Sunday, September 15, 2019

Nơi Yên Nghỉ Cuối Cùng của 81 người lính dù VNCH - Việt Báo

LỄ QUỐC KHÁNH VIỆT NAM CỘNG HÒA VÀO NGÀY 26/10/2019 TẠI LITTLE SAIGON, FREEDOM PARK SẼ RẤT ĐẶC BIỆT.

"Vào ngày thứ Sáu này (13 tháng 9, 2019), một chiếc phi cơ của Không Quân Hoa Kỳ sẽ chuyên chở hài cốt trộn lẫn của 81 quân nhân nhảy dù thuộc quân lực Việt Nam Cộng Hòa từ Hawaii, nơi mà họ đã được cất giữ trong cơ sở của quân đội trong hơn 33 năm qua, đến California. Vào ngày 26 tháng 10, một buổi lễ tưởng niệm và vinh danh trịnh trọng theo nghi thức quân đội sẽ được tổ chức dành cho những người này tại Westminster, nơi được gọi là Little Saigon và có hàng chục ngàn người Mỹ gốc Việt đang sinh sống.
Đây là một sự kiện rất đặc biệt vì chúng ta có thể không bao giờ biết những hài cốt là ai và vì họ là những người lính đồng minh của chúng ta. Sau buổi lễ, những người bị lãng quên này sẽ được yên nghỉ trong một nghĩa trang của người Mỹ gốc Việt lớn nhất tại đất nước của chúng ta.
Đây sẽ là nơi yên nghỉ cuối cùng của một hành trình phức tạp dài 54 năm từng bắt đầu trên một trận địa trong một cuộc chiến tàn ác từng xé nát đất nước của chúng ta, để lại hậu quả 58,000 quân nhân Hoa Kỳ và hàng triệu người Việt Nam phải bỏ mạng."
81 hài cốt Lính Dù VNCH bị tử nạn máy bay năm 1965 ,sẽ được vinh danh tại Little Saigon vào dịp Lễ Quốc Khánh Đệ I CH 26 /10/2019 (Tác giả: Jim Webb)
Chiếc vận tải cơ C-123 của quân đội Hoa Kỳ bị bắn rơi trong Chiến Tranh Việt Nam, mang theo những quân nhân đồng minh của chúng ta bị mất tích từ đó đến nay. Những hài cốt của họ không có quê hương. Biết vậy nên tôi phải hành động.
Xã hội của chúng ta tưởng nhớ những người quá cố như thế nào, kể cả những người mất mạng trong lúc chiến đấu cùng với chúng ta ngoài trận địa? Ông William Gladstone, một thủ tướng Anh trong thế kỷ thứ 19 đã đưa ra một công thức bất diệt: “Chỉ cho tôi xem cách thức một quốc gia hay một cộng đồng chăm sóc những người chết của họ, và tôi sẽ đo lường với sự chính xác bằng toán học về mức độ cảm thông tế nhị của những con người sống trong cộng đồng đó, sự tôn trọng luật pháp của họ đối với đất nước, và sự trung thành của họ đối với những lý tưởng cao cả.”
Vào ngày thứ Sáu này (13 tháng 9, 2019), một chiếc phi cơ của Không Quân Hoa Kỳ sẽ chuyên chở hài cốt trộn lẫn của 81 quân nhân nhảy dù thuộc quân lực Việt Nam Cộng Hòa từ Hawaii, nơi mà họ đã được cất giữ trong cơ sở của quân đội trong hơn 33 năm qua, đến California. Vào ngày 26 tháng 10, một buổi lễ tưởng niệm và vinh danh trịnh trọng theo nghi thức quân đội sẽ được tổ chức dành cho những người này tại Westminster, nơi được gọi là Little Saigon và có hàng ngàn người Mỹ gốc Việt đang sinh sống.
Đây là một sự kiện rất đặc biệt vì chúng ta có thể không bao giờ biết những hài cốt là ai và vì họ là những người lính đồng minh của chúng ta. Sau buổi lễ, những người bị lãng quên này sẽ được yên nghỉ trong một nghĩa trang của người Mỹ gốc Việt lớn nhất tại đất nước của chúng ta.
Đây sẽ là nơi yên nghỉ cuối cùng của một hành trình phức tạp dài 54 năm từng bắt đầu trên một trận địa trong một cuộc chiến tàn ác từng xé nát đất nước của chúng ta, để lại hậu quả 58,000 quân nhân Hoa Kỳ và hàng triệu người Việt Nam phải bỏ mạng.
