Sunday, June 30, 2019

Huấn Luyện - Lực Lượng Đặc Biệt - Chiến Tranh Việt Nam

Mộc Hóa - Kiến Tường - Lực Lượng Đặc Biệt - 1966

Xóm Cát, Long Khánh - Việt Nam Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ

https://www.hinhanhlichsu.org/p/trai-luc-luong-ac-biet-o-viet-nam.html

Đức Cơ, Nha Trang, Việt Nam - Special Forces

Special Forces in Vietnam

MACV-SOG Interview John Stryker Meyer

Special Forces In Vietnam

Video Biệt Kích Nha Kỹ Thuật

Đại Hội Nha Kỹ Thuật lần thứ 16 - Báo Viễn Đông Daily



Quân kỳ Nha Kỹ Thuật trong lễ chào cờ. (Thanh Phong/Viễn Đông)
Bài THANH PHONG
ANAHEIM - Đại Hội Nha Kỹ Thuật lần thứ 16 vừa được Hội Ái Hữu Nha Kỹ Thuật Nam California tổ chức vào chiều tối Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2019 tại Mon Amour Restaurant, thành phố Anaheim, Nam California.
Nha Kỹ Thuật là danh xưng của một đơn vị thuộc Bộ Tổng Tham Mưu QL/VNCH, những người chiến sĩ được mệnh danh là những người lính gan dạ, quả cảm nhất vì họ là những người chấp nhận nguy hiểm, tình nguyện nhảy vào giữa lòng đất địch (miền Bắc Việt Nam) và họ biết ra đi không hẹn ngày trở về, nhưng vẫn hăng hái lên đường.
Nếu bạn có dịp đọc “Thép Đen” của Đặng Chí Bình hay “Bóng Đêm Và Sứ Mạng” của Nha Kỹ Thuật và nay đọc “Nhớ Rừng” Đặc San Nha Kỹ Thuật 2019 mới biết Nha Kỹ Thuật là gì, và biết những nỗi gian truân, nguy hiểm của những người lính Biệt Kích Nhảy Bắc, của những anh em chiến sĩ Biệt Hải khi xâm nhập vào giữa lòng đất địch, bị đói, khát vì lương thực thả dù sai vị trí, bị địch bắt, đánh đập tra tấn và các hiệu thính viên (truyền tin) bị chúng ép phải đánh lừa tổng hành dinh tại miền Nam VN để rồi chúng bố trí bộ đội sẵn tiêu diệt các chiến sĩ Biệt Kích khi vừa từ máy bay đặt chân xuống đất.


Hình ảnh Lễ Tưởng Niệm gây xúc động với một số chiến hữu Biệt Kích Nhảy Bắc. (Thanh Phong/Viễn Đông)


Nhiều chiến sĩ Biệt Kích may mắn sống sót đã kể lại “Khúc Mở Đầu và Đoạn Kết “ của Đội Biệt Kích Nhảy Bắc đọc lên mới thấu hiểu hoàn cảnh của những người chiến sĩ can trường. Niên Trưởng Tống Văn Thái, một cựu sĩ quan Biệt Kích nhảy Bắc trong toán Hector-2 có mặt trong Đại Hội viết trong Đặc San bài “Chuyến Đi Không Tên” kể lại từng chi tiết từ lúc tham gia Quân Đội VNCH đến lúc tình nguyện nhảy toán ra Bắc, bị chúng bắt và đối xử như thế nào, cùng nhiều bài khác trong Đặc San mà các chiến sĩ Biệt Kích nhớ từng tên đồng đội mình, trong đó có đến 122 Biệt Kích Nhảy Bắc “hoặc là đã đền nợ nước” ngay trong cuộc chạm súng khi mới đặt chân lên đất địch, hoặc đã phải nuốt hận, thét lên những tiếng căm hờn trước khi bị Việt Cộng xử bắn, hoặc là nhìn và cảm thấy mình đang chết dần từng bộ phận trong cơ thể vì đói rét, bệnh họan trong nhà tù, hoặc là đã phải thét lên những tiếng nguyền rủa ghê tởm, rồi chết ngay trong gông cùm của nhà tù Cộng Sản. Đó là những con đường mà 122 Biệt Kích Nhảy Bắc đã vĩnh biệt đồng đội, gục ngã trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Có ai biết những vong linh đó bây giờ đang ở đâu? Có ai nghe thấy những lời than khóc tiếc thương của gia đình và lòng tưởng nhớ của đồng đội đang họp mặt hôm nay để tưởng niệm các bạn. (Gia Đình BKNB).


