Monday, February 7, 2022

Thường Đức 1970 - Nhìn áng mây lưng chừng núi nhớ lại những tháng ngày trên các đỉnh núi rừng này và những chiến hữu không về....

Để tưởng nhớ người hùng Biệt Kích Hoàng văn Hồng

Gia đình bên nội tôi ở thôn Mỹ Đông , phía nam sông Vu Gia và bên kia sông là quận lỵ Hà Nha, nằm về phía đông của quận Thường Đức. Vào khoảng năm 1950 cho đến năm 1952, quân đội Pháp đồn trú từ Ái Nghỉa, quận Đại Lộc di chuyển theo liên tỉnh lộ 14 về Hà Nha rồi vượt qua sông Vu Gia để truy lùng Việt Minh, đa số những cuộc ruồng bố nầy không đem lại kết quả khả quan cho quân đội viễn chinh của thực dân Pháp, lực lượng Việt Minh rút vào rừng sâu theo nhiều ngã đường về thôn Hiên và Giằng dưới chân rặng núi Trường Sơn, những người dân hiền lành ở đây cũng gánh gồng, gom góp tất cả những gì quí báu trong gia đình và con cái di tản vào trong rừng sâu. Chờ đợi quân đội Pháp rời khỏi làng thì trở về để xây dựng lại những đổ vỡ hoang tàn. Vì sau khi không tìm được lưc lượng Việt Minh, quân đội Pháp với đa số lính Lê Dương [người da đen ở Phi Châu] đốt nhà, tàn phá mọi xây cất còn tồn tại trên mặt đất và cưởng hiếp những người phụ nữ còn ở lại để bảo vệ tài sản gia đình hay chậm chân trên bước đường di tản. Mẹ tôi sinh ra và lớn lên ở làng Ái Nghỉa dưới quyền cai trị của người Pháp, lấy chồng về thôn Mỹ Đông sống dưới chế độ Việt Minh, những người mang chiêu bài chống Pháp để dành độc lập và tự do cho đất nước Việt Nam, từ đó mẹ tôi đôi lần cũng chạy vào rừng để trốn kẻ ngoại xâm, mổi lần ra đi mẹ tôi gánh trong đôi thúng một bên là cô Chín, con gái út trong gia đình và một bên là gạo mắm để nuôi sống gia đình trong những ngày chạy loạn chốn rừng sâu, một lần trên đường di tản chạy ngang thôn Mỹ Nam một gia đình nào đó đã bỏ lại một đứa bé trai mới sinh được vài tháng trên một thữa ruộng lúa mới trổ bông, bà nội tôi chỉ có ba tôi là một đứa con trai duy nhất, vừa trốn khỏi vùng kháng chiến để gia nhập quân đội Pháp, nên muốn có thêm một đứa con trai nuôi để mai sau có kẻ cận kề hôm sớm lúc tuổi già, mẹ tôi lại có thêm một người để lo lắng trong những ngày chạy loạn, từ đó mẹ tôi gánh một bên thúng có cô Chín và bên kia có chú Mười. Những ngày tôi lớn khôn bên quê nội, cho đến năm 1962 tôi có chú Mười sống bên cạnh tôi, những chiều đi tắm sông Vu Gia chú lấy giây mồng tơi cột vào cánh tay làm dây biểu chương và nhảy xuống bờ sông tưởng tượng như lính nhảy dù nhảy ra khỏi phi cơ. Chồng cô Tám của tôi đi lính Nhảy Dù và gia đình cô ở miền Nam, nên những hình ảnh của chồng cô gởi về đã làm chú Mười của tôi yêu cuộc đời thiên thần mũ đỏ, như cánh hoa dù yêu bầu trời lộng gió và nuôi cơn mộng mai sau trở thành người lính Nhảy Dù.
Năm 1964 chiến cuộc lan tràn từ quận Thường Đức về tới quận Đại Lộc, gia đình tôi di chuyển về Đà nẵng, chú Mười vào Sài Gòn với gia đình cô Tám ở trại gia binh Nhảy Dù gần ngã tư Bảy Hiền, cho đến sau tết Mậu Thân chú Mười lên 18 tuổi trở về Đà Nẵng và gia nhập Lực Lượng Đặc Biệt trú đóng tại căn cứ LLĐB tại Thường Đức, sau khi CSBV tấn công căn cứ nầy tháng 10 năm 1968 thì chú Mười mất tích, bà nội tôi buồn rầu vô cùng, ba tôi là quân nhân của một Tiểu Đoàn Pháo Binh thuộc Sư Đoàn 1 BB đồn trú tại Phú Bài, it khi có dịp về thăm nhà và chú Mười là đứa con nuôi mà bà nội tôi coi như con ruột không biết ra sao, bà chỉ biết nguyện cầu Trời Phật phù hộ và có ngày đứa con trai út của bà về đến gia đình bình an. Sau khi ăn Tết Kỹ Dậu 1969, gia đình nhận được tin chú Mười trốn thóat trại giam của CSBV, vượt sông Côn về Thường Đức và được đưa về trại LLĐB ở gần Non Nước, Đà Nẵng. Tôi đưa bà nội tôi về đó để tìm chú Mười, chú trông rất ốm yếu và đang tịnh dưỡng chờ đơn vị điều tra về tin tức và nơi chốn của trại tù binh cộng sãn, còn giam giữ các chiến sỉ của LLĐB sau trận tấn công xâm chiếm căn cứ LLĐB ở Thường Đức. Vài tháng sau chú được đưa vào Nha Trang, huấn luyện nhảy toán theo lời của chú qua những lá thư gởi về gia đình, mùa hè năm 1969 chú tôi trở lại Đà Nẵng đóng quân ở trại LLĐB gần Ngũ Hành Sơn, Non Nước.