Vào cuối năm 1965, một chiếc vận tải cơ C-123 của Hoa Kỳ bị bắn rơi, giết hết bốn người Mỹ trong phi hành đoàn và 81 quân nhân Nhảy Dù Nam Việt Nam. Địa điểm máy bay bị rớt nằm trong vùng đang có tranh chấp và mãi cho đến năm 1974 mới có thể vào được. Những mảng xương và những món đồ cá nhân đã được thu thập, thế nhưng tất cả những hài cốt đã trộn lẫn vào nhau để có thể đưa vào trong một quan tài. Những hài cốt được chuyển đến Bangkok. Những quân nhân Mỹ đã được xác nhận danh tính bằng phương pháp thử nghiệm DNA và được chôn cất chu đáo. Thế nhưng đối với những người lính Việt Nam Cộng Hòa thì họ không có bảng kê khai chuyến bay. Vào năm 1986, hài cốt của họ được gởi đến phòng thí nghiệm POW/MIA tại Hawaii, nơi có nhiệm vụ xác định danh tính của những quân nhân mất tích của quân đội chúng ta.
Và rồi hài cốt của những quân nhân Miền Nam Việt Nam này đã được cất giữ ở đó trong suốt 33 năm qua. Vì không có bảng kê khai chuyến bay cho sứ mạng lúc trước, chúng ta có thể sẽ không bao giờ biết được tên tuổi của những người lính Miền Nam đã bị mất mạng. Họ chỉ có thể được xác định là thuộc một Sư Đoàn Dù thiện chiến của quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Chính quyền Hà Nội đã hai lần từ chối nhận những hài cốt này để an táng họ tại Việt Nam. Và vì họ không phải là công dân hay quân nhân Hoa Kỳ, cũng không có cách rõ ràng nào để chôn cất và vinh danh họ tại Hoa Kỳ. Họ là những người lính vô danh, và thật sự là “Những Người Vô Tổ Quốc,” sau khi họ đã hy sinh mạng sống cho một đất nước mà nay đã không còn.
Tôi được biết về trường hợp này hai năm trước đây. Đối với tôi, thông điệp bất diệt của ông Gladstone là mốc hướng dẫn. Nếu chúng ta là những con người và đất nước như chúng ta nghĩ, thì chúng ta không chỉ chăm sóc cho những người chết của chúng ta mà còn chăm sóc những người từng chiến đấu cùng với chúng ta. Những người lính vô danh này xứng đáng được tưởng nhớ với danh dự và nhân phẩm.
Sau nhiều tháng thương lượng một cách khó khăn về mặt ngoại giao cũng như luật pháp, giờ đây sự kiện này mới có thể xảy ra. Vào ngày 26 tháng 10, sau một buổi lễ truy niệm tại công viên Freedom Park ở thành phố Westminster, những người lính này sẽ được an táng tại một nơi ghi nhớ sự can đảm và sự đóng góp của hàng trăm ngàn người tỵ nạn Việt Nam, những người đã liều mạng ra khơi trong giai đoạn nguy hiểm nhất, hy sinh hết tất cả để có thể đến đất nước của chúng ta.
Buổi lễ đó sẽ đi xa hơn việc tưởng nhớ sự hy sinh và hành trình dài năm thập niên của những người lính đã hy sinh mạng sống khi còn trẻ tuổi cho lý tưởng tự do cho một quốc gia mà nay đã không còn. Buổi lễ sẽ nhắc cho chúng ta nhớ tới hàng trăm ngàn người lính khác cũng đã hy sinh mạng sống và hàng trăm ngàn hài cốt chưa được tìm thấy.
Cuộc hành trình buồn nhưng vĩ đại của những người lính bị lãng quên từ trận địa Việt Nam đến một nghĩa trang lớn nhất của người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ sẽ mang đến một kết cục cho nhiều người khác đã tự trả giá và tìm đường đến nước Mỹ. Nó sẽ cho phép đất nước chúng ta có dịp ghi ơn và trân quý sự hy sinh của 2 triệu người Mỹ gốc Việt, những người đã giúp cho xã hội chúng ta được mạnh mẽ và linh động hơn.
Và nó sẽ giúp chúng ta nhớ rằng là người Hoa Kỳ thì phải sống như thế nào, và chúng ta nên luôn ước nguyện sẽ trở thành: những người biết quý mạng sống của con người, và những người không bao giờ quên những ai đã từng đứng sát bên cạnh chúng ta trong những thời điểm khó khăn nhất.
JIM WEBB


