Tuesday, February 26, 2019

Núi Bạch-Mã và phi-vụ tiếp tế cuối cùng - Phan Văn Phúc


Từ thành phố Đà-Nẵng lên đèo Hải-Vân nhìn về hướng Tây-Bắc sẽ thấy núi Bạch-Mã, cao gần 5,000 bộ và thường bị mây trắng che phủ trông giống như một con ngựa trắng nằm trong dãy Trường Sơn, đỉnh núi trước đây là một căn cứ nghỉ mát thời Pháp thuộc, được xây cất với nhiều tòa nhà rất nguy nga tráng lệ. Qua bao năm chiến tranh tàn phá, cảnh vật thay đổi, tuyến đường độc đạo duy nhất lên đỉnh đã bất khả dụng suốt cả một thời gian dài.
Sau hiệp định chia đôi đất nước, bọn giặc phương Bắc tiếp tục tiến chiếm miền Nam, chiến sự bùng phát khắp nơi, đỉnh núi Bạch-Mã trở thành một cứ điểm quân sự rất quan-trọng vì có thể quan sát và kiểm soát được cả một vùng rất rộng lớn, nhất là đường mòn HCM nằm cạnh chân núi phía Tây trong dãy Trường-sơn. Xa xa nhìn lên đỉnh núi như một cái yên ngựa, hai điểm cao do một đơn vị Địa-phương-Quân và một đơn vị thuộc Nha-kỹ-Thuật trấn giữ, mọi liên-lạc và tiếp tế chỉ bằng Trực-thăng. Đặc biệt, bọn VC đã lợi dụng hiệp định ngưng bắn lên tiến chiếm được một phần phía Tây trên đỉnh núi, thường xuyên phóng loa đả kích và có đôi lần chạm trán gây thương tích lẫn nhau vì hai bên đều dùng chung một cái giếng nước.
Tôi thường hay biệt phái cho đơn vị NKT trên cứ điểm nầy, rồi chiến sự bùng nổ khắp vùng địa đầu giới tuyến, biệt đội chúng tôi phải luân chuyễn khắp vùng. Một hôm biệt đội đang biệt phái tại căn cứ Phú-Bài, vừa thức giấc thì được lệnh từ Đại Tá Đặng Văn Phước, Không Đoàn Trưởng KĐ51, đem cả biệt đội gồm 2 chiếc Slick và 2 chiếc Gunship bay về đáp tại núi Đá-Bạc cạnh quốc lộ I nằm về phía Đông núi Bạch-Mã chờ lệnh hành quân. Ngay sau đó có 3 chiếc slick khác từ Đà-Nẵng bay ra đáp chờ hợp đoàn, tất cả phi cơ slick được load đầy lương thực, riêng chiếc của tôi chở đầy 10 bao gạo 50 ký. Tr/Tướng Lâm-quang-Thi, Tư Lệnh Tiền-phương vùng I chiến thuật phối hợp cùng Bộ Tư Lệnh KQ đích thân chỉ huy hợp đoàn tiếp tế rất quan trọng nầy.
Đầu tiên một chiếc L-19 dùng loa phóng thanh bay trên vùng kêu gọi quân Bắc-Việt nên tôn trọng lệnh ngưng bắn để chúng tôi bay vào tiếp tế lương thực, tuyệt đối không được khai hỏa, nếu không tuân hành chúng tôi sẽ cho oanh-tạc nát vùng quanh núi… Nhiều phi vụ trước đây lên vùng đều bị hỏa lực phòng không của địch rất nặng, không thể lên tiếp tế khiến cho hầu hết binh sĩ đều bị kiệt sức sau một thời gian khá dài.
Vừa dứt lời phóng thanh nhiều lần thì thấy hai phi-tuần A-37 và cả F-5 từ phi-trường Đà- Nẵng ồ ạt bay ra thị uy gầm thét cả bầu trời quanh vùng. Khi những phi-tuần thị uy rời vùng, tôi cất cánh cùng hai chiếc Guns hộ tống lên vùng thử lửa đầu tiên vì chưa tin được bọn VC. Vì biết có phòng-không nên tôi lái sát ngọn cây bay trườn lên đỉnh núi, khi gần đến đỉnh, thình lình tôi nghe một loạt AK, phi cơ bị lãnh trọn, đèn và âm thanh báo hiệu nổi lên đầy khắp nơi, hệ thống liên lạc bị gián đoạn, đạn lửa phía trước mặt bên kia triền núi bắn lên đỏ trời, tôi cố gắng đưa tàu đến đỉnh, cho đạp vội hết 10 bao gạo khi phi cơ chưa chạm đất. Tôi nghĩ ở lại cũng chết nên quay đầu bay lạng qua lạng lại sát ngọn cây, nhờ 2 chiếc Guns kèm sát đưa về đến nơi an toàn. Sau khi kiểm lại, phi cơ bị bắn thủng tất cả 18 lỗ, may mắn không ai bị thương, thật hú hồn như chết đi vừa sống lại. Tất cả Phi hành đoàn chưa hoàn hồn thì thấy mấy phi tuần phản lực bay ra dội bom quanh sườn núi, khói mù che cả đỉnh núi. Phi tuần oanh tạc rời vùng thì hợp đoàn còn lại gồm 6 chiếc do Đ/úy Thọ hướng dẫn cất cánh lên vùng tiếp tục nhưng phòng không địch bắn lên đỏ trời không thể thực hiện đành phải hủy bỏ phi vụ, tất cả đều hướng nhìn lên đỉnh núi mà bùi ngùi xót thương cho số phận của biết bao chiến hữu thân thương, không biết sẽ phải ra sao trong hoàn cảnh oan nghiệt nầy!
Mãi sau nầy trên đất khách quê người, trong kiếp sống lưu-vong tôi có được cơ may gặp anh T/úy Hậu, người chỉ huy đơn vị NKT trên đỉnh Bạch-Mã năm nào nhờ sự giới thiệu của anh T/úy Phạm-Hòa nhân dịp anh về tham dự Đại hội NKT tại Dallas. 


Tr/Úy Phan Văn Phúc, Th/Úy Lê Văn Hậu và Th/Úy Phạm Hòa
 
Chúng tôi ôm nhau hội ngộ trong niềm vui khó tả, anh bùi ngùi kể lại: „Chính nhờ 10 bao gạo mà anh đã liều chết xông vào đạn lửa cho chúng tôi như một điều cứu tinh mầu nhiệm, chúng tôi chia nhau ăn hồi sức dần và tìm cách băng rừng tìm về đơn vị gần đầy đủ sau môt thời gian khá dài. Đúng là quả đất tròn và nhờ ơn trên phù hộ nên chúng ta mới còn được như ngày nay. Xin tạ ơn.“
KQ Phan-văn-Phúc 219+253

Huế, Đà-Nẵng Những Ngày Tàn Cuộc Chiến - Phan Văn Phúc

Chúng tôi gồm 2 chiếc Trực-thăng thuộc Phi-đoàn 253 được biệt phái cho Bộ Tư-lệnh Tiền-phương Quân-đoàn I nằm tại căn cứ Mang-cá trong thành nội Huế.
Suốt mấy ngày mất ăn mất ngủ vì bị pháo kích liên tục, cuối cùng chúng tôi được lệnh phải dời biệt đội ra cửa Thuận-An để tránh pháo-kích nhưng vẫn bị pháo. Mỗi lần nghe tiếng pháo chúng tôi phải chạy ra phi-cơ cất cánh vừa để tránh đạn, vừa bay tìm ổ pháo địch. Một hôm mấy anh TQLC bắt được 2 tên VC đề-lô đang điều chỉnh pháo, đem ra trói tay bịt mắt, bắt quỳ bên nhau và hù dọa, nếu không khai sẽ bắn bỏ, dứt lời bắn mấy phát xuống đát bên cạnh làm chúng tè ra ướt cả quần.
Chiến sự vùng địa đầu hỏa tuyến lúc nầy đã trở nên sôi bỏng hơn bao giờ hết, có lúc tôi phải bay đi dọn nhà cho Tr/tướng tư lệnh Lâm-quang-Thi về Đà-nẵng, hỏi ra thì được ông cho biết là cứ yên chí, mình sẽ nằm trong "vùng trái độn giữa hai miền Nam-Bắc".Chúng tôi chịu trận mãi đến ngày 24 tháng 3 năm1975, lúc trời gần tối thì chiếc Chinook của Tr/tá Mai đáp khẩn cấp xuống phi đạo ban lịnh: „Tất cả đều di tản về Đà-nẵng trừ hai chiếc Trực-thăng phải dời qua bãi đáp Hải-Quân để tránh pháo kích và chờ chở Bộ-chỉ-huy về sau“.

Tình trạng hỗn loạn tạị phi đạo đã diễn ra, nhiều binh lính đủ sắc phục ồ-ạt chạy dồn lên phi cơ của tôi, có cả xe Honda, hối thúc cất cánh bay về Đà-nẵng. Tôi cố hết lời phân trần là đươc lịnh chỉ dời sang bãi đáp an toàn, nhưng tất cả đều không nghe và có một người chĩa mũi súng trường vào đầu bắt tôi phải cất cánh bay về Đà-nẵng.
Trên đường bay về trong đêm tối, tôi gọi báo tình trạng bị uy hiếp với đài kiểm-báo và phòng Hành-quân-chiến-cuộc Không Đoàn 51 Chiến thuật. Chúng tôi bay về tới phi-trường nhưng chưa được lệnh đáp, phải bay nhiều vòng chờ đến khi đèn đỏ báo hiệu sắp hết xăng tôi xin lệnh đáp khẩn-cấp thì đài kiểm báo chỉ cho đáp ngoài vòng đai, tuyệt đối không được vào đáp trong phi-đaọ vì cho là chúng tôi bị" Không-tặc". Trong đêm tối, chúng tôi phải lên xuống nhiều lần tránh dây điện mới đặt được phi-cơ xuống đất, chưa kịp tắt máy thì thấy đèn pha từ các nơi chiếu sáng và rất nhiều Quân-cảnh ùa vào bắt trói tất cả đưa lên xe. Riêng tôi và Đ/úy Học được chở về trình-diện Đ/tá Phước KĐT. Chúng tôi bị khiển-trách khá nặng-nề, lúc ấy tôi rất bất mãn và tỏ thái-độ bất kính với vị KĐT mà lâu nay giữa tôi và ông đã từng tín nhiệm nhau và đã đảm trách biết bao phi-vụ nguy-hiểm nhất. Cũng may là có T/tá Phố Phi- đoàn-trưởng bên cạnh, ngỏ lời an-ủi: "Thôi đừng buồn, sau nầy sẽ biết".
Tôi theo ông về phi-đoàn nhưng lòng vẫn còn uất ức không muốn về nhà, nằm lại phòng ngủ phi-đoàn. Quá nửa đêm tôi thấy Đ/úy Tứ, Phi hành đoàn đang bay cho Tướng Điềm SĐ I bộ-binh đến gặp tôi với bộ mặt đưa đám kể lại anh ta đã bị thất lạc ông Tướng, chắc là gặp chuyện chẳng lành? Co-pilot, cơ-phi, xạ-thủ đều không thấy đâu cả, không khéo sẽ ở tù cả đám.Tôi đang buồn và đề nghị sáng mai tao sẽ bay với mầy ra tìm mấy chiếc Jeep có cần câu antenes liên-lạc may ra tìm được ông ấy.
Sáng sớm ngày 25-3-1975, chúng tôi bay ra dọc theo bờ biển, thấy lính từ Huế di chuyển về đen cả vùng cát trắng. Chúng tôi gọi máy liên tục và bay quần trên không nhưng chẳng thấy được xe cần câu nào cả. Bay sâu trở ra đến thành phố Huế thì bị hỏa lực địch bắn lên, lại còn phải né tránh những vùng hai bên đang đụng nhau, đạn khói mù trời. Cuối cùng chúng tôi phải bay về và lên đáp trên đài kiểm báo Sơn-chà nhờ liên-lạc.

