đoàn D445 (Sau trận Bình Giã được nâng lên cấp tiểu đoàn) bị tiêu diệt gần hết trong trận Long Tân.

Tài liệu tham khảo và trích dẫn: (1) "The Battle of Long Tan" Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia (2) "Chiến tranh Việt Nam Toàn Tập" Nguyễn đức Phương cựu SVSQ/TVBQGVN K27 (3) "Binh Gia - The Battle" Micheal Martin (4) "I Still Recall Binh Gia" cựu Thiếu tá Trần Vệ k19/TVBQGVN. Hết 30 ngày phép mản khoá đến trình diện Tiểu đoàn 4 TQLC đúng ngày TĐ chuẩn bị hành quân giải tỏa Bình Giã. Thiếu úy Trần Vệ được đưa về Đại đội 3. (5) "Trung đoàn Bình Giã" Nguyễn văn Tòng nguyên chính-ủy trung đoàn Q274 trung đoàn tham dự trận Bình Giã.


Returning from a mission in Laos John Justice and Emmet Dover

MACV-SOG
Photo returning from a mission in Laos John Justice and Emmet Dover carrying their modified "Chopped" RPD's.

Emmett L. Dover served two tours in Vietnam. His first tour was in 1967 with Military Assistance Command Vietnam Studies and Observations Group (MAC V SOG),(B-53). He returned for a second tour in 1970 with MAC V SOG, Command and Control Central (CCC), Recon Company where he served on Recon Team Hawaii. Command Sergeant Major (E-9) Dover retired from the Army in 1987 after twenty-three years’ service with thirty months in Vietnam.

The name of the first series of SOG patrols into Laos was ‘Shining Brass’ (later renamed ‘Prairie Fire’) conducted between 1965 and 1969. These patrols began when intelligence reports indicated that the Ho Chi Minh Trail was expanding to meet the increasing demand for men and material in the South. To determine the nature and location of these activities in Laos, the OPS-35 forces conducted reconnaissance missions with units known as ‘Spike Teams’ comprising six to twelve men (two to four U.S. personnel and four to eight indigenous personnel).

Prairie Fire can also mean at least three other things: 1) You are in contact with a much superior force than yours. 2) Either completely surrounded or will be. 3) Death is imminent.

The other two emergencies were the following: 1) Tactical – meaning you are in engaged with the enemy, but you are holding your own for now. This could be upgraded at any time to a “Prairie Fire.” Especially if you are surrounded and have a lot of wounded. 2) Team – Somebody is sick or injured.

All pilots that flew gunships, helicopters, attack and fighter aircraft were given a briefing before flying in country. That briefing entailed what to do if a FAC has called out a “Prairie Fire” over the radio. By the rules in Vietnam everyone listening was to stop what they were doing and come to the aid of the FAC/Recon Team(s).

Source History of MACV-SOG
SOFREP Radio traffic from Vietnam: MACV-SOG recon teams in contact

Thursday, February 10, 2022

Chuyện trực thăng thả Biệt Kích Mỹ bị hư máy.

 

 Chuyện Biệt Kích Mỹ đột kích bất ngờ ở Syria để giết trùm khủng bố IS Abu Ibrahim al-Hashimi al-Qurayshi, thành công, chẳng có người Biệt Kích Mỹ nào bị thương hay thiệt mạng. Chuyến công tác tối mật thành công mỹ mãn. Chỉ thiệt hại một chiếc trực thăng thả toán. Mà sau đó, Mỹ đã dùng phi cơ chiến đấu đến địa điểm phá hủy, không để địch quân có cơ hội tìm hiểu hay khám phá về những chiếc trực thăng tối tân nhất của Biệt Kích Mỹ. Nên nhớ, những đơn vị tối mật này có rất nhiều tiền, có quỹ trang bị riêng từ Quốc Hội Hoa Kỳ. Gần như không giới hạn.