Mổi lần xong công tác chú về nhà vài hôm, chú Mười ngày xưa bây giờ là Lê duy Lương, người lính Biệt Kích với chiếc mũ xanh và bộ đồ rằn ri, mang phù hiệu con cọp với cánh dù và tia sét trông rất oai hùng và đầy phong độ, những lần trở về với gia đình chú thường kể cho tôi nghe câu chuyện của những đêm toán biệt kích của chú nhảy vào trong rừng núi Trường Sơn, di chuyễn như bóng ma trong đêm tối mịt mù, trong cái chết đợi chờ từng giây phút, những cuộc đụng độ kinh hồn của một toán biệt kích với hàng trăm CSBV truy đuổi khi lộ diện. Tôi đang học lớp 10 và tình thế sôi động của cuộc chiến không biết lúc nào tôi sẻ vào quân ngủ, tôi lớn lên trong không khí chiến tranh của miền Trung máu lữa và những huyền thoại của người lính Biệt Kích oai hùng, do chú tôi kể lại. Tôi vào quân ngũ mùa hè đỏ lữa 1972 mang giấc mộng anh hùng như chú Mười của tôi nhưng không bao giờ thành đạt, tôi và chú Mười không còn gặp nhau từ đó, qua trang thư thăm viếng gửi cho tôi trên vùng chiến trận của quân khu III, tôi vẩn hình dung được người lính Biệt Kích mủ xanh và những đêm dài trong rừng sâu theo dỏi bước giặc thù. Tôi đi qua cơn mưa đầu mùa tháng sáu ở miền nam, nhưng không làm sao so sánh được cơn mưa rừng của Trường Sơn mùa giá buốt mà chú tôi từng chịu đựng, tôi đi qua chiến trường máu lữa Đức Huệ , Khiêm Hạnh ,Tây Ninh, Long Khánh và Quốc lộ 13 về Lai Khê, An Lộc, nhưng không bằng những bóng ma biên giới lặn lội trong hiểm nguy của những người Biệt Kích anh hùng .

