Tuesday, November 30, 2021

30 tháng 11 năm 1961 - 11/30/2021 (60 years ago)

On this day in U.S. Army SF history...... 30 Nov. 1961, Green Beret medical specialists are deployed to provide assistance to the Montagnard tribes around Pleiku. 

 Out of this will develop the Civilian Irregular Defense Group (CIDG), a program of organized paramilitary forces among the ethnic and religious minorities of South Vietnam and the chief work of the US Special Forces during the war.

Mud Special Operations admin 

 

Monday, November 29, 2021

Thung Lũng Máu A Shau

Trại Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB) A Shau được xây dựng nhằm mục đích theo dõi đường biên giới, phá hoại, ngăn chặn đường xâm nhập của bọn cộng phỉ bắc việt vào xâm lăng ăn cướp Miền Nam Việt Nam trong khu vực trách nhiệm. A Shau nằm về hướng tây nam thành phố Huế, chỉ cách biên giới Lào khoảng 5 cây số về phiá đông, tọa độ YC494834.
Vị trí chiến lược của căn cứ A Shau gần ba con đường xâm nhập chính từ bên Lào qua Việt Nam, vào khu vực thung lũng A Shau, A Lưới (Aloui), nên bị bọn phỉ quân bắc việt khuấy phá thường xuyên bằng những đơn vị cấp nhỏ cho đến khi bị tấn công, bắt đầu từ ngày 9 tháng Ba năm 1966.
Sắc dân thiểu số sống trong khu vực A Shau trước khi trận tấn công xẩy ra là người Katu, họ sống rất bí mật và thù nghịch với những người lạ (LLĐB Hoa Kỳ, Việt Nam). Và họ được địch quân móc nối hay có cảm tình với địch. Những quân nhân LLĐB Việt, Mỹ đến A Shau, xây dựng trại LLĐB chưa hề “làm bạn” được với người Katu.
Tin tức thời tiết cho biết, trong những ngày 9, 10, 11, 12 tháng Ba, 1966, thời tiết rất xấu, có nhiều mây che phủ bầu trời, sương vào buổi sáng sớm và bầu trời xuống thấp dưới 2000 bộ. Bọn phỉ quân bắc việt lợi dụng thời tiết xấu, tránh được hỏa lực yểm trợ của phi cơ, tấn công trại LLĐB A Shau.
Ngoài ra, phiá Đồng Minh còn gặp trở ngại trong việc sử dụng trực thăng, đổ quân tiếp viện, cũng như tái tiếp tế cho căn cứ.
Trong khu vực thung lũng, cỏ tranh cao hơn đầu người (cỏ voi, elephant grass), cao từ 8 đến 12 bộ, che phủ khắp thềm thung lũng, và xung quanh trại LLĐB A Shau. Do đó vấn đề quan sát từ phi cơ quan sát cũng như từ trong căn cứ, để khám phá địch quân rất khó khăn, ngay cả những đơn vị cấp lớn của địch di chuyển trong thung lũng. Lẽ dĩ nhiên ngoại trừ khi địch quân di chuyển trên những con đường mòn.
Nơi hướng đông phi đạo (trại LLĐB nào cũng có một phi đạo ngắn để phi cơ C-123, 130 đáp xuống đem theo đồ tiếp tế cho căn cứ) và khu vực phiá nam căn cứ có những bãi mìn cũ, không ai dám đi lại nên cỏ tranh mọc dầy đặc mà không ai dám ra cắt cỏ phát quang.
Tình hình quân bạn
Tình hình quân bạn trước khi trận tấn công được báo cáo như sau: những toán tuần tiễu trong ngày 18, 19, 24, 25 tháng Hai, 1966, tịch thu được nhiều tài liệu của địch cho biết trại LLĐB A Shau đang bị địch quân dò thám, điều nghiên để tấn công.
Ngày 5 tháng Ba, 1966, một đơn vị gồm 30 Dân Sự Chiến Đấu (DSCĐ), do hai quân nhân Mũ Xanh LLĐB Hoa Kỳ chỉ huy, lục soát cách căn cứ khoảng hai cây số về hướng nam, nhưng không gặp địch.
Ngày 6 tháng Ba, một đại đội DSCĐ ra ngoài lục soát khu vực nơi hướng đông nam căn cứ, với nhiệm vụ tấn công những vị trí đóng quân của địch. Mục tiêu này do phi cơ thám thính tìm ra, trong chuyến bay bao vùng trại LLĐB ngày hôm qua. Chuyến hành quân lục soát này dự trù sẽ kéo dài hai ngày.
Trong khi đó, hai lính bắc việt đào ngũ đến trại LLĐB A Shau trình diện. Họ cho biết bốn tiểu đoàn chính quy bắc việt sẽ tấn công căn cứ ngày 11 và 12 tháng Ba và các đơn vị bắc việt đã chuyển quân vào trong thung lũng. Dựa vào nguồn tin này, đại đội DSCĐ đang lục soát bên ngoài được gọi về phòng thủ căn cứ. Toán quân về đến căn cứ an toàn, không chạm địch.
Ngày 6 tháng Ba, 1966, một toán tuần tiễu được lệnh thám sát khu vực cách căn cứ khoảng 2 cây số về hướng tây bắc, tìm vị trí đặt súng cối của địch. Toán này tìm không thấy vị trí súng cối của địch nên quay trở về căn cứ. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I khước từ nhiều lần điện văn xin tăng cường cho trại LLĐB A Shau, Bộ Chỉ Huy C1 LLĐB ở Đà Nẵng yêu cầu Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn 5 LLĐB/HK ở Nha Trang gửi quân tiếp viện.
Ngày 7 tháng Ba, 1966, lúc 4:40 chiều, một đại đội xung kích tiếp ứng Mike Force với 141 Dân Sự Chiến Đấu, 7 LLĐB/HK và 7 người thông dịch viên đến tăng cường khả năng phòng thủ, tuần tiễu trại LLĐB A Shau.
Có thêm viện binh, quân trú phòng đưa các toán tuần tiễu ra ngoài, lục soát cách căn cứ khoảng 1, 2 cây số về các hướng: bắc, tây bắc và nam, tìm các khu vực đóng quân của địch. Những cuộc tuần tiễu trở về báo cáo không thấy các hoạt động của địch. Những toán phục kích đêm, trở về cũng không gặp những dấu vết của địch quân.
Trong khoảng từ ngày 4 đến 8 tháng Ba, 1966, phi cơ quan sát bao vùng báo cáo, tìm thấy nhiều vị trí đặt súng, hầm hố mới đào và cả vị trí cho súng phòng không của địch.
Những điều phi cơ quan sát cho biết, ăn khớp với lời khai của hai lính bắc việt đào ngũ, địch quân đang chuyển quân vào thung lũng A Shau và sẽ tấn công trại LLĐB. Không Quân Chiến Thuật, các phản lực cơ Hoa Kỳ được điều động lên đánh phá những mục tiêu do phi cơ quan sát tìm thấy.
Tuy nhiên, kết quả không thể kiểm chứng vì nhiều mây và sương mù trong thung lũng. Ngày 7 tháng Ba, 1966, phi cơ thả truyền đơn, cùng với loa phóng thanh, khuyến cáo binh sĩ Bắc Việt đào ngũ. Đến tối ngày 8 tháng Ba 1966, trong trại LLĐB A Shau có: 220 DSCĐ, 141 Mike Force, 9 thông dịch viên, 41 thường dân, 6 LLĐB/VN, 17 LLĐB/HK.
Diễn tiến trận đánh
Trong đêm ngày 8 tháng Ba, 1966, trước khi trận tấn công bắt đầu, vị chỉ huy trại LLĐB A Shau ra lệnh báo động trong căn cứ vì biết chắc bọn cộng phỉ bắc việt sẽ tấn công. Tất cả mọi người phải ở tại vị trí chiến đấu.
Khoảng 7:30 tối, một tiểu đội địch quân bị phát giác nơi đầu hướng bắc căn cứ và bên trong căn cứ sử dụng súng cối tác xạ. Lúc 11 giờ đêm, căn cứ báo động vì nghe nhiều tiếng động, đào hầm hố nơi hướng nam. Lúc 1:30 sáng, căn cứ cho nổ qủa mìn Claymore về hướng có âm thanh địch quân cắt hàng rào, kẽm gai.
Đến 3:50 phút sáng ngày 9 tháng Ba, địch quân pháo kích nặng nề vào trại LLĐB A Shau bằng súng cối 82 ly. Trận pháo kích kéo dài đến 6:30 phút sáng. Khoảng 4:30 sáng, hai đại đội cộng phỉ mở đợt tấn công đầu tiên vào hướng nam căn cứ. Quân trú phòng phản ứng dữ dội làm địch quân thất bại phải rút lui.
Tuy nhiên, trận pháo kích của địch rơi vào căn cứ, trúng phòng ngủ LLĐB/HK, phòng chứa đồ tiếp liệu, bồn nước, hư hại hầm truyền tin làm sự liên lạc với bên ngoài tạm ngưng để sửa chữa.
Sau đó phải sử dụng hệ thông truyền tin của LLĐB/VN từ lúc 8:00 sáng và Hoa Kỳ lúc 9:20 phút sáng. Tổn thất nhân sự sau ba tiếng đồng hồ pháo kích: 2 LLĐB/HK tử trận, 5 LLĐB/HK bị thương, 25 DSCĐ bị thương, 7 Mike Force tử trận, 14 Mike Force bị thương, 1 thường dân chết, 1 thường dân bị thương. Sau đó, địch quân tiếp tục pháo kích lai rai và sử dụng súng bắn tỉa cả ngày.
Đến 11:00 giờ sáng ngày 9 tháng Ba, 1966, các phản lực cơ Hoa Kỳ được gọi lên oanh kích nơi hướng bắc và nam căn cứ. Nhưng trời có nhiều mây, máy bay thám thính FAC không thể quan sát để điều động trận đánh bom nên không có hiệu quả, và đến 3:06 phút mọi phi vụ oanh kích phải ngưng vì mấy đã che phủ bầu trời dầy đặc.
Khoảng 10:15 phút trại LLĐB A Shau yêu cầu tiếp tế thêm đạn dược và di tản thương binh. Yêu cầu được hai chiếc máy bay quan sát L-19 bay vào và chỉ di tản những người bị thương nặng. Tuy vậy, chỉ di tản được một quân nhân LLĐB/HK, Thượng Sĩ Robert I. Gibson, vì bị súng của địch bắn lên dữ dội.