Trong quá trình xâm nhập, một máy bay trực thăng MH-60 Black Hawk do các phi công ưu tú của Trung đoàn trực thăng Đặc biệt 160, biệt danh "Night Stalkers,", (160th Special Operations Aviation Regiment) đã phải hạ cánh sau khi gặp trục trặc máy móc. Lực lượng Delta Force Mỹ sau đó đã phá hủy chiếc trực thăng bằng một cuộc không kích để ngăn nó rơi vào tay kẻ địch. Đối với đơn vị Night Stalker, nguy cơ tai nạn là hiện hữu ở khắp mọi nơi trong những hoạt động kiểu này, nhưng họ đã chuẩn bị cho những rủi ro đó.
Night Stalker luôn sẵn sàng nếu có chuyện xảy ra với trực thăng của họ, nhưng phản ứng của họ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề, theo Greg Coker, người từng chỉ huy đội 4 của Night Stalker đã nghỉ hưu và là phi công nổi tiếng của Night Stalker kể lại.
"Nếu bạn nhận được đèn cảnh báo thận trọng, phi công sẽ thực hiện các hành động theo quy trình khẩn cấp. Nếu nghiêm trọng, phi công sẽ thông báo cho cấp cao hơn và hạ cánh nếu cần thiết. Có thể là 'chúng ta vừa bay nó và xem xét nó, "Coker nói. "Nếu một động cơ bị hư thì phi công sẽ cuộc gọi của cấp cứu (Mayday) qua radio.
Môi trường hoạt động cũng quyết định cách phản ứng của Night Stalker. Nếu trường hợp khẩn cấp xảy ra trong môi trường cho phép, máy bay trực thăng sẽ được bỏ lại để lực lượng ứng chiến tìm kiếm những cấp cứu cần thiết. Nếu nó diễn ra trong một môi trường nguy hiểm hoặc không cho phép, máy bay trực thăng sẽ bị phá hủy bằng chất nổ hoặc bằng một cuộc không kích, như trường hợp ở Syria tuần trước.
"Phi công chỉ huy chiếc trực thăng sẽ đánh giá tình trạng khẩn cấp và đưa ra quyết định hạ cánh hay đi tới mục tiêu. Chúng tôi thi hành của mình đến mức tối đa để hoàn thành nhiệm vụ. Nhiệm vụ luôn là ưu tiên", 
 
Special Operations were force to land one of their helicopters they were travelling to the site in as it malfunctioned. It had to be destroyed by detonation. 
Picture: Bekir Kasim/Anadolu Agency via Getty Images 
 
Nếu một chiếc trực thăng gặp tai nạn, các phi công và phi hành đoàn của nó sẽ sẵn sàng chiến đấu. Trước đây, Night Stalker được trang bị vũ khí nhẹ, mang theo súng ngắn và súng máy hạng nhẹ, chẳng hạn như MP-5. Bây giờ họ mang những vũ khí giống như những người tác chiến của họ trên mặt đất, và họ biết cách sử dụng thành thạo chúng.
"Tất cả phi công, phi hành đoàn Night Stalker đều được đào tạo rất kỹ về vũ khí và chiến thuật tác chiến nếu bị ở mặt đất. Họ đều là những tay bắn súng thành thạo và được lực lượng mặt đất coi là tài sản chứ không phải "kẻ nợ". Là một trong những bài học kinh nghiệm sau Mogadishu," Coker nói , đề cập đến nhiệm vụ năm 1993 tại Somalia, trong đó hai trực thăng Night Stalker bị bắn rơi và phi hành đoàn của họ bị thương hoặc thiệt mạng.

Ông Tám Đoàn 1/SLL TTX/NKT
 
Cứu Tù Binh Sơn Tây 21.11.1970
 
Những phi cơ tham dự cứu tù binh Sơn Tây 
 

Giải cứu con tin tại Tòa Đại Sứ Mỹ Tehran Iran 24.4.1980

Đuôi trực thăng Bin Laden Raid 3.5.2011 
 
 Secret until now, stealth helicopters may have been key to the success of the Osama bin Laden raid. But the so-far-unexplained crash of one of the modified Black Hawks at the scene apparently compromised at least some of the aircraft's secrets.