Được biết ông Tướng đã nhờ mấy ông Đại-tá thuê gọ đưa lên được chiếc tàu Hải Quân số 10 đang chạy về Tiên-Sa, chúng tôi đến đón ông bay về Quân-đoàn, chờ độ nửa tiếng thì ông cùng 2 ông Tá trở ra vừa gặm bánh mì vừa hối hả bảo tôi bay trở lên đàì kiểm-báo bốc thêm 2 ông Tá khác, dự định bay ra liên-lạc hướng dẫn cho tàu vào Đầm-Cầu-Hai, giúp chuyển rất nhiều binh lính bị kẹt không qua Đầm Cầu-Hai được. Tôi phải bay sát bãi cát để ông Tướng vừa cho binh lính thấy mặt vừa khoát tay liên tục chỉ hướng về Đà Nẵng. Bất thình-lình tôi thấy hai tên vừa bỏ chạy vô lùm vừa quay lại bắn một tràng AK trúng tàu bể nát cả bầu kính trước mặt, gió lùa ào ào, đèn đỏ bình xăng báo hiệu bị thủng mùi hơi xăng nồng-nặc, chân tôi bị thương máu bay lên tung-tóe. Tôi vội quẹo phải bay sát mặt biển hướng về chiếc tàu tôi thoáng thấy được ngoài khơi. Tôi và Tứ vừa bay vừa thay phiên nhau cởi giày, báo cho mọi người cùng tháo giày chuẩn bị lội vì máy bay có thể rơi xuống biển bất cứ lúc nào vì bình xăng đã bị bắn thủng.
Tôi gọi báo tình trạng khẩn cấp về đài kiểm-báo và cũng rất may là Tr/úy Giác thuộc PHĐ bay cho Tướng Bùi Thế Lân Sư-đoàn TQLC nghe được trên tần số lúc anh đang bay tiếp tế cho TQLC tại cửa Thuận-An, tôi cho biết tọa-độ và nhờ anh khi nào nhìn thấy thì báo, tôi sẽ bay trở vào đáp khuất sâu trong mấy hàng dương, anh sẽ đáp theo vì nếu đáp phía ngoài binh lính sẽ đeo tàu khó mà cất cánh được. Nhờ Trời chúng tôi đã vượt qua được từng giây tử thần đưa được con tàu đến nơi an toàn, phi cơ vừa đáp thì thấy chiếc trực thăng của bạn Giác đã đáp ngay phía sau. Khóa vội tần-số liên lạc, chúng tôi cùng nhau chạy ùa lên phi-cơ của Giác cất cánh bay về Đà-Nẵng, bỏ lại chiếc phi-cơ của Tướng Điềm có lẽ cũng sắp tắt máy vì hết xăng. Tôi chỉ bị thương nhẹ ở bắp đùi rách cả áo bay được đưa vào bịnh viện băng bó, hôm sau vào trực bay tiếp, nghe đâu sau đó tướng Điềm về làm Tư lệnh Quân-khu, đến ngày di-tản lại bị rớt máy bay trên đường chạy loạn.
Riêng tôi ở lại đến đêm 28-3-1975 thì nghe VC pháo kích vào phi-trường rất nhiều, sáng sớm 29-3 tôi và Tứ rủ nhau vào phi-trường thì được biết đêm qua hầu như tất cả phi cơ trực-thăng đều được bay đi gần hết, tôi tìm được một chiếc check lại đều OK nhưng không có bình battery. Sau tìm được bình lắp vào, quay máy định cất cánh lại bị số người quá đông không lên phi-cơ hết được, số còn lại dưới đất gần 20 người, họ lại bắn bể cả cánh quạt. Tôi tắt máy và thuyết phục tất cả ra sân vận-động tôi sẽ cố bay qua phi trường Non-Nước tìm nhờ mấy chiếc khác bay về rước sau. Tất cả xuống tàu nhưng khi tôi mở máy lại thì tất cả đều nhảy lên tàu trở lại tình trạng cũ, tôi đành tắt máy rời phi-trường cùng Tứ chạy xe qua Non-Nước. nhìn thấy mấy chiếc hạm ngoài khơi, tôi cởi áo bay định lội ra tàu nhưng vì quá xa đuối sức phải bơi vào bờ lại thì tìm chẳng ra chiếc Vespa của Tứ đã bị lấy mất!
Tôi chở Tứ chạy qua Tiên-Sa định tìm tàu di tản nhưng nửa đường gặp hai bên bắn nhau đạn bay tứ phía, tôi đành quay về nhà nằm chờ ngày trình diện vào tù.
Mãi gần 10 năm sau mới được đi tỵ-nạn chính-trị năm 1991 đến nay, âu cũng là số mạng!
KQ Phan-văn-Phúc

Friday, February 22, 2019

Hành Quân Biệt Kích năm Khói Lửa 1968 - Nha Kỹ Thuật

Mở Đầu 

Đầu năm 1968, Khe-Sanh là một trại biên phòng Lực-Lượng Đặc-Biệt. Đơn vị SOG xử dụng trại này làm căn cứ hành-quân Tiền-phương. Nơi đây trở nên tiền đồn bảo vệ phía tây vùng phi-quân-sự. Trong căn cứ có 6000 quân thuộc trung-đoàn 26 TQLC/HK và Tiểu-đoàn 37 Biệt Động Quân QL/VNCH. Bên ngoài có sự hiện diện của 20000 quân cộng sản Bắc Việt. Tất cả mọi hỏa lực đều tập trung xung quanh căn cứ, Pháo binh, phi cơ, kể cả B52 yểm trợ ngày đêm. Sự có mặt, cũng như hành quân vượt biên của đơn vị SOG được bảo mật, không ai biết đến.

