Tuesday, July 3, 2018

Vietnam War Memorial in Auburn Washington State - Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam





Picture
American-Vietnamese War Memorial Alliance

A Commemorative Partner of the US 50 Year Vietnam War Commemoration

OUR PURPOSE:
To honor American, South Vietnamese, and Allied soldiers of the Vietnam War through memorials, displays, events and educational activities.
MỤC ĐÍCH CỦA CHÚNG TÔI
Vinh danh những người lính
Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh đã tham chiến tại Việt Nam qua đài tưởng niệm, những chương trình và hoạt động giáo dục.
________________________________________________________________

The Vietnam War Memorial of Auburn Washington

Picture
We did it!  
The Auburn Vietnam War Memorial is now a reality.  A picture from the June 16, 2018 ribbon cutting ceremony is shown at  right.  A link to a YouTube video is provided below.  Thanks to Mayor Nancy Backus and the City of Auburn and to all memorial donors and Honor tile contributors.  We installed 300 tiles and still have room for 700 more.  See the Honor Tiles page to order a tile for a Vietnam War veteran.

  American-Vietnamese War Memorial Alliance
   3405 172nd St. NE #5 Box 367

   Arlington, WA 98223
News about future Alliance meetings and plans will be posted to the "Events" webpage.  Questions and comments can be directed via e-mail to: contact@honorvietnamvets.org, or by phone to Co-President Lan Phan Jones at: (360) 357-3764.
   
Thank you for your support.
* Click here to view Auburn's Vietnamese Freedom and Heritage Flag Proclamation.









Flags of the two nations that fought side-by-side in the Vietnam War look down upon the dedication of the joint American-Vietnamese Memorial at Les Gove Park lsdy Saturday morning. ROBERT WHALE, Auburn Reporter

Auburn dedicates hub for healing the wounds of war 

Joint American-Vietnamese memorial at Les Gove Park was years in the making

A concrete memorial and honor wall with benches, and the United States flag and the Vietnamese Freedom and Heritage flag, snapping crisply in the wind. And these words inscribed on the wall in English and Vietnamese: “We remember with gratitude the soldiers and allies of the United States of America and the Republic of Vietnam who fought and died for freedom and democracy in Vietnam.”
All to recognize and honor veterans of the Vietnam War, and to express thanks and appreciation for those who fought for the freedom of South Vietnam.
Last Saturday, the sun shone on the memorial’s dedication in Les Gove Park and on the more than 100 people who came to see it happen.
Auburn Mayor Nancy Backus began by noting that too many servicemen and women met with hostility upon their return from Vietnam, and that the memorial is one way to salve old wounds.
Making the memorial happen was not easy, Backus noted. In 2013, when many local veterans objected to the proposal to raise the memorial in Veterans Memorial Park, the Auburn City Council agreed the memorial would be better placed in Les Gove Park.
“Knowing that the veterans in our community are going to be honored, when in some cases they were not honored when they came home from Vietnam,” Backus said. “They did not have an opportunity (for their) courage, their bravery, their dedication to our country to be celebrated. Now, I hope in some small way this memorial will let them know how much they are appreciated, how much they are loved, and how much we are here to support them.
“So, for those of you who are veterans, please know that we are indebted to you forever for your service to our country,” Backus said.
Lan Fan Jones, co-president of the American-Vietnamese War Memorial Alliance (AVWMA), described her hope for the memorial.
“We hope when you come here, you will feel peace, healing and it will make you proud, and this memorial is also for 59,000 Americans, 300,000 South Vietnamese, who gave their lives in Vietnam. This is for the veterans who served and fought. For myself, this is for my father … and members of the alliance who’ve passed away,” Jones said.
The memorial can be found along the trail that twists around the interior of Les Gove Park, on the east side of the park, between the bocce courts and King County Housing. Alliance members and City staff worked side by side for the last 2½ years to design the memorial, a rounded, concrete plaza 30 feet across, circled by an arching wall 4½ to 5 feet high, flanked by two flag poles.
The AVWMA had to come up with $150,000 to build the memorial.
It launched a fundraising campaign on Memorial Day weekend, starting with the sale of about 1,000 tiles for $100 a piece. It inscribes those tiles in memory of people who fought in the war or of those who supported the cause, then places them at the rear of the monument, next to a sitting wall.
Tung Tranh, president of the Vietnamese American Community in Seattle and South King County, explained what it means to have it.
“After the war, the communists destroyed all the statues, memorials of the South Vietnam Army. So this is the only country that allows us to have things like this, to honor the sacrifices of our military,” Tranh said.


Monday, July 2, 2018

Đại Hội 15 Nha Kỹ Thuật Washington D.C.