Monday, February 7, 2022

Thường Đức 1970 - Nhìn áng mây lưng chừng núi nhớ lại những tháng ngày trên các đỉnh núi rừng này và những chiến hữu không về....

Để tưởng nhớ người hùng Biệt Kích Hoàng văn Hồng

Gia đình bên nội tôi ở thôn Mỹ Đông , phía nam sông Vu Gia và bên kia sông là quận lỵ Hà Nha, nằm về phía đông của quận Thường Đức. Vào khoảng năm 1950 cho đến năm 1952, quân đội Pháp đồn trú từ Ái Nghỉa, quận Đại Lộc di chuyển theo liên tỉnh lộ 14 về Hà Nha rồi vượt qua sông Vu Gia để truy lùng Việt Minh, đa số những cuộc ruồng bố nầy không đem lại kết quả khả quan cho quân đội viễn chinh của thực dân Pháp, lực lượng Việt Minh rút vào rừng sâu theo nhiều ngã đường về thôn Hiên và Giằng dưới chân rặng núi Trường Sơn, những người dân hiền lành ở đây cũng gánh gồng, gom góp tất cả những gì quí báu trong gia đình và con cái di tản vào trong rừng sâu. Chờ đợi quân đội Pháp rời khỏi làng thì trở về để xây dựng lại những đổ vỡ hoang tàn. Vì sau khi không tìm được lưc lượng Việt Minh, quân đội Pháp với đa số lính Lê Dương [người da đen ở Phi Châu] đốt nhà, tàn phá mọi xây cất còn tồn tại trên mặt đất và cưởng hiếp những người phụ nữ còn ở lại để bảo vệ tài sản gia đình hay chậm chân trên bước đường di tản. Mẹ tôi sinh ra và lớn lên ở làng Ái Nghỉa dưới quyền cai trị của người Pháp, lấy chồng về thôn Mỹ Đông sống dưới chế độ Việt Minh, những người mang chiêu bài chống Pháp để dành độc lập và tự do cho đất nước Việt Nam, từ đó mẹ tôi đôi lần cũng chạy vào rừng để trốn kẻ ngoại xâm, mổi lần ra đi mẹ tôi gánh trong đôi thúng một bên là cô Chín, con gái út trong gia đình và một bên là gạo mắm để nuôi sống gia đình trong những ngày chạy loạn chốn rừng sâu, một lần trên đường di tản chạy ngang thôn Mỹ Nam một gia đình nào đó đã bỏ lại một đứa bé trai mới sinh được vài tháng trên một thữa ruộng lúa mới trổ bông, bà nội tôi chỉ có ba tôi là một đứa con trai duy nhất, vừa trốn khỏi vùng kháng chiến để gia nhập quân đội Pháp, nên muốn có thêm một đứa con trai nuôi để mai sau có kẻ cận kề hôm sớm lúc tuổi già, mẹ tôi lại có thêm một người để lo lắng trong những ngày chạy loạn, từ đó mẹ tôi gánh một bên thúng có cô Chín và bên kia có chú Mười. Những ngày tôi lớn khôn bên quê nội, cho đến năm 1962 tôi có chú Mười sống bên cạnh tôi, những chiều đi tắm sông Vu Gia chú lấy giây mồng tơi cột vào cánh tay làm dây biểu chương và nhảy xuống bờ sông tưởng tượng như lính nhảy dù nhảy ra khỏi phi cơ. Chồng cô Tám của tôi đi lính Nhảy Dù và gia đình cô ở miền Nam, nên những hình ảnh của chồng cô gởi về đã làm chú Mười của tôi yêu cuộc đời thiên thần mũ đỏ, như cánh hoa dù yêu bầu trời lộng gió và nuôi cơn mộng mai sau trở thành người lính Nhảy Dù.
Năm 1964 chiến cuộc lan tràn từ quận Thường Đức về tới quận Đại Lộc, gia đình tôi di chuyển về Đà nẵng, chú Mười vào Sài Gòn với gia đình cô Tám ở trại gia binh Nhảy Dù gần ngã tư Bảy Hiền, cho đến sau tết Mậu Thân chú Mười lên 18 tuổi trở về Đà Nẵng và gia nhập Lực Lượng Đặc Biệt trú đóng tại căn cứ LLĐB tại Thường Đức, sau khi CSBV tấn công căn cứ nầy tháng 10 năm 1968 thì chú Mười mất tích, bà nội tôi buồn rầu vô cùng, ba tôi là quân nhân của một Tiểu Đoàn Pháo Binh thuộc Sư Đoàn 1 BB đồn trú tại Phú Bài, it khi có dịp về thăm nhà và chú Mười là đứa con nuôi mà bà nội tôi coi như con ruột không biết ra sao, bà chỉ biết nguyện cầu Trời Phật phù hộ và có ngày đứa con trai út của bà về đến gia đình bình an. Sau khi ăn Tết Kỹ Dậu 1969, gia đình nhận được tin chú Mười trốn thóat trại giam của CSBV, vượt sông Côn về Thường Đức và được đưa về trại LLĐB ở gần Non Nước, Đà Nẵng. Tôi đưa bà nội tôi về đó để tìm chú Mười, chú trông rất ốm yếu và đang tịnh dưỡng chờ đơn vị điều tra về tin tức và nơi chốn của trại tù binh cộng sãn, còn giam giữ các chiến sỉ của LLĐB sau trận tấn công xâm chiếm căn cứ LLĐB ở Thường Đức. Vài tháng sau chú được đưa vào Nha Trang, huấn luyện nhảy toán theo lời của chú qua những lá thư gởi về gia đình, mùa hè năm 1969 chú tôi trở lại Đà Nẵng đóng quân ở trại LLĐB gần Ngũ Hành Sơn, Non Nước.