Thân kính gửi đến quý Niên Trưởng và Quý Mũ Đỏ Thư Ủy quyền từ Trung Ương cho Chi hội OC và VPC lo Tổ Chức tiếp nhận Hài cốt của 81 MĐ thuộc TĐ7ND từ Hawaii về Orange County và làm Lễ Truy Điệu tại Công viên nghĩa trang Westminster Memorial Park trên đường Beach góc Bolsa Ave.
Buổi Lễ truy điệu sẽ có một số Sĩ Quan cao cấp của Hoa Kỳ cùng tham dự, tôi CHT sẽ trình bày chi tiết vào buổi họp sớm nhất của Chi Hội mà MĐ Thư Ký Phạm gia Đàm sẽ gửi thông báo sớm nhất có thể.
Cám ơn Quý NT và quý MĐ
CHT MĐ Hoàng tấn Kỳ



Cựu bộ trưởng Hải Quân Hoa Kỳ năm 1987 thời Tổng Thống Ronald Reagn  và là cựu nghĩ sĩ Dân Chủ Thượng Viện, đã từng là sĩ quan phục vụ trong chiến tranh Việt Nam thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, ông Jim Webb, có viết một bài đăng trên diễn đàn báo USA TODAY ngày 13 thang 9, năm 2019, thật cảm động cho những gì ông nói đến và cho những gì đã xẩy ra trong câu chuyện ngày hôm nay. 
Với tựa đề: “ Remember South Vietnam’s Forgotten Soldiers “: hay “ Tưởng Nhớ Những Người Lính Miền Nam Việt Nam Bị Lãng Quên.”
Ông cho biết rằng ngày thứ sáu, 13 tháng 9 năm 2019 từ tiểu bang Hawaii,  đã khởi sự một cuộc hành trình trở về với đồng đội ở quê hương mới, vùng Little Saigon,  một ngày trở về với chiến hữu và mầu cờ vàng ba sọc đỏ của 81 hài cốt chiến sĩ nhẩy dù quân đội Việt Nam Cộng Hòa, sau hơn 33 năm bị lãng quên và nằm ngủ yên trong căn cứ quân sự quạnh hiu ở Hawaii. 
Ông cho biết, một buổi lễ nghi quân cách thật long trọng sẽ được tổ chức trọng thể để vinh danh và tưởng niệm 81 chiến sĩ sĩ này vào ngày 26 tháng 10 năm 2019 tại nghĩa trang Viêt-Mỹ lớn nhất của Hoa Kỳ ở thành phố Westminster, vùng Little Saigon, một nơi định cư của hàng ngàn người Mỹ gốc Việt hiện đang cư ngụ.
Jim Webb wrote:….
 On Oct. 26, there will be a full military ceremony honoring their service in Westminster.
These forgotten soldiers will be laid to rest under a commemorative marker in the largest Vietnamese-American cemetery in our country.  
Họ là ai và chuyện gì đã xẩy ra cho 81 người chiến sĩ nhẩy dù này?
Quân sử Quân Lực VNCH nói chung và Binh Chủng Nhảy Dù nói riêng , không ai không biết và không bao giờ quên câu chuyện về Đại Đội 72 thuộc Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù, KBC 4919, một đại đội có những nét lịch sử bi hùng và khốc liệt.
Trong một cuộc hành quân không tải từ Pleiku đến Tuy Hòa, chiếc vận tải cơ C-123B của Không Lực Hoa Kỳ, số đuôi là 64-376 trong một phi vụ chuyển quân có chở theo 81 chiến sĩ thuộc đại đội 72, tiểu đoàn 7 nhẩy dù cất cánh vào lúc 1018H sáng thứ bẩy ngày 11 tháng 12 năm 1965.
Máy bay sau đó đã không đáp xuống phi trường Tuy Hòa cũng như ở nơi nào khác theo giờ ấn định. Mọi điện đàm bị mất và màn hình Radar đã không còn dấu vết của chuyến bay.
Đến sáng hôm sau, ngày 12 tháng 12 năm 1965, chuyến bay đã được xác nhận mất liên lạc không rõ lý do. Sau đó, phía không quân Hoa Kỳ đã cho phi cơ đưa toán chuyên viên RAMP đi tìm kiếm trong 3 ngày liên tiếp 12, 13, 14 nhưng không có kết quả. Đến ngày 15, cuộc tìm kiếm bị ngưng lại vì thời tiết.
Qua ngày 22 tháng 12, sau 7 ngày, trên phi cơ quan sát, toán tìm kiếm đã phát hiện ra xác phi cơ bị gẫy nát, chỉ còn lại khoảng 20 feet, nẳm trên một đỉnh núi về phía Tây Nam, cách Tuy Hòa chừng 20 dặm, có độ cao khoảng 4,000 Ft.
Toán tìm kiếm cho biết:
 “không thấy dấu hiệu có sự sống của toàn bộ phi hành đoàn Hoa Kỳ và quân nhân nhảy dù “, thời tiết xấu và mây mù che phủ đã làm ảnh hưởng, gây trở ngại đến sự quan sát vị trí phi cơ lâm nạn, hơn nữa khu vực nầy lại do lực lượng Việt Cộng kiểm soát. Toán tìm kiếm đã cố gắng quan sát thêm, và không thấy có dấu hiệu phi cơ đáp xuống, trước khi đụng vào đỉnh núi ! Họ không thể xác nhận liệu có thể có sự sống sót xảy ra sau khi phi cơ lâm nạn trong khu vực .
Sáu tháng sau cuộc tìm kiếm được tiếp tục vào ngày 6 tháng 1 năm 1966, trên phi cơ qua kính quan sát trong thời gian khoảng 30 phút từ độ cao 30 đến 100 feet, toán tìm kiếm vẫn không tìm thấy được gì hơn trong khu vực phi cơ lâm nạn.
Phải đến tám năm rưởi sau, vào ngày 16 tháng 6 năm 1974, một toán tìm kiếm khác gồm 2 quân nhân Việt Nam Cộng Hoà và 8 thợ cưa gỗ rừng tiến vào khu vực phi cơ lâm nạn quan sát tình hình trước.