 





 











Biên bản buổi họp khoáng đại của Đại Hội 15 NKT - Washington D.C. 2018

Kính thưa quý niên trưỡng và quý chiến hữu, quý anh chị em và quý hậu duệ Nha kỹ Thuật cùng quý bạn bè thân hữu xa gần.
Để có một Đại Hội chu đáo hơn, như thường lệ, chúng ta có một buổi họp trước khi vào đêm chính thức dạ tiệc, vì vậy, sáng Chủ Nhật ngày 24 tháng 6 năm 2018,  ban tổ chức đã cho tổ chức một buổi họp tại nhà C/H Trần trung Nguyên.
Có hai mục đích chính trong cuộc họp này là: Bầu ban chấp hành mới và địa điểm cho kỳ đại hội năm sau.
Bên cạnh đó cũng có một mục đích phụ nhưng cũng không kém phần quan trọng là yễm trợ cho Liên Hội Cựu Quân Nhân vùng Hoa thịnh Đốn tiến hành một nghi thức chào cờ và tưởng niệm ngày Quân Lực 19 tháng 6 hàng năm..(Năm nay C/H Tần xin được lùi lại ngaỳ vì tình hình mưa bão)
Nhân số tham dự hơn 30 anh em nhưng đại diện hầu hết các tiểu bang Hoa Kỳ và Canada.
Thơì gian cô đọng trong vòng 2 giờ với sự đồng thuận cao, anh em đã ủng hộ C/H Hoàng như Bá đảm nhận chức vụ Tổng hội trưỡng.
Trong phần phát biểu nhận nhiệm vụ, C/H Hoàng như Bá đã tuyên bố lưu lại BCH củ, tôi sẽ có ý kiến vào cuối bài viết này.
Trong phần lựa chọn địa điễm tổ chức cho năm tới, C/H Đặng công Luận muốn nhận về cho Austin/Texas và C/H Chung tử Ngọc muốn nhận về cho Nam Cali.
Về phần mình, tôi đã đưa ý kiến (sau khi tham khảo với Chung tử Ngọc) nên đem Đại Hội về Nam Cali với lý do: Anh em chúng ta còn nhiều Đại Bàng cư ngụ tại Nam Cali, nay vì tuổi già sức yếu nên không đi xa được, ngày tháng không còn nhiều để cho chúng ta thăm hỏi các vị này, C/H Đặng công Luận đã vui vẻ chờ đại hội kỳ tới, anh em đồng ý để Nam Cali nhận nhiệm vụ tổ chức Đại Hội kế tiếp.
Trong phần ý kiến cá nhân với mục đích làm cho ban chấp hành làm việc tốt hơn, C/H Nguyễn đức Nhữ đã cho biết không nhận được email từ diển đàn Nha kỹ Thuật, đây có thể là do trục trặc kỹ thuật từ nhà mạng, nhân đây, tôi cũng xin thông báo lần nữa để tránh hiểu lầm, ban điều hành diển đàn chưa và không bao giờ xóa tên bất xứ ai đã có trong diển đàn, ngoại trừ những cá nhân muốn tự mình làm như vậy. Anh em nào chưa tham gia diễn đàn và có ý muốn tham gia thì xin gởi email hay gọi điện thoại cho chủ quản là anh Ái để thông báo.
Đây là một kỳ đại hội thành công tốt đẹp, thay mặt BCH củ tôi xin chân thành cám ơn quý anh chị vùng Hoa thịnh Đốn đã nhiệt tình lo lắng cho chúng ta có một đại hội hoàn hảo.
Về phần mình, sau hai lần tham gia tổng cộng 4 năm cùng anh Ái đảm nhiệm nhiệm vụ Tổng thư Ký, tôi nhận thấy cũng quá đủ, tự vấn bản thân cũng chẳng giúp được gì nhiều cho việc chung nên tôi xin phép anh em và anh tân THT Hoàng như Bá cho tôi được rút lui.
Trong thời gian qua với nhiệm vụ trên, chắc chắn tôi đã có những hành vi hay ngôn từ phiền lòng anh em, tôi thành thật xin lỗi và mong được bỏ qua.
Với một tấm lòng thiết tha cho tình huynh đệ chi binh, tình đồng đội và tâm tư cá nhân không màng tới công hầu khanh tướng, tôi cầu mong cho tập thể chúng ta cứ mãi mãi ấm cúng bên nhau hàng năm bằng những ly rượu đầy.
Xin cám ơn tất cả tấm chân tình của anh em bạn bè đã cùng nhau vui hưỡng bên nhau trong kỳ đại hội vừa qua.
Xin cám ơn tất cả và chào thân ái.
Thuận Nguyễn. Bắc Cali

