Friday, August 5, 2022

Chương 5A MÀN CUỐI ĐỜI CHIẾN BINH (Tháng 4 năm 1975) - Trương Dưỡng


 Lúc vừa đến Phan Rang, Đại tá Lương đã xin Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn III (đang đóng trong trung tâm hành quân của Sư đoàn 6 Không Quân) cấp cho trực thăng để bay quan sát một vòng trước khi trình bày kế hoạch. Sau khi bay quan sát về, anh xin cung cấp phương tiện chở quân bung ra giải tỏa áp lực địch để bảo vệ an ninh cho tỉnh lỵ.

Sáng ngày 8/4/1975, các đơn vị Dù được điều động như sau:

TĐ5ND tiếp tục bảo vệ phi trường, đồng thời làm thành phần trừ bị.

Đại đội 2 Trinh sát tiến ra phía Tây phi trường chiếm lại đồn do Đại Hàn thiết lập trước đây (theo tin ghi nhận hiện có một trung đội địch đang chiếm giữ đồn nầy).

TĐ3ND có nhiệm vụ giải tỏa vùng xã Ba Tháp và sẽ giao tiếp với TĐ11ND tại xã Ba Râu.

TĐ11ND đổ bộ bằng trực thăng xuống phía Bắc xã Ba Râu vào chiếm lại quận Du Long và các cao điểm 2 ben QL1.

TĐ7ND bung ra chiếm các cao điểm chiến thuật phía Bắc phi trường.

TĐ1 Pháo binh Nhảy Dù yểm trợ trực tiếp và ưu tiên hỏa lực cho TĐ3ND.

Trưa ngày hôm sau (9/4/75), các Tiểu đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc; Đại đội 2 Trinh sát của Trung úy Sang (thay thế Đại úy Trương văn Út bị đau chân) cũng đã chiếm lại đồn Đại Hàn. Địch bị đuổi chạy về rừng dừa Cao Lâm ở phía Bắc.

TĐ3ND của Thiếu lá TĐT Lã Quí Trang và Thiếu tá TĐP Trương văn Vân tịch thu được nhiều súng đủ loại và chỉ bị tổn thất nhẹ.

TĐ11ND tái chiếm nhanh chóng các cao điểm 2 bên Quốc lộ 1 và quận lỵ Du Long. Đặc biệt bắt sống được đoàn xe Molotova gồm 7 chiếc chất đầy tiếp phẩm của địch, sở dĩ đoàn xe tiếp tế địch cứ chạy phom phom trên Quốc lộ 1 tiến vào tỉnh lỵ Phan Rang, vì chỉ huy của họ cho biết đã chiếm được Phan Rang rồi (theo lời tù binh kể lại,. họ thuộc đoàn Hậu cần 75).

TĐ11ND nhận lành nhiệm vụ phòng thủ phía Bắc ở ngoài vòng đai phi trường Phan Rang. Lúc ấy đêm tối đen như mực, tình hình địch với ta như hình ma và người kề cận. Các chiến sĩ TĐ11ND, sau một ngày không tải với khí trời oi bức, đã di chuyển thận trọng tiến vào những điểm bố trí quân như đã ấn định và yên vị nơi tuyến phòng thủ.

Người chiến sĩ Dù luôn luôn chấp nhận mọi tình huống. Đằng trước xa xa trong màn sương long lanh bởi những bóng đèn của thành phố Cam Ranh, của những chiếc tàu ngang dọc trên biển cả. Tiếng sóng vỗ, tiếng gió rít, gợi cho những chàng sĩ quan Dù trẻ tuổi như Thiếu tá TĐT Thành, Thiếu tá TĐP Giới, cùng các sĩ quan đại đội trưởng Mỹ, Loan, Phi, Long (biệt hiệu là “Khủng Long”),…và BS tiểu đoàn Tiến, đang trấn thủ tiền đồn; họ nhớ lại những đêm vui chơi ở các vũ trường Sàigòn dưới ánh đèn màu.

Hôm nay đủ loại ánh sáng mờ ảo hòa lẫn những tia sáng của các vì sao, những chiến sĩ Dù như Hạ sĩ Toàn, Binh nhất Duy đang thổn thức cho thân phận quê hương, cho sứ mệnh hiện tại, và tương lai ngày mai sẽ ra sao? Họ sẽ tới chỗ nóng bỏng nào để đối trận, đương đầu với quân chánh qui CSBV ?

Phan Rang với những ngọn núi gai góc, một vùng lý tưởng cho việc chăn nuôi dê trừu. Đồng bằng hòa hợp với núi rừng và biển cả, đã tạo ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt vời, một vùng đất trù phú về trồng trọt và chăn nuôi.

Nhân dân và binh sĩ địa phương đã đồn đại nhiều tin trong lúc chiến trận đang hồi quyết liệt: trên đỉnh núi sừng sững tại quê hương Tổng thống Nguyễn văn Thiệu, tượng đá hình người cầm kiếm biểu tượng đất Phan Rang đã phát sinh ra một vị lãnh tụ Quốc Gia. Hôm nay bức tượng đá thiên nhiên đó đã bất ngờ gãy đổ. Dân chúng cho rằng đây là điềm bất thường báo trước vận nước suy vong!

Bình minh rực rỡ như chào đón các chàng trai trẻ khoác áo hoa Dù vừa mới đến Phan Rang tối qua. Từng đoàn người di tản từ hướng Nha Trang, Cam Ranh,… lũ lượt bồng bế và gồng gánh một cách cực nhọc trên Quốc lộ 1, xuôi Nam.

TĐ11ND được lệnh đổ bộ bằng trực thăng vận lên ngọn đồi sừng sững mang tên “Núi Chúa” cạnh Quốc lộ 1; phía Tây nối tiếp với phi trường Phan Rang là những ngọn núi cao ngất mọc đầy những rừng cây gai.