Phần 2 Bên trong Khe-Sanh, đơn vị SOG gồm 50 quân nhân LLĐB/HK và khoảng 500 Dân-Sự Chiến Đấu sống dưới hầm cũng như binh-sĩ TQLC/HK chịu đựng 1500 quả đạn đại-bác, súng cối của địch bắn vào căn cứ hàng ngày. Bên ngoài Khe-Sanh, trên những ngọn đồi, tử thần rình rập, các toán biệt-kích SOG phát xuất từ căn cứ hành quân tiền phương 1 (FOB 1) ở Phú-Bài, xâm nhập tìm mục tiêu cho phi cơ oanh-kích, đặt máy nghe lén điện thoại, và đặt máy dò thám điện tử. Nơi hướng Tây căn cứ Khe-Sanh bên kia biên giới Lào-Việt, các toán biêt-kích SOG khác phát xuất từ ‘cửa hậu’ của đơn vị SOG, phi trường Nakhon Phanom (NKP) bên Thái-Lan. Tại đây, SOG có bẩy nhân viên làm việc với phi-đoàn 21 ‘Pony’ Hành-Quân Đặc-Biệt thuộc Không-Lực Hoa-Kỳ, đơn vị anh-em của SOG phi đoàn 20 Green Hornets. Từ tháng Giêng 1967, Ponies yểm trợ cho các toán biệt-kích SOG hoạt động ngoài miền Bắc Việt-Nam, các hoạt động của cơ-quan CIA bên Lào và đến cuối năm thả các toán biệt-kích SOG xâm nhập vào đất Lào. Căn cứ bên Thái-Lan trở nên quan trọng từ đầu năm 1968 khi trực thăng của SOG không hoạt động được trên phi đạo bên trong căn cứ Khe-Sanh. Một trong những mục tiêu thường xuyên của SOG bên Lào là rặng núi Cơ-Rốc, cao 1800 bộ về hướng Tây Khe-Sanh, quân Bắc Việt, đào hầm hố, đục đá núi làm đường chuyển quân. Ngày 12 tháng Giêng năm 1968, toán biệt-kích Indiana bị phục kích trên một sườn núi. Toán chạy lạc, phân tán, toán phó là Trung-Sĩ Jim Cohron cùng hai biệt-kích Nùng tách rời khỏi toán. Phần còn lại chạy đến được một con đường mòn, tìm cách liên lạc với Cohron. Nhóm này thoát, còn nhóm Cohron mất tích. Tình báo Hoa-Kỳ cho rằng, toán Indiana đụng phải trung-đoàn ‘Đồng Nai’ CSBV. Hệ thống kiểm thính bắt được tần số của địch cho biết Cohren bị địch bắt và bị hỏi cung. Cho đến nay, Hà-Nội vẫn trả lời không biết gì về người lính Mũ-Xanh Hoa-Kỳ, quê quán ở tiểu bang Iowa. Cách căn cứ Khe Sanh năm dặm về hướng Tây, trong bóng của rặng Cơ-Rốc bên kia biên giới là trại LLĐB Lang-Vei do Đại-Úy Frank Willoughby chỉ huy. Do áp lực của quân đội Bắc Việt vào đầu năm 1968, 282 quân biệt-kích người Thượng được tăng cường thêm một đại đội biệt kích Thượng và quân Mũ-Xanh Lực-Lượng Đặc-Biệt Hoa-Kỳ. Phần còn lại của toán Indiana đến trại LLĐB Lang-Vei một buổi tối cuối tháng Giêng sau nhiều ngày bị địch săn đuổi trên ngọn núi Cơ-Rốc. Trưởng toán Rick Bayer thông báo cho người hạ-sĩ-quan LLĐB của trại Bill Craig rằng: Toán biệt-kích Indiana trông thấy dấu xích xe-tăng của địch! Thêm điều nữa, trong khi đi ngang qua sông Xe-Kong lúc trời xập tối, toán biệt-kích trông thấy quân Bắc Việt thăm dò mực nước sông và đánh dấu bãi chuẩn bị hành quân vượt sông. Bayer không hoài nghi chuyện quân đội Bắc Việt sẽ đem xe tăng vào chiến trường miền Nam. Khi được đưa vào Saigon để báo cáo, Trung-Sĩ Bayer nhớ lại ‘Họ cho tôi là thằng nói dóc!’. Cấp chỉ huy của anh ta trong FOB 1, Thiếu-Tá Ed Rybat cũng mất mặt không kém. ‘Tụi tôi gửi báo cáo về, họ trả lời rằng không có gì hết, đó là dấu xe ủi đất’. T ôi đã phục vụ trong đơn vị Thiết-Giáp trước đây, tôi bìết thế nào là dấu xích xe tăng. ‘Đó là dấu thiết vận xa lội nước PT-76 của địch’. Trong Saigon, trùm đơn vị SOG là Đại-Tá Singlaub tin rằng quân Bắc Việt chuẩn bị xe-tăng để tấn công. Bộ Chỉ-Huy Quân Viện Hoa-Kỳ MACV bỏ qua lời báo động của ông ta. Vừa quá nửa đêm ngày 6 tháng Hai, binh sĩ TQLC nơi giao thông hào phiá tây căn cứ Khe-Sanh nghe tiếng động cơ theo gío đưa tới, nghe như tiếng cưa máy – Xe Tăng! Trong trại LLĐB Lang-Vei, mặt đất rung chuyển khi mười một chiến xa PT-76 cùng một tiểu đoàn bộ-binh Bắc Việt được pháo binh 152 ly yểm trợ tràn vào trại. Đại bác 76 ly trên chiến xa bắn xập các pháo đài bên trong. Hơn nửa Dân Sự Chiến Đấu Thượng chết tại vị trí chiến đấu, sau khi bắn hết đạn súng Carbine, đại liên vào các chiến xa đang tiến tới của địch. Lính Mũ-Xanh Hoa-Kỳ dùng súng cối 106 ly tiêu diệt hơn nửa số PT-76. Trùm đơn vị SOG thông báo về vụ tấn công trại LLĐB Lang-Vei cho cơ-quan MACV, vị tướng trưởng phòng Nhì cơ quan vẫn từ chối không tin. ‘Làm gì có xe tăng ở Việt-Nam’. Trong khi trận đánh nơi Lang-Vei vẫn đang tiếp diễn, đơn vị SOG trong Khe-Sanh chuyển lời cầu cứu của trại LLĐB cần viện binh. Đại-Tá David Lownds Chỉ huy Trưởng căn cứ Khe-Sanh từ chối ‘ Tôi không muốn hy sinh sinh mạng người Hoa-Kỳ’. Biệt-kích SOG kể rằng “Ông ta liếc qua tụi tôi chớp nhoáng như máy quang tuyến, rồi khước từ một cách dã man”. ‘Đúng vậy, chúng tôi có thoả thuận rằng sẽ đi tiếp cứu trại LLĐB Lang-Vei trong trường hợp căn cứ này có thể bị dứt điểm’ Thiếu-Tá Jim Stanton, sĩ quan điều hợp pháo-binh TQLC trong căn cứ Khe-Sanh đã xác định bằng lời nói trên. ‘Tình trạng chiến đấu trong căn cứ đã xuống thấp, không ai dám bảo đảm vấn đề an-toàn cho họ’. Phần 3 Sĩ-quan tùy viên cho Tướng Westmoreland đánh thức ông ta dậy hai lần trong đêm cho biết trận tấn công trại LLĐB Lang-Vei. Đại-Tá Francis Kelly, Chỉ huy Trưởng Liên-Đoàn 5 LLĐB/HK yêu cầu ông gửi quân tiếp viện cho Lang-Vei, nhưng Tướng Westmoreland ngần ngại ra lệnh cho bộ Tư-lệnh TQLC/HK. Cá nhân tướng Westmoreland xem chuyện từ chối không tiếp viện cho trại LLĐB do sự mâu-thuẫn giữa bộ chỉ huy MACV của ông ta và bộ tư-lệnh TQLC/HK. Ông ra lệnh triệu tập một buổi họp với các vị tướng lãnh TQLC/HK tại Đà-Nẵng sáng hôm sau. Trong trại LLĐB Lang-Vei, quân Bắc Việt đã hoàn toàn làm chủ tình hình. Sĩ quan quân đội Bắc Việt ra lệnh tất cả quân nhân LLĐB/Việt-Mỹ mở cửa hầm chỉ huy và ra đầu hàng. Sĩ-quan Việt-Nam ra trình diện dường như bị bắn tại chỗ. Quân Bắc Việt dùng chất nổ phá cửa hầm, sức nổ làm tám quân Mũ-Xanh Hoa-Kỳ bất tỉnh. Đến Đà-Nẵng, Tướng Westmoreland ra lệnh cho Trung-Tướng Robert Cushman cung cấp trực thăng đưa một đơn vị cấp cứu SOG trong căn cứ Khe-Sanh vào Lang-Vei ngay tức khắc. Sau này Tướng Westmoreland biết được lệnh của ông ta không được thi hành. Ông ta viết ‘Đó là điều xẩy ra trong thời gian tôi phục vụ tại Việt-Nam. Chuyện đó làm tôi muốn xin về hưu’. Tại Khe Sanh, Thiếu Tá George Quamo, Thượng-Sĩ Charles ‘Skip’ Minnicks có thể nhìn thấy khói bốc lên từ trại LLĐB Lang-Vei. Quamo nói về sự nguy-hiểm đang chờ đợi họ, và hỏi ‘Ai muốn đi?’. Một tá lính Mũ-Xanh Hoa-Kỳ xách tiểu-liên CAR-15, tập họp ba mươi Biệt-kích Nùng, Thượng rồi leo lên trực thăng TQLC/HK ra đi. Sự thờ-ơ của TQLC ảnh hưởng viên phi công lái trực thăng, không nhiệt tâm đi cứu. Kinh hoàng trông thấy xe tăng cháy, doanh trại đổ nát ở dưới, mất tay phi công CH-46 lái bay vòng vòng trên không. Cuối cùng Thiếu-Tá Quamo ra lệnh ‘vào’ lúc đó họ mới hạ cánh. Xuống tới đất, toán biệt-kích SOG, chia ra lục xoát các hầm hố, công sự phòng thủ tìm người sống sót. Hàng ngàn quân Bắc Việt trú ẩn xung quanh Lang-Vei sợ Không-Lực Hoa-Kỳ oanh-kích không tấn công tiếp. Hầu hết người Hoa-Kỳ sống sót nhờ Trung-sĩ Nhất Eugene Ashley, chết sáng hôm đó trong những đợt phản công đẩy lui quân cộng sản ra khỏi Lang-Vei. Anh ta được ân thưởng huy chương Danh-Dự cao qúy nhất của chính phủ Hoa-Kỳ. Vài lính Mũ-Xanh Hoa-Kỳ thoát nhờ Thiếu-Úy Qúy lái xe Jeep xông vào trại đem họ đi. Toán Biệt-kích SOG gom tất cả những biệt-kích Hoa-Kỳ sống sót và đem thêm với khả năng của họ những biệt-kích quân Thượng bị thương ra bãi đáp chờ trực thăng bốc. Khi đoàn tầu bay lên, Trưởng toán Alabama John Allen trông thấy một quân nhân Hoa-Kỳ chạy ra bãi đáp vẫy tay. Không thể quay trở lại, anh ta bị bỏ rơi cho số mệnh. Người Biệt kích Hoa-Kỳ đó tên là Dennis Thompson, bị tù năm năm trước khi được trả tự do. Trong số hai mươi bốn quân nhân biệt-kích Hoa-Kỳ ở trại LLĐB Lang-Vei, Thiếu-Tá Quamo đem về được mười bốn, trong đó có một bị thương. Đơn vị SOG đóng góp trong trận bao vây Khe-Sanh, cũng là thành quả lớn nhất của họ thâu thập bên Lào trong năm 1968, khám phá được căn cứ lớn, bộ chỉ huy, kho chứa đạn dược của địch gần rặng núi Cơ-Rốc. Phi vụ B-52 Arc Light được lệnh tiêu hủy mục tiêu này kết qủa gây ra nhiều tiếng nổ phụ trong vòng hai tiếng đồng hồ. Trong nhật ký của Tướng Westmoreland, ông ta tin rằng trận đánh bom B-52 trúng bộ chỉ huy đầu não của địch trong trận bao vây Khe-Sanh. Hệ thống truyền tin của địch bị mất liên lạc trong vòng hai tuần lễ, chứng tỏ có sự bối rối trong hệ thống chỉ huy của địch, do đó quân Bắc Việt không mở trận tấn công lớn vào căn-cứ Khe-Sanh trong kỳ Tết Mậu-Thân. Cuối tháng Ba, trong khi Sư-đoàn 1 Không-Kỵ Hoa-Kỳ bắt đầu hành quân giải tỏa áp-lực của địch xung quanh căn cứ Khe-Sanh. Toán Biệt-kích Asp xâm nhập khu vực cách Khe-Sanh 25 dặm về hướng tây bắc, theo dõi sự triệt thoái của các đơn vị Bắc Việt.. Trưởng toán Asp là Trung-sĩ Nhất George Brown, có Trung Sĩ Charles Huston và Alan Boyer. Toán Asp bị một đơn vị lớn của địch tấn công bất thần. Một chiếc Kingbee vào cứu Brown và Huston bị hỏa lực địch bắn vào không được. Một chiếc Kingbee khác trông thấy Alan Boyer, thả thang dây xuống cứu anh ta, đạn bắn đứt thang dây, anh này rơi xuống vào giữa địch quân. Tất cả đều mất tích. Hai trăm lẻ năm TQLC Hoa-Kỳ tử trận trong bẩy mươi bẩy ngày bao vây căn-cứ Khe-Sanh. Thiếu-Tá Quamo chỉ huy cuộc cứu nguy trại LLĐB Lang-Vei, lên máy bay của đơn-vị SOG bay về Đà-Nẵng. Chiếc máy bay cũng biến mất luôn vì thời tiết xấu. Xác Thiếu-Tá Quamo tìm được năm 1974. Vài tuần sau, căn cứ hành quân tiền phương (FOB) ở Khe-Sanh đóng cửa. SOG dời FOB qua trại LLĐB Mai-Lộc đông bắc Khe-Sanh. Trong khi trận chiến dịu dần xung quanh căn cứ Khe-Sanh, các toán Biệt-kích SOG khác vượt biên qua Cambodia, dò thám xem địch quân đã rút qua đất Miên hay chưa, sau trận Tổng-Công-Kích. Ngày 2 tháng Năm 1968, toán biệt-kích do Trung-Sĩ Nhất Leroy Wright làm Trưởng toán xâm nhập vùng Lưỡi Câu. Trong toán có Trung-sĩ Lloyd ‘Frenchie’ Mousseau, Brian O’Connor và chín biệt-kích Nùng. Phần 4 Buổi sáng lúc toán ra đi từ căn cứ Quản-Lợi, Trung sĩ Nhất Roy Benavidez bạn của Wright ra tiễn đưa, cảm phục những người ra đi hoạt-động trong lòng địch. Chẳng bao lâu, khi xuống bãi đáp, toán chạm địch và chạy trở lại bãi đáp. Địch đuổi theo sát đuôi, bắn không cho toán biệt-kích ngóc đầu dậy và đuổi những chiếc trực thăng cấp cứu ra chỗ khác. Một trực thăng võ trang bị bắn rớt. Địch đem thêm quân đến bao vây toán biệt-kích đang nằm chịu trận dưới hỏa lực súng cối, B-40, AK-47. Một loạt đạn AK trúng Wright vào đầu, anh ta chết ngay tức khắc. Mousseau và O’Connor bị thương nhiều chỗ. Tất cả các biệt-kích Nùng đều trúng đạn, nằm la liệt, bị thương hoặc chết. Không chạy được, hết thuốc chữa, toán biệt kích sắp sửa bị địch thanh toán.