Chiến hữu Chung Tử Ngọc, Hội Trưởng Nha Kỹ Thuật, Trưởng Ban Tổ Chức phát biểu khai mạc. (Thanh Phong/Viễn Đông)


Trong buổi Đại Hội, sau nghi thức khai mạc, ban tổ chức đã làm nghi thức Tưởng Niệm thật xúc động, hình ảnh người lính Biệt Kích hiện ra trong màn khói hương lan tỏa và những lời ai điếu xót xa, thổn thức, nghẹn ngào, tiếc thương đồng đội giờ này chỉ còn nắm xương khô nằm nơi vùng hoang lạnh trên núi rừng miền Bắc hay những nơi hoang vu đây đó.
Chiến hữu Chung Tử Ngọc, Trưởng Ban Tổ Chức Đại Hội “Nhớ Rừng” tâm sự cùng các chiến hữu trong lời khai mạc, có đọan ông nói, “Vì vậy, năm nay với chủ đề Nhớ Rừng để chúng ta gặp nhau nhắc lại chuyện xưa, kể cho nhau nghe (không bao giờ hết) và không bao giờ quên dù tuổi tác và sức khỏe đã hao mòn theo thời gian, chúng ta không còn nhiều cơ hội để gặp nhau cho nên mong mỏi được gặp lại tất cả quý niên trưởng và quý chiến hữu trong tình yêu thương như chúng ta đã có ngày xưa.”
Viễn Đông gặp chiến hữu Nguyễn Anh Sơn thuộc Đoàn 11 Sở Công Tác, Nha Kỹ Thuật, qua định cư tại Úc đầu năm 1984, anh cho biết, anh bị bắt ngày 22.5.1974 trong một cuộc hành quân và được báo cáo mất tích. Chúng dẫn anh đi đường bộ ra Bắc, lúc đó VNCH vẫn còn, nên ban ngày chúng cho nghỉ, ban đêm đi vòng qua Khe Sanh, vượt qua Quảng Trị rồi từ Vinh đưa ra Hoàng Liên Sơn, Nghĩa Lộ đến khoảng giữa năm 1982 anh mới được chúng thả ra, và đi vượt biên thành công. Anh đã tham dự nhiều lần các Đại Hội Biệt Kích và anh nghĩ không còn nhiều cơ hội để gặp nhau nên anh phải đi và qua đây rất mừng được gặp lại nhiều bạn bè, chiến hữu ngày xưa.
Chiến hữu mũ đỏ Nguyễn Văn Hùng, nguyên là Chủ Tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ tại Nam California, anh tâm tình với Viễn Đông, “Gia đình tôi ở Thủ Đức, ở cạnh căn cứ Sóng Thần của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, tôi có nhiều bạn bè trong binh chủng này, nhưng không hiểu sao, tôi lại thích màu mũ đỏ hơn màu mũ xanh nên tôi chọn binh chủng Nhảy Dù vào năm 1971 lúc đó tôi mới 17, 18 tuổi. Sau khi được huấn luyện tại quân trường và ở khối bổ xung ba tuần lễ nữa, chúng tôi được đưa về Đại Đội 93, Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù.


Các Thiên Thần Mũ Đỏ, hầu hết các chiến hữu tham dự Đại hội đều mang màu áo Nhảy Dù. (Thanh Phong/Viễn Đông)