Mổi lần xong công tác chú về nhà vài hôm, chú Mười ngày xưa bây giờ là Lê duy Lương, người lính Biệt Kích với chiếc mũ xanh và bộ đồ rằn ri, mang phù hiệu con cọp với cánh dù và tia sét trông rất oai hùng và đầy phong độ, những lần trở về với gia đình chú thường kể cho tôi nghe câu chuyện của những đêm toán biệt kích của chú nhảy vào trong rừng núi Trường Sơn, di chuyễn như bóng ma trong đêm tối mịt mù, trong cái chết đợi chờ từng giây phút, những cuộc đụng độ kinh hồn của một toán biệt kích với hàng trăm CSBV truy đuổi khi lộ diện. Tôi đang học lớp 10 và tình thế sôi động của cuộc chiến không biết lúc nào tôi sẻ vào quân ngủ, tôi lớn lên trong không khí chiến tranh của miền Trung máu lữa và những huyền thoại của người lính Biệt Kích oai hùng, do chú tôi kể lại. Tôi vào quân ngũ mùa hè đỏ lữa 1972 mang giấc mộng anh hùng như chú Mười của tôi nhưng không bao giờ thành đạt, tôi và chú Mười không còn gặp nhau từ đó, qua trang thư thăm viếng gửi cho tôi trên vùng chiến trận của quân khu III, tôi vẩn hình dung được người lính Biệt Kích mủ xanh và những đêm dài trong rừng sâu theo dỏi bước giặc thù. Tôi đi qua cơn mưa đầu mùa tháng sáu ở miền nam, nhưng không làm sao so sánh được cơn mưa rừng của Trường Sơn mùa giá buốt mà chú tôi từng chịu đựng, tôi đi qua chiến trường máu lữa Đức Huệ , Khiêm Hạnh ,Tây Ninh, Long Khánh và Quốc lộ 13 về Lai Khê, An Lộc, nhưng không bằng những bóng ma biên giới lặn lội trong hiểm nguy của những người Biệt Kích anh hùng .