https://i.pinimg.com/736x/8a/24/03/8a24033f3a9db2706270ff13a4d2faac--special-forces-troops.jpg Trong một túp lều dã chiến dựng lên nơi Căn cứ Hành quân Tiền phương Quản-Lợi, Roy Benavidez lắng nghe những chuyện xẩy ra từ máy truyền tin, điện đàm giữa các phi công trực thăng võ trang, và phi công lái máy bay quan sát điều hành không yểm (FAC). Roy sốt ruột lo cho các chiến hữu của mình, Leroy Wright trúng đạn, Frenchie Mousseau trúng đạn, Brian O’Connor cũng trúng đạn và tất cả biệt-kích Nùng đều trúng đạn chết hoặc bị thương nặng. Một lữ-đoàn thuộc sư-đoàn 1 Bộ-Binh Hoa-Kỳ đang hành quân gần đó nhưng họ không được phép vượt rào qua Cambodia. Toán cấp cứu Bright Light cũng không có sẵn. Mình phải làm gì đây! Roy đứng ngồi không yên. Bị mất nhiều máu, Brian O’Connor yếu đi, anh nghe tiếng trực thăng đến nhưng không di chuyển được. Chiếc máy bay hạ thấp rồi Roy Benavidez xách túi đựng dụng cụ y-khoa nhẩy xuống chạy thật nhanh vào bụi rậm nơi các biệt kích SOG nằm la liệt. Roy tình nguyện đi cứu toán một mình. Địch trông thấy trực thăng đáp xuống, bắn ra tới tấp, một viên trúng vào đùi Roy, chàng vẫn tiếp tục chạy, không dám ngừng lại. Vào đến nơi, Roy liếc thật nhanh, vị trí chiến đấu của toán biệt-kích, Wright đã chết, Mousseau trúng đạn vào đầu, nằm thẳng cẳng nhưng chưa chết, O’Connor bị thương nhưng vẫn còn bò lết được. Roy Benavidez băng bó cho bạn, phân phối đạn còn lại từ những biệt kích quân đã chết. Chàng lãnh thêm một viên AK nữa vào đùi phải trong khi điều khiển trực thăng oanh kích và trực thăng vào đem những người còn sống ra. Khi chiếc trực thăng hạ cánh, Roy đưa khẩu AK cho O’Connor, chàng vác theo xác Wright. Một viên AK khác trúng vào phổi, Roy ngã xuống gần ngất đi. Chiếc trực thăng trúng đạn súng cối tiêu hủy, viên phi công và người xạ thủ đại liên chết. Roy lết lại chiếc trực thăng, giúp những người còn sống ra khỏi máy bay trúng đạn trước khi bốc cháy. Chàng tiếp tục điều khiển phản lực Phantom F-4 oanh kích, và lãnh thêm hai viên AK nữa. Địch bắn rớt thêm một chiếc gunship.
Rồi một chiếc Huey khác vào bãi đáp, trên máy bay có y-tá LLĐB Trung-Sĩ Ronald Samsons, anh ta giúp Benavidez kéo, dìu phi hành đoàn chiếc trực thăng trúng đạn, xác biệt kích quân lên máy bay. Trên đường về Benavidez bất tỉnh vì mất nhiều máu và kiệt sức, Mousseau chết vì vết thương quá nặng nơi đầu. Wright và Mousseau (chết) được lãnh huy chương Ngoai-Hạng (Distinguish Service Cross). Benavidez nằm bệnh viện gần một năm chữa bẩy vết thương đạn AK, hai mươi tám miểng B-40, cối 61 ly của địch. Roy Benavidez cứu tám người, tuy nhiên giấy tờ thất lạc. Mười ba năm sau, đã về hưu, Thượng-Sĩ Benavidez được máy bay quân đội đưa đi Washington và được tổng thống Reagan gắn huy chương Danh-Dự (Medal of Honor).
Sau ngày Benavidez cứu toán biệt-kích trong tháng Năm 1968 bên Miên. Toán Alabama xâm nhập Lào cách thung lũng A-Shau 15 dặm để gắn máy nghe lén điện thoại. Trưởng toán là Trung-sĩ John Allen, cùng với Kenneth Cryan, Paul King và sáu biệt kích Nùng. Toán Alabama xâm nhập vùng tình nghi có sự hiện diện của một sư-đoàn Bắc Việt, đơn vị này rút qua Lào khi Sư-đoàn Đệ Nhất Không-Kỵ Hoa-Kỳ mở cuộc hành quân càn quét khu vực xung quanh thung lũng A-Shau. Khi trực thả toán biệt-kích bay gần đến bãi đáp, Allen trông thấy hầm hố, công sự phòng thủ của địch dưới rặng cây. Không thấy bóng dáng quân Bắc Biệt tại đîa điểm thả toán, Allen ra hiệu ‘xuống’ và toán biệt-kích bắt đầu làm nhiệm vụ. Họ di chuyển khoảng một tiếng đồng hồ, giác quan thứ sáu báo động cho Allen biết (Allen đã có kinh nghiệm đi 20 chuyến qua Lào và một chuyến Bright Light ngoài miền Bắc). Chàng hút-gió báo cho toán phó Ken Cryan biết ‘Có điều gì nhìn không bình thường, ngửi cũng khác thường, có chuyện khác thường’. Allen cùng một biệt kích Nùng tiến tới đằng trước quan sát. Hai người lên trước khoảng 250 thước, họ trông thấy khoảng đất rộng đã được dọn dẹp, những nhánh cây cao trên đầu cột lại che dấu khoảng đất trống ở dưới. Ở giữa có một căn nhà làm bằng tre, rõ ràng là bộ chỉ huy của địch với lính Bắc Việt ra vào. Xa hơn chút nữa có đường hầm rộng đủ hai người cùng đi đào sâu vào trong núi. Allen chụp mấy tấm ảnh rồi lùi về chỗ toán Alabama. Toán phó Ken Cryan cho biết vài địch quân đi ngang qua, có lẽ toán lùng biệt-kích. Allen quyết định ‘cắt đuôi’, rồi cả toán nghe tiếng la lối, tiếng xục-xạo trong các bụi rậm trên lộ trình họ vừa di chuyển qua. Toán biệt-kích ‘dọt’, vài phút sau, biệt-kích hướng đạo (đi-đầu – Point man) dẫn toán băng qua một con đường mòn lớn, có lẽ dẫn tới bộ-chỉ-huy. Âm thanh truy kích của toán lùng biệt-kích chỉ cách phiá sau chừng 50 thước, Allen quyết định tăng tốc độ di chuyển. Họ băng qua một đường mòn nữa rồi nghe tiếng gọi nhau của địch phiá bên phải, và tiếng trả lời phiá sau. Toán biệt kích chạy ‘hết tốc lực’ lên một ngọn đồi. Súng AK của địch nổ vang dội, một biệt kích đáp lại một tràng CAR-15. Cryan qụy xuống ôm lấy đùi bên phải, Allen chạy lại xốc nách Cryan dìu đi mặc dù Cryan nói hãy chạy đi để chàng ở lại. Một biệt-kích Nùng trúng một viên AK ngay ngực gục xuống đất chết, được đồng đội cõng theo. Phần 5 Trong khi Paul King gọi máy cấp cứu, Allen tìm chỗ để phòng thủ, chàng thấy một hố bom chừng 50 thước trên đường lên núi. Ra lệnh cho toán viên bắn yểm trợ, Allen dìu Cryan di chuyển đến hố bom, rồi phần còn lại theo sau. Allen trải tấm Pa-nô (Panel) mầu cam giữa lòng hố bom đánh dấu vị trí toán biệt-kích cho phi cơ. Paul King lo cứu thương, người biệt kích Nùng đã chết, Cryan trúng đạn vào đùi bể xương, hèn chi anh ta đứng lên không nổi. Sợ phải cưa chân, King chích morphine cho Cryan đủ cho anh chàng này đỡ đau và còn tỉnh táo. Allen cùng mấy biệt-kích chuẩn bị tuyến phòng thủ xong thì quân Bắc Việt xuất hiện tiến lên đồi. Nhờ vị trí trên cao, toán biệt-kích ném lựu đạn xuống làm địch phải lui lại. King gọi Allen ‘Đã có phi cơ FAC lên vùng’ và đưa máy cho anh ta liên lạc, King bước ra miệng hố thay cho Allen, một viên AK bắn trúng King ngay đầu, chết ngay tức khắc. Toán Alabama giờ có hai người chết. Máy bay quan sát điều khiển các phi tuần đánh bom đẩy lui quân Bắc Việt ra xa, hết Phantom F-4, đến lượt Super Sabres F-100, rồi đến A-1 Skyraider. Rồi trực thăng đến, nhưng viên phi công nhát không dám xuống mặc dầu Allen đã trải pa-nô đánh dấu vị trí toán biệt-kích và đưa tay vẫy, sau đó chiếc trực thăng bay về vì hết nhiên liệu, hẹn hôm sau sẽ trở lại. Toán Alabama đành phải đợi sáng hôm sau, đêm đó họ phải chiến đấu suốt đêm, thêm một biệt kích Nùng bị thương nhẹ. Sáng hôm sau, quân Bắc Việt vẫn tiếp tục bò lên tấn công, rồi một tiếng nổ lớn rung động hố bom. Allen định thần nhìn quanh, toán Alabama chín người lúc xâm nhập giờ đây còn lại mình chàng và một biệt-kích Nùng, số còn lại chết bị thương nằm la liệt trong hố bom. Đêm qua quân Bắc Việt đã đem súng phòng phông 12 ly 7, đại bác 37 ly đến xung quanh khu vực toán biệt-kích, họ biết máy bay Hoa-Kỳ sẽ đến tiếp cứu toán, nên đã chuẩn bị chiến trường. Một chiếc Phantom bị bắn rớt, các chiếc khác phải lo tiêu diệt các ổ phòng không của địch. Đến chiều trực thăng cấp cứu CH-53 Jolly Green đến bốc toán Alabama. Sườn núi dốc chiếc CH-53 không đáp được thả dây cấp cứu xuống, Allen đặt Cryan lên một dây, dây bên kia cho một biệt-Kích Nùng ngồi vào, chàng nói ‘Hẹn gặp ở Phú-Bài’. Chiếc CH-53 từ từ bốc lên, đạn AK bắn theo trúng cả hai, máu nhiễu xuống vào mặt Allen, chiếc trực thăng hoảng bay đi luôn. Q uân địch vẫn bắn theo, nhằm vào lính biệt-kích chứ không phải trực thăng. Hai xác chết buông xuôi tay, vẫn còn dính dây cấp cứu được trực thăng đem đi. Allen nổi điên, chửi thề um-xùm. nói với FAC là sẽ tìm đường khác. Viên phi công lái FAC rất bình tĩnh ‘John, anh định tìm đường nào?’. John Allen lấy thêm đạn từ những biệt kích chết, rồi ra khỏi hố bom chạy xuống núi, quân Bắc Việt không ngờ, không bắn không đuổi theo. Chạy được một quãng, chàng gọi FAC. – Tôi đã ra khỏi. Trực thăng có chưa?
– Tôi vẫn theo bạn, sẽ có KingBee đến đón.
– Còn mấy ông bạn của tôi sao?
– Y-tá nói họ OK! Họ OK! (Phi công FAC trấn an Allen)
https://i0.wp.com/www.vnafmamn.com/aircraft/H34_VNAF24.jpg Cuối cùng chiếc Kingbee do phi công tài ba Việt-Nam thuộc phi-đoàn 219 bốc Allen đưa về căn cứ hành-quân tiền-phương Phú Bài. Nhờ tài bình tĩnh của viên phi công lái FAC, nói dối để trấn an Allen, Cryan và biệt kích Nùng lãnh mỗi người ba mươi viên AK khi được trực thăng CH-53 bốc. Toán biệt-kích SOG Alabama còn mỗi mình Allen sống sót. Người biệt-kích ngồi ghế sau chiếc FAC là Trung Sĩ Nhất John Robertson tử trận khoảng 15 ngày sau khi đi theo Kingbee trong một sứ mạng cách toán Alabama xâm nhập khoảng 10 dặm. Quân Bắc Việt bắn rớt Kingbee bằng hỏa tiễn SA-7. Ba ngày sau toán Idaho xâm nhập cách đó khoảng 5 dặm. Chiều hôm đó, trưởng toán Glen Lane, toán phó Robert Owen nói vắn tắt cho Covey (FAC) biết họ không báo cáo được vì quân Bắc Việt đã bao vây toán. Đó là lần cuối cùng toán Idaho báo cáo, không ai biết chuyện gì xẩy ra cho toán biệt-kích. Toán Oregon vào tìm toán Idaho, họ tìm được dấu vết lựu đạn nổ, chứng tỏ có chiến đấu và toán Idaho bị địch bắt. Đến phiên toán Oregon bị đơn vị chống biệt-kích tấn công, tất cả mọi người trong toán đều bị thương nhưng thoát hiểm. Mùa Hè năm 1968, xếp mới đơn vị SOG là Đại-Tá Cavanaugh, Đoàn Nghiên-Cứu Quan-Sát dồn nỗ lực qua Lào và Miên. Trong nội điạ, chỉ để ý thung lũng A-Shau, cách Đà-Nẵng 40 dặm về hướng nam. Thung lũng A-Shau rộng 25 dặm qua biên giới Lào về hướng Tây Bắc. Trong vùng này, quân đội Hoa-Kỳ bỏ rơi hai phi đạo ngắn và ba trại LLĐB. Ngày 3 tháng Tám, toán Idaho mới lập lại do Wilbur Boggs làm trưởng toán xâm nhập vào thung lũng A-Shau cách chỗ toán Idaho cũ biến mất ngày 20 tháng Năm chừng mười dặm. Toán phó là John Walton, anh này rất thông minh, chơi xì-phé giỏi (sau này trở về hưởng gia tài do cha ông để lại những tiệm Wal-Mart), ngoài ra có thêm Tom Cunningham, biệt-kích Thượng. Xâm nhập không lâu, toán bị tấn công, Trưởng toán Boggs bị thương nặng, hai biệt-kích Thượng chết. Toán bị bao vây, không lối thoát. Walton gọi oanh kích ngay trên đầu toán. Nhờ vậy quân Bắc Việt lui ra, Walton lo cấp cứu những biệt kích bị thương, kể cả Cunningham, tất cả đều thoát. Cùng trong tháng Tám, 3 giờ sáng ngày 23, đặc công cộng sản tấn công bộ chỉ huy Bắc (CCN), trận tấn công kéo dài ba tiếng đồng hồ. Kết quả, 15 sĩ-quan, hạ-sĩ-quan LLĐB/HK chết, con số tổn thất lớn nhất từ trước đến giờ, 16 biệt-kích quân Việt-Nam, Nùng, Thượng chết. Địch bỏ lại 38 xác, 9 bị thương làm tù binh. Trong số xác địch để lại có tên làm trong bếp, nội tuyến của địch gài vào. Sau vụ Đà-Nẵng, toán Biệt kích SOG vẫn tiếp tục xâm nhập qua Lào. Trong mùa Thu, không ai may mắn hơn Trung-Sĩ Lynne Black Jr. Ngày 5 tháng Mười toán của anh ta xâm nhập miền trung Lào, vào vùng đụng ngay, toán trưởng Trung-sĩ James Stride chết trong loạt đạn đầu. Toán phân tán để chạy, Black cùng với hai biệt kích Thượng chạy ngang qua bộ chỉ huy quân Bắc Việt, chuyện xẩy ra nhanh chóng địch không phản ứng kịp. Một chiếc CH-53 Jolly Green đến từ Thái Lan, Black cho hai người Thượng, và Mũ-Xanh thất lạc vừa tới lên trước. Nghe tiếng trực thăng, hai lính Bắc Việt chạy ra đụng Black, hai bên giằng co. Không hiểu sao, Black thoát được và được câu lên trực thăng. Đúng lúc đó chiếc trực thăng chao đi vì trúng B-40, viên phi công đáp an toàn xuống một rặng núi khác, rồi một chiếc CH-53 đến bốc tất cả về căn cứ an toàn. Xác trưởng toán Stride không tìm được. Kết Luận Bill Copley không được may như Lynne Black. Vài tuần sau khi Black thoát hiểm, toán biệt kích khác xâm nhập vùng nam Lào, bị rượt. Copley bị thương, anh ta cầu cứu ‘Giúp tôi, Tôi bị thương!’. Một toán viên cõng Copley chạy đến khi kiệt sức phải bỏ lại vì địch đuổi theo bén gót. Sau đó toán cấp cứu Bright Light vào tìm, chỉ thấy dấu máu nơi Copley nằm. Tổng kết năm 1968, ngoại trừ vụ đặc công tấn công bộ chỉ huy Bắc. CCN mất 18 Mũ-Xanh tử trận, 18 mất tích. 16 tháng Ba năm 2000 CCN/FOB Phú-Bài
Nha Ky Thuat