Đến ngày 23 tháng 6 năm 1974, toán tìm kiếm đã gom lại được tất cả 17 bao tải từ phần còn lại bên ngoài phi cơ, họ không thể vào trong thân phi cơ vì còn nhiều lựu đạn và đạn M-79.
Đến ngày 28 tháng 6 năm 1974, 17 bao thu hồi bên ngoài phi cơ được Hoa Kỳ đưa về Thái Lan ( CIL-THAI ) để xác định và phân tích.
Trong hồ sơ giới hạn phổ biến của toán chuyên viên Phân loại và nhận dạng, được ghi nhận như sau: Họ không đủ quyền hạn để giải quyết thỏa đáng phần còn lại của bất cứ thi thể liên quan nào !
Theo một tài liệu lưu trữ về chiếc phi cơ C-123 của không quân Hoa Kỳ lâm nạn ngày 11 thàng 12 năm 1965 tại chiến trường Việt Nam được ghi nhận như sau:
Trưởng phi cơ là Thiếu tá Robert Milvoy Horsky, ông nguyên là phi công pháo đài bay chiến lược B-52 từ năm1962 đến năm 1964. Sau đó ông chuyển qua bay vận tải cơ C-123 từ năm1965 cho đến khi xảy ra tai nạn. Nguyên nhân phi cơ lâm nạn là do mây mù và mưa rào che khuất tầm nhìn của phi công làm cho phi cơ đụng vào cây trên sườn núi cao độ 4000 FEET, phi cơ rơi xuống một đĩnh núi cao độ 1000 FEET, làm cho tất cả 4 nhân viên phi hành đoàn không quân Hoa Kỳ và 81 quân nhảy dù QLVNCH thiệt mạng.
Năm 2012, Mr. Robert Maves, Civ JPAC J2; cựu thiếu tá KQVNCH Nguyễn Qúy An và Gia Đình Mũ Đỏ đã gởi một bản nhắn tin trên các báo chí Việt ngữ tại Hoa Kỳ để thông báo, liên lạc với thân nhân của 81 quân nhân nhảy dù, và thông báo duy vật còn lại như: Thẻ bài – ID Tags, căn cước quân nhân – ID Cards và vài giấy tờ tuỳ thân của 19 trong số 81 quân nhân thuộc ĐĐ72, TĐ7ND thiệt mạng đã tìm được, danh sách gồm có:
 
LE, Binh Van  SQ 8 Vietnam Armed Forces Card
TRAN, Quy  SQ 6DA 100401 ID Tag
NUON, Chau.  SQ 121969/52 ID Tag
TRAN, G. O.  SQ 58/202.400 ID Tag
NGUYEN, Tanh Xuan  SQ 10172 ID Tag
TRAN, Than V  SQ 63A 108.047 ID Tag
LE, Hoa Van  Birth Certificate
NGUYEN, Tuyet Thi  Partial ID Card
LE, Suyen Van  SQ 57/211.162
NGUYEN, Tai Van  SQ 566726 Vietnam Armed Forces Card
DO, Dien Van  SQ 125.114 ID Tag
NGUYEN, Tanh Xuan  SQ 10172 ID Tag
TRAN, Than V  SQ 63A 108.047 ID Tag
NGUYEN, Tuong Van  SQ 591535 ID CARD
DO, Linh Van  SQ 55A 121.239 ID TAG
LE, Thu Ng  SQ 55A 121.239
LAM Dan Sy  SQ 51/302.734 ID CARD
THY  ID CARD
BICH, Pham N.  SQ 401978  ID TAG (Hình như là Đại Đội Trưởng ĐĐ72ND)
  