Núi Chúa tiếp giáp rừng Dừa chạy quanh vịnh Cam Ranh, cảnh trí thiên nhiên thật trữ tình, đã có lần Đại đội trưởng Nguyễn văn Thành, Trần Duy Phước,… khi dẫn binh sĩ TĐ9ND ra thụ huấn tại Trung tâm Huấn luyện Lam Sơn, Dục Mỹ, đã đến đây tắm biển cùng những em gái hậu phương duyên dáng và đầy quyến rũ!

Bộ chỉ huy TĐ11ND đóng trên ngọn đồi cao của dãy Núi Chúa; cánh quân của TĐP Giới gồm 2 đại đội trấn giữ tuyến đầu bảo vệ quận Du Long. Trên đỉnh núi cao có thể nhìn rõ những địa hình địa vật, các vị trí đóng quân của các đại đội.

Mỗi ngày, đoàn dân di tản càng tăng và họ cung cấp tin tức từ Nha Trang, Cam Ranh cho các đơn vị Nhảy Dù. Cộng quân không dám tiến mạnh trên QL 1; họ vẫn dè dặt, cho thám sát quân trà trộn vào dân chúng để dò la tình hình tại Phan Rang. Nội tuyến địch đã nằm khắp mọi ngành của chế độ miền Nam. Trong phủ Tổng thống, trong Bộ Tổng tham Mưu,… các tin tức đều bị địch nắm vững. Chúng biết Nhảy Dù chỉ trấn thủ Phan Rang trong thời hạn 10 ngày, để tái lập phòng tuyến và bàn giao cho lực lượng địa phương.

Vì vậy quân CSBV không dại gì đụng độ với lực lượng Nhảy Dù để phải gánh chịu tổn thất do tài điều khiển phi pháo của sĩ quan và sự xung phong dữ tợn đầy kinh nghiệm chiến đấu của các chiến sĩ Dù. Họ đặt bộ chỉ huy tại Cam Ranh và ẩn quân bất động trong rừng dừa sát tuyến phòng thủ Nhảy Dù. Cộng quân nói với dân di tản chờ khi lực lượng Nhảy Dù rút về Sàigòn, sẽ vào tiếp thu Phan Rang.

Hà Nội đã biết được các kế hoạch phòng thủ, chuyển quân của Bộ Tham Mưu miền Nam; ngoài ra họ cùng biết Mỹ đã chạy làng bắt tay với Trung Cộng, chỉ viện trợ nhỏ giọt cho miền Nam, trong khi các đàn anh Liên Sô và Trung Cộng tranh nhau ảnh hưởng nên ban bố nhiều chi viện quân sự. Do đó với sự dư thừa về chiến xa, đại pháo, và đạn dược, thì sự tiến quân của CSBV không có gì trở ngại so với sự thiếu hụt đạn dược, vũ khí, và trang cụ hành quân như truyền tin, xăng nhớt, và quân lương của QLVNCH. Như nước vỡ bờ, cứ thế mà tràn ngập! Vận nước đã đến hồi suy mạt, hết đỡ nổi, chỉ có trời cứu thôi!

Đêm đêm, bên dãy núi phía Tây, Các chiến sĩ Dù nhìn thấy những ánh đèn pin lập loè của đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) đang di chuyển tiến sát bao vây phi trường. Thiếu lá Thành đã gọi pháo binh bắn suốt đêm nhưng vẫn không ngăn chận nổi (hồi còn quân đội Đồng Minh, các lực lượng an ninh rải đều, phương tiện phòng thủ và quan sát của Hoa Kỳ tối tân cho nên phi trường an toàn dù ở vị trí thấp gần kề đồi núi). Vị trí phi trường Phan Rang nằm sát chân núi, là điểm phòng thủ rất bất lợi.

Đúng như lời của dân tị nạn đã nói: Cộng quân sẽ vào Phan Rang khi quân Dù rút về Sàigòn. Chúng đã dùng xc Molotova dò thám đi trên QL 1 một cách hiên ngang, nhưng chốt chặn của TĐ11ND đã bắn M72 cháy 2 chiếc và tịch thu 7 chiếc xe vận tải chất đầy quân trang quân dụng còn ngụy trang lá cây, cùng bắt sống nhiều tù binh.

Các ngày kế tiếp, BTL Tiền phương Quân đoàn III được tăng cường thêm SĐ2BB (-) gồm Trung đoàn 4 và Trung đoàn 5 cùng một số thiết vận xa. Tỉnh Phan Rang giờ cũng tạm ổn về quản lý hành chánh. Dân bắt đầu trỏ về và chợ đã họp buôn bán. Phố xá cũng rộn rịp và tấp nập tuy không bằng hồi trước nhưng không vắng tanh như thành phố chết lúc xưa!

Đại tá Liêm, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 4 được chỉ định thay Đại tá Trần văn Tự, Tỉnh Trưởng cũ.

TĐ5ND giao khu vực trách nhiệm lại cho SĐ2BB và lên phi cơ về dưỡng quân ở Hậu cứ tại Biên Hòa.

Lữ đoàn 2 Nhảy Dù cũng đã hướng dẫn và dùng trực thăng bốc được toàn bộ 3 đại đội của TĐ6ND do Thiếu tá TĐP Trần Tấn Hòa chỉ huy; cùng 2 đại đội thuộc TĐ2ND của Thiếu tá TĐT Trần Công Hạnh, về phi trường Phan Rang. Sau đó họ được phi cơ vận tải chở về hậu cứ.