“Trong thời kỳ chiến sự sôi động, tôi đã đi tham dự các cuộc hành quân tại Campuchia, tại Hạ Lào rồi giải vây Cổ Thành Quảng Trị và nhiều chiến trường khác. Trong cuộc giải vây cổ Thành Quảng Trị tôi bị thương, sau đó tôi được giải ngũ vào tháng 7 năm 1973. Chúng tôi có rất nhiều kỷ niệm, một trong những kỷ niệm khó quên là một hôm anh em chúng tôi đang ngồi ăn uống với nhau thì một trái đạn pháo kích rớt xuống, và hai trong số 6, 7 người chúng tôi đã gục ngã, vĩnh viễn rời xa chúng tôi, và một điều làm anh em chúng tôi hồi đó thắc mắc không hiểu tại sao họ lại đưa chúng tôi sang Hạ Lào. Sau này chúng tôi mới biết đó là chủ trương của người Mỹ. Với một quân nhân, tôi rất khâm phục tinh chiến chiến đấu, sự dũng cảm hy sinh của các anh em Biệt Kích, nhất là các anh em trong những toán Nhảy Bắc, mà hôm nay tôi cùng mọi người đến để tưởng niệm các anh đã hy sinh và cùng vui hội ngộ với các anh em may mắn còn sống sót.”
Trong Đại Hội lần này có phát hành Đặc San “Nhớ Rừng” với nhiều tài liệu về Nha Kỹ Thuật, rất tiếc, không hiểu vì lý do gì, Ban Biên Tập đã đăng bài “Bi Kịch Cho Mọi Toán Biệt Kích VNCH Khi Ra Miền Bắc” trang 198, trong đó có đọan viết: “Tạp chí khám phá trân trọng trích đăng, gửi tới bạn đọc góc nhìn khá thú vị về Tình báo trong chiến tranh Việt Nam. Qua đó, chúng ta có thể hình dung ra tầm vóc cuộc chiến và những chiến công mà Tình báo Quốc phòng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đã đạt được trong cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của toàn Đảng, toàn dân ta.” Đây chỉ có thể là luận điệu tuyên truyền của phía Cộng Sản Bắc Việt và phủ nhận tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ Biệt Kích cũng như công tác tình báo của phía VNCH chúng ta.


Friday, June 28, 2019

Wednesday, June 26, 2019

Mờ trong bóng chiều, một đoàn quân thấp thoáng...