Một số hài cốt thu hồi được trong 17 bao vào năm 1974 của 81 chiến sĩ nhảy dù vẫn còn lưu giữ tại phòng giảo nghiệm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh tại Hawaii (Defense POW/MIA Accounting Agency Hawaii) đã qua 45 năm tính tới năm 2019. Không biết có bao nhiêu gia đình Cô Nhi Qủa Phụ và thân nhân của của các Tử Sĩ Nhảy Dù biết được chuyện chuyến bay định mệnh ngày 11 tháng 12 năm 1965. “
 Nơi Đất và Trời giao hòa, nơi Thiên và Địa gặp nhau:
  Trong bài viết của mình, ông Jim Webb đã nói về những nổ lực của mình để tìm một nơi yên nghỉ ngàn thu cho những hài cốt của người lính miền Nam Việt Nam, ông gọi họ là những người lính không có quê hương vì  ông đã liên lạc với Hà Nội hai lần về yêu cầu chôn cất và đều bị từ chối. Ngược lại, bởi họ không phải là chiến sĩ Hoa Kỳ hay có quốc tịch Hoa Kỳ để có thể được chôn cất theo lễ nghi quân cách trang trọng ở Hoa Kỳ. 
Và rổi  họ trở thành các chiến sĩ vô danh trong khi thực sự, họ đã hy sinh chiến đấu cho một đất nước nay không còn hiện hữu tồn tại nữa.
Nơi Yên Nghỉ Cuối Cùng: Westminster’s Freedom Park
Ông Jim Webb vẫn không ngừng tìm kiếm nơi yên nghỉ cuối cùng cho 81 chiến sĩ nhẩy dù của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. 
Trong trái tim của ông, 81 chiến sĩ VNCH này không phải là riêng rẽ ở trong chuyến bay bị tai nạn đó.
Với 17 bao tải đựng hài cốt lẫn lộn của 4 phi hành đoàn Hoa Kỳ, kết quả phân tích và xác định được hài cốt của 4 binh sĩ Hoa Kỳ qua kỹ thuật DNA ở Bangkok, phần còn lại không lên được danh sách xác nhận vì là binh sĩ VNCH. 
Do đó, tới năm 1986, tất cả phần hài cốt còn lại được chuyển về căn cứ quân sự Hoa Kỳ POW/MIA lab ở Hawaii . Từ đó tới nay năm 2019 là 33 năm dài, họ đã nằm quạnh hiu và cô đơn ở đây. 
Dù thế nào đi nữa, chuyện vẫn không làm thay đổi ý nghĩ và cảm xúc của ông. Ông vẫn coi 81 chiến sĩ này là những người lính đồng minh cùng chiến đấu bên cạnh những người lính Hoa Kỳ, ông luôn luôn nghĩ họ thật xứng đáng để được tưởng nhớ với danh dự và đầy nhân cách. 
Ông vẫn tiếp tục đi tìm nơi yên nghĩ cuối cùng cho 81 hài cốt người lính nhẩy dù này. 
Trong hai năm qua, ông không ngừng nghỉ tìm kiếm, thương thảo và tranh đấu trên phương diện ngoại giao và pháp lý để cuối cùng, ông đã tìm được một nơi yên nghỉ cho 81 chiến sĩ ông gọi là những người sánh vai đồng minh chiến đấu với đất nước Hoa Kỳ, xứng đáng có một nơi yên nghỉ với danh dự và đầy nhân cách. 
Ngày 26 tháng 10 năm 2019, một buổi lễ rất trang nghiêm trong nghi lễ quân cách sẽ được thực hiện tại
 Ông kết luận rằng buổi lễ không những sẽ mang ý nghĩa lớn hơn là sự hy sinh của những người lính trẻ chiến đấu cho tự do dân chủ của một đất nước nay không còn tồn tại mà còn là một câu chuyện nhắc nhở về hàng trăm hàng ngàn người lính khác đã hy sinh trong cuộc chiến mà thân xác không bao giờ được tìm thấy nhưng sẽ không bao giờ bị lãng quên.
Đó là trang sử buồn và là cái giá phải trả để đến được xứ tự do Hoa Kỳ của hai triệu người Mỹ gốc Việt. 
Ông nói trong phần chót của bài viết: 
Chúng ta sẽ nhớ đến và cám ơn những đóng góp của họ đã làm cho đất nước Hoa Kỳ mạnh mẽ và sáng sủa hơn. Đó là những gì chúng ta sẽ không quên khi là người Hoa Kỳ, một dân tộc luôn luôn trân quý sinh mạng con người và sẽ không bao giờ quên đến những người đã sát cánh bên vai với chúng ta khi bị cực kỳ lâm nguy khổ nạn. 
Thân nhân muốn hỏi thăm tin tức về 81 quân nhân của ĐĐ72 - TĐ7ND bị mất tích, nên liên lạc gấp với Mr. Robert Maves, Civ JPAC J2 Robert.Maves@JPAC.PACOM.MIL.
Hoặc liên lạc với 
để được giúp đỡ thêm
  Nguyễn Ngọc Phúc.
9/13/2019
Trích và tham khảo: Jim Webb: Remember South Vietnam’s forgotten soldiers USA Today 9/13/19


Soldiers without a country: We're finally honoring South Vietnamese who fought with us





These unknown soldiers were shot down in a U.S. military C-123 during the Vietnam War. We should never forget those who stand beside us in hard times.