Còn một số bị thất lạc trong đó có Thiếu tá Thành “Đen”, Tiểu đoàn trưởng TĐ6ND, những binh sĩ nầy đã lần lượt đi bằng đường bộ, đường biển trở về; một số còn lại bị bắt làm tù binh.

Lữ đoàn 2 Nhảy Dù được lệnh bàn giao khu vực trách nhiệm cho SĐ2BB để tiến lên chiếm rừng dừa Cam Lâm và Cam Ranh.

Ngày 12/4/1975, Đại lá Lữ đoàn trưởng LĐ2ND lên phi cơ về Sàigòn và nhận được lệnh: Toàn bộ LĐ2ND sẽ bàn giao khu vực trách nhiệm cho Liên đoàn 33 BĐQ của Đại tá Biết và trở về hậu cứ ngay để nhận nhiệm vụ mới.

Ngày 13/4/75, Liên đoàn Biệt động quân ra thay LĐ2ND; Đại tá Lương cho rút quân theo thứ tự TĐ7ND, BCH nặng LĐ2ND, cố hoàn tất trong ngày 14/4/75. Pháo binh Dù sẽ tiếp tục ở lại thêm vài ngày để tiếp tục yểm trợ cho BĐQ. Chiều ngày hôm đó, toàn bộ TĐ7ND + BCH/LĐ2ND (phần nặng gồm xe cộ và vật liệu) sẽ được bốc về.

Cùng trong ngày, sau khi bàn giao khu vực quận Du Long cho Biệt động quân, BCH/TĐ11ND đang trên đường rút về phi trường thì Cộng quân bắt đầu khai hỏa pháo kích vào BĐQ vừa nhận vị trí, vì chúng nhận được tin TĐ7ND đã rút về Sàigòn hôm qua. Do đó Lữ đoàn trưởng và BCH nhẹ Lữ đoàn 2 Nhảy Dù được lệnh ở lại và về đợt chót.

Mờ sáng ngày 14/4/75, Không quân cho biết có nhiều địch ngụy trang lá cây đang chạy lúp xúp phía ngoài phi trường gần cổng số 2. Tình hình đã thay đổi, TĐ11ND và TĐ3ND phải ở lại chống trả áp lực địch. BCH/TĐ11ND cùng với 2 đại đội được lệnh rút về phòng thủ phi trường Phan Rang; cánh quân của TĐP Giới vẫn án ngữ tại quận Du Long, sẽ rút về sau. Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi (nguyên Chỉ huy phó trường Võ Bị Đà Lạt vào năm 1962, rồi Chuẩn tướng Tư lệnh Sư đoàn 21 BB, cựu Thiếu tướng Tư lệnh Quân đoàn IV) truyền lệnh cho lực lượng Dù ra tiêu diệt địch ở ngoài phi trường.

Đại lá Lương nói:

– Trình Trung tướng, Lữ đoàn 2 ND đã hết nhiệm vụ và đang chờ đợi phi cơ chở về Sàigòn nhận nhiệm vụ mới. Hiện giờ có SĐ2BB và BĐQ và nhiệm vụ giữ phi trường là của SĐ2BB mà?…

Tướng Nghi quyết định:

Advertisements
REPORT THIS AD

– Nhảy Dù đi đánh.

Đại tá Lương đành nhận lệnh và xin tăng phái 4 chiếc Thiết vận xa hiện đang đậu ở phi trường, nhưng chỉ được tăng phái 2 chiếc thôi! Thành “Râu” được lệnh dẫn 2 đại đội của TĐ11ND lúc đó đang chờ phi cơ ở phi trường tiến ra đánh với sự yểm trợ của 2 Thiết vận xa.

Vì vùng đất phía ngoài cổng số 2 khá trống trải, nên thiết vận xa và trực thăng võ trang đã yểm trợ rất hữu hiệu. TĐT Thành điều chỉnh pháo binh bắn dọn đường vào các điểm nghi ngờ; vừa tới ngoài rào phi trường thì địch quân bắn xối xả. Một chiếc M113 bị B40 bắn cháy, 2 đại đội Dù xung phong tấn công ào ạt, trực thăng yểm trợ cất cánh trong phi trường đã bắn vào cánh quân đang vây 2 đại đội Dù. Các phi tuần A37 oanh tạc vào các vị trí súng cối của chúng tại chân núi sát phi trường, Cộng quân cũng dùng các khói màu để lừa phi cơ yểm trợ.

Các chiến sĩ Dù dùng lựu đạn và lưỡi lê đánh cận chiến, với sức chiến đấu quá dũng cảm của TĐ11ND, địch tổn thất rất nhiều, khiến địch hoảng sợ chạy rút vào rừng để lại hơn trăm xác chết và tịch thu được 80 súng đủ loại trong đó có 2 súng cối 82 ly và 75 ly không giật. Bên ta có 6 chiến sĩ bị thương và tử thương, 1 Thiết vận xa M113 bị bắn cháy.

Khi nghe báo cáo, BTL Quân đoàn đã tuyên dương các quân nhân tham dự trận chiến và sẽ tổ chức lễ gắn huy chương cho họ. Cũng trong ngày 14/4/1975, Đại tá Lương lái xe Jeep chở Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và tướng Tư lệnh SĐ6KQ Phạm Ngọc Sang đi đường bộ từ tỉnh lỵ Phan Rang trên Quốc lộ 1 lên tới tận xã Ba Râu. Tướng Nghi còn nói chuyện với Nghĩa quân tại xã nầy.

Chiều ngày 14/4 thì có mật điện cho biết Trung tướng Trần văn Đôn, Tổng trưởng Quốc phòng và Tướng Nguyễn văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn III, sẽ ra thị sát mặt trận.Tưđng Nghi bảo Đại tá Lương ở lại để thuyết trình và hướng dẫn phái đoàn thăm tỉnh lỵ.