Khoảng một giờ chiều, một phi cơ vận tải C-47 bay đến căn cứ. Chiếc máy bay, bay theo hướng tây bắc xuống đông nam và bị trúng đạn phòng không khi hạ thấp cao độ xuống thung lũng.
Viên phi công định bay vòng qua phiá đông, nhưng vẫn bị trúng đạn từ những sườn núi xung quanh thung lũng, rơi xuống đất cách trại LLĐB khoảng năm dặm về hướng bắc. Trực thăng vào cứu được ba nhân viên phi hành đoàn, ba người khác tử trận.
Đến 2:15 phút chiều, một phi cơ thả dù tiếp tế đạn dược, dụng cụ cứu thương rơi ra ngoài hàng rào, nhưng một đơn vị trong căn cứ ra ngoài đem về được. Đến 4:30 phút, một phi cơ C-123 khác thả thêm mấy kiện hàng tiếp tế, đạn dược, quân trú phòng chỉ thâu hồi được khoảng 50% vì địch từ trên sườn núi bắn xuống dữ dội.
Đến 5 giờ chiều, phi cơ thả thêm một đợt tiếp tế cho căn cứ, cũng chỉ thâu hồi được một nửa, và một trực thăng UH-1 bay vào căn cứ di tản thương binh. Chiếc này bị trúng đạn không cất cánh lên được, người Hoa Kỳ phải gửi lên căn cứ một trực thăng CH-53 di tản được 26 người bị thương, trước khi trời tối.
Khi màn đêm xuống, tất cả mọi người trong căn cứ phải ra phòng tuyến, đề phòng địch tấn công trở lại, những binh sĩ khác lo sửa chữa, dọn dẹp căn cứ vì trận pháo kích và một phi cơ bay bao vùng, thả hỏa châu chiếu sáng cả đêm.
Đúng 4:00 giờ sáng ngày 10 tháng Ba, trại LLĐB A Shau lại nhận thêm một đợt pháo kích mới, rất chính xác, bằng súng cối 82 ly và đại bác không dật 57 ly bắn thẳng từ sườn núi vào trong căn cứ. Đợt pháo kích này phá hủy gần hết những căn nhà tiền chế trong căn cứ. Tất cả mọi nơi đều trúng đạn pháo kích của địch.
Trận pháo kích tiếp tục suốt cả ngày, cho đến khi căn cứ chịu đựng hết nổi, phải di tản lúc 5:30 chiều. Mấy khẩu đại bác không dật của địch bắn hư hại hơn một nửa số súng cộng đồng trong căn cứ.
Vào lúc 5:00 giờ sáng, bọn cộng phỉ bắc việt mở trận tấn công lớn, từ hướng đông, bên kia phi đạo và hướng nam. Hai tuyến phòng thủ này yếu nhất vì có nhiều cỏ tranh rất cao. Tuyến phòng thủ hướng đông nam do đại đội DSCĐ không còn khả năng chiến đấu nữa, lui vào bên trong.
Trong khi đó, đại đội xung kích Mike Force với hai cố vấn LLĐB/HK vẫn còn chống đỡ phòng tuyến phiá nam, phải kéo qua trám lại phòng tuyến. Đại đội xung kích Mike Force phải chiến đấu tận lực, nhiều pha đánh cận chiến, cầm cự thêm ba tiếng đồng hồ.
Đến 8:00 giờ sáng, quân cộng phỉ quá đông, phòng tuyến phiá nam sụp đổ, DSCĐ, Mike Force rút vào thủ xung quanh hầm chỉ huy (Trung Tâm Hành Quân) nơi phòng tuyến phiá bắc. Đến 8:30 phút sáng, phòng tuyến phia đông cũng bị chọc thủng, các DSCĐ sống sót rút vào bên trong, bố trí xung quanh hầm chỉ huy.
Từ 6:00 sáng, các phản lực cơ Hoa Kỳ đã lên đánh bom xuống hai hướng bắc và nam căn cứ nhưng phi cơ quan sát không kiểm chứng được kết qủa vì lớp mây và làn sương sớm quá dầy. Đến 8:30 phút sáng, lực lượng trú phòng chỉ còn giữ được một phần nơi phòng tuyến phiá bắc bao gồm hầm chỉ huy.
Địch tấn công vào khu vực xung quanh hầm chỉ huy, nhưng các binh sĩ chống trả quyết liệt, đẩy lui. Hai khẩu súng cối 81 và 60 ly vẫn còn tác xạ, nhưng bị đại bác 57 ly của địch bắn trúng hư hỏng lúc 12:00 giờ trưa.
Đến 9:00 giờ sáng, Không Quân Hoa Kỳ lên oanh kích dữ dội gây tổn thất nặng cho bọn cộng phỉ bắc việt đã vào chiếm giao thông hòa nơi phòng tuyến phiá nam. Các quân nhân Mike Force, sống sót dưới quyền Đại Úy LLĐB/HK Blair, cố gắng phản công lấy lại phòng tuyến phiá nam nhưng không thành công, phải lui về phòng thủ xung quanh hầm chỉ huy.
Đến 10:00 giờ sáng, chỉ huy toán A-102 LLĐB/HK (trại LLĐB A Shau), yêu cầu dội bom lên tất cả căn cứ ngoại trừ phòng tuyến phiá bắc và hầm chỉ huy. Nhờ quyết định táo bạo này, các phản lực cơ Hoa Kỳ lên đánh bom từ 10:00 đến 12:00 trưa, làm khựng lại tất cả các đợt tấn công của địch vào hầm chỉ huy.
Lúc 12:15 phút, một phi cơ vận tải CV-2 thả xuống tiếp tế nước uống và đạn dược, nhưng tất cả rơi vào tay địch quân. Cùng khoảng thời gian đó, một khu trục cơ A-1 Skyraider bị hỏa lực phòng không bắn trúng, đáp khẩn cấp ngay trên phi đạo và may mắn được một chiếc A-1 khác đáp xuống cứu, bay thoát.
Từ 12:15 đến 2:00 giờ chiều quân Bắc Việt vẫn không tiến lên được, mặc dầu hầm chỉ huy đã trúng nhiều đạn đại liên, nhưng được xây rất kiên cố. Tuy nhiên quân Bắc Việt vẫn tiếp tục dùng súng cối 82 ly bắn vào căn cứ.
Từ 2:30 đến 4:30, lực lượng phòng thủ kiệt sức, tình trạng nguy ngập. Tất cả vũ khí cộng đồng đều đã hết đạn hoặc bị hư hại. Các quân nhân DSCĐ, Mike Force đã phải chiến đấu liên tục hơn 36 tiếng đồng hồ, hết nước uống và đồ ăn. Quân Bắc Việt đã tràn vào chiếm những hầm hố, giao thông hào tại những phòng tuyến đã chiếm được.
Từ lúc 3:00 giờ chiều, trong Bộ Tư Lệnh Đệ Tam Thủy Bộ (chỉ huy 2 Sư Đoàn TQLC 1 và 3 Hoa Kỳ), đã có quyết định, xử dụng trực thăng của TQLC/HK di tản những quân nhân sống sót trại LLĐB A Shau. Cấp chỉ huy LLĐB/HK trong căn cứ đã được lệnh phá hủy những ổ súng cộng đồng (thực ra đã bị trúng đạn hư hại) để chuẩn bị di tản vào lúc 5:00 giờ chiều.
Đúng 5:00 giờ chiều, trong hầm chỉ huy căn cứ, các quân nhân LLĐB phá hủy máy móc truyền tin, được DSCĐ nơi tuyến phòng thủ phiá bắc bắn yểm trợ cho họ rút lên hướng bắc cùng với những quân nhân sống sót.
Đúng 5:20, tất cả các quân nhân sống sót được lệnh rút lui đến một bãi đáp trực thăng, cách căn cứ khoảng 300 thước. Tất cả những người còn đứng vững phải ở lại nằm cản cho cuộc rút lui, và sẽ đi sau. Địch quân đã biết được chuyện di tản pháo kích lên bãi đáp, gây thêm tổn thất.
Hợp đoàn trực thăng cấp cứu gồm có 15 chiếc trực thăng H-34, được bốn trực thăng UH-1 võ trang hộ tống vào đón những quân nhân sống sót. Và lẽ dĩ nhiên các phản lực vẫn bay bao vùng ở trên cao.
Tuy nhiên vì mây che phủ, nhiều trực thăng không vào được. Khi chiếc trực thăng đáp xuống, dân sự chiến đấu người Thượng đã quá sợ hãi tranh dành lên đầy một trực thăng làm một chiếc không cất cánh được, sau đó trúng mãnh đạn pháo kích hư hại, phải bỏ lại.
Chuyến đầu chỉ đem về được 69 quân nhân, trong đó có bốn LLĐB/HK đã bị thương. Hai trực thăng chở quân H-34 bị phòng không bắn rơi. Đến 5:45 phút, trực thăng không thể vào đón chuyến nữa vì hỏa lực phòng không của địch, vị chỉ huy trưởng Bộ Chỉ Huy C-1 LLĐB ngoài Đà Nẵng tuyên bố trại LLĐB A Shau đóng cửa.
Đến 6:00 giờ chiều, số quân nhân sống sót còn kẹt lại, gồm có: 7 quân nhân Mũ Xanh LLĐB/HK, trong đó có một người bị thương nặng, 40 quân xung kích Mike Force, 50 dân sự chiến đấu và phi hành đoàn hai trực thăng TQLC/HK.
Người lính LLĐB/HK bị thương đã chết gần bãi đáp trực thăng. Toán quân này buộc phải di tản tự lực, tránh né địch quân, di chuyển lên hướng tây bắc, lên thiết lập vị trí phòng thủ trên một khu đất cao, cách trại LLĐB A Shau chừng hai cây số.
Đến 2:00 giờ sáng, không thấy địch quân đuổi theo, họ tiếp tục đi lên hướng bắc. Trong lúc di chuyển, một số quân nhân kiệt sức bị bỏ rơi, hoặc đi lạc vì trời tối. Qua ngày 11 tháng Ba, trực thăng cứu được một LLĐB/HK, phi hành đoàn trực thăng TQLC/HK và một số quân Mike Force, DSCĐ. Một số khác vẫn tiếp tục đi về hướng bắc, được trực thăng tìm thấy, cứu đưa về Huế ngày 11 tháng Ba.
Trong các ngày kế tiếp, 12, 13, 14, phi cơ quan sát Hoa Kỳ bao vùng, cố tìm thêm số quân thất lạc, nhưng... Qua ngày 16 tháng Ba, 1966, cuộc tìm kiếm coi như chấm dứt./ (Sài Gòn trong tôi/ Nguyễn Phúc An Sơn s/t/ LLDB-NKT.VNCH)