Qua những lần liên lạc với anh Phạm Hòa, tôi được xem hình ảnh của anh Hoàng văn Hồng đoàn công tác 71, tôi nhận diện được nét hào hùng của người lính Biệt Kích ngày xưa, anh Hồng làm tôi nhớ chú tôi Lê duy Lương người lính mũ xanh của LLĐB ngày xưa, nhớ câu chuyện các anh trong những đêm âm thầm đi vào lòng đất địch, những hành động anh hùng của các anh làm tôi trở nên một chiến sỉ tầm thường, tôi không gan dạ như các anh coi thường hiểm nguy theo sát bên mình với một vài đồng đội dỏi bước kẻ thù, tôi không can đảm như các anh lặn lội chốn rừng sâu heo hút, không có ngày về an toàn bên người thân bè bạn. Nghe tin anh ra đi hôm nay, như những bạn bè anh đã ra đi ngày xưa trong cuộc chiến bảo vệ quê hương, tôi thấy lòng bùi ngùi, xúc động, không có ngôn từ nào diển tả hết nổi đau thương của những người thân và bè bạn mến yêu còn lại trên cỏi đời nầy. Tôi cầu xin anh một đời bình an trên thiên đường hạnh phúc và gởi anh lời cám ơn chân thành cho những tháng năm dài hi sinh cuộc đời son trẻ, để gìn giữ mảnh đất quê hương Việt Nam ngàn đời yêu dấu của chúng ta.
Lê Chiến Chi Đoàn 2/15 TK LĐ III KB 

Tường thuật Người về từ mặt trận Thường Đức Ngôn Nguyễn

Tình hình hoạt động của địch ngày càng gia tăng. Các Toán của Ba Đoàn 11, 71, và 72 Sở Công Tác đã liên tục được thả xuống hoạt động khắp các vùng rừng núi trên lảnh thỗ Vùng 1 Chiến Thuật
Đơn vị hành quân cấp Toán, cho nên bộ chỉ huy hành quân tiền phương các Đoàn luôn đặt trong doanh trại của các đơn vị bạn, tùy theo vùng hoạt động của Đoàn mình.
Sáng nay, giờ G. ngày N. Phi đoàn KingBee, đậu sẵn trên sân của Đoàn 71.
Sau khi các Pilot rời phòng thuyết trình Hành Quân, ba chiếc tàu nổ máy chuẫn bị phi vụ đầu, hai tàu đưa Bộ Chĩ Huy Hành Quân. Đ 71 lên căn cứ Thường Đức, đồn trú trong bãn doanh của Tiểu Đoàn 79 Biệt Động Quân Biên Phòng , (gồm có Thiếu Tá Bùi Văn Thiện, Chi huy Trưỡng Đoàn Công Tác 71. Đại Úy Lộc Ban3 /HQ. một Sỉ quan ban 2 (quên tên). Trung sỉ nhất Bùi Ngọc Bình và một Hạ Sỉ ban Truyền tin).
Một tàu khác đưa Đài Tiếp vận lên bản doanh của Liên Đoàn 14 Biệt Động Quân tại đồi 51 phía Đông Nam Cầu Đõ quốc lộ 1.
Trước khi tàu cất cánh, phi hành đoàn nói với chúng tôi (ĐTV)
- Phòng Hành Quân Liên Đoàn 14 BĐQ cho biết, tình hình bải đáp tại đồi 51 nơi chúng ta sắp đến không an toàn, vì bãi nầy nằm trong tầm đạn 12 ly 7 và súng cối, chúng đặt tại núi Bàn cờ bắn liên tục vào đây. Chuyến nầy rất nguy hiễm. Về kỹ thuật đáp, chúng tôi sẽ tạo yếu tố bất ngờ cho địch quay súng không kịp, các anh phải chuẫn bị tư thế, rời tàu rất nhanh khi chúng tôi báo tín hiệu, tôi đề nghị các anh chạm đất là lăn ngay vào giao thông hào.

Tàu chở chúng tôi bay dọc theo bờ biễn, qua khỏi Non Nước vòng lại hướng Tây, bay thật thấp gần sát ngọn tre, vòng nhanh về hướng Bắc rồi sà thấp xuống gần sát mặt đất, tàu hơi chậm lại chúng tôi nhãy xuống, lăn ngay vào giao thông hào như lời dặn của các anh Pilot, tàu vụt lao về phìa trước, nhiều trái đạn pháo, nổ chung quanh nơi chúng tôi vừa xuống.
Vào tần số của Liên Đoàn 14 BĐQ để báo cáo chúng tôi đã đến và đang ngoài giao thông hào, Liên Đoàn cho biết đi vòng theo điạ đạo sẽ gặp đường vào.