Trưa ngày 15/4/75, Phái đoàn ra đến Phan Rang, sau khi nghe thuyết trình về tình hình mặt trận, ông hướng dẫn phái đoàn đi thăm tòa hành chánh Tỉnh.

Advertisements
REPORT THIS AD

Lúc về lại trung tâm hành quân ở trong phi trường, Tướng Nghi, Tư lệnh Tiền phương, thuyết trình kế hoạch hành quân, Trung tướng Đôn nói:

– “Phải trở lại Nha Trang, vì dàn xếp về chính trị có vẻ sắp xong… Vĩ tuyến 13 từ Đèo Cả sẽ là ranh giới; Lữ đoàn 2 Nhảy Dù sẽ ra Nha Trang trước” (giờ nầy mà còn tin những tên chuyên môn lừa dối gian trá CSBV, có lẽ các vị lãnh đạo đang bị dồn vào thế chẳng đặng đừng, họ giống như người sắp chết đuối và thấy “Cọng rơm” mà cùng nắm đại để làm phao!)

Đ/T Lương trả lời:

“Thưa Tổng Trưởng, với tình hình địch lăng cường càng ngày càng mạnh (lúc đó phi trường Phan Rang đã bị pháo kích thường xuyên bằng súng cối 120 ly), một mình Lữ đoàn tôi sẽ không chống đỡ nổi! Nếu có cả toàn bộ SĐND thì hy vọng làm được…Hơn nữa 1 tiểu đoàn và bộ chỉ huy nặng Lữ đoàn đã về hậu cứ từ 2 hôm trước , ở đây tôi chỉ còn 2 tiểu đoàn hiện đang đóng rải rác từ Ba Râu xuống tới núi Cà Đú để chờ phi cơ chở về hậu cứ nghỉ dưỡng quân và hổ sung quân số”.

Trung tướng Tổng trưởng cho biết khi về tới Sàigòn sẽ can thiệp Bộ TTM để đưa ra lại tiểu đoàn đã về trước. Còn kế hoạch cho Lữ đoàn 2 ra Nha Trang chưa nói lúc nầy được.

Khoảng 15 giờ chiều phái đoàn trở về Sàigòn, ngay sau đó cường độ pháo kích mỗi ngày một nhiều hơn.

Tin tức cung cấp quá sai lệch, quân chính qui Bắc Việt né tránh Nhảy Dù phòng thủ dọc Quốc lộ 1. Cộng quân đi trong rừng núi lén tiến sát vào phi trường, địch để bọn đặc công đi dò dẫm dọn đường cho lực lượng chánh qui. Sư đoàn F10 và Trung đoàn pháo 689 là nỗ lực chính tấn công phi trường Phan Rang. Trên đỉnh đồi cao, Thiếu tá Thành quan sát về hướng 2 đại đội của TĐP Giới, thấy họ đang bị xe tăng và bộ binh CSBV vây hãm tấn công, đồng thời anh cũng nhận được lệnh rút TĐ11(-) và M113 vào phi trường.

Thành vừa báo cáo tình hình 2 đại đội của Giới, vừa đánh chọc thủng vòng vây rút vào phí trường theo thế chân vẹt. Vào đến bộ chỉ huy Tiền phương Quân đoàn, anh cho biết đã quan sát thấy nhiều xe tăng dàn hàng ngang chạy đầy đồng, xe Molotova địch nối đuôi trên QL 1, đang tiến vào Phan Rang.

Advertisements
REPORT THIS AD

Suốt đêm đó TĐT Nguyễn văn Thành nghe tiếng phi pháo, đạn đại bác xe tăng, và tiếng thở lo âu mệt mỏi của binh sĩ truyền tin theo cánh của TĐP Giới. Điều nầy chứng tỏ địch đã tới sát họ và có lẽ đang đánh cận chiến với 2 đại đội của Giới ở tại núi Cà Đú. Thành biết ý nên chỉ truyền gọn một câu:

– Cố gắng rút vào vị trí nào để tránh bị tấn công của thiết giáp địch! Sẽ theo dõi bước đi của anh; có gì cần yểm trợ báo cáo; tránh đàm thoại vô tuyến trong tình hình nầy, và nhớ bẻ qua tần số giải tỏa!

Qua kinh nghiệm, trong hoàn cảnh thập tử nhứt sanh nầy mà cấp chỉ huy cứ lải nhải bên tai những câu hỏi vô nghĩa, sẽ làm bận bịu cho đơn vị đang chạm địch.

Tình hình tại phi trường vẫn chưa có hoạt động tấn công của địch. Cộng quân đang dùng chiến thuật bao vây chia cắt. Đêm nay theo sự quan sát tình hình của 2 đại đội TĐP Giới, thì có lẽ Cộng quân đang bắt đầu tiến mạnh tấn công vào thành phố Phan Rang từ mọi hướng: Cam Ranh, Nha Trang đổ vào; Đà Lạt, Khánh Dương đánh xuống khóa bít đường rút lui!

Nếu không có cuộc chạm súng ở ngoài vòng đai phi trường giữa TĐ11ND (-) + M113 thì có lẽ phi trường Phan Rang mất trước đó một ngày.

Hỏa lực yểm trợ trực tiếp cho chiến trường Phan Rang lúc bấy giờ từ phi trường Phan Thiết. Các phi tuần A37 đã cất cánh từ Phan Thiết oanh tạc vào các rặng núi sát cạnh phi trường, do đó hàng ngũ địch có phần nào rối loạn. Cộng quân hiểu rằng nếu tấn công ngay không có lợi; dù sao hệ thống phòng thủ kiên cố ở phi trường và lực lượng bên trong còn khá mạnh.