LINKEDIN COMMENTMORE
How do we as a society remember our dead, including those who lost their lives alongside us in our nation’s wars? William Gladstone, a British prime minister during the 19th century, offered a timeless formula: “Show me the manner in which a nation or community cares for its dead, and I will measure with mathematical exactness the tender sympathies of its people, their respect for the law of the land and their loyalty to high ideals.”
On Friday, a U.S. Air Force aircraft will carry the commingled remains of 81 airborne soldiers of the former South Vietnamese Army from Hawaii, where they have been stored in a military facility for more than 33 years, to California. On Oct. 26, there will be a full military ceremony honoring their service in Westminster, often known as Little Saigon, where tens of thousands of Vietnamese Americans now live. 
This will be a unique occurrence because their names might never be known and because they were soldiers of an allied army. Following the ceremony, these forgotten soldiers will be laid to rest under a commemorative marker in the largest Vietnamese-American cemetery in our country. 
This final resting place will mark a complicated, 54-year journey that began on a long-forgotten battlefield during a vicious war that tore apart our country and resulted in the deaths of 58,000 Americans and millions of Vietnamese.  




'Men Without a Country'

In late 1965 an American C-123 was shot down, killing all four American crew members and 81 South Vietnamese Airborne soldiers. The crash site was located in a contested area and was not visited until 1974. Bone fragments and some personal paraphernalia were gathered, but all of the recovered remains were commingled and could fit into one large casket. The remains were shipped to Bangkok. The American crew members were later identified through DNA testing and were given a proper interment. But there was no flight manifest for the South Vietnamese soldiers. In 1986, their remains were sent to the U.S. military’s POW/MIA lab in Hawaii, which is responsible for identifying those lost or missing from our nation’s wars.
And there the remains of the South Vietnamese soldiers have been sitting for the past 33 years. Because there was no flight manifest for such a combat mission, we will probably never know the names of those who were lost. They are identified only as members of an elite airborne battalion of the Army of the Republic of Vietnam. 

'When Heaven and Earth Changed Places': Ken Burns, Le Ly and me
The Hanoi government twice declined to accept them for a proper burial in Vietnam.  And because these were not American citizens or soldiers, there was no clear way for them to be buried and properly honored in the United States. They are unknown soldiers, and have indeed become “Men Without a Country,” after having given their lives on behalf of a country that no longer exists. 

Laying to rest the 81 in Freedom Park 

I learned about this situation two years ago. For me, Gladstone’s timeless message was a guidepost. If we are who we say we are as a nation and as a people, we should care not only for our own dead but also for those who served alongside us under great peril.  These lost soldiers deserved to be remembered with honor and dignity. 




After many months of intricate negotiations on both the diplomatic and legal front, this is now going to happen. On Oct. 26, after the memorial service in Westminster’s Freedom Park, the soldiers will be interred near a memorial that remembers the courage and contributions of the hundreds of thousands of Vietnamese refugees who took to the sea during perilous times, risking everything to come to our country.   
The ceremony will do far more than merely remembering the sacrifices and the five decades odyssey of those young soldiers who so long ago lost their lives for the ideals of democracy on behalf of a country that no longer exists. It will also serve as a reminder of the hundreds of thousands of other soldiers who lost their lives and the thousands of others whose remains might never be found. 
The sad but epic journey of these lost soldiers from the battlefields of Vietnam to the largest Vietnamese-American cemetery in our country will provide closure for many others who paid their own price and made their way to America. It will allow our nation to remember and appreciate the contributions of the 2 million Americans of Vietnamese descent who have helped make us a stronger and more vibrant society. 
And it will help us to remember who we are as Americans, and who we should always aspire to be: a people who treasure human life, and who will never forget those who stood beside us during extraordinarily difficult times.

Former Navy Secretary and Sen. Jim Webb, D-Va., served as a Marine infantry officer in Vietnam. 
You can read diverse opinions from our Board of Contributors and other writers on the Opinion front page, on Twitter @usatodayopinion and in our daily Opinion newsletter. To respond to a column, submit a comment to letters@usatoday.com.