Họ không phải là những người chiến thắng. Họ là những kẻ chiến bại, thậm chí hy sinh cả mạng sống của mình. Trước đó họ cũng chưa từng có chiến công lớn lao ghi trong sử sách, trừ lần hy sinh anh dũng được nhân dân bùi ngùi thương tiếc. Thân xác họ được vùi chung trong cùng một nấm mồ.
Ở Đồng Nai có 2 nấm mồ tập thể như vậy, nấm mồ của những chiến sĩ đã hy sinh thời kháng Pháp.
1. Mộ Đoàn văn Cự và 16 nghĩa binh
Trong phong trào chống thực dân Pháp ở Biên Hòa đầu thế kỷ XX có tổ chức yêu nước được thành lập dưới hình thức Hội kín (Thiên Địa hội). Ở Biên Hòa có tổ chức Thiên Địa Hội do ông Đoàn Văn Cự lãnh đạo. Ông sinh năm 1835, quê tại làng Bình An, Thủ Đức (trước đây thuộc tỉnh Biên Hòa), trong một gia đình nho học. Cha ông là nhà nho uyên thâm, có tinh thần yêu nước. Gia đình ông bị thực dân Pháp theo dõi. Đoàn Văn Cự đưa gia đình đến vùng Bưng Kiệu, Vĩnh Cửu (khu vực Tam Hòa ngày nay) sinh sống. Dưới danh nghĩa một người dạy học, bốc thuốc chữa bệnh, ông đi nhiều địa bàn tuyên truyền về việc tập hợp nghĩa quân chờ thời cơ đánh Pháp.
Lực lượng của Thiên Địa Hội do Đoàn Văn Cự lãnh đạo khá đông đảo và có mặt trên địa bàn rộng lớn của tỉnh Biên Hòa thời bấy giờ. Một số hội viên đông đảo tập trung vùng Chợ Đồn, Bình Đa, Cù lao Phố, Núi Nứa (nay thuộc Bà Rịa). Để chuẩn bị cho đại cuộc đánh Pháp, ông cho tích lũy lương thực, mua sắm khí giới, lập lò rèn vũ khí, luyện tập cho nghĩa quân… và chọn vùng rừng Bưng Kiệu làm căn cứ.
Thực dân Pháp nắm được tin tức về hoạt động và theo dõi. Ngày 8 tháng 4 năm 1905, chúng cử một đội lính mã tà dưới sự chỉ huy của viên sĩ quan người Pháp bao vây căn cứ Bưng Kiệu. Biết được tin, Đoàn Văn Cự tổ chức cho nghĩa quân bố phòng, mai phục chờ thời cơ khi địch tấn công vào căn cứ. Thế nhưng, mai phục cả ngày vẫn chưa thấy địch xuất hiện, Đoàn Văn Cự cho nghĩa quân nghỉ ngơi. Thừa lúc sơ hở này, đội lính xiết chặt vòng vây và dẫn quân tiến thẳng vào ngôi nhà Đoàn Văn Cự đang ở.
Trước bàn thờ Tổ, Đoàn Văn Cự trong bộ trang phục uy nghi: đầu chít khăn lụa điều, mình thắt dây lưng màu hồng, hông giắt đoản đao đầu hổ…Khi thấy viên sĩ quan Pháp dẫn lính vào, Đoàn Văn Cự quắc mắt nhìn và vung đoản đao chém thẳng vào chúng. Viên sĩ quan Pháp bị thương nhưng kịp rút súng bắn thẳng vào Đoàn Văn Cự. Ông hy sinh!
Sau khi giết được thủ lĩnh của Hội kín, quân lính địch càn phá căn cứ và truy đánh lực lượng nghĩa quân. 16 nghĩa quân bị chúng giết đem chôn cùng xác của cụ Đoàn Văn Cự trong một nấm mồ chung bên dòng Suối Linh. 
Hương án thờ Đoàn Văn Cự và 16 nghĩa sĩ Thiên địa hội
Phần mộ này ngày nay thuộc phường Long Bình, bên phải quốc lộ 1, cách vòng xoay Tam Hiệp chưa đầy 1 km, tính từ hướng vòng xoay đi Hố Nai. Mộ tọa lạc trên khu đất khá bằng phẳng cách trung tâm thành phố Biên Hòa 8km đường chim bay. Nguyên thủy chỉ là nấm mồ chôn cất đơn sơ. Vào năm 1956 và 1990 được nhân dân trùng tu lại theo lối xây cất mới. Mộ hình chữ nhật, dài 16,5m, rộng 2m. Phía sau là ngôi miếu nhỏ thờ hương hồn Đoàn Văn Cự và 16 nghĩa binh, bài trí đơn giản. Bên cạnh mộ là dòng suối Linh, một con suối đẹp của khu rừng Bưng Kiệu xưa nhưng nay đã bị cạn dòng. 
Suối Linh, nay đã cạn dòng
Ngoài ra, nhân dân còn lập đền thờ ông. Di tích đền tọa lạc trên Quốc lộ 15 – nay là đường Phạm Văn Thuận, phường Tam Hiệp. Ngôi đình cũng được xây cất từ năm 1956 làm chỗ tôn thờ Đoàn Văn Cự và 16 nghĩa binh, cách phần mộ khoảng 1km về hướng đông bắc. Đền tọa lạc trên khu đất bằng phẳng, kiến trúc xây theo kiểu chữ tam, gồm hai phần chính: nhà võ ca và chánh điện. Nhà võ ca đối diện với đền thờ chính; bên trong có sân khấu nhỏ dùng để tổ chức hát bội trong những dịp tổ chức đại lễ. Chánh điện chia thành ba gian bởi những hàng cột gỗ sao, trên cột đều có liễn đối. Gian chính giữa thờ thần, bàn hương án bằng gỗ khắc chạm rồng chầu mặt trời, chim muông... được sơn son thếp vàng, hai bên là hàng bát bửu. Hai gian bên thờ tả hữu ban liệt vị. Dọc mặt tường tả hữu thờ Tiền Hiền, Bạch Mã, Tiên Sư, Thổ Công.
Đền thờ Đoàn văn Cự 
2. Mộ lãnh binh Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh:
Ngày 24 tháng 2 năm 1861, đại đồn Chí Hòa thất thủ, Nguyễn Duy tử trận, Nguyễn Tri Phương bị trọng thương phải rút về Biên Hòa dựng đồn lũy chống giặc. Để ngăn chặn quân Pháp đánh chiếm toàn tỉnh Biên Hòa, Triều đình Huế cử Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng vào Biên Hòa chỉ huy, xây dựng tuyến phòng ngự Bá Ký, sông Kỳ Giang, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng đã thu nạp tàn quân sau trận đại đồn Chí Hòa, chiêu mộ nghĩa quân người địa phương, ngăn chặn bước tiến của quân Pháp từ Biên Hòa xuống.
Ngày 13 tháng 12 năm 1861, tướng Bonard ký lệnh đánh chiếm Biên Hòa do đích thân tướng Bonard cùng các đại tá Foucault, đại tá Domenech Diego, thiếu tá Lecbris chỉ huy với 1.000 quân Pháp, Tây Ban Nha và 2 chiến hạm. Ngày 15 tháng 12 năm 1861, quân Pháp tấn công tỉnh Biên Hòa. Quân triều đình ở đồn Mỹ Hòa rút chạy. Khi chúng tới phá cản đá ở sông Đồng Nai, quân triều đình và nghĩa quân chống trả quyết liệt, bắn trúng 54 phát thần công vào tàu Alarne, nhưng đạn công phá kém, chỉ làm gẫy cột buồm. Quân Pháp phá được cản. Ngày 18 tháng 12 năm 1861, quân Pháp chiếm được tỉnh thành Biên Hòa. Quân Pháp đánh chiếm các pháo đài ven sông một cách dễ dàng.