Chúng cố tình bao vây Phan Rang càng sớm càng tốt; rồi thiết trí các hỏa lực phòng không để khống chế các phi cơ yểm trợ.

Suối đêm 15/4 rạng sáng 16/4, địch bắt đầu điều động về Phan Rang rất nhiều; cả đêm các điểm đóng quân của chiến sĩ Dù ở ngoài phi trường báo cáo liên tục chạm địch. Trong phi trường còn 4 chiếc thiết vận xa M113 thì xăng nhớt không đủ để chạy xa, pháo binh yểm trợ gần hết đạn. Quân cụ thiếu hụt, các chiến sĩ Dù chiến đấu như mãnh hổ mà móng vuốt đã bị bẻ gãy! Thiếu đạn dược, không hỏa lực yểm trợ. BTL tiền phương Quân Đoàn suốt đêm gọi về xin tiếp tế và tăng viện…nhưng không được một đáp ứng nào!!!

Advertisements
REPORT THIS AD

Cố cầm cự suốt đêm đến sáng 16/4 thì Không quân báo cáo kho bom ở phi trường bị địch chiếm. Cổng số 1 báo xe tăng địch đã chận ở ngoài; rồi cổng 2 cũng có địch …

Đại tá Lương hỏi Tướng Nghi (lúc đó có Tướng Sang đứng cạnh): “Vậy lực lượng phòng thủ đâu rồi?” Gọi Tướng Nhưt, Tư lệnh SĐ2BB, thì ông cho biết vẫn đang chiến đấu chống địch.

Lúc đó có chiếc C47 được trang bị máy móc để làm Bộ Chỉ Huy trên không. Tướng Nghi bảo Tướng Sang cùng sĩ quan tham mưu lên bay trên trời để tiếp vận chỉ huy. Tướng Sang trả lời: “Trung Tướng 3 sao ở dưới đất, tại sao tôi có 1 sao lại lên trời? Tôi phải ở dưới cùng chịu chung nguy hiểm với Trung Tướng.”. Khẳng khái thay lời nói của một vị tướng trong lúc tình hình thập phần bất ổn; hơn nữa Tướng Sang là Không quân chứ không phải Bộ binh!!! Đáng phục thay!

Đại tá Lương vội cho lệnh Đại đội Trinh sát 2 của Trung úy Sáng đang bảo vệ BCH đi chiếm lại kho bom.

Sáng sớm, qua một đêm mất ngủ vì tình hình địch đã tràn ngập thành phố Phan Rang, Thiếu tá Thành nhận lệnh dẫn TĐ11ND (-) tiến về cổng phía sau phi trường để làm bàn đạp hộ tống toàn bộ lực lượng BCH/Tiền phương QĐIII và BCH/LĐ2ND rút về Phan Thiết.

Bấy giờ, trong phi trường địch đã vào tràn ngập, chúng chạy khơi khơi, mình ngụy trang đầy lá cây. Trung tá Trần văn Sơn, Lữ đoàn phó LĐ2ND, đã điều động các binh sĩ đại đội công vụ cố ngăn chận không cho địch tiến vào bộ chỉ huy hành quân; nhưng anh đã hy sinh vì bị trúng nguyên một băng đạn vào bụng!!! Trung tá Sơn – Khóa 8 Thủ Đức, là sĩ quan gan dạ đã lập nhiều chiến công ngay từ ngày còn ở Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù, đặc biệt trong trận tái chiếm cổ thành Quảng Trị, anh đã chỉ huy TĐ3ND đánh tan địch tại cầu Trường Phước và đã bị thương hư một mắt.

Riêng Tiểu đoàn 1 Pháo binh Dù của Trung tá Trí cùng bị thiệt mất 2 sĩ quan dũng cảm là Thiếu tá Tựu. Anh và Đại úy Khiêm (PĐT/PĐA) đã bị trúng đạn pháo địch. Khiêm bị thương nơi bụng, được chuyển lên máy bay C119 chờ di tản nhưng phi trường bị pháo dữ quá máy bay không cất cánh được. Rồi máy bay bị cháy, phi trường bị tràn ngập, tội nghiệp Khiêm bị chết cháy trên máy bay cùng với một số thương binh khác.

Advertisements
REPORT THIS AD

Tựu bị nguyên một quả pháo, theo lời Trung tá Trí kể lại:

– Nó cầm bản đồ chạy đến tao, tao chỉ cho nó hướng rút. Nó vừa quay lưng thì nghe “ầm”, đạn nổ ngay chỗ nó đứng! Tao thấy tấm bản đồ bay tung lên, tao chỉ còn kịp chạy vì lúc đó tụi nó tràn vào rồi…!!!

LĐ2ND chỉ còn Đại đội Công binh lo mở đường và cắt hàng rào để đưa 2 Tướng Nghi và Sang cùng bộ tham mưu ra khỏi phi trường và nhắm núi Cà Đú đi tới để nhập vào với 3 đại đội của TĐ11ND tại cổng sau phi trường.

Lực lượng tấn công của Sư đoàn F10 và Trung đoàn Pháo 689 hắt đầu pháo dữ dội vào phi trường rồi chúng cho bộ binh xung phong tràn ngập. Các loại phi cơ ở phi trường Phan Rang dưới sự yểm trợ cầm chân của các khu trục từ phi trường Phan Thiết, đã cất cánh để di tản bay rợp trời giống như đám chuồn chuồn trong một ngày nắng tốt sau cơn mưa bão.