Hội Lực Lượng Đặc Biệt Hội Ngộ 17:30 Chủ Nhật 12/19/2021

 


Hội Lực Lượng Đặc Biệt Hội Ngộ
17:30 Chủ Nhật 12/19/2021
 
Paracel Restaurant
15583 Brookhurst St,
Westminster, CA 92683
(714) 697-8614

Sunday, November 28, 2021

Nam California USA Mùa Lễ Tạ Ơn 2021

Phạm Hòa, Nguyễn Văn Hảo 72 thăm Cao Sơn Đoàn 1 SLL

Thăm Tr/Úy Lê Văn Minh Đoàn 72
 
Cám ơn Bún Bò Huế chị Minh ngon hơn những nhà hàng trong Bolsa và 1 kết bia Hamm
A/C Nguyễn Thiện Tòng Đoàn 11
 
 Ban 4 Đoàn 72 đang trang bị cho anh em 
Đại Hội 17 NKT Dallas Texas
A/C Nguyễn Văn Hảo Đoàn 72 từ Dallas Texas
 
 
 Ngọc, Hảo A/C Th/úy Nguyễn Thiện Tòng Đoàn 11, Rinh
 
 
Mini Hội Ngộ Đoàn 72 Nam Cali Hòa, Ngọc, Hương, A/C Hảo và và A/C Rinh, A/C Tòng 11 và G/Đ Ch/hữu TQLC từ Corona - Th/Úy Võ Hòa và L.T. Anh không có trong hình, cám ơn quý phu nhân NKT đã tạo cơ hội cho anh em họp mặt thật vui trong mùa dịch. Cám ơn chị Lê Văn Minh Đoàn 72 với bún bò Huế của người Trung ngon nhất, Cám ơn Rinh Tuyết (gia chủ) và các bạn đã mang thức ăn và thức uống cũng như những danh ca tiền chiến với những bản nhạc thật hay. Một buổi tối thật vui, chắc mọi người sẽ nhớ hoài như bản nhạc Hoài Cãm dưới đây.
 
Chiều buồn len lén tâm-tư
Mơ hồ nghe lá thu mưa
Dạt dào tựa những âm xưa
Thiết tha ngân lên lời xưa

Quạnh hiu về thấm không gian
âm thầm như lấn vào hồn
Buổi chiều chợt nhớ cố nhân
Sương buồn lắng qua hoàng hôn

Lòng cuồng điên vì nhớ
ôi đâu người, đâu ân tình cũ?
Chờ hoài nhau trong mơ
Nhưng có bao giờ, thấy nhau lần nữa

Một mùa thu xa vắng
Như mơ hồ về trong đêm tối
Cố nhân xa rồi, có ai về lối xưa?

Chờ nhau hoài cố nhân ơi!
Sương buồn che kín nguồn đời
Hẹn nhau một kiếp xa xôi,
nhớ nhau muôn đời mà thôi!

Thời gian tựa cánh chim bay,
qua dần những tháng cùng ngày
Còn đâu mùa cũ êm vui?
Nhớ thương biết bao giờ nguôi?