Một chiếc bàn kê trong góc hầm Trung tâm Hành Quân của Liên Đoàn, chúng tôi đặt máy nối liên lạc từ Bộ chỉ Huy Hành Quân tiền phương Thường Đức về Sơn Trà bộ chỉ huy Sở Công Tác. Theo dỏi cuộc điện đàm thả Toán qua máy Vô Tuyến AN/PRC 25 giữa Sĩ Quan Tiền không sát và Liên Toán Trưỡng, kết quả các Toán đã xâm nhập vùng hoạt động của họ an toàn.

Đồi 51 nơi chúng tôi đang đặt Đài Truyền Tin tiếp vận, cách Sơn trà chưa đầy 15 phút trực thăng, như vậy cách Đà nẵng càng gần hơn. Mấy trái đạn nổ chúng chào người mới tới, chúng bắn rất chuẫn xác, may mà phi hành đoàn tạo yếu tố bất ngờ mới bay qua nguy hiễm, chúng tôi kịp lăn ngay xuống giao thông hào nếu không thì tiêu cã rồi.
Đồi nầy nằm trong tầm hiệu lực của đạn súng cối thì rất gần đây, một cái gai trước mắt Liên Đoàn 14 BĐQ, tại sao không nhổ để chúng ngang nhiên quậy phá.
(Đó là suy nghĩ của tôi, một sĩ quan tý tẹo).
Leo lên ụ bao cát phòng thũ trên hầm Hành Quân, đưa cần anten ra lỗ châu mai, lợi dụng cơ hội tôi dùng ống nhòm, nhìn xem núi Bàn cờ ra sao. Hướng Tây, một ngọn đồi trọc không xa đồi 51 bao nhiêu, trên có một khối đá đen, mặt phằng, nhìn qua giống như một cái nhà mái bằng, có lẻ khối đá đó vuông nên họ đặt tên là bàn cờ.
Nhìn qua hướng Đông mấy ngọn đồi thấp hơn, đồi nào cũng nhiều ụ pháo, đó là căn cứ Pháo Binh của mình. (Không biết tên đơn vị) Như vậy đồi 51 nằm giữa, Tây là pháo binh Việt cọng, Đông là Pháo binh của ta.
Tối hôm đó khoãng 10 giờ. Loa khuếch âm máy AN/PRC 25 vang tiếng nói anh Bùi Ngọc Bình từ Thường Đức.
- Chúng nó pháo kích dữ quá anh ơi.
Vừa dứt tiếng là Bộ chỉ huy LĐ 14 BĐQ. cũng bị pháo kích dử dội, tôi bốc máy báo về Bộ Chỉ Huy Sở;
- Căn cứ Thường Đức và đồi 51 nơi chúng tôi đóng, đang bị pháo kích.
Giọng nói Thiếu tá phùng Xuân Vinh trưỡng phòng 3 Sở Công Tác vang lên trong máy.

- Giữ liên lạc, báo cáo thường xuyên tình hình của anh và Thường Đức.