Lúc đó Tướng Lê Quang Lưỡng, Tư lệnh SĐND, đang bay trên trời; thấy tình hình quá sôi động, vậy mà ông cũng đòi đáp xuống để trấn an binh sĩ. Tướng Lưỡng là một vị tướng gan dạ và trầm tĩnh, đã từng sống chết với các chiến sĩ Dù trong cuộc chiến VN. Ở Hạ Lào, ông đã bị bắn rơi trực thăng trong lúc chỉ huy lực lượng Dù rút về biên giới. Giống như Tướng Ngô Quang Trưởng. Ông là một vị tướng ít nói, chỉ biết hành động. Tánh tình hiền hòa, từ tốn.

Hiện ông đang sống hưu trí ở California. Sau khi về hưu vài năm, vì lúc xưa đi hành quân lâu ngày, thường xuyên uống nước không được tinh khiết khi ở trong rừng sâu, nước đọng. Năm 1997 vừa qua, ông bị bệnh viêm gan loại C rất nặng, bác sĩ nói phải đợi thay gan; nhưng ông đã tự đi chữa bệnh bằng thuốc Bắc. Khoảng 2 tháng sau, khi tái khám, bác sĩ nói đã khỏi bệnh, không cần phải thay gan nữa! Vừa qua cơn bạo bệnh, ông đã đến Florida, đêm nào cũng bảo tác giả ngồi nói chuyện tới gần 1 giờ khuya. Ông phân tích tỉ mì tình hình chiến thuật và chiến lược các trận mà ông đã trực tiếp tham dự; nhất là trận An Lộc, chính Lữ đoàn l của ông là lực lượng chủ yếu. Ông bảo cố gắng nghe để ghi chép cho dân chúng và thế hệ trẻ biết về sự chiến đấu kiên cường của QLVNCH.

Thiếu tá TĐT Nguyễn văn Thành nghe Lê Lợi gọi Đại tá Lưỡng không được (có lẽ máy móc trục trặc) anh bốc máy lên nói với ông:

Advertisements
REPORT THIS AD

– Trình Lê Lợi, còn gì để đáp xuống, phi trường đã bị tràn ngập!

Tướng Lưỡng từ trên phi cơ gọi xuống:

– Anh bảo ông Lương cố gắng cầm cự, tôi sẽ về Sàigòn tăng cường quân ra (nhưng đã quá trễ rồi! Đâu còn phương tiện chuyển vận và trang cụ như thuở nào của một Binh Chủng hào hùng nầy!).

Một chặp sau, ông liên lạc được Đại tá Lương, và vị Lữ đoàn trưởng khuyến cáo ông đừng xuống, vì phi trường đã bị địch tràn vào, quân la đang chống trả.

BCH trong phi trường đang phá hàng rào gần cổng số 1 đi ra, tại đây TĐ11ND chờ đón. Một thân xẻ làm ba, tâm trí của TĐT Thành như nổ tung vì chiến trận tới hồi khốc liệt! Một phần phải lo bảo vệ BCH của Tướng Nghi, Tướng Sang, và LĐ2ND; một phần lo cho cánh quân TĐP Giới giờ nầy không biết ra sao? Sự liên lạc lúc được lúc không! Địch đã tràn ngập Phan Rang và khóa hết mọi đường rút lui! Chỉ có các đơn vị Dù là vẫn giữ vững đội hình, sẵn sàng chiến đấu trong bất cứ tình huống nào; còn các đơn vị khác thì phân tán khắp nơi!

TĐT Thành bây giờ chỉ huy lực lượng bảo vệ rút lui, anh cho lệnh Đại úy “Khủng” Long dẫn Đại Đội 114 đi đầu mở đường, và đoạn hậu là Đại đội 113 của Trung úy Phạm Đức Loan. Đại đội Công binh của Đại úy Đô và đại đội Trinh sát 2 ND, cầm chân không cho địch đuổi theo BTL/QĐ và BCH nhẹ LĐ2ND cùng bộ tham mưu; anh em Nghĩa quân, Không quân, Địa phương quân, và dân chúng đi theo khoảng 800 người. Tiếng trẻ con ở phía sau la khóc vang trời !!! Vì không quen đi bộ và chịu đựng như các binh sĩ, nên cứ đi khoảng 20 phút lại phải nghỉ xả hơi 15 phút! Tuy nhiên nhờ sự hối thúc, đoàn người di tản đã tiến được hơn 3 cây số về hướng Nam tới một khu vườn cây rậm rạp và um tùm toàn trồng mía và xoài.

Đoàn quân dân di chuyển như đàn vịt chạy trốn cơn giông bão, chẳng còn một đội hình nào để có thể kiểm soát nổi! May nhờ các chiến sĩ Dù còn giữ kỷ luật, vẫn đội hình tác chiến rút lui đoạn hậu hay mở đường đều theo thế chân vẹt. Nhờ vậy địch quân nhiều lần bị toán trinh sát của Trung úy Sáng để lại ngầm phục kích tiêu diệt những tên mon men theo sau.

Advertisements
REPORT THIS AD

Tướng Nghi với ba sao vẫn còn chói sáng trên chiếc mũ sắt theo sát Đại đội 114 của Đại úy Long. Đến làng Mỹ Đức cạnh Quốc lộ chạy về Đà Lạt, khinh binh Dù thấy xe tăng địch đậu đầy trên đường nhựa. Đoàn quân vội bố trí tại các vườn mía và lập phòng tuyến sẵn sàng chống cự dọc theo giao thông hào (đường dẫn nước vào ruộng mía).

TĐT Thành “Râu” liên lạc được trực thăng đang đi tìm Tướng Sang, Tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân, anh và vị chỉ huy trực thăng bàn kế mang trực thăng và khu trục cơ A-37 yểm trợ để bốc Tướng Nghi, Tướng Sang, và lực lượng Nhảy Dù tại vườn mía. Bãi đáp cần phải làm rấl rộng trong vườn mía, vì theo kinh nghiệm, các đơn vị Dù thường bốc trực thăng rất hiệu quả mặc dù bị vây giữa lòng địch (ở Campuchia và Hạ Lào đã làm nhiều lần). Một sống, một chết, hỏa lực kẹp sát bãi hốc; những phi công gan dạ với những gunship hắn vào địch, cùng các chiến sĩ Dù dày dạn chiến trường, coi sống chết như tựa lông hồng.