Qua những lần liên lạc với anh Phạm Hòa, tôi được xem hình ảnh của anh Hoàng văn Hồng đoàn công tác 71, tôi nhận diện được nét hào hùng của người lính Biệt Kích ngày xưa, anh Hồng làm tôi nhớ chú tôi Lê duy Lương người lính mũ xanh của LLĐB ngày xưa, nhớ câu chuyện các anh trong những đêm âm thầm đi vào lòng đất địch, những hành động anh hùng của các anh làm tôi trở nên một chiến sỉ tầm thường, tôi không gan dạ như các anh coi thường hiểm nguy theo sát bên mình với một vài đồng đội dỏi bước kẻ thù, tôi không can đảm như các anh lặn lội chốn rừng sâu heo hút, không có ngày về an toàn bên người thân bè bạn. Nghe tin anh ra đi hôm nay, như những bạn bè anh đã ra đi ngày xưa trong cuộc chiến bảo vệ quê hương, tôi thấy lòng bùi ngùi, xúc động, không có ngôn từ nào diển tả hết nổi đau thương của những người thân và bè bạn mến yêu còn lại trên cỏi đời nầy. Tôi cầu xin anh một đời bình an trên thiên đường hạnh phúc và gởi anh lời cám ơn chân thành cho những tháng năm dài hi sinh cuộc đời son trẻ, để gìn giữ mảnh đất quê hương Việt Nam ngàn đời yêu dấu của chúng ta.
Lê Chiến Chi Đoàn 2/15 TK LĐ III KB 

Tường thuật Người về từ mặt trận Thường Đức Ngôn Nguyễn

Tình hình hoạt động của địch ngày càng gia tăng. Các Toán của Ba Đoàn 11, 71, và 72 Sở Công Tác đã liên tục được thả xuống hoạt động khắp các vùng rừng núi trên lảnh thỗ Vùng 1 Chiến Thuật
Đơn vị hành quân cấp Toán, cho nên bộ chỉ huy hành quân tiền phương các Đoàn luôn đặt trong doanh trại của các đơn vị bạn, tùy theo vùng hoạt động của Đoàn mình.
Sáng nay, giờ G. ngày N. Phi đoàn KingBee, đậu sẵn trên sân của Đoàn 71.
Sau khi các Pilot rời phòng thuyết trình Hành Quân, ba chiếc tàu nổ máy chuẫn bị phi vụ đầu, hai tàu đưa Bộ Chĩ Huy Hành Quân. Đ 71 lên căn cứ Thường Đức, đồn trú trong bãn doanh của Tiểu Đoàn 79 Biệt Động Quân Biên Phòng , (gồm có Thiếu Tá Bùi Văn Thiện, Chi huy Trưỡng Đoàn Công Tác 71. Đại Úy Lộc Ban3 /HQ. một Sỉ quan ban 2 (quên tên). Trung sỉ nhất Bùi Ngọc Bình và một Hạ Sỉ ban Truyền tin).
Một tàu khác đưa Đài Tiếp vận lên bản doanh của Liên Đoàn 14 Biệt Động Quân tại đồi 51 phía Đông Nam Cầu Đõ quốc lộ 1.
Trước khi tàu cất cánh, phi hành đoàn nói với chúng tôi (ĐTV)
- Phòng Hành Quân Liên Đoàn 14 BĐQ cho biết, tình hình bải đáp tại đồi 51 nơi chúng ta sắp đến không an toàn, vì bãi nầy nằm trong tầm đạn 12 ly 7 và súng cối, chúng đặt tại núi Bàn cờ bắn liên tục vào đây. Chuyến nầy rất nguy hiễm. Về kỹ thuật đáp, chúng tôi sẽ tạo yếu tố bất ngờ cho địch quay súng không kịp, các anh phải chuẫn bị tư thế, rời tàu rất nhanh khi chúng tôi báo tín hiệu, tôi đề nghị các anh chạm đất là lăn ngay vào giao thông hào.

Tàu chở chúng tôi bay dọc theo bờ biễn, qua khỏi Non Nước vòng lại hướng Tây, bay thật thấp gần sát ngọn tre, vòng nhanh về hướng Bắc rồi sà thấp xuống gần sát mặt đất, tàu hơi chậm lại chúng tôi nhãy xuống, lăn ngay vào giao thông hào như lời dặn của các anh Pilot, tàu vụt lao về phìa trước, nhiều trái đạn pháo, nổ chung quanh nơi chúng tôi vừa xuống.
Vào tần số của Liên Đoàn 14 BĐQ để báo cáo chúng tôi đã đến và đang ngoài giao thông hào, Liên Đoàn cho biết đi vòng theo điạ đạo sẽ gặp đường vào.