FIRST combat HALO jump, CCN, MACV-SOG

 

(Trained by Billy Waugh, CCN Recon Team Florida was made up of Team leader, or One- Zero, SFC Melvin Hill, SFC Sammy Hernandez, SSG Cliff Newman, two Montagnards and an ARVN Army officer).
 

The ‘Trojan Parachute Club’ Were the Army’s First Combat HALO Jumpers

In the early morning hours of Nov. 28, 1970, a C-130 circled 17,000 feet above a drop zone in Laos. A six-man element dubbed Recon Team Florida inched forward to the edge of the ramp. Sgt. 1st Class Cliff Newman waited for the signal from jumpmaster Master Sgt. Frank Norbury before he stepped out of the aircraft and into history as the first combat HALO (high altitude, low opening) jumper in US Army history.

Norbury watched as Newman exited the aircraft and disappeared into the abyss of the night. 

 Members of the first HALO (high altitude, low opening) training class at Bad Toelz, Germany. The first HALO training occurred there with 10th Special Forces Group ODA-8. The first training jumps took place in Zaragoza, Spain, in 1968. Photo courtesy of the US Army.

“I was first off the ramp and went into a rainstorm about 5 seconds out,” Newman recalled. “Didn’t see a thing, including my altimeter, until I decided to pull at about 2,500, luckily. We found out later the Air Force put us about 10 clicks off our designated [drop zone]. Still get the old pucker factor on occasion.”

HALO jumps were first conceptualized by the Army between 1957 and 1958 as a way to insert Special Forces teams behind enemy lines without detection. It took a decade before the 10th Special Forces Group created the “Trojan Parachute Club in Bad Toelz, Germany, which developed the techniques of equipment jumps, high altitude with oxygen, and night jumps.

Billy Waugh, an Army Special Forces legend and CIA paramilitary officer who later became one of the first Americans to hunt Usama Bin Laden in the mountains of Afghanistan at the age of 71, was in charge of the combat HALO effort for Command and Control North.

 

Billy Waugh, an Army Special Forces and CIA paramilitary officer, 
led MACV-SOG’s third HALO combat operation in June 1971. 
Photo courtesy of modernforces.com.

As the Green Berets of the Military Assistance Command, Vietnam — Studies and Observations Group (MACV-SOG) prepared for missions, they lacked a decent communications device. Expecting to be cut off from one another after a HALO jump, they rehearsed missions with the intention of being separated. 

On that first jump, team leader Sgt. 1st Class Melvin Hill, Staff Sgt. Sammy Hernandez, two Special Commando Unit soldiers, and one South Vietnamese officer followed Newman. They traveled through two cloud layers and light rain before pulling their ripcords at 1,500 feet. They floated under canopy and landed in rugged terrain. The team unbuckled from their harnesses, stashed their parachutes, and turned on their homing beacons in an attempt to regroup before proceeding on foot. Their reconnaissance mission was designed to locate a communication wire used by the North Vietnamese army.


 

Sgt. 1st Class Cliff Newman (left) and Sgt. 1st Class Melvin Hill. 
Newman became the first soldier in Army history to complete 
a HALO combat jump, and Hill was awarded the Silver Star for
 his role in the mission. Photo courtesy of soldiersystems.net.

The small team was forced to split into four elements after the jump, with Hernandez and Hill going about enemy territory alone. After sunrise, a forward air controller made contact. The separated team heard voices of nearby enemy combatants, rumblings of vehicles traveling on roads, and sporadic gunfire, but weren’t discovered. The five-day reconnaissance mission gathered enough intelligence on the area to call for an extraction. An HH-3 Jolly Green Giant helicopter flew in from Thailand to pluck the Special Forces operators out of the triple-canopy jungle.

Recon Team Florida never found the communications wire, and it was believed the enemy had an agent that compromised their mission.   

Regardless, the mission was deemed a success. Hill, who passed away in 2020, was awarded the Silver Star for his role in the mission. By the end of the war, MACV-SOG teams made four more HALO combat jumps.

Thursday, November 25, 2021

Nhân Mùa Tạ Ơn Năm Nay Xin nhờ nắng , nhờ mây, nhờ gió chuyễn lời cám ơn đến người có tên HÒA cùng gia đình.

  Qua mấy chục mùa mưa nắng trên xứ người cho đến nay , anh em ta thực lòng mà nói  còn có được ngày hôm nay, là nhờ một số anh  em và hiền nội của họ  đã hy sinh rất nhiều từ vật chất đến tinh thần cùng thời gian  để làm gạch nối kết  đến tất cả  anh em có cùng màu cờ ,  cùng một thời áo trận Lôi-Hổ bạc màu.

            Hầu hết anh em chúng ta đếu là người hào hiệp có tấm lòng, quý mến kính trọng nhau  biết trên biết dười như những nhánh lúa  hạt càng chĩu nặng càng biết cúi đầu. Riệng tại Miền nam Cali  với nắng ấm bốn mùa  có hai gia đình Lôi-Hổ mà theo chủ quan của tôi họ là tiêu biểu trong các tinh tú  của  giải Ngân Hà  Nha Kỹ Thuật .

            Môt là gia đình Thiếu-Úy Võ Hòa, cựu Toán Trưởng  Chiến Đoàn 3 Xung Kích/Sở Liên Lạc NKT với bà đầm  có tên là cô Nam vừa đẹp người vừa đẹp nết ( Võ Hòa  thật may mắn,  như chuột sa hũ nếp) , và gia đình kia là của Thiếu-Úy Phạm Văn Hòa , Toán Trưởng Đoàn 72  Sở Công Tác NKT. Cả  hai gia đình này   cũng  như   những gia đình bình thường khác của NKT, không  chức sắc, không chức vụ, hay  cái gì cũng không ráo trong bất cứ  tập thể  nào  mà có bầu bán. Như  khi có  anh em  LH nào  cùng gia đình của  họ  từ nơi xa đến  chơi, đều được bạn Võ Hòa và bà đầm  thân tình mới đến  ở tại tư gia   rất rộng rãi thoáng mát  ngay trung tâm Thủ Đô  Người Việt Tỵ Nạn  Little Saigon California, và  đó cũng là dịp để anh em  có dịp tụ họp  cùng  nhau  vui mừng thăm hỏi lẫn nhau, bên cạnh  chén anh chén chú vui vẻ  do  chủ nhà khoản đãi hậu hĩ,"on the house".

            Không phải chỉ có vậy, tư gia của bạn Võ Hòa  vẫn được nhiều anh  em  cho đến  nay vẫn xem như “hậu cứ” của NKT tại Little Saigon,  có biết  bao cuộc họp hay bầu bán  đã được diễn ra tại đây cùng với tiệc tùng  to nhò do chủ nhân khoản đãi, kể cả việc  làm nơi võ đài  cho anh  em  tỷ thí võ công . . .  xong rồi cùng  cười xòa với nhau .

Những người  biết chuyện  và  bao dung  xem như đây là một món nợ ân tình  còn thiếu gia đình bạn Võ Hòa   và không biết lấy gì báo đáp.

Nhắc đến trang nhà Chiến Sĩ Vô Danh  hiện nay đã được hàng triệu người trên thế giới  biết đến, nơi được xem  là Tàng Kinh các của  NKT,  nơi mà người bên kia chiến tuyến gọi chúng ta là “Biệt-Quân”  với đánh giá không thấp, đó là nhờ sự đóng góp từ công sức đến tài liệu để lại cho hậu thế mai sau. Mà người có công đầu là  bạn Phạm Hòa , bạn đã không kể nắng mưa, tiếng đời khen chê đố kỵ, như vàng không sợ lửa, và  thực tế đã chứng minh  với sự thành công vượt bực  cho đơn vị NKT nói riêng và cho Quân Lực VNCH nói chung,  trang nhà này hiện nay là sợi dây nối kết  không thể thiếu được của anh em LH  nói chung, và   cũng là chỗ bám víu của những chiến hữu Phế Binh VNCH tàn tạ nơi quê nhà trong những ngày tháng tàn năm tận với cơn dịch tàn phá Covid-19 hòanh hành.