Bài Dịch
Trước tiên,Tôi xin nghiêng mình chào biệt Anh Em Tử Sỉ Nhảy Dù Cố Gắng vị quốc vong thân trong chuyến bay C123.
Và vì vấn đề này,nên khiến Tôi động lòng nhắc lại story “Quan-Tài-Bay” mà Tôi cùng anh em thu hình viên THVN9-VNCH đã nằm trong đó, rất may mắn thoát chết nhiều lần,không như số phận tử sỉ Nhảy Dù trong chuyến bay cuối cùng C123!
“Quan-Tài-Bay” là nicknames do anh em phi công VNCH đặt cho 2 loại máy bay C47 và C123. Vì dễ chết.
C123 là loại máy bay đáp ở những nơi không đủ tiện nghi như Khe Sanh, không cần không lưu hướng dẩn và đường bay tươm tất!
Với 2 động cơ cánh quạt nổ điếc con ráy dù có xài earplug, từ đệ nhị thế chiến.
Ngoài việc không vận chuyển quân, và CIA mission, C123 được dùng nhiều cho chiến dịch xịt thuốc khai quang trên 4 vùng chiến thuật.
Tỉ lệ C123 mất tích tại chiến trường VN cao hơn các loại máy bay fix wings khác!
Tại chiến trường Khe Sanh Lam Sơn 719, Tôi và Dương Phục đài phát thanh quân đội là 2 phóng viên chiến trường may mắn thoát chết từ Tchepone Hạ Lào về phi trường Ái Tử thị trấn Đông Hà DMZ17!
Mạn phép PKT, Tôi phạn nguyên con email(copy&pasted) dưới đây:
Kính chuyển đến quý niên trưởng, quý thân hữu, quý hiền huynh, tỷ, muội...
...Một bài viết rất cảm động của nguyên thượng nghị sĩ, nguyên bộ trưởng bộ hải quân Hoa Kỳ, nguyên là một người lính Hoa Kỳ đã chiến đấu chống CS ở VN: Ông Jim Webb.
Ông Jim Webb nói về những người lính thuộc đại dội 72 Tiểu doàn 7 Nhẩy dù (tiểu doàn mà chúng tôi khi làm PV chiến trường ở THVN9 năm 1972 đã từng đi theo tiểu đoàn này. Chắc bạn Chu Mai còn nhớ lúc đó sau khi theo Sư doàn 22 BB đến Bồng Sơn rồi zdui chân đi theo tiểu doàn này đến quốc lộ 14 giữa Kontum và DakTo đồng không mông quạnh ngồi chờ trực thăng Mỹ bốc về Phù Cát lúc trời đã về chiều mà bụng đói, dế teo vì wá sợ -kỷ niệm khó quên... Sau này tụi tui còn có dịp đi theo tiểu đoàn này một lần nữa lúc đó có ông Lô -bạn của bác Từ tôn Sa -làm tiểu đoản trưởng) .Quý vị không thích xin delete nhưng xin nhớ cho rằng: Bài viết để quý vị đọc chơi để thương cho số phận những người lính VNCH mà một thời đã bị bỏ quên, bị sỉ nhục bổi đồng minh cũng như kẻ thù.
NHỮNG NGƯỜI LÍNH KHÔNG CÓ ĐẤT NƯỚC:
Cuối cùng chúng tôi đang vinh danh những người lính miền Nam VN đã chiến đấu với chúng tôi
Tác giả: Jim Webb,
Nguồn: USA Today
Ngày đăng: 2019-09-16
Những người lính vô danh này đã thiệt mạng trong một chiếc C-123 của quân đội Hoa Kỳ bị bắn hạ trong Chiến tranh Việt Nam. Chúng ta đừng bao giờ quên những người đứng bên cạnh chúng ta trong thời điểm khó khăn.
Như là một xã hội đoàn kết, làm thế nào để chúng ta nhớ về người đã khuất của của chúng ta, bao gồm cả những người mất mạng cùng với chúng ta trong các cuộc chiến của đất nước chúng ta ? William Gladstone, một thủ tướng nước Anh trong thế kỷ 19, đã đưa ra một công thức vượt thời gian: "Hãy chỉ cho tôi cách mà một quốc gia hoặc cộng đồng quan tâm đến những người chết của họ, thì tôi sẽ đo lường bằng sự chính xác toán học những cảm tình dịu dàng của người dân nước đó, sự tôn trọng của họ đối với luật đất đai và lòng trung thành của họ đối với những lý tưởng cao đẹp."
Ngày thứ Sáu tới, một chiếc máy bay của Không quân Hoa Kỳ từ Hawaii sẽ đưa hài cốt của 81 binh sĩ nhảy dù của Quân lực Việt Nam Cọng Hòa trước đây về California, các hài cốt này đã được cất giữ tại Hawaii trong một cơ sở quân sự trong hơn 33 năm qua. Vào ngày 26 tháng Mười 2019, sẽ có một buổi lễ theo quân cách đầy đủ để vinh danh họ tại Westminster, thường được gọi là Little Saigon, nơi hàng chục ngàn người Mỹ gốc Việt hiện đang sinh sống.
Đây sẽ là một diễn biến độc đáo bởi vì tên của họ có thể không bao giờ được biết đến, và bởi vì họ là những người lính của một đội quân đồng minh. Sau buổi lễ, những người lính bị lãng quên này sẽ được an nghỉ dưới một địa điểm đáng ghi nhớ tại nghĩa trang lớn nhất của người Mỹ gốc Việt ở nước ta.
Nơi an nghỉ cuối cùng này sẽ đánh dấu một hành trình 54 năm phức tạp được bắt đầu trên một chiến trường bị lãng quên từ lâu trong một cuộc chiến tàn khốc xé tan đất nước chúng ta và dẫn đến cái chết của 58.000 người Mỹ và hàng triệu người Việt Nam .