Thành Râu vào trình bày kế hoạch bốc trực thăng với tướng Nghi, nhưng ông từ chối. Tại đây Đại tá Lương cũng đã bắt được liên lạc với phi cơ quan sát của SĐND đưa tới; sĩ quan Dù trên phi cơ yêu cầu ông kiếm bãi đáp để 25 trực thăng sẽ xuống bốc đi. Đ/T Lương trình Tướng Nghi đưa BTL/QĐ và Sư đoàn 6 Không quân cùng các sĩ quan tham mưu ra bãi trông phía bên trái để trực thăng bốc đầu, còn các anh em chiến đấu Dù sẽ đi bộ về hướng núi Cà Đú để gặp các đại đội Dù (lúc đó khoảng 5 giờ chiều, cần phải tách khỏi dân chúng, chứ nếu như thế nầy gặp địch làm sao chiến đấu?)

Tướng Nghi quyết định: “Lệnh cho đoàn trực thăng trở về túc trực, sáng mai sẽ tính; giờ chúng ta tiếp lục đi về Cà Ná làm phòng tuyến chận địch tại đó”.

Giây phút thập tử nhứt sanh nầy mà còn nghĩ đến làm tuyến án ngữ mới, Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi quả là một vị tướng anh dũng, can đảm, và có quyết tâm chống quân CSBV tới cùng.

Đại tá Lương thở dài : “Dạ !”

Nhưng lấy quân ở đâu để làm phòng tuyến? Quân Đoàn sẽ tăng viện ư ? Ông đành cho lệnh tất cả bố trí, chờ đêm tôi sẽ băng đường vượt qua sông Dinh để đi về hướng Nam (vì lúc đó xe địch chạy trên đường lộ qua lại khá nhiều, trong đó có cả xe tăng nữa! Tại đây, Thành gặp một số bạn cùng trường Đà Lạt, họ ngồi quây quần dưới giao thông hào trong vườn mía khe khẽ chuyện trò với nhau. Họ hỏi thăm nhau về sinh hoạt của những người bạn cùng khóa, tình Võ Bị là như vậy đó, họ lúc nào cũng lo lắng cho nhau.

Advertisements
REPORT THIS AD

Vì chịu đựng nhiều ngày vất vả, Thành hứa hẹn:

– Về Sàigòn kỳ nầy tôi mời các anh đi nhậu một chầu thịnh soạn để bù lại những thiếu thốn, đói khổ mấy ngày qua!

Giờ nầy mà còn nghĩ tới ăn nhậu! Lính Nhảy Dù thật vô tư; họ luôn luôn để tâm trí cởi mở, vì đánh giặc mà tinh thần cứ căng thẳng và xúc động thì có thể dễ làm nản lòng chiến đấu!

Cánh quân của Thiếu tá TĐP Giới không còn liên lạc. Buổi sáng trước khi đi, Thành bảo Giới rút về bãi biển Cà Đú chờ lệnh. Kế hoạch là như vậy, giờ phải mang trọng trách bảo vệ đoàn di tản gần một ngàn người, nếu chỉ một mình Song Kiếm Trấn Ải (TĐ11ND) thì việc rút lui rất dễ dàng, dù địch có cả trung đoàn cũng chưa chắc ngăn cản được. Cộng quân mặc dầu đã bao vây Phan Rang, xe tăng bộ đội chỉ cách lực lượng Dù một mảnh vườn, nhưng họ không dám tấn công ban ngày. Địch cho các trẻ nhỏ và người già giả bộ ra vườn làm mía thám thính; Thành ra lệnh bắt giữ lại những người nầy, không cho về cung cấp tin tức.

Nhưng lính im lặng được chứ dân chúng và trẻ con thì khó kiểm soát; họ cứ đi lại kiếm thực phẩm lung tung. Rồi địch cũng phát hiện nên đã điều quân vây kín. Chờ lúc trời tối hẳn, hai đại đội bắt đầu xung phong đột phá vòng vây; một trận cận chiến diễn ra khốc liệt. Các chiến sĩ Dù đã nhận lệnh chỉ biết bắn và xung phong tiến qua xác địch để trực chỉ về Phan Thiết. Trung úy Loan dẫn Tr/đội 1 đi đầu, binh sĩ nhào lên pháo tháp xe tăng dùng lựu đạn tiêu diệt các xạ thủ bên trong; Trung đội 2 và 3 dàn ngang bắn M72, MX202 tiêu diệt 3 chiếc kế bên.

Địch hốt hoảng bắn loạn xà ngầu, phòng không toàn bắn ria trên ngọn cây. Nhưng bất ngờ một loạt đạn AK47 bắn trúng ngực Loan, khiến người anh bị tung ngược ra phía sau, Thành nhảy lên kéo Loan về đường thông thủy và anh chỉ nghe được tiếng thì thào trối trăn lần chót của người đại đội trưởng dũng cảm đã theo anh lập nhiều chiến công cho TĐ11ND:

– Vĩnh Biệt đích thân!

Advertisements
REPORT THIS AD

Thở ra vài hơi, Loan nói trong nghẹn ngào:

– Nhắn lại vợ con là em thương nhớ họ vô cùng!

Rồi thì thào nói câu chót:

– Vĩnh biệt!