Một chiếc bàn kê trong góc hầm Trung tâm Hành Quân của Liên Đoàn, chúng tôi đặt máy nối liên lạc từ Bộ chỉ Huy Hành Quân tiền phương Thường Đức về Sơn Trà bộ chỉ huy Sở Công Tác. Theo dỏi cuộc điện đàm thả Toán qua máy Vô Tuyến AN/PRC 25 giữa Sĩ Quan Tiền không sát và Liên Toán Trưỡng, kết quả các Toán đã xâm nhập vùng hoạt động của họ an toàn.

Đồi 51 nơi chúng tôi đang đặt Đài Truyền Tin tiếp vận, cách Sơn trà chưa đầy 15 phút trực thăng, như vậy cách Đà nẵng càng gần hơn. Mấy trái đạn nổ chúng chào người mới tới, chúng bắn rất chuẫn xác, may mà phi hành đoàn tạo yếu tố bất ngờ mới bay qua nguy hiễm, chúng tôi kịp lăn ngay xuống giao thông hào nếu không thì tiêu cã rồi.
Đồi nầy nằm trong tầm hiệu lực của đạn súng cối thì rất gần đây, một cái gai trước mắt Liên Đoàn 14 BĐQ, tại sao không nhổ để chúng ngang nhiên quậy phá.
(Đó là suy nghĩ của tôi, một sĩ quan tý tẹo).
Leo lên ụ bao cát phòng thũ trên hầm Hành Quân, đưa cần anten ra lỗ châu mai, lợi dụng cơ hội tôi dùng ống nhòm, nhìn xem núi Bàn cờ ra sao. Hướng Tây, một ngọn đồi trọc không xa đồi 51 bao nhiêu, trên có một khối đá đen, mặt phằng, nhìn qua giống như một cái nhà mái bằng, có lẻ khối đá đó vuông nên họ đặt tên là bàn cờ.
Nhìn qua hướng Đông mấy ngọn đồi thấp hơn, đồi nào cũng nhiều ụ pháo, đó là căn cứ Pháo Binh của mình. (Không biết tên đơn vị) Như vậy đồi 51 nằm giữa, Tây là pháo binh Việt cọng, Đông là Pháo binh của ta.
Tối hôm đó khoãng 10 giờ. Loa khuếch âm máy AN/PRC 25 vang tiếng nói anh Bùi Ngọc Bình từ Thường Đức.
- Chúng nó pháo kích dữ quá anh ơi.
Vừa dứt tiếng là Bộ chỉ huy LĐ 14 BĐQ. cũng bị pháo kích dử dội, tôi bốc máy báo về Bộ Chỉ Huy Sở;
- Căn cứ Thường Đức và đồi 51 nơi chúng tôi đóng, đang bị pháo kích.
Giọng nói Thiếu tá phùng Xuân Vinh trưỡng phòng 3 Sở Công Tác vang lên trong máy.

- Giữ liên lạc, báo cáo thường xuyên tình hình của anh và Thường Đức.