Wednesday, February 20, 2019

Tân Niên Ái Hữu NKT Nam Cali


Ngọc, Rinh, Như, Hiền, Xuân Nháy, NT Lê Hữu Minh

Trần Đức Huynh, Tống Thái, NT Lê Hữu Minh và Lê Văn Minh

NT Lê Minh, Huỳnh, Ngọc, Thanh

Hương, Lập, Trần Minh Ngà, Ngọc
 Bùi Đẹp, Lê Văn Sáu, Tống Thái, NT Lê Hữu Minh, NT Nhan Hữu Hậu, NT Lê Minh, NT Cang 219

U.S. Army Special Warfare and the secret war in Lao 1954-1974 - Joseph D. Celeski

The Secret War in Laos was one of the first “Long Wars” for Special Operations, spanning a period of about thirteen years. It was one of the largest CIA-paramilitary operations of the time, kept out of the view of the American public until declassified in recent years. This historical book was researched and written by Special Forces Colonel (Ret), Joseph D. Celeski.
Between 1959 and 1974, Green Berets were covertly deployed to Laos to prevent a communist take-over or at least preserve the kingdom's neutrality. Operators dressed in civilian clothes, armed with cover stories and answering only to "Mister," were delivered to the country by Air America, where they answered to the U.S. Ambassador. There they were faced with the complexities of the three factions in Laos, as well as operating with limited resources – maps of the country often had large blank areas and essential supplies often didn't arrive at all. In challenging tropical conditions they trained and undertook combat advisory duties with native and tribal forces. Veterans remember Hmong guerrillas and Lao soldiers who were often shorter than the M1 rifles they carried.
The Green Berets' service in Laos was the first strategic challenge since its formation in 1952, and proved one of the first major applications of special warfare doctrine. Clouded in secrey until the 1990s, this story is comprehensively told for the first time using archival documents (official and personal) and interviews with veterans, including Chapter Member Ray Millaway who was assigned to Laos Project 404, 1970-1973.

Tuesday, February 19, 2019

SFC Zabitosky was awarded the Medal of Honor in 1969 and would later retire after 30 years of service at the rank of Master Sgt

On this day 51 years ago, then-Sgt. 1st Class Fred W. Zabitosky, while serving with 5th Special Forces Group in Vietnam, distinguished himself by conspicuous gallantry and intrepidity at the risk of life above and beyond the call of duty while serving as an assistant team leader of a 9-man Special Forces long-range reconnaissance patrol operating deep within enemy-controlled territory when the unit was attacked by a numerically superior North Vietnamese Army unit. SFC Zabitosky was awarded the Medal of Honor in 1969 and would later retire after 30 years of service at the rank of Master Sgt. Visit the following link to read MSG Zabitosky’s 

ZABITOSKY, FRED WILLIAM

Rank: Sergeant First Class
Organization: U.S. Army
Company:
Division: 5th Special Forces Group
Born: 27 October 1942, Trenton, N.J
Departed: Yes
Entered Service At: Trenton, N.J.
G.O. Number:
Date of Issue:  
Accredited To:
Place / Date: Republic of Vietnam, 19 February 1968
 
ZABITOSKY, FRED WILLIAM Photo
 
CITATION
For conspicuous gallantry and intrepidity in action at the risk of his life above and beyond the call of duty. Sfc. Zabitosky, U.S. Army, distinguished himself while serving as an assistant team leader of a 9-man Special Forces long-range reconnaissance patrol. Sfc. Zabitosky's patrol was operating deep within enemy-controlled territory when they were attacked by a numerically superior North Vietnamese Army unit. Sfc. Zabitosky rallied his team members, deployed them into defensive positions, and, exposing himself to concentrated enemy automatic weapons fire, directed their return fire. Realizing the gravity of the situation, Sfc. Zabitosky ordered his patrol to move to a landing zone for helicopter extraction while he covered their withdrawal with rifle fire and grenades. Rejoining the patrol under increasing enemy pressure, he positioned each man in a tight perimeter defense and continually moved from man to man, encouraging them and controlling their defensive fire. Mainly due to his example, the outnumbered patrol maintained its precarious position until the arrival of tactical air support and a helicopter extraction team. As the rescue helicopters arrived, the determined North Vietnamese pressed their attack. Sfc. Zabitosky repeatedly exposed himself to their fire to adjust suppressive helicopter gunship fire around the landing zone. After boarding 1 of the rescue helicopters, he positioned himself in the door delivering fire on the enemy as the ship took off. The helicopter was engulfed in a hail of bullets and Sfc. Zabitosky was thrown from the craft as it spun out of control and crashed. Recovering consciousness, he ignored his extremely painful injuries and moved to the flaming wreckage. Heedless of the danger of exploding ordnance and fuel, he pulled the severely wounded pilot from the searing blaze and made repeated attempts to rescue his patrol members but was driven back by the intense heat. Despite his serious burns and crushed ribs, he carried and dragged the unconscious pilot through a curtain of enemy fire to within 10 feet of a hovering rescue helicopter before collapsing. Sfc. Zabitosky's extraordinary heroism and devotion to duty were in keeping with the highest traditions of the military service and reflect great credit upon himself, his unit, and the U.S. Army.