Khi nói Sen là nói đến bùn, bùn không bao giờ nhấn chìm được sen, nhưng hoa sen nhờ bùn  mà tôn vinh được sự cao quí của mình. Mỗi người Trời sinh ra cho một  phận., nhưng câu nói của người xưa  vẫn còn “ Không Thầy đó mày làm nên”. Hay giấy rách phải giữ lấy lề.

Anh em chúng ta dù ở cách xa nhau nhưng lúc nào cũng muôn vàn nhung nhớ nhau, nhớ ngày  Đại Hội  NKT năm nào  được tổ chức tại  Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn (DC), rất nhiều anh em từ khắp nơi trên thế giới kéo về và  có rất đông đã ở tại  nhà Cậu Sáu, Trung Tá Trắn Đắc Trân, ban ngày  anh em bận họp hành, đi diễn hành dưới cơn mưa tầm tã, tối về  Cậu Mợ Sáu đãi đằng toàn tôm hùm hải vị, rượu qúi  … khi  đã say mèm  anh em kéo xuống tầm hầm nằm la liệt không biết gì …  có ai biết đâu Cậu Sáu , đã  lần mò xuống tầng hầm đắp từng tấm chăn  cho anh em  để tránh lạnh,  và tình thương  đó đã thể hiện trong âm thầm .

Rồi sáng hôm sau khi bình minh ló dạng , củng ngay tại  nhà Cậu Sáu Trân đã thấy em NA, một Biệt Kích Quân của  Chiến Đoàn 1 Xung Kích (CCN)  đã  vừa quì vừa khóc xin lổi các anh  tối qua em quá say nếu có lỡ lời xin các anh tha thứ, ôi, bài ca Lôi Hổ đã  được thể hiện đến phút cuối cùng  thật bi tráng, Lôi-Hổ không sợ lỗi lầm mà chỉ sợ không biết nhận lỗi, và nay em Na cũng ra người thiên cổ rồi.

 Niên Trưởng Mars, tức Trung Tá Nguyễn Văn Vinh, Chánh Sự Vụ Sở Hành Chánh Tiếp Vận NKT,   người bạn tù cải tạo tại trại 6 Nghệ Tĩnh với tôi, với Trung Tá Tony Tài, Đoàn Trưởng Đoàn 68 SCT, cùng với  Đại Úy Phong SQ Tùy Viên của Đại tá Giám Đốc Đoàn Văn Nu . .. trước lúc chia tay trờ về Colorado  anh đã ứa nước mắt nói với tôi “Chắc lần này là lần cuối cùng anh  không còn gặp lại  anh em nữa ‘  và chẳng bao lâu sau đó anh Vinh đã  về với cát bụi.

Chuyện của Lôi-Hổ là chuyện dài vô tận như nước sông dâng tràn có bao giờ tàn, chúng ta cũng  không thể  đứng một mình nếu không có các bạn King Bee 219, hay các Không Đoàn khác yểm trợ,  chúng ta luôn nhớ đến các King Bee leaders như anh Tưởng, anh Thạnh, anh Cang, anh An, anh Hiếu , anh Nhơn, anh Thắng, anh Phước Đạo Dừa, anh Ngọ,  bạn Như  219  chú Tư Cầu, Bạn Quỳnh,  Kingbee Man  Mẫn v.v… Bên cạnh đó luôn nhớ  đến   các Toán Hải Kích NKT (STD Sea Commandos) , và Tuần Duyên Hải Quân VNCH yểm trợ.

Xin kính chúc  tất cả  Anh em  được mùa Thank Giving 2021 vui vẻ khỏe mạnh .

Thank Giving California Nov 25, 2021.

Lâm Ngọc Chiêu (B.15 Kontum)

Monday, November 22, 2021

ĐỒ CHƠI THỤY ĐIỂN



Một người Mỹ vô danh từ một cao ốc ở đường Pasteur Sài Gòn năm 1970, chụp được tấm hình một chiếc xe Jeep phía sau có hai người Á Châu trang bị hai khẩu tiểu liên Carl Gustaf M/45. Họ có thể là những người cận vệ cho ai đó.
Chiếc xe Jeep chỉ có mui mà không có các tấm bạt che hai bên và phía sau, để hai nhân viên võ trang đó quan sát chung quanh được dễ dàng. Chiếc Jeep có bản số xe là EA 996?? Thì hỏng biết họ thuộc về cơ quan nào trước 1975.
Tiểu liên Carl Gustaf M/45 bắn đạn 9 mm do Thụy Điển sáng chế sau Thế Chiến Thứ Hai, có ưu điểm chính xác và nếu mang từ dưới nước lên có thể bắn ngay được. Súng này được nhân viên tình báo CIA, cố vấn Mỹ và Biệt Kích Navy SEAL ưa chuộng ở thập niên 60 – 70.
 

 

Viết nhân ngày Lễ Tạ Ơn: Xin cám ơn cuộc đời… - Võ Ngọc Thanh

 Năm đầu tiên đặt chân đến Mỹ, Lễ Tạ Ơn hoàn toàn không có một chút ý nghĩa gì với tôi cả. Tôi chỉ vui vì ngày hôm đó được nghỉ làm, và có một buổi tối quây quần ăn uống với gia đình. Mãi ba năm sau thì tôi mới thật sự hiểu được ý nghĩa của ngày Lễ Tạ Ơn.

Thời gian này tôi đang thực tập ở một Pharmacy để lấy bằng Dược Sĩ. Tiệm thuốc này rất đông khách, cả ngày mọi người làm không nghỉ tay, điện thoại lúc nào cũng reng liên tục nên ai nấy cũng đều căng thẳng, mệt mỏi và hầu như không ai có nổi một nụ cười trên môi.

Tiệm thuốc có một vị khách quen tên là Josephine Smiley. Tôi còn nhớ rất rõ nét mặt rất phúc hậu của bà. Năm đó bà đã gần 80 tuổi, bà bị tật ở tay và chân nên phải ngồi xe lăn, lại bị bệnh thấp khớp nên các ngón tay bà co quắp, và bà đang điều trị ung thư ở giai đoạn cuối. Cứ mỗi lần bà đến lấy thuốc (bà uống hơn muời mấy món mỗi tháng, cho đủ loại bệnh), tôi đều nhìn bà ái ngại.

Vì thấy rất tội nghiệp cho bà, nên tôi thường ráng cười vui với bà, thăm hỏi bà vài ba câu, hay phụ đẩy chiếc xe lăn cho bà. Nghe đâu chồng bà và đứa con duy nhất bị chết trong một tai nạn xe hơi. Bà tuy thoát chết nhưng lại bị tật nguyền, rồi từ đó bà bị bệnh trầm cảm (depressed). Từ 5 năm nay, bà lại phát hiện ung thư và sống một mình ở nhà dưỡng lão.

Tôi vẫn còn nhớ rất rõ vào chiều hôm truớc ngày lễ Thanksgiving năm 1993, khi bà đến lấy thuốc, bà cười với tôi và đưa tặng tôi tấm thiệp cùng một ổ bánh ngọt. Bà bảo tôi hãy mở tấm thiệp ra đọc.

Tôi mở tấm thiệp và xúc động nhìn những nét chữ run rẩy, xiêu vẹo:

“Dear Thanh,

My name is Josephine Smiley, but life does not “smile” to me at all. Many times I wanted to kill myself, until the day I met you in this pharmacy. You are the ONLY person who always smiles to me, after the death of my husband and my son. You made me feel happy and help me keep on living. I profit this Thanksgiving holiday to say “Thank you”, Thanh.

Thank you, very much, for your smile…” 

(Thanh thân mến

Tôi là Josephine Smiley. Cuộc sống của tôi không có một tiếng cười và nhiều lần tôi đã nghĩ đến cái chết. Cho đến một ngày tôi gặp được bạn. Bạn là người duy nhất luôn mỉm cười với tôi, kể từ sau cái chết của chồng và con trai tôi. Bạn khiến tôi hạnh phúc và muốn tiếp tục cuộc sống này. Tôi muốn nhân dịp Lễ Tạ Ơn này để nói lời cảm ơn bạn.