Tôi gọi Thường Đức liên tục nhưng không trã lời, vào hầm chĩ huy Liên đoàn định hỏi thăm tình hình Tiểu Đoàn 79 BĐQ trên đó ra sao, nhưng hệ thống truyền tin bận, Trung Tá Liên đoàn Trưỡng đang chỉ huy phòng thủ căn cứ.
Có tiếng vang lên trong loa:
- Tụi nó tấn công hướng Đông, Pháo binh đang bắn trực xạ.
Một tiếng khác lại vang lên.
- Xin soi sáng để kiễm soát vòng đai phòng thủ.
Các hệ thống vô tuyến của Liên đoàn làm việc không hở.
Lại có tiếng vang lên .
- Tụi nó bắt đầu tấn công, xin soi sáng gấp.
Tôi để ý lần xin soi sáng đầu cách đây gần 20 phút, bây giờ họ xin lại lần nữa, như vậy là chưa có, tôi lắng nghe trưỡng ban 3 Liên Đoàn điện đàm với Bộ chỉ Huy BĐQ Vùng (Xin can thiệp yễm trợ soi sáng gấp, địch đang dồn hỏa lực tấn công).
Tôi báo cáo tình hình nghe được nơi đây với Phòng 3 Sở. Mấy phút im lặng, Trưỡng phòng hành quân Sở Công Tác báo (chậm lắm là 5 phút sẽ có Hỏa long lên) và cho biết số 1 đã lấy Danh hiệu đài tôi, tôi hỏi lại 1 nhà mình hay 1 lớn . Trả lời (1 lớn). Hai phút sau tiếng của Trung Tướng Tư Lệnh QD 1. vang qua máy:
- Quang Trung đây, Hõa long đang làm việc, tôi trên căn cứ các anh, .Non Nước có liên lạc được với Bờ Ra vô không ? (BraVo là danh hiệu đài anh Bùi Ngọc Bình ở Th/Đức) Tôi trả lời (dạ không) .
Quang Trung muốn gặp Tăng Gô ( Xin Quang Trung đợi), Tôi hỏi nhỏ Tăng Gô là Ai, Tr/Tá Liên Đoàn Bốc máy. Chúng tôi tránh ra cho hai vị chỉ huy trao đỗi với nhau. Từ đó cho đến khi lắng tiếng súng cũng khoãng gần 4 giờ sáng, chốc chốc tiếng nói của Quang Trung vang lên trên hệ thống.
Sau nầy tôi mới biết Tăng Gô là Tr/Tá Chung Thanh Tòng.
6 Giờ sáng tôi nghe lóm tình hình đêm qua, sau 4 đợt tấn công, địch chịu không nỗi, rút lui bỏ lại quanh vòng dai nhiều xác chết, còn phía bên pháo binh chưa rỏ.
Tình hình Thường Đức vẫn không liên lạc được.
8 Giờ sáng phi cơ của Tiền Không sát đã vào vùng Thường Đức để thám sát và liên lạc nhưng vẫn im lặng.
Chúng tôi trở về Hậu cứ Đoàn sau một tuần nằm lại đó chờ đợi, vẫn không nhận được một thông tin gì của Thường Đức.
Suốt 3 tuần lễ, các Sĩ Quan Tiền không sát thay nhau bay L.19 vào vùng Thường Đức tìm kiếm. Ghi nhận ban đầu, Bộ chỉ Huy tiền phương Đoàn Công tác 71 mất tích.
Lệnh của Quân đoàn các đơn vị địa phương, hành quân tìm kiếm quân nhân trong địa bàn trách nhiệm của mình.

                 Trung Tá Bùi Văn Thiện và Phạm Hòa Seattle U.S.A

 Cuối tuần thứ 4 kể từ đêm đó , một đơn vị Địa Phương Quân đã gặp Thiếu Tá Bùi Văn Thiện, trở về với hai cây súng, một côn 45 súng cá nhân, và một CKC của địch, đó là chiến lợi phẫm.
Ông đã được Tư Lệnh QĐ 1, thăng đặc cách Trung Tá.
(Từ đêm bị pháo kích cho đến khi trỡ về gần 1 tháng, các bạn muốn biết hành trình thoát hiễm như thế nào xin liên lạc trực tiếp với Tr/Tá Bùi văn Thiện đang dịnh cư tại TX. hay gặp tại Đại hội lần 8 sắp tới).


Trận tái chiếm Thượng Đức ông Trương Dưỡng đã tường thuật nhiều phần, nhiều giai đoạn tiến công cam go của Sư Đoàn Dù, trận chiến đấu trên địa hình phức tạp, đã chiến thắng lẫy lừng viết lên một trang sữ hào hùng của QLVNCH .

Ngôn Nguyễn DCT 71 .