SP5 Ronald S Gaffney, B-52, KIA on February 19, 1965 while taking part in the Vung Ro Beach operation.

Today we pause to remember SP5 Ronald S Gaffney, B-52, KIA on February 19, 1965 while taking part in the Vung Ro Beach operation. Gaffney was serving his 3rd tour of duty in Vietnam, was 21 years old, and died while rescuing two wounded soldiers in the Phu Yen Province of South Vietnam. 
His awards included the Bronze Star/Valor in Combat (2), Purple Heart, National Defense, Vietnam Service, Vietnam Campaign, and Air Medals.
He was the son of Mr and Mrs Charles C. Gaffney Sr, from Winter Garden, Florida. Ron Gaffney graduated from Groveland High School in 1961. He was President of the Beta Club, on yearbook staff, in Key Club, on football and baseball teams, in Letter Club, FFA and a delegate to Boy's State. The Dog Park in Groveland has been named in his honor as well as a portion of Highway 50.

SP5 Gaffney is buried in Greenpond Cemetery, Polk City, Florida. He was survived by his parents, two brothers and three sisters.
FB Special Operations Association 

Monday, February 18, 2019

Về thăm lại núi Bạch Mã bên kia đèo Hải Vân Huế của Trưởng Toán 723 Thiếu Úy Lê Văn Hậu Đoàn 72 Sở Công Tác Nha Kỹ Thuật

Video 2 Video 3
The Stories





NHỮNG CHIẾN SĨ NHẢY TOÁN TRÊN ĐỈNH NÚI BẠCH MÃ (Lê Văn Hậu-Toán 723)