Sunday, July 1, 2018

Đặc San Bắc Đẩu Thiếu Sinh Quân Việt Nam Cộng Hòa / August 2018

Gặp nhau sau 52 năm… hôm ấy mưa rơi . . .
(I).
 AET Chuyện Gần Xa,
 Trong lần gặp gỡ với một số C.TSQ và bà con  tại vùng Đông Bắc Hoa-Kỳ , có một số khá đông anh em  đề nghị Bắc Đẩu nên tái xuất bản trở lại với một số lý do làm  cho ban biên tập Bắc Đẩu phải suy nghĩ, đó là làm sao bảo vệ được quyền tự do phát biểu xây dựng  của anh em C.TSQ , cũng như anh  em có thể trải lòng cho nhau  mà không cần phải ngó trước, ngó sau, trong khi còn chi nữa  em …với bóng hòang hôn của cuộc đời  đang càng lúc càng đến gần.
Như trước đây các HOI ĐÒAN   nói chung  hầu như  chỉ có  một việc làm  Ái Hũu là chính, nay thời gian thêm chồng chất, tuổi gìa  sức yếu lại tăng khá  phi mã nên đã đẻ thêm một nhiệm vụ mới    tuy nặng nề, nhưng rất  là vinh quang “ đó là  công việc nhà đòn …(dường như  việc này càng ngày càng khấm khá), hay  phải viết lời phân ưu chia buồn mỏi cả tay… và nói một cách khác anh em chúng ta không còn nhiều thời gian nên BĐ  lại  càng khó chém vè,,  thôi thì đành phải  xắn tay áo lên một lần nữa tạo một  chỗ  để có nơi anh  em có thể trút bầu tâm sự ,  mà không còn  sợ ràng buộc hay chế tài  chi cả ngòai trừ sự tự giác và tự trọng của mỗi người miễn  sao  cho  thật vui vẻ, cởi mở, cảm thông là OK Salem .
“ chính duyên thì cũng ra ma,
   lẳng lơ rồi cũng đi ra ngòai đồng …”
            Nếu sức khoẻ cho phép , cũng như   gặp thêm thiên thời, địa lợi, nhân hòa  Bắc Đẩu  lần này  ra mắt  phục vụ anh  em CTSQ  và bà con các nơi  với   hình thức  có chút ít thay đổi  như  không còn  ra mắt với dạng đặc-san viết trên giấy báo nữa , mà nay  thay vào đó,  BD ra mắt dưới dạng Bản-Tin (newsletters)   chỉ phổ biến trên Internet   hòan tòan vô vụ lợi
            Anh   em C.TSQ và bà con có thể  tham gia BĐ  cho đời thêm tươi,  giúp cho tuổi vàng  của  anh  em chúng ta càng thêm lấp lánh, cố gắng  tránh cái xấu hay tiêu cực và không cần để bụng cái gì không  vui cho mệt hơi, cho đời  thêm mỏi mệt.
        Mọi  bài viết của anh em AET đều  được hoan nghênh  qua  tên thực tác gỉa  hay bút hiệu.
Newsletters Bắc Đẩu  chủ trương thà thắp lên một cây diêm trong đêm tăm tối còn hơn không làm gì cả ngòai việc chỉ biết  nguyền rủa bóng đêm.
  Ctsq Pham Ngoc Long
613 Elm  St. Kearny   NJ  07032
email : phamlpliquor@aol.com
Phone (BD) 201 998 5617. Cell : 201 220 2433
Inline image
(II).
Hoài-Bão.
Chuyện  con  Châu Chấu.
 Hòai bão là tên một đặc  san  của Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu  do  C..TSQ  Mai Hũu Trung thực hiện với sự đóng góp   chính  vừa vật chất vừa tinh thần của số đông các em TSQ  chưa ra trường khi nước mất năm 1975. Tuy nhiên đây là số đầu tiên có số phát hành khá khiêm nhường vì phải làm bằng tay từng cuốn một nên  chưa được nhiều  C.TSQ  biết đến một cách rộng rãi, nhưng chỉ nghe  cái tên Hòai Bão thì mọi người đều hiểu  mục đích cao cả của  nhóm  thực hiện là  như thế nào.
            Trước kia sinh hoạt của C.TSQ  đã được  thực hiện  bởi một số C.TSQ đã ra trường và  có tấm lòng  , nhưng đến  đời Tổng Hội C.TSQ thứ 19 thì gánh nặng điều hành sinh họat  của TH C.TSQ  đã có một thay đổi lớn, C.TSQ Bác Sỹ Phi Quang Phước, là một Thiếu Sinh Quân chưa ra Trường TSQ nhưng đã đưọc tập thể C.TSQ Hải Ngopại bầu chọn làm vị THT C.TSQ 19 cách nay  chỉ  hơn 2 mùa mưa .
            Khi nhận chức THT C.TSQ 19, CTSQ Bác Sỹ Phi Quang Phước  đã phải gánh chịu bao khó khan bão tố và  lúc đó em được ví như con châu chấu phải đương đầu  với cái  bánh xe khổng lồ lỗi thời cũ kỹ nhưng lại  kém hiệu qủa khiến nhiều người  nghĩ rằng con châu chấu  non nớt đó  chắc chắn sẽ bị nghiền nát bởi  cái bánh xe  to lớn nặng nề này  ngay từ  ngày  khởi đầu của  nhiệm kỳ THT 19, và chuyện không ngờ con châu chấu đó không bị ngã mà chiếc xe đã bị nghiêng  và đổ kềnh ,  và em đã hòan thành nhiệm vụ của một THT 19 một cách thành công  rực rỡ  như triều dâng núi đổ (land slide) không thua  kém bất cứ một THT đàn  anh nào trước đó.
            Tuy nhiên  để tránh cảnh huynh đệ tương tàn, cũng như  lấy chữ hoà làm đầu  nên em đã  tự hy sinh  cá nhân và đã  quyết định  rút lui đúng lúc  và dành chức THT  20 cho người anh ruột là C.TSQ Phi Quang Qúy, cũng như  em gían tiếp giúp cho số tiền $6740  được trở về lại cho tập thể C.TSQ trong ôn hòa,  việc làm ý nghĩa này của em đã làm sáng danh ba chữ : Nhân, Trí, Dũng tôn chỉ của Trường TSQ  mà chĩ có người có tài có đức mới có thể  làm được.
       Inline image
  