Cảm ơn nụ cười của bạn rất nhiều) 

Bà ôm tôi và chảy nước mắt. Tôi cũng vậy. Tôi thật hoàn toàn không ngờ rằng, chỉ với một nụ cười, tôi đã có thể giúp cho một con nguời có thêm nghị lực để sống. Ðó là lần đầu tiên, tôi cảm nhận được cái ý nghĩa cao quý của ngày Lễ Tạ Ơn.

Ngày Lễ Tạ Ơn năm sau, khi tôi đang ngóng trông bà đến lấy thuốc truớc khi đóng cửa tiệm thì có một cô gái trẻ đến tìm. Cô đưa cho tôi một tấm thiệp và báo tin là bà Josephine Smiley vừa mới qua đời 3 hôm truớc. Cô nói là lúc hấp hối, bà đã đưa cô y tá này tấm thiệp và nhờ cô đến đưa tận tay tôi vào đúng ngày Lễ Tạ Ơn. Tôi bật khóc. Nước mắt giàn giụa của tôi đã làm nhòe hẳn đi những dòng chữ xiêu vẹo, ngoằn ngoèo trên trang giấy:

My dear Thanh,

I am thinking of you until the last minute of my life.

I miss you, and I miss your smile…

I love you, my “daughter”…

(Thanh yêu quý của ta

Ta vẫn nghĩ tới con cho đến tận phút cuối cùng của cuộc đời.

Ta rất nhớ con, nhớ nụ cười của con.

Ta rất yêu con, con gái của ta)

Tôi đã khóc sưng mắt cả ngày hôm đó và khóc suốt trong buổi tang lễ của bà, nguời “Mẹ American” đã gọi tôi là “my daughter”…

Ở nơi đâu trên trái đất này, cũng luôn vẫn còn rất rất nhiều nguời đang cần những tấm lòng nhân ái của chúng ta…

Nếu nói về hai chữ “TẠ ƠN” với những người mà ta từng chịu ơn, thì có lẽ sẽ nhiều lắm, bởi vì không một ai tồn tại trên cõi đời mà không từng mang ơn những người khác. Chúng ta được sinh ra làm người, đã là một an sủng của Thượng Ðế. Như tôi đây, có được ngày hôm nay, ngồi viết những dòng này, còn có ơn Cha, ơn Mẹ, ơn Thầy…

Cám ơn Mẹ đã sinh ra và nuôi dưỡng con cho đến ngày trưởng thành. Cám ơn Mẹ, về những tháng ngày nhọc nhằn đã làm lưng Mẹ còng xuống, vai Mẹ oằn di. Cám ơn những nỗi buồn lo mà Mẹ đã từng âm thầm chịu đựng suốt gần nửa thế kỷ qua…

Cám ơn Ba đã nuôi nấng, dạy dỗ con nên người. Cám ơn Ba, về những năm tháng cực nhọc, những chuỗi ngày dài đằng đẵng chạy lo cho con từng miếng cơm manh áo. Cám ơn những giọt mồ hôi nhễ nhại trên lưng áo Ba, để kiếm từng đồng tiền nuôi con ăn học….

Cám ơn các Thầy Cô đã dạy dỗ con nên người, đã truyền cho con biết bao kiến thức để con trở thành một người có ích cho xã hội…

Cám ơn các anh chị em đã sẻ chia với tôi những tháng ngày cơ cực nhất, những buổi đầu đặt chân trên xứ lạ quê người…

Cám ơn tất cả bạn bè tôi đã tặng cho tôi biết bao nhiêu kỷ niệm buồn vui – những món quà vô giá mà không sao tôi có thể mua được. Nếu không có các bạn, có lẽ cả một thời áo trắng của tôi không có chút gì để lưu luyến cả…

Cám ơn nhỏ bạn thân ngày xưa đã “nuôi” tôi cả mấy năm trời Ðại học, bằng những lon “gigo” cơm, bữa rau, bữa trứng, bằng những chén chè nho nhỏ hay những ly trà đá ở căng-tin ngày nào.

Cám ơn các bệnh nhân của tôi đã ban tặng cho tôi những niềm vui trong công việc. Cả những bệnh nhân khó tính nhất, đã giúp tôi hiểu thế nào là cái khổ, cái đau của bệnh tật…

Cám ơn các sếp của tôi đã cho tôi biết giá trị của đồng tiền, để tôi hiểu mình không nên phung phí, vì đồng tiền lương thiện bao giờ cũng phải đánh đổi bằng công lao khó nhọc…

Cám ơn những người tình, cả những người từng bỏ ra đi, đã giúp tôi cảm nhận được thế nào là Tình yêu, là Hạnh phúc, và cả thế nào là đau khổ, chia ly.

Cám ơn những dòng thơ, dòng nhạc đã giúp tôi tìm vui trong những phút giây thơ thẩn nhất, để quên di chút sầu muộn âu lo, để thấy cuộc đời này vẫn còn có chút gì đó để nhớ, để thương…

Cám ơn những thăng trầm của cuộc sống đã cho tôi nếm đủ mọi mùi vị ngọt bùi, cay đắng, để nhận ra cuộc sống này là vô thường… từ đó bớt dần “cái tôi” ngạo mạn của ngày nào…

Xin cám ơn tất cả… những ai đã đến trong cuộc đời tôi, và cả những ai tôi chưa từng quen biết. Bởi vì:

” Trăm năm trước thì ta chưa gặp,

Trăm năm sau biết gặp lại không?

Cuộc đời sắc sắc không không,

Thôi thì hãy sống hết lòng với nhau…”

Bài viết là chia sẻ của cô Võ Ngọc Thanh, một dược sĩ ngoài 30, hiện là cư dân Westminster, Orange County.

Happy Thanksgiving !!!


 

Sunday, November 21, 2021

Đại Tá Trần Văn Hổ (BLANCHARD) Giám Đốc Nha Kỹ Thuật từ 1964-1968 - Đại Tá Paul Trần Văn Hổ Không Quân

 

Đại tá Trần Văn Hổ, thường gọi theo tên Quốc tịch Pháp là Blanchard Trần Văn Hổ, để phân biệt với Đại tá Paul Trần Văn Hổ, nguyên Tư lệnh Quân chủng Không quân.

Đại Tá Trần văn Hổ (Blanchard) nhậm chức Giám đốc Nha Kỹ Thuật / BTTM kể từ năm 1964 cho đến tháng 8 năm 1968. Chính trong thời kỳ này rất nhiều kế hoạch và hoạt động đặc biệt nhằm vào lãnh thổ miền Bắc được thực hiện. Sau vụ tấn công của Cộng Sản vào Tết Mậu Thân và các cuộc hòa đàm giữa Hoa Kỳ và Bắc việt tại Paris, hoạt động đặc biệt lần lần bị giảm thiểu, nhất là những công tác ngay trong lãnh thổ Bắc Việt. Các công tác này được tập trung và gia tăng tại các vùng giáp tuyến và các vùng biên giới Lào Việt, Miên Việt. 

Đại Tá Đoàn văn Nu được Đại tướng Tổng Tham mưu Trưởng bổ nhiệm làm Giám đốc thay thế Đại Tá Trần văn Hổ vào khoảng tháng 8 năm 1968 và tiếp tục chỉ huy Nha Kỹ Thuật cho tới ngày cuối cùng của Nha. 

                     Commmander MACV-SOG Đại Tá Skip Sadler,
Thiếu Tá Nguyễn Phan Tựu, Đại Tá Trần Văn Hổ 
 


Đại Tá Jack Singlaub, Đại Tá Trần Văn Hổ GĐ/NKT,
Đại Tá Ngô Thế Linh PGĐ/NKT,  nhân viên MACV-SOG

 

Đại Tá Nguyễn Khánh là vị sĩ quan Việt Nam đầu tiên chỉ huy Không Quân Việt Nam.

- Đại Tá Trần Văn Hổ (Paul) là vị Tư Lệnh Không Quân đầu tiên của Không Quân Việt Nam.

III.- Sau hết, hỏi tại sao lấy ngày 01 tháng 7 làm Ngày Không Lực Việt Nam?