9 giờ sáng ngày 26 tháng 12 năm 1861, đại tá Domenech Diego chỉ huy một cánh quân đánh chiếm huyện lỵ Long Thành. Khi chúng tới gần ngã ba Nha Mát, ấp Bà Ký thì bị Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng chỉ huy quân triều đình và nghĩa quân đánh trả quyết liệt, quân ta chỉ có súng trường khai hậu, bắn phát một và giáo mác, song đã chiến đấu kiên cường, dũng cảm, đánh bật nhiều đợt xung phong của giặc Pháp, giết và làm bị thương nhiều tên. Cuộc chiến đấu kéo dài đến tận 14 giờ, quân ta bị tổn thất nhưng vẫn giữ vững trận địa. Quân Pháp đã phải rút về phía sau củng cố đội hình. Đúng lúc đó thì đại tá Lepperut đã vượt sông Đồng Nai đến tiếp viện cho đại tá Diégo. Cuộc chiến đấu giữa quân ta và quân Pháp trở nên gay go quyết liệt. Nguyễn Đức Ứng bị trọng thương và hy sinh vào ngày 26 tháng 12 năm 1861.
Quân sĩ và nghĩa quân vẫn tiếp tục chiến đấu, cho tới khi quân Pháp hoàn toàn chiếm được Long Thành.
Mặc dù bị giặc Pháp ngăn cấm, nhân dân vẫn đấu tranh, an táng lãnh binh Nguyễn Đức Ứng cùng 27 quân triều đình và nghĩa quân trong một ngôi mộ chung.
Nhớ ơn những người đã dũng cảm hy sinh vì nước, nhân dân từ đời nọ đến đời kia vẫn chăm sóc, hương khói của ngôi mộ chung của 28 liệt sĩ. Ngày 15 tháng 10 năm 1994, Nhà nước đã xếp hạng Di tích lịch sử ngôi mộ Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh huyện Long Thành.
Kỷ niệm 149 năm ngày mất của lãnh binh Nguyễn Đức Ứng, sáng 1-1-2010, huyện Long Thành đã tổ chức lễ khánh thành khu di tích lịch sử mộ Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh chống Pháp. 
Khu mộ tập thể (Ảnh: Nguyễn Thái Hải)
Đền thờ (Ảnh: Nguyễn Thái Hải)
Ở Đồng Nai có 2 ngôi mộ tập thể như thế đó. Ngoài 2 vị lãnh đạo được ghi tên là lãnh binh Nguyễn Đức Ứng và ông Đoàn văn Cự, những người còn lại là chiến sĩ vô danh. Họ đã đồng sinh cộng tử, chết cùng nhau, an giấc ngàn thu trong cùng một nấm mồ.
Những người chiến sĩ vô danh ấy không là người chiến thắng quân giặc, nhưng là những người sống mãi trong lòng dân. Một ngày nào đến đất Đồng Nai, mong bạn hãy đến trước mồ thắp cho họ nén hương tưởng niệm anh linh những người đã vị quốc vong thân. 
Gươm anh linhĐã bao lần vấy máu
 Còn xác xây thành 
Thời gian luống vô tình 
Rừng trầm phai sắc 
Thấp thoáng tàn canh 
Hỡi người chiến sĩ vô danh!
Phạm Hoài Nhân

Đại Hội 59 Năm Thành Lập Binh Chủng Biệt Động Quân Chủ Nhật 21 tháng 7 năm 2019 5pm Nhà Hàng Thanh Thanh Arlington, Texas





Monday, June 24, 2019