Cờ Nam Việt Nam và Hoa Kỳ phất phới bay ở Westminster, California, vào ngày 30 tháng 4 năm 2015 trong lễ tưởng niệm sự sụp đổ của Sài Gòn. (Ảnh: Matt Masin / Đăng ký Quận Cam qua AP)
‘Những chiến sĩ không còn đất nước’
Cuối năm 1965, một chiếc phi cơ C-123 của Mỹ đã bị bắn rơi, giết chết cả bốn thành viên phi hành đoàn Mỹ và 81 binh sĩ nhảy dù Nam Việt Nam. Địa điểm xảy ra sự cố nằm ở khu vực tranh chấp và không được truy tìm cho mãi đến năm 1974. Các mảnh xương và một số vật dụng cá nhân đã được thu thập, nhưng tất cả các hài cốt được phục hồi đều được xếp đặt lại và có thể nằm gọn trong một chiếc quan tài lớn. Hài cốt được chuyển đến Bangkok. Các thành viên phi hành đoàn người Mỹ sau đó đã được xác định thông qua xét nghiệm DNA và đã được đưa về nơi an nghỉ thích hợp. Nhưng không lịch trình tên tuổi nào dành cho những người lính miền Nam trên chuyến bay này. Năm 1986, hài cốt của họ được gửi đến phòng thí nghiệm POW / MIA của quân đội Hoa Kỳ tại Hawaii, nơi chịu trách nhiệm xác định những người mất hoặc mất tích trong các cuộc chiến của đất nước chúng ta.
Và ở đó, hài cốt của những người lính miền Nam đã được lưu giữ trong 33 năm qua. Vì không có bản kê khai hành khách của chuyến bay cho một nhiệm vụ chiến đấu như vậy, nên có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết tên của những người đã mất. Họ chỉ được xác định là thành viên của một tiểu đoàn lính nhảy dù tinh nhuệ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Chính quyền Hà Nội hai lần từ chối chấp nhận cho họ chôn cất thích hợp ở Việt Nam. Và bởi vì đây không phải là công dân hay binh lính Mỹ, nên không có cách nào rõ ràng để họ được chôn cất và tôn vinh đúng cách tại Hoa Kỳ. Họ là những người lính vô danh, và thực sự đã trở thành những người chiến sĩ không có đất nước, sau khi đã hy sinh mạng sống cho một đất nước không còn tồn tại.
Sắp đặt nơi an nghỉ cho 81 chiến sĩ tại Công viên Tự do
Tôi được biết về tình huống này hai năm trước đây. Đối với tôi, thông điệp vượt thời gian của Gladstone là một kim chỉ nam. Nếu chúng ta là những người mà chúng ta tự ví như là một quốc gia và một dân tộc, thì chúng ta không chỉ quan tâm đến cái chết của chính mình mà còn cho những người phục vụ bên cạnh chúng ta dưới mọi cơn nguy hiểm lớn. Những người lính đã mất xứng đáng được ghi nhớ với danh dự và nhân phẩm.
Sau nhiều tháng đàm phán phức tạp trên cả mặt trận ngoại giao và pháp lý, điều này giờ đây sẽ xảy ra. Vào ngày 26 tháng Mười 2019, sau lễ tưởng niệm ở Công viên Tự do Westminster, những người lính đã hy sinh đó sẽ được an táng trong Công Viên, gần một đài tưởng niệm là nơi được dựng lên để tưởng nhớ sự can đảm và đóng góp của hàng trăm ngàn người tị nạn Việt Nam đã xông ra biển trong thời kỳ nguy hiểm, mạo hiểm mọi thứ để đến đất nước của chúng ta.
Buổi lễ sẽ bao gồm nhiều ý nghĩa hơn là chỉ nhớ đến những hy sinh và sự hào hùng thinh lặng của năm thập kỷ phiêu bạt của những người lính trẻ, những người từ lâu đã mất mạng vì lý tưởng dân chủ thay cho một quốc gia không còn tồn tại. Nó cũng sẽ có ý nghĩa như một lời nhắc nhở đến hàng trăm ngàn binh sĩ khác đã mất mạng và hàng ngàn người khác có thể không bao giờ được tìm thấy.
Hành trình buồn nhưng oai hùng của những người lính bị mất từ chiến trường Việt Nam đến nghĩa trang người Mỹ gốc Việt lớn nhất ở nước ta sẽ khép lại trang sử đau thương cho nhiều người khác đã trả giá khi tìm đường tự do đến Mỹ. Nó sẽ cho phép quốc gia chúng ta ghi nhớ và đánh giá cao sự đóng góp của 2 triệu người Mỹ gốc Việt đã giúp chúng ta trở thành một xã hội mạnh mẽ và sinh động hơn của hôm nay.
Và nó sẽ giúp chúng ta nhớ chúng ta là ai khi mang danh là người Mỹ, và là con người mà chúng ta nên luôn khao khát trở thành: Đó là một người trân trọng cuộc sống của con người và sẽ không bao giờ quên những người đứng bên cạnh chúng ta trong những thời điểm khó khăn đặc biệt.

Jim Webb là cựu Bộ Trưởng Hải Quân Hoa Kỳ và là Thượng nghị sĩ Đảng Dân Chủ của tiểu bang Virginia, đã từng là sĩ quan ngành kỵ binh TQLC tại Việt Nam
Điền Phong biên dịch

No comments:

Post a Comment