Tôi gọi Thường Đức liên tục nhưng không trã lời, vào hầm chĩ huy Liên đoàn định hỏi thăm tình hình Tiểu Đoàn 79 BĐQ trên đó ra sao, nhưng hệ thống truyền tin bận, Trung Tá Liên đoàn Trưỡng đang chỉ huy phòng thủ căn cứ.
Có tiếng vang lên trong loa:
- Tụi nó tấn công hướng Đông, Pháo binh đang bắn trực xạ.
Một tiếng khác lại vang lên.
- Xin soi sáng để kiễm soát vòng đai phòng thủ.
Các hệ thống vô tuyến của Liên đoàn làm việc không hở.
Lại có tiếng vang lên .
- Tụi nó bắt đầu tấn công, xin soi sáng gấp.
Tôi để ý lần xin soi sáng đầu cách đây gần 20 phút, bây giờ họ xin lại lần nữa, như vậy là chưa có, tôi lắng nghe trưỡng ban 3 Liên Đoàn điện đàm với Bộ chỉ Huy BĐQ Vùng (Xin can thiệp yễm trợ soi sáng gấp, địch đang dồn hỏa lực tấn công).
Tôi báo cáo tình hình nghe được nơi đây với Phòng 3 Sở. Mấy phút im lặng, Trưỡng phòng hành quân Sở Công Tác báo (chậm lắm là 5 phút sẽ có Hỏa long lên) và cho biết số 1 đã lấy Danh hiệu đài tôi, tôi hỏi lại 1 nhà mình hay 1 lớn . Trả lời (1 lớn). Hai phút sau tiếng của Trung Tướng Tư Lệnh QD 1. vang qua máy:
- Quang Trung đây, Hõa long đang làm việc, tôi trên căn cứ các anh, .Non Nước có liên lạc được với Bờ Ra vô không ? (BraVo là danh hiệu đài anh Bùi Ngọc Bình ở Th/Đức) Tôi trả lời (dạ không) .
Quang Trung muốn gặp Tăng Gô ( Xin Quang Trung đợi), Tôi hỏi nhỏ Tăng Gô là Ai, Tr/Tá Liên Đoàn Bốc máy. Chúng tôi tránh ra cho hai vị chỉ huy trao đỗi với nhau. Từ đó cho đến khi lắng tiếng súng cũng khoãng gần 4 giờ sáng, chốc chốc tiếng nói của Quang Trung vang lên trên hệ thống.
Sau nầy tôi mới biết Tăng Gô là Tr/Tá Chung Thanh Tòng.
6 Giờ sáng tôi nghe lóm tình hình đêm qua, sau 4 đợt tấn công, địch chịu không nỗi, rút lui bỏ lại quanh vòng dai nhiều xác chết, còn phía bên pháo binh chưa rỏ.
Tình hình Thường Đức vẫn không liên lạc được.
8 Giờ sáng phi cơ của Tiền Không sát đã vào vùng Thường Đức để thám sát và liên lạc nhưng vẫn im lặng.
Chúng tôi trở về Hậu cứ Đoàn sau một tuần nằm lại đó chờ đợi, vẫn không nhận được một thông tin gì của Thường Đức.
Suốt 3 tuần lễ, các Sĩ Quan Tiền không sát thay nhau bay L.19 vào vùng Thường Đức tìm kiếm. Ghi nhận ban đầu, Bộ chỉ Huy tiền phương Đoàn Công tác 71 mất tích.
Lệnh của Quân đoàn các đơn vị địa phương, hành quân tìm kiếm quân nhân trong địa bàn trách nhiệm của mình.

                 Trung Tá Bùi Văn Thiện và Phạm Hòa Seattle U.S.A

 Cuối tuần thứ 4 kể từ đêm đó , một đơn vị Địa Phương Quân đã gặp Thiếu Tá Bùi Văn Thiện, trở về với hai cây súng, một côn 45 súng cá nhân, và một CKC của địch, đó là chiến lợi phẫm.
Ông đã được Tư Lệnh QĐ 1, thăng đặc cách Trung Tá.
(Từ đêm bị pháo kích cho đến khi trỡ về gần 1 tháng, các bạn muốn biết hành trình thoát hiễm như thế nào xin liên lạc trực tiếp với Tr/Tá Bùi văn Thiện đang dịnh cư tại TX. hay gặp tại Đại hội lần 8 sắp tới).


Trận tái chiếm Thượng Đức ông Trương Dưỡng đã tường thuật nhiều phần, nhiều giai đoạn tiến công cam go của Sư Đoàn Dù, trận chiến đấu trên địa hình phức tạp, đã chiến thắng lẫy lừng viết lên một trang sữ hào hùng của QLVNCH .

Ngôn Nguyễn DCT 71 .

No comments:

Post a Comment