Tại vùng 1 chiến thuật với những địa danh có tính chiến lược, cùng thiên nhiên khí hậu cảnh đẹp núi đồi, thì không thể quên vùng núi Bạch Mã.
Từ độ cao của Bạch Mã có thể nhìn bao vùng cả khu đồng bằng, từ Lăng Cô ra đến phía Nam Phú Bài – Huế. Vì vậy vc lợi dụng trong tình huống QLVNCH đang bị Mỹ cắt bớt viện trợ, nên những phi vụ đánh bom và pháo binh bị hạn chế rất nhiều, để đánh chiếm điểm chiến lược nầy.
Trước khi Hiệp Định Ba Lê được ký kết để ngừng bắn giữa hai miền Nam & Bắc. Ai ở đâu thì ở đó để chờ sự kiểm tra của Ủy Ban Liên Hiệp Quân Sự 4 bên xét duyệt. Lúc đó, các toán của Sở Công Tác thường được nhận công tác nhảy vào các vùng núi chiến lược để cắm cờ vàng 3 sọc đỏ trên các rừng núi, và vùng núi Bạch Mã là một trong những điểm chiến lược quân sự rất quan trọng của vùng 1 cần phải xâm nhập chiếm giữ nhanh trước khi có hiệp định Ba Lê.
Do đó khi được lệnh Quân Đoàn1, Sở Công Tác liền thả vài toán đầu tiên xuống vùng Bạch Mã để thám sát địa thế tình hình. Khi các toán nhảy xâm nhập vào vùng hoạt động theo lệnh hành quân an toàn, rồi vài ngày sau đó gởi báo cáo về các Bộ Chỉ Huy Đoàn để cho biết trên các đồi núi vùng Bạch Mã khá yên tỉnh chưa thấy dấu vết của công quân chiếm đóng.  Nên Sở Công Tác được lệnh Quân đoàn 1 cho các Đoàn thay phiên lên chiếm đóng đỉnh núi chính của vùng Bạch Mã để làm đầu cầu cho Địa Phương Quân lên trấn giữ.
Lúc đó, hằng ngày các phi vụ trực thăng của PĐ 253 rất bận rộn để chuyển người và lương thực của các Đoàn Công Tác lên trấn thủ ngọn núi Bạch Mã. Các Đoàn của Sở Công Tác thay phiên nhau lên Bạch Mã rồi đóng quân trong một toà nhà lầu đổ nát trên ngọn núi chính của vùng Bạch Mã.  Cách xa đỉnh núi của Đoàn Công Tác/SCT khoảng 150 mét về hướng Nam có một đỉnh núi hơi thấp được Địa Phương Quân của Tỉnh Thửa Thiên-Huế trấn đóng.  Các Đoàn Công Tác và Điạ Phương Quân thường liên lạc qua lại để giữ an ninh chung quanh vùng núi Bạch Mã. Dưới chân núi vùng Bạch Mã có một đường đèo hoang lở đã bỏ lâu ngày vì chiến tranh chạy ngoằn nghèo quanh vùng núi ra đến vùng đồng bằng Đá Bạc – Cầu Hai. Trên các đồi núi thấp dọc theo đường đèo ấy có một Tiểu Đoàn Địa Phương Quân rải quân trấn đóng để an ninh diện địa. Khi Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1973 là một sự sắp đặt của bàn cờ quốc tế để Mỹ rút lui khỏi VN trên danh nghĩa, rồi bỏ mặc cho người bạn đồng minh VNCH trong tình huống thiếu thốn viện trợ mọi bề, kể cả súng ống đạn dược v.v. Sau khi lực lượng quân sự Hoa Kỳ rút hết vào cuối tháng 3 năm 1973, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Giải phóng miền Nam chuẩn bị cho việc đánh dứt điểm chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đang trong tình trạng thiếu thốn đạn dược cố gắng xoay trở chống đỡ. Vì thế vai trò của Hiệp định Paris, trên thực tế, đến đây là đã hết. Trong thời gian nầy việt cộng bắt đầu lấn chiếm các vùng núi quanh hai đồi của Đoàn Công Tác và Địa Phương Quân để bắn sẽ, và những lần tiếp tế lương thực bằng trực thăng rất là khó khăn nguy hiểm trước hỏa lực súng phòng không của địch. Vì vậy Tiểu Khu Thừa Thiên có đưa một nhóm nhỏ của ngành Chiến Tranh Chính Trị đem máy móc lên Bạch Mã để phát thanh kêu gọi việt cộng hãy tôn trọng Hiệp Định Balê.
Có một lần Phi Đoàn 253 tiếp tế gạo cho Đoàn 72 Sở Công Tác.  Trước khi trực thăng bay vào vùng, thì phi cơ L19 bay vào trước lạng quanh các đồi núi, rồi bắt loa phát thanh yêu cầu vc phải tôn trọng lệnh “ngừng bắn” của Hiệp định Balê, sau đó trực thăng mới bay vào để tiếp tế.  Nhưng! lần đó phi công Phan văn Phúc khi vừa điều khiển chiếc trực thăng sắp đến đỉnh núi của Đoàn Công Tác, thì súng cao xạ của địch bắn xối xả lên trực thăng.  Trước hỏa lực của địch, hai chiếc Gunship và A 37 nhào xuống bắn và đánh bom để yểm trợ.  Sự gan dạ sống chết cùng chiến hữu không làm Phi Công Phúc chùn tay lái, cố bay lạng lách theo kinh nghiệm với bản năng phản ứng tự nhiên đã liều mạng đưa trực thăng lên đồi Bạch Mã và nhanh chóng đạp thả được hết 10 bao gạo tiếp tế.  Một ngày thật kinh hoàng với bom rơi đạn nổ như một cảnh trong phim ảnh khó quên, cũng nhờ sự gan dạ của Phi công Phúc, Đoàn 72 Sở Công Tác mới có lương thực để chiến đấu cho đến ngày cuối,và tôi vẫn còn nhớ.
Vài tuần sau, vào một buổi sáng trong căn phòng chỉ huy, chai Champagne được Thiếu Tá Minh rót ra để mời các anh em Sĩ quan, có cả Trung Úy Minh, anh Trung Úy Quãng, Đại Úy Tùng, Hậu, đang ngồi lắng nghe Thiếu Tá Minh nói về tình hình chiến sự và cho biết Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Đoàn 72 được lệnh rút vào Đà Nẳng.  Vì trong thời gian nầy máy bay trực thăng tiếp tế lương thực rất thiếu, và bay đến rất khó khăn bởi súng phòng không của địch.  Lệnh Thiếu Tá Minh chỉ định Toán 723 phải ở lại trấn giữ đỉnh núi của các Đoàn làm căn cứ ở lâu nay trên trên Bạch Mã, để chờ , vài ngày bộ binh sẽ lên tiếp nhận, còn các Toán khác rút theo Bộ Chỉ Huy Đoàn 72 về Đà Nẳng.  Có lẽ, mang cái tên Hậu theo định số mà cha mẹ đặt lúc mới lọt lòng, có nghĩa là người “ sau cùng ” nên tôi đành chịu trận, chỉ tội cho các toán viên phải bị vạ lây theo.
Được bổ sung thêm vài toán viên ở lại, nên Toán 723 nay có tất cả được 10 người, và chúng tôi đang đơn côi thu dọn những đồ đạc vất bừa bãi ngổn ngang ở dưới bãi trực thăng và trong các căn phòng ngủ, bởi khi anh em đeo trực thăng rút lui thì không thể đeo theo lên máy bay trực thăng bốc về trong cảnh lửa đạn vội vàng hãi hùng.  Nhìn anh em thu dọn đồ đạc trong im lặng với khuôn mặt cúi gầm xuống đất, tôi thấu hiểu cái tâm trạng ấy, vì chính tôi cũng cảm nhận được những gì của cõi lòng mình…
Lúc các Đoàn lên trấn thủ phải dùng kẽm gai “Concertina” rào phòng thủ quanh nhà lầu, đào giao thông hào nối liền với 5 lô cốt thiết kế bằng bao cát để làm 5 điểm canh gác, cùng gài mìn claymore, lựu đạn, trái sáng bao quanh đồi.  Ngôi nhà lầu nầy trước đây đã được một kỹ sư người Pháp xây với chiều dài khoảng 30m, chiều rộng 20m. Các phòng được xây bao quanh cái sân chính giữa nhà được đúc bằng bê tông mà bên dưới làm hồ để chứa nước mưa, mỗi phòng đều có cửa đi ra giữa sân.  Chỉ có hai cửa chính Bắc – Nam dùng đi ra ngoải nhà lầu, và mé bên trong kế cửa ra vào hướng Nam có một cầu thang đúc xi măng để đi lên sân thượng. Nay chỉ có 10 người nên tôi co cụm thu hẹp lại với thế trận để tử thủ về đêm, chỉ đặt 2 vọng gác trước 2 cửa ra vào, và tùy theo thời tiết sương mù mây bay, màn đêm nếu quang đãng thì rão bước ra xa để quan sát động tỉnh.
Các thùng lựu đạn được đem bỏ lên tầng sân thượng, rồi cột một sợi giây dài vào cái cột trụ gãy mé về hướng đồng bằng, để trong trường hợp ban đêm nếu bị đặc công việt cộng đột kích, toán sẽ chạy lên sân thượng tử thủ rồi dùng lựu đạn thả xuống các phòng bên dưới, và trong trường hợp “bất khả kháng” thì phải dùng sợi giây để liều mạng tìm “ sự sống trong cái chết” rồi nhảy ra khỏi hàng rào concertina đầy mìn bẫy hy vọng thoát thân.  Ban ngày, chúng tôi không lo, chỉ cần một người gác đi lòng vòng xung quanh nhà lầu, nếu tụi nó bắn là tụi tôi sẽ đáp trả lại đầy đủ cả vốn lẫn lời liền.
Trong thời gian nầy, việt cộng thường lợi dụng lúc sương mù tan loãng trên đỉnh đồi, để bắn sẽ anh em Địa Phương Quân và Toán 723.  Nhưng mỗi lần chúng bắn sẽ vào Toán 723 thì bị anh em bắn M72 trả lại khiến chúng lo sợ.  Còn vc bắn sẽ lính Địa Phương Quân thì chúng chẳng hề bị bắn trả lại, nên chúng thường hay bắn vào lính Địa Phương Quân, và đã làm bị thương, chết vài người mà trong đó có Thiếu Úy Hồng Đại Đội Phó Địa Phương Quân.  Từ đó, cảnh thần tiên thơ mộng của Bạch Mã không còn nữa mà chỉ có đạn bom đêm ngày nổ vang trên đồi, tung bụi bay mù mịt, pha trộn trong mây gió làm bẩn màu trắng của trời mây.
Một tháng sau, được Bộ Chỉ Huy Đoàn 72 báo tin người em ruột của tôi ở Sư Đoàn 1 vừa mới tử trận. Tôi xin lệnh Đoàn 72 cho tôi băng rừng về Đà Nẳng một mình để tiễn đưa người em đi vào vùng trời mới, nhưng không được chấp thuận.  Đây là lần thứ hai gặp tình huống oái ăm, còn lần đầu khi đang chuẩn bị lên Komtum nhảy thực tập thì nhận tin người anh ruột tử trận ở Long An, cũng không được chấp thuận để về Sài Gòn nhìn người anh lần cuối.  Đời chiến binh là thế, việc nước trước việc nhà, tôi hiểu nên đành chấp nhận cái định số để trấn an tâm hồn.  Nhưng ! Trước cảnh gia đình đã có 3 người anh em hy sinh, còn lại mình tôi đơn độc, lắm lúc ngồi trên đồi Bạch Mã mắt mơ màng ngắm theo những làn mây trắng bay qua, trắng cả một vùng trời, rồi chợt một ý nghỉ thoáng qua đầu… nếu ngày nào đó mình cũng đi theo các anh em thì gia đình sẽ tuyệt nòi và ai lo cho cha mẹ. Do đó, trước sự vi phạm Hiệp Định Ba Lê qúa trắng trợn của vc trên vùng Bạch Mã, tôi linh tính có ngày tụi nó sẽ bao vây đánh mình, và chuyện may rủi sống chết biết đâu mà lường, nên tôi đề nghị các anh em sẵn có máu văn nghệ, biết đờn ca, lấy máy phát thanh, microphone mà trước đây nhóm Chiến Tranh Chính Trị lên công tác đã bỏ lại lúc rút về Huế, để làm một đêm văn nghệ dã chiến với chủ đề “ ĐÊM BẠCH MÃ ” không ngoài mục đích yêu cầu vc hãy tôn trọng hiệp định Ba Lê, đừng bắn sẽ nữa, nếu bắn thì Toán 723 phải tự vệ và sẽ bắn lại.  Tôi còn nhớ mang máng viết đôi dòng để giới thiệu “Đêm Bạch Mã” như sau: “Cùng các bạn bên kia đồi Bạch Mã.  Chúng ta là người VN, giống con rồng cháu tiên, ắt cùng chung một sự rung cảm nhịp đập của con tim khi thấy quê mẹ đang đau thương bởi chiến tranh tương tàn… Đến với các bạn đêm nay bằng lời ca của những người lính trẻ trong chiến trận đau thương của hai miền đất nước ….” .
Thời gian hơn 40 năm đi qua đã quên đi những dòng chữ ngày ấy, nhưng không ngoài mục đích là làm sao tụi nó phải hiểu và tôn trọng lệnh ngừng bắn.  Và đó cũng là cái lo của người trưởng toán đơn độc chỉ có 10 người đang giữa vòng vây ngày càng siết chặt của cộng quân.