Hai mắt Loan mở trừng trừng như tức tưởi, như không cam lòng! Văng vẳng phảng phất đâu đây bài ca “Truy Hồn Tử Sĩ”:

Lúc bấy giờ trên cánh đồng chiêm Bắc Việt
… Phút chốc liệt vị đã ra người thiên cổ!
Sự nghiệp đang công đeo đuổi
Thôi cũng dành gián đoạn giữa đường!
…Chí tuy còn mong tiến bước
Nhưng sức không kham nổi đoạn đường!!!

Thành nghẹn ngào vuốt mặt người bạn chiến đấu đã theo anh suốt mấy năm chinh chiến đầy gian nan, khổ cực, và nguy hiểm nầy. Trước khi chết anh mới thốt ra lời tự đáy lòng là nhớ vợ con! Thật ra người chiến sĩ Dù nào cũng nặng gánh gia đình, nhưng họ đã nén nỗi riêng tư vào thâm tâm, để một lòng phụng sự Tổ Quốc, Quê Hương. Phạm Đức Loan tốt nghiệp khóa 26 Đà Lạt, sau 4 năm ở huấn nhục, anh đã đem hết tài học hỏi ở quân trường ra thi thố tại các trận tái chiếm Quảng Trị, đèo Hải Vân, và Thường Đức. Loan bị thương nhiều lần và được rất nhiều huy chương tưởng lục, anh rất can trường và tốt bụng, mọi người chung quanh đều quí mến.

Tội nghiệp chị Loan giờ nầy ở nhà nghe đài Phát Thanh để theo dõi tình hình; hằng ngày chị chỉ biết cầu Trời khấn Phật cho chồng được bình an. Bây giờ thì chị sẽ vĩnh viễn không còn gặp được Loan nữa!!! Thật tội nghiệp thay cho những người chinh phụ!

Vì đất nước lâm vào cảnh chiến tranh, hầu hết các phụ nữ đều lấy chồng lính. Dù hậu phương hay tiền tuyến đều có muôn ngàn nguy hiểm. Trong lòng chinh phụ lúc nào cũng lo cho sự an nguy của chồng, lo cho chính mình, và lo cho tương lai con cái. Cuộc sống vợ chồng với nhau rất là khiêm nhường, họ sống với nhau bằng:

Advertisements
REPORT THIS AD

Những “24 giờ phép!”
Những “7 ngày đợi mong!”

Hoặc có người:

“Cưới nhau xong là đi!”

Tuổi thanh xuân của các chiến sĩ hầu như cống hiến toàn phần cho tổ quốc, và tuổi thanh xuân của chinh phụ đã cống hiến toàn phần cho chinh phu:

Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi
Dạ chàng xa ngoài cõi thiên san.
Chinh phụ lúc nào cũng:
Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng!

Hoặc là:

Ngàn dâu xanh ngát một màu
Tình chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ?

Thế nhưng để cho các chiến sĩ an tâm chiến đấu, an tâm phục vụ, làm tròn bổn phận và trách nhiệm, chinh phụ còn phải đảm trách việc nhà:

Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam
Dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân

Khi nhắc đến phụ nữ, có lẽ chúng ta không thể không ghi nhận và ca ngợi đức tính cao quí của người đàn bà Viội Nam. Không phải chỉ ở những thế kỷ xa xưa trước đây, mà ngay cả thời Cận đại, cũng như thời Hiện đại bây giờ; chúng ta cùng tìm thấy những bóng hình người đàn bà cao quí trong xã hội. Một trong những đức tính đáng khen ngợi là sự kiên trì và sự thủy chung của một người vợ Việt Nam.

Chẳng hạn như một người vợ lính, thường ngày ở nhà phải lo toan việc gia đình, nuôi con ăn học, và thậm chí đôi khi còn phải lo cho gia đình nhà chồng nữa. Khi chồng bị đi tù gọi là cải tạo, thì người vợ lại phải lo tiếp tế thăm nuôi; và vẫn phải lo toan cuộc sống khó khăn hằng ngày trong gia đình dưới chế độ hà khắc Cộng sản.

Khi chồng trở về thì người vợ phải lo tìm đường vượt biên, và nhiều khi không đủ tiền, người vợ lại phải hy sinh ở lại, để cho người chồng dẫn theo một vài con đi trước. Đó là những đức tính rất cao quí, rất đáng ca ngợi, và rất hiếm thấy ở tất cả những người đàn bà ngoại quốc nào trên thế giới.

Nỗi đau khổ cùng cực nhất của người chinh phụ là khi trở thành quả phụ:

Thăm chồng mà chẳng gặp chồng
Bao nhiêu hy vọng theo giòng mây tan!

Hoặc:

Ngày mai đi lượm xác chồng
Say đi để muốn mình không là mình..!

Người đàn bà Việt Nam không phải như Phạm Duy đã nói: “Em ngại ngùng dạo phố mùa Xuân – Bên người yêu tật nguyền chai đá”. Họ đã khắc khoải trong vai trò chinh phụ thì càng trọn vẹn trong vai trò “Tù phụ”. Sau ngày Quốc Hận 30/4/75, tất cả gia đình chiến sĩ, gia đình công chức miền Nam đều bị Cộng Sản bao vây chặt chẽ:

Tứ phía quân thù lưới bủa vây
Áo cơm pha với lệ vơi đầy
Nửa khuya thức giấc lo rồi sợ!
… Tù bên ngoài đâu khác trong

Hoặc khi đi thăm nuôi chồng:

Bên cầu em đứng, đợi, chờ, trông
Đông quá mà sao thiếu bóng chồng
Anh hỡi! Anh ơi! Ngày hai buổi
Đi về anh có nhọc nhằn không?

Lúc thăm nuôi chồng:

…Gặp nhau trong cảnh đoạn trường
Tuy trong gang tấc xa đường quan san …

No comments:

Post a Comment