Đại Tá Nguyễn Khánh thay thế Đại Tá Sagon ở chức vụ Phụ Tá Không Quân  đầu tháng 7 năm 1955. Trung Tá Trần Văn Hổ, Tư Lệnh Không Quân và Thiếu Tá Lê Trung Trực đã nhận định rõ sự kiện quan trọng nầy nên quyết định lấy ngày 01 tháng 7 hàng năm làm Ngày Không Lực đánh dấu ngày "chào đời" của Không Quân Việt Nam.


Đại Tá Trần Văn Hổ Paul (Không Quân)

- Sinh tháng 8 năm 1928 tại Chợ Lớn

- Nhập ngũ ngày 24-9-1949

- Xuất thân trường sĩ quan Võ Bị Huế K1

- Cựu Tư Lệnh Không Quân 

 Khóa 52F2: Hàng ngồi từ trái sang phải
Phan Thanh Vân, Lưu Kim Cương, Nguyễn Cao Kỳ, Trần Văn Hổ (Paul) , Trịnh Hảo Tâm, Nguyễn Mai Lâm

Friday, November 19, 2021

Đêm Chavane – Trời Không Muốn Sáng Hành Quân Tailwind trên đất Lào

Chuyến hành quân Tailwind là chuyến hành quân xâm nhập bí mật vào miền nam nước Lào do một đại đội xung kích Hatchet Force dưới quyền sĩ quan Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ chỉ huy, đảm trách.
Cuộc hành quân kéo dài hai ngày từ 11 đến 13 tháng Chín năm 1970, nhằm đánh lạc hướng bọn cộng sản bắc việt, cho quân đội Hoàng Gia Lào tạo áp lực lên quân xâm lược bắc việt đang lén lút lẩn trốn trên đất Lào trên đường xâm lăng Miền Nam Việt Nam theo lệnh của bọn quan thầy Trung Cộng của bọn chúng nhằm nhuộm đỏ toàn thể Đông Dương..
Cuối năm 1970, người Hoa Kỳ vẫn có những hoạt động bí mật ở bên Lào. Hành quân Gauntlet với nhiều tiểu đoàn thuộc quân đội Hoàng Gia Lào tấn công, tiếp cứu Paksong, và vùng cao nguyên chiến lược Boloven đang thất bại. Một cú điện thoại gọi đến cho đơn vị SOG ở Saigon, yêu cầu đưa một đơn vị bí mật vào gần khu vực Chavane nhằm phá rối sự phòng thủ của quân đội Bắc Việt.
Đại Tá John Sadler nhận lời, mặc dầu chưa có toán biệt kích SOG nào được lệnh xâm nhập sâu vào đất Lào (chỉ trong khu vực hành quân Prairie Fire). Đúng vậy, mục tiêu nằm sâu 30 cây số trong đất Lào, ngoài khu vực “được phép” hành quân của đơn vị SOG.
 