Qua đêm hôm sau, chúng tôi nghe Địa Phương Quân nói đang nghe vc bên kia núi cũng bắt loa hò hát và đọc những lời tuyên truyền xuyên tạc, nhưng vì dưới chiều gío thổi nên Toán chẳng nghe rõ được gì. Gần 2 tháng trời sống trong lửa đạn bom rơi, cảnh chết chóc bị thương của lính Đia Phương Quân, mà chẳng có đơn vị bộ binh nào lên thay thế.  Hằng ngày, các anh em toán luôn hối thúc chuyên viên truyền tin gọi về Bộ Chỉ Huy Đoàn 72 để xem có bộ binh lên thay Toán chưa.  Nhưng bên kia đầu máy PRC 25, cũng như mọi lần rè rè tiếng nói: Chưa, cứ chờ đó. Sự bất mãn của anh em Toán 723 nảy sinh từ đó, vì bộ binh không lên thay thì phải cho Toán khác lên thay chứ.  Anh em Toán 723 cảm thấy như 1 đứa con bị bỏ chợ, hay là Toán “bị đì ” nên các anh em bàn bạc rủ tôi bỏ đồi Bạch Mã xuống núi về Đá Bạc, sống chết có nhau.  Là một người Trưởng Toán từng sống chết với anh em kể từ ngày thành lập Đoàn 72 tại Nha Trang, chúng tôi chia nhau điếu thuốc, ngụm nước, ly cà phê đen, phì phà khói thuốc se xì ke, phê lâng lâng đê mê thả hồn phiêu du trong chốc lát… Tôi buồn bả thông cảm lắc đầu: Các em cứ ra đi để sống, còn anh phải ở lại sống chết cùng Bạch Mã. Thấu hiểu vì Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm nên phải chấp hành Quân Lệnh của thượng cấp, dù chưa biết đó đúng hay sai?  Thi hành trước khiếu nại sau, nên tôi đành chấp nhận ở lại Bạch Mã với TS Tiến nhân viên truyền tin.  Rất may tụi việt cộng và cả Địa Phương Quân bên kia núi không biết anh em ra đi để lại Bạch Mã chỉ còn có 2 người thức trắng 2 đêm canh gác. Sau hai ngày thì Chuẩn Uý Đàm Quang Phong được lệnh dẫn một số anh em các Toán và vài toán viên 723 trễ phép, chuồn lặn đi chơi, bị quân cảnh bắt, rồi lội bộ đường rừng lên tăng viện cho chúng tôi.  Chuẩn Uý Phong cho biết khi anh em Toán 723 do TS Phong (Phong đen) hướng dẫn bỏ Bạch Mã lội bộ đường rừng về Đá Bạc thì Thiếu Tá Minh và cả Bộ Chỉ Huy Đoàn 72 hoảng hốt lên, lính quýnh quáng như gà mắc đẻ, vội vàng ra lệnh Chuẩn Úy Phong vừa mới đi phép về dẫn vài anh em lên bổ sung quân số Bạch Mã liền.
Tháng ngày trôi qua, mùa mưa lại đến, Bạch Mã với ngày đêm mưa tầm tã, bầu trời đen tối âm u, mây mù che phủ nên tầm quan sát hạn chế trong khoảng 10 mét. Lợi dụng thời tiết xấu đó, việt cộng đã tấn công bằng chiến thuật tiền pháo hậu xung vào đồi của Đại ĐộiĐịa Phương Quân và Toán chúng tôi.  Đã từng chiến đấu đơn độc trong rừng sâu núi thẳm của vùng Tam Biên, nên chúng tôi chẳng hề nao núng trước trận địa, sẵn sàng đợi việt cộng bò lên đỉnh đồi để bắn hạ.  Nhưng chúng chỉ pháo phủ đầu vào đồi của Toán 723 để nghi binh, rồi nhào lên tấn công bên đồi của Địa Phương Quân . Ầm…Ầm lửa chớp khói bay tiếng đạn reo réo víu vu, núi đồi Bạch Mã rung chuyển dưới cơn mưa sáng sớm.  Bất chợt nghe tiếng Đại Úy Bạch Đại Đội Trưởng Địa Phương Quân kêu vang trong máy truyền tin vội vã: Hồng Hà, Hồng Hà đây Bắc Bình anh nghe rõ trả lời . Tôi vội vàng cầm ống liên hợp áp sát vào tai: Hồng Hà nghe Bắc Bình rõ 5/5. Tiếng Đại Úy Bạch nói lớn trong ống nghe: Tụi vẹm nó bám sát xung quanh hàng rào và tôi nghe rõ tiếng nói của chúng.  Nhờ anh bắn đại liên yểm trợ vào hướng đi lên đồi của chúng tôi để nó không chạy lên được đồn. Tôi trấn an: Tôi sẽ yểm trợ Bắc Bình. Hãy an tâm. Vì mây mù qúa dày đặc không thể thấy được đồn của Địa Phương Quân nên tôi đã cho Trung Sĩ Thành đen và Minh mập bắn đại liên M60 để yểm trợ đồn Địa Phương Quân theo hướng địa bàn tôi hướng dẫn. Chừng 10 phút sau, tiếng Đại Úy Bạch của Địa Phương Quân lại vang lên trong máy mừng rỡ: Cám ơn anh đã yểm trợ tốt, và xin anh tạm ngừng bắn. Sau khi ngừng bắn đại liên M60 để yểm trợ cho Địa Phương Quân xong, và đang chờ đợi lệnh của Bộ Chỉ Huy Đoàn 72.  Ngồi trong lô cốt nghe tiếng đạn rơi pháo nổ ầm ầm của các đơn vị Pháo Binh yểm trợ, và cả pháo việt cộng bắn vào nhà lầu, làm rung chuyển ngọn đồi như sắp đổ sụp tan tành. Bất chợt tôi nghe tiếng anh em nói vọng vào: Có tiếng lính Địa Phương Quân xin đi vào đồi của mình anh Hậu ơi. Vội vàng chạy ra khỏi lô cốt để nhìn xuống lối nhỏ đi lên đồi, nhưng sương mù đục ngầu chẳng thấy được gì cả.  Tôi chỉ nghe tiếng ồn ào dưới gần chân đồi dồn dập la lớn: Địa Phương Quân đây, cho chúng tôi lên đồi, xin đừng bắn. Nửa tin nửa ngờ, không biết lính Địa Phương Quân hay việt cộng trá hình.  Sau mấy giây đắn đo suy nghĩ, Tôi vội hét lớn: Các anh hãy đưa hai tay với súng ống lên đầu rồi đi lên từ từ từng người một.  Nếu ai không làm đúng chúng tôi sẽ bắn. Dạ ! Dạ nghe. Tôi nhanh chóng cho bố trí trên góc trái sân thượng cây đại liên M60 do T/Sĩ.Thành đen xử dụng hướng súng ngay lối nhỏ đi lên đồi, để phản ứng khi có tình huống bất ngờ xảy ra, sau đó mới cho lính Địa Phương Quân đi lên.  Khi Địa Phương Quân lên đồi xong, tôi kiểm tra thấy có khoảng chừng 60 người, có người có súng, người thì tay không, kể cả những người bị thương với vẻ mặt thất thần sợ hãi đang nhỏ to chuyện trò hỏi han. Anh em Địa Phương Quân cho biết sau khi được chúng tôi bắn đại liên yểm trợ xong, thì thấy Đại Úy Bạch mở hàng rào ra khỏi đồn, rồi chạy về hướng đồi của Toán 723.  Nhưng vì mây mù phủ che tầm nhìn, lính Địa Phương Quân tưởng Đại Úy Bạch chạy qua đây nên đã vội vàng chạy theo để xin đi lên đồi của Toán.  Có ai ngờ đâu Đại Úy Bạch một mình chạy về Tiểu Đoàn đóng ở vùng núi gần dưới đồng bằng Phú Lộc-Cầu Hai, Nước Ngọt.
Đã từng đơn độc trong rừng sâu quen rồi, và cả tuần qua cùng anh em chiến đấu để giữ vững ngọn đồi.  Nay có thêm một số lính Địa Phương Quân chạy qua gần cả trăm người, nên tôi và anh em Toán 723 càng tăng thêm sự tự tin quyết sống chết cùng Bạch Mã.  Nhưng ! nhìn thấy sự hỗn loạn sợ hãi của lính Địa Phương Quân, tôi liền bảo anh em Toán mở loa phóng thanh rồi cùng hát to bài Quốc Ca “…nầy công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi, đồng lòng cùng đi, hy sinh tiếc gì thân sống …” để kích động tinh thần anh em Địa Phương Quân.
Dưới trời mưa lất phất, mây mù phủ kín đồi, tiếng nổ của đạn pháo ầm vang, hòa cùng bài Quốc Ca VN với tiếng hát nhịp nhàng, như một bản hòa tấu hùng mạnh đang vang dội khắp đồi, làm sôi sục dòng máu ấm trong lòng thúc dục tôi bước ra khỏi lô cốt, tay cầm đàn miệng hát bài Quốc Ca, và đi theo dọc hệ thống giao thông hào dưới trời mưa phùn lành lạnh xuyên qua các lô cốt, để kích động tinh thần của lính Địa Phương Quân.
Thật không ngờ, có lẽ lời của bài Quốc Ca đã trỗi dậy được tinh thần để vượt qua nổi sợ hãi của những người lính trên đỉnh đồi Bạch Mã này, hãy cùng bên nhau chiến đấu trước cảnh hiểm nguy.  Tôi rất vui mừng khi thấy anh em Địa Phương Quân bày tỏ một lòng sống chết với Toán 723 để cố giữ vững đồi Bạch Mã,  và một vài anh em toán nhìn tôi cười lớn vui vẻ.  Không biết chuyện gì mà anh em vui vậy, tôi liền hỏi Minh: Có chuyện gì mà vui thế? Minh cười lộ ra cả cái răng vàng: Hồi nảy lính Địa Phương Quân nói: Trung Sĩ cho em bắn vài phát đạn M60 cho lên tinh thần.  Nó gọi TS xưng em vui qúa anh Hậu ơi. Té ra là vậy, tôi chợt hiểu từ trước đến nay các anh em toán chưa bao giờ có lính trong tay, nay có lính trong tay thì đó là một niềm vui trong chiến trận, và làm tôi cũng vui lây, vì số Địa Phương Quân chạy qua đều dưới sự chỉ huy của tôi.
Sau khi cùng chiến đấu từ sáng đến xế trưa thì lương thực khô dự trữ đã cạn hết, vì đã chia xẻ khẩu phần cho lính Địa Phương Quân.  Tôi phải gọi về đơn vị để xin thả dù tiếp tế lương thực.  Nhưng thời tiết qúa xấu, mưa gío cả tuần nay chưa ngừng, lại thiếu phương tiện máy bay để thả hàng tiếp tế, nên Quân Đoàn 1 đã cho lệnh Toán rút khỏi Bạch Mã.  Khi nghe lệnh bỏ đồi Bạch Mã, lòng tôi cảm thấy buồn vui lẫn lộn, một đỉnh núi mà đã có nhiều hình ảnh quen thân trong thời gian qua trấn đóng, và nay có thêm quân lính trong tay nên tôi vững tin ngọn đồi sẽ đứng vững trước địch quân, còn mừng vì sắp trở về gặp lại gia đình. Khi nhận lệnh rút lui, tôi không nghe nói gì đến Địa Phương Quân, vì vậy tôi chỉ cho anh em toán biết lệnh rút lui thôi, rồi cho phá hủy các khẩu súng cối cùng đạn dược, thiêu hủy giấy tờ tài liệu. Còn Ts Thành đen thì vội vàng tháo nòng cây đại liên M60 rồi lịệng xa xuống mé núi dốc đứng phía đồng bằng, sau đó Thành đã lấy cục than viết lên tường gần kho đạn câu “đả đảo Cộng Sản Bắc Việt xâm lăng miền Nam”. Các Trung Đội Trưởng Địa Phương Quân thấy được những việc khác lạ của chúng tôi nên thăm dò hỏi tôi.  Lúc đó tôi mới cho họ biết lệnh rút lui của chúng tôi và nói họ liên lạc về Tiểu KhuThừa Thiên để xin lệnh. Sau đó Tiểu Khu Thừa Thiên liên lạc trực tiếp với tôi rồi nhờ chúng tôi dẫn đường giúp đưa Địa Phương Quân rút theo với. Tôi gom toán lại, và chia đều anh em ra đi theo từng Trung Đội Địa Phương Quân để chỉ huy.  Sau đó ban lệnh rút lui cho các Sỉ quan Trung Đội Trưởng Địa Phương Quân biết mà thi hành.  Để cho sự rút lui không hỗn loạn, lắm lúc tôi phải cứng rắn với các Sĩ Quan Địa Phương Quân để lính tráng Địa Phương Quân đi vào kỷ luật trong lúc chiến đấu. Dưới trời mưa, lợi dụng mây mù dày đặc khó quan sát, chúng tôi dùng mìn Claymore phá hủy hàng rào nơi dốc đứng gần chổ cầu tiêu để làm hướng rút lui an toàn.  Vì nếu rút đi theo con đường mòn nhỏ hay lên xuống của Địa Phương Quân, linh tính báo e sẽ bị phục kích. Để nghi binh cho việt cộng nghĩ chúng tôi còn đang trấn thủ trên đồi.  Tôi nói Thành và vài anh em chờ đi sau cùng, cứ thỉnh thoảng bắn vài tràng đại liên và M79 qua hướng đồi Địa Phương Quân đang bị việt cộng chiếm đóng, trong khi chúng tôi thứ tự rút lui.  Tôi và Tiến đi đầu theo một Trung Đội Địa Phương Quân, Chuẩn Úy Phong đi gần Trung đội sau cùng.  Khi biết tất cả anh em của nhóm đi sau cùng ra khỏi hàng rào của đồi một khoảng xa khá an toàn.  Tôi liền gọi yêu cầu pháo binh bắn ngay trên đỉnh đồi.  Pháo của mình và pháo của địch nổ ầm ầm rung động cả núi đồi, bởi việt cộng cứ tưởng mình còn ở trên đồi.  Nhưng lúc đó chúng tôi đã xuống gần nữa dốc núi rồi, và cũng là lúc tôi bị một tảng đá lớn từ trên cao bay xuống xớt qua đầu kéo theo thân hình tôi lộn theo mấy vòng rồi bất tỉnh.  Khi mở mắt ra, máu phủ cả mắt nên thấy toàn màu đỏ.  Tôi được anh em băng bó cầm máu quanh đầu như quấn một vòng khăn tang cho đồi Bạch Mã…
Sau khi băng bó xong, anh em cho biết ai cũng nghĩ tôi sẽ chết khi họ nhìn thấy tảng đá bay xéo ngang qua đầu của tôi rồi tôi lăn theo.  Cám ơn Trời, tôi vẫn còn sống dù đầu óc có hơi choáng váng, nhưng tôi còn đủ sức di chuyển cùng anh em xuống tận chân núi, rồi theo đường đèo hoang bỏ ngày trước đi về ngọn đồi của Tiểu Đoàn Địa Phương Quân đóng quân để ngủ qua đêm.
Sáng hôm sau thức dậy sớm, chúng tôi chia tay với số anh em Địa Phương Quân đã rút theo chúng tôi từ đỉnh Bạch Mã về Tiểu Đoàn Địa Phương Quân an toàn.  Trước khi tạm biệt, anh em lính Địa Phương Quân chạy đến ôm tôi run run xúc động nói lời cám ơn, và bịn rịn chia tay cùng các anh em trong toán. “Ơn Nghĩa- Tình Người” mà lính Địa Phương Quân đã thể hiện trong chiến trận thật cảm xúc. Tôi đưa tay dụi đôi mắt cay cay ươn ướt miệng gượng cười méo xẹo khi thấy họ chỉ là những người lính binh nhì thôi, nhưng con tim của họ biết rung cảm từ “Đạo Làm Người”. Họ mới đúng là Người… Để tránh bị phục kích, chúng tôi không đi theo đường mòn, mà nhắm hướng đồng bằng để vượt rừng suối xuôi về hướng đông, và đến ven rừng Cầu Hai- Nước Ngọt vào lúc xế chiều. Đại Úy Tùng với vài anh em của Đoàn 72 từ Đà Nẳng ra đón chúng tôi, rồi được xe GMC của Đoàn 72 đưa về Sơn Trà, Đà Nẳng.  Còn tôi thì đi vào Bệnh Viện Duy Tân – Đà Nẳng.
Lê Văn Hậu-Toán 723