Nhiệm vụ này được trao cho Bộ Chỉ Huy Trung (CCC) trên Kontum, đưa ba trung đội thuộc Đại Đội B Hatchet Force, có hai toán “Path Finder” (tìm hướng di chuyển) thuộc Không Lực Hoa Kỳ đi theo vào mục tiêu.
Đoàn quân gồm 16 quân nhân Hoa Kỳ, 110 biệt kích quân Thượng dưới quyền chỉ huy của Đại Úy Eugene McCarley, được trực thăng đưa đi từ căn cứ hành quân tiền phương Dak To đến bãi đáp trong một thung lũng gần Chavane. Hợp đoàn trực thăng gồm ba chiếc CH-53 Sea Stallion của TQLC Hoa Kỳ và 12 trực thăng võ trang Cobra bay theo yểm trợ, đưa đại đội xung kích Hatchet Force vào mục tiêu.
Mỗi khi phát hiện vị trí đóng quân của địch, hoặc khám phá ra kho lương thực, vũ khí của bọn cộng sản bắc việt, Đại Úy McCarley gọi phi cơ oanh kích phá hủy.
Địch quân phản ứng bằng cách tập trung quân để tấn công đại đội xung kích, nhưng đơn vị này di chuyển luôn, không đóng quân ở một chỗ nên bọn cộng phỉ không thể gây thiệt hại cho toán xung kích Hatchet Force.
Trong buổi sáng ngày thứ ba, sau khi vào vùng hành quân, đơn vị Hatchet Force tấn công một vị trí giết 54 tên địch quân. Sĩ quan trong đại đội băn khoăn, tại sao bọn lính Bắc Việt không bỏ chạy?
Sau đó họ khám phá ra một một hầm sâu mười hai thước dưới mặt đất, bên trong chứa rất nhiều bản đồ, tài liệu quan trọng của bọn chúng. Đó là bộ chỉ huy đơn vị tiếp vận của bọn cộng sản bắc việt trên đuờng 165 trên nước Lào.
Sau đó, đơn vị Hatchet Force tìm cách rút lui ra khỏi khu vực hành quân để trở về Kontum. Sợ địch quân đuổi theo, Đại Úy McCarley cho trực thăng vào bốc từng trung đội, tại ba bãi đáp khác nhau. Đại Đội Hatchet Force tổn thất: 3 binh sĩ Thượng tử trận, 33 bị thương, tất cả 16 quân nhân Hoa Kỳ đều bị thương.
Lời giới thiệu:
Bài viết dưới đây là bản tường trình hành quân do Trung Úy Robert Van Buskirk biên soạn gửi lên cho Đại Tướng Creighton Abrams, Tư Lệnh Quân Lực Hoa Kỳ tại Việt Nam (thay thế Tướng William Westmoreland), sau cuộc hành quân Tailwind.
Tôi là Trung Úy Van Buskirk thuộc Bộ Chỉ Huy Trung (CCC) đơn vị MACV-SOG đóng trên Kontum. Tôi là một trung đội trưởng trong hành quân Tailwind. Đại Đội Hatchet Force được đưa vào mục tiêu Tango-1, cách Chavane 18 cây số về hướng đông lúc 111245Z (nhóm ngày giờ, đã mã hóa) trong tháng 09/ 1970.
Trong đơn vị có 16 quân nhân Hoa Kỳ, và 120 binh sĩ người Thượng. Nhiệm vụ của đại đội là dò thám cấp đơn vị (cả đại đội) để thâu thập tin tức tình báo, và để đánh lạc hướng địch quân, trợ giúp hành quân Gauntlet do cơ quan CAS (tình báo CIA ngụy trang) ở bên Lào tổ chức.
Hai mươi phút sau khi toán “Path Finder” (dò thám đường) 12 người được trực thăng UH-1 đưa vào an ninh bãi đáp, đại đội xung kích Hatchet Force được ba trực thăng CH-53 đưa đến bãi đáp (Điểm 1, Point 1).
Hai trực thăng UH-1 đưa toán “Path Finder” vào bãi đáp dễ dàng, nhưng khi chiếc CH-53 đầu tiên chở đơn vị Hatchet Force vào cách bãi đáp chừng 5 phút bay, bị súng nhỏ của địch bắn lên, nhưng không gây tổn thất.
Hai binh sĩ Thượng và viên Trung Sĩ Thường Vụ Trung Đội 1 nhìn qua cửa sổ trực thăng, trông thấy 3 chiến xa hạng trung do Nga Sô chế tạo, và hai xe vận tải 2 tấn rưỡi di chuyển trên đường 966 theo hướng đông bắc.
Khu vực bãi đáp đã được thả bom Cluster dọn dẹp trước khi đổ quân. Cả ba trực thăng CH-53 đều bị địch dùng súng nhỏ bắn lên nhưng không thấy có súng phòng không của địch trong khu vực.
Đại Đội Xung Kích Hatchet Force di chuyển theo hướng tây bắc khoảng 600 thước, toán quân đi đầu thuộc Trung Đội 1 tìm thấy một căn chòi của địch tại (Điểm 2, Point 2), chứa hơn 200 hỏa tiễn 140 ly. Hai tiểu đội còn lại của trung đội được lệnh lục soát rộng ra hai bên trục tiến quân, khám phá ra thêm 8 căn chòi khác, chứa tổng cộng:
1. Năm trăm hỏa tiễn 140 ly.
2. Ba trăm hỏa tiễn (đạn) súng B-40.
3. 12500 viên đạn súng trường.
4. Khoảng 40 xe đạp.
5. Ba trăm quả đạn súng cối 82 ly.
6. Hai ngàn viên đạn đại liên phòng không 23 ly.
Trong thời gian này, đơn vị Hatchet Force nghe được tiếng súng báo hiệu của địch và tiếng chuông điện thoại. Chuyên viên chất nổ gắn chất nổ với dây cháy chậm mười ba phút để phá hủy các kho chứa đạn dược của địch.
Đại đội tiếp tục di chuyển lên hướng bắc, sau đó nghe hai tiếng nổ lớn phá hủy các kho chứa đạn của địch quân. Phi cơ quan sát FAC nhìn thấy đám cháy và điều động phi tuần phản lực thả bom trên các nhà kho để tiêu hủy nặng nề hơn.
Đại đội chạm súng với một đơn vị địch tại tọa độ (Điểm 2, Point 2), rồi tiếp tục di chuyển nhanh đến vị trí đóng quân đêm (Điểm 4, Point 4). Không có chạm súng với địch trong đêm.
Sáng hôm sau ngày N+1, đại đội chuẩn bị di chuyển, nghe tiếng động cơ thiết vận xa của địch (có lẽ trông thấy ngày hôm trước) di chuyển từ bắc xuống nam trên đường 966.
Đại đội định tiêu diệt hai thiết vận xa của địch bằng vũ khí chống chiến xa (M-72), nhưng đại đội đang ở trong khu vực điạ thế bùn lầy, sự quan sát không được rõ, nên tránh né.
Tại (Điểm 5, Point 5), một đơn vị địch khoảng 40 người chạm súng với toán quân tiền phương của đại đội. Địch quân xử dụng đủ loại vũ khí, AK-47, B-40 và súng cối. Phi cơ lên yểm trợ thả bom, đẩy lui địch quân sau gần một tiếng đồng hồ chiến đấu. Sau đó đại đội di chuyển khoảng 500 thước về hướng đông nam, đến một hố bom lớn, chuẩn bị bãi đáp trực thăng.
Địch quân lại dồn toàn lực đông đảo tấn công toán biệt kích thêm lần nữa. Cuộc chạm súng dữ dội kéo dài khoảng hai tiếng đồng hồ, làm cho đại đội trưởng (Đại Úy McCarley) bị thương, một trung úy, trung sĩ thường vụ, một y tá, và năm tiểu đội trưởng (người Hoa Kỳ) bị thương.
Tuy nhiên, vấn đề thời tiết xấu đã làm trực thăng không thể vào tản thương được. Địch quân thay phiên nhau tấn công quấy rối Đại Đội Hatchet Force suốt đêm, khiến đại đội vất vả trắng đêm với các cuộc chạm súng, làm cho thêm một tiểu đội trưởng xung kích bị thương.
Ngày N+2, 13 tháng Chín, đại đội được lệnh di chuyển đến một bãi đáp khác để trực thăng di tản hai người bị thương nặng. Đại đội xung kích di chuyển đến (Điểm 9, Point 9), bố trí, đốn những cây cao, an ninh bãi đáp.
Đến 12:15 phút, một trực thăng CH-53 đến di tản các thương binh, nhưng không thể đáp xuống được, đuôi trực thăng chém vào một cành cây, rồi trực thăng bị trúng đạn B-40 của địch, rơi xuống cách (Điểm 10, Point 10) khoảng ba cây số về hướng đông bắc. Tất cả phi hành đoàn may mắn được chiếc phụ bay theo (chase) đáp xuống cứu thoát.
Đại đội được lệnh di chuyển, tìm một bãi đáp khác (lúc này, thương binh vẫn chưa được di tản). Đơn vị di chuyển được khoảng 350 thước thì bị hai tiểu đội địch bắn quấy rối tại tọa độ (Điểm 11, Point 11).
Trung đội 1 đuổi hai tiểu đội của địch bỏ chạy, đại đội Hatchet Force tìm được một bãi đáp khác tại (Điểm 12, Point 12) lúc 2:00 giờ chiều. Trung Đội 1 quay trở lại, bảo vệ đoạn hậu cho đại đội.
Thời tiết trở nên xấu hơn, trực thăng không thể bay vào để di tản thương binh. Đại Đội Hatchet Force di chuyển đến (Điểm 13, Point 13), bố trí phòng thủ đêm.
Sáng hôm sau, ngày N+3, đại đội di chuyển tìm một bãi đáp khác. Tất cả quân nhân Hoa Kỳ lúc này đã bị thương nhẹ, bốn biệt kích quân người Thượng bị thương nặng. Mọi quân nhân trong đơn vị đều đã hết lương thực và nước uống.
Đại đội di chuyển ra khỏi vị trí đóng quân đêm được 600 thước thì lại bị địch đuổi theo bắn tiểu liên AK-47 và B-40 dữ dội. Hai tiểu đội địch được điều động lên tấn công chúng tôi, và lần này địch quân với quân số đông đảo hơn nên bọn chúng đã không bỏ chạy, chúng nằm lại bắn cầm chừng.
Điều này chứng tỏ bọn địch quân trong toán bảo vệ một căn cứ hay kho hàng dấu kín trong rừng. Đại đội cho lệnh tấn công dữ dội, làm cho bọn cộng phỉ phải bỏ chạy. Lục soát khu vực, khám phá ra một binh trạm cấp tiểu đoàn tại (Điểm 15, Point 15).
Toán biệt kích lục soát căn cứ của địch, tìm thấy nhiều tài liệu quan trọng. Sau đó, các biệt kích đã sử dụng khói trắng để đánh dấu mục tiêu cho phi cơ chiến lược oanh kích, phá hủy binh trạm của địch. Đến lúc này, đại đội Hatchet Force đã quá mệt mỏi, nên xin triệt xuất.
Phần sau đây là ba tài liệu được bảo mật về cuộc hành quân Tailwind.
Tối Mật
2. Trong tháng Chín, một cuộc hành quân trên đường 966, nơi cạnh hướng tây khu vực hành quân, tịch thâu được 34 tài liệu. Khoảng 400 trang tài liệu đã được Ban Khai Thác Tài Liệu - Cơ Quan MACV xếp vào hạng A, chứa rất nhiều tin tức. Theo Phòng 2, Cơ Quan MACV “Tin tức tình báo giá trị nhất về Đoàn Vận Tải 559, kể từ lúc bắt đầu cuộc chiến”
3. Một tù binh cộng sản bắc việt bị bắt trong tháng 10, đã khai thêm tin tức về Đoàn Vận Tải 559, mà được xem như quan trọng nhất trên đất Lào. Anh ta là một quân nhân trong Tiểu Đoàn D2 Công Binh, Binh Trạm 34, Đoàn Vận Tải 559 cho biết thêm nhiều tin tức về đơn vị, huấn luyện, hoạt động, v.v ...
4. Trong tháng 11, một cuộc hành quân khác trong khu vực căn cứ 609, đã phá hủy khoảng 40 tấn gạo. Kho gạo này được sử dụng trong thời gian bọn cộng sản bắc việt, bao vây, tấn công trại LLĐB Dak Seang, và Ben Het thuộc Liên Đoàn 5 LLĐB/HK.
Tối Mật
Đoàn xe vận tải của quân xâm lược cộng phỉ bắc việt bị sáu phi tuần phản lực F-100 tấn công. Ước tính có ít nhất khoảng trên 100 tên lính cộng phỉ bắc việt bị chết vì trận oanh kích. Ngày 25 tháng Tư năm 1970, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Hoa Kỳ chấp thuận cho phép oanh kích khu vực Alpha.
Ngày 29 tháng Tư, 1970, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Hoa Kỳ chấp thuận cho phép sử dụng Pháo Binh trực thăng võ trang để tấn công. Ngày 5 tháng Năm 1970, Bộ TTM/QL/HK không cho phép phi cơ oanh kích trên đất Miên. Các trận không yểm được báo cáo chỉ có trên tần số (Hành Quân) Salem House.
(Sài Gòn trong tôi/ by Maj. John L. Plaster, USAR (Ret.) VDH)