         
Riêng Hội C.TSQ  Nam Cali  trong thời gian khá dài  vừa qua  đã thiếu  vắng chức Hội Trưởng cho Hội này,  và điều đáng mừng   sau đó anh em đã  tìm được C.TSQ Mai Hữu Trung, vào chức vụ Hội Trưởng C.TSQ Nam Cali với sự hò reo của hầu hết anh em CTSQ tại đây.
Người khôn ngoan hiểu biết  thì có thể gỉa làm người ngu ngơ dốt nát, nhưng người dốt nát không thể nào gỉa làm người hiểu biết  được …Em Mai Hũu Trung  là người rất hiền lành, chịu thương chịu khó với anh  em C.TSQ  nói chung,   và cứ nhìn cuốn đặc san Hoài Bão  do em thực hiện thì thấy  rõ tài năng và đức độ của em  nào có  kém ai.
Anh   em CTSQ chúng ta  rất sợ  cảnh “tre gìa mà  măng chưa mọc” , riêng đồi với C.TSQ Mai Hữu Trung, Hội Trưởng Nam Cali, tuy là một em TSQ chưa ra trường như  em Phi Quang Phước, cựu THT 19 , nhưng em  vẫn chưa  bao giờ mang tiếng thị phi nào cho đến nay làm cho  mọi người bị đỏ mặt. Tương lai Tổng Hội  CTSQ cần có sự thay đổi lớn  hoặc sẽ dần đến chỗ lụi tàn, người  làm con chim đầu đàn cho CTSQ Hải Ngọai  có trách nhiệm rất lớn phải biết lấy sức mạnh của người làm sức mạnh của mình, bên cạnh đó cần có một ban chấp hành trẻ trung hơn, tài năng  và nhiệt tình hơn (brain storm), nên xem người bất đồng như là sự cần thiết không thể thiếu để tránh chủ quan  cũng như nên nhớ “ Chuối  chin thơm ngọt  khi ăn cũng phải bỏ vỏ, trái ót cay xè nhưng lại ăn cả vỏ “ ..
AET SQ # 2359
 (III).
 Ở Cho Người Ta Thương, Đi  Cho Người Ta Nhớ.
 Việt Nam Cộng Hòa  tuy chỉ kéo dài  21 năm (1954-1975)  nhưng đã có  đến 9 vị Danh Tướng  từ cấp Thống Tướng đến Chuẩn Tướngg   xuất thân từ trường Thiếu Sinh Quân  phục vụ cho Quân Lực VNCH như C.TSQ Thống Tướng Lê Văn Tỵ, Trung Tướng Nguyễn Văn Là, Thiếu Tướng Đòan Văn Quảng, Thiếu Tướng Trương Quang  Ân, Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá v.v… Sau ngày  30 tháng 4 năm 1975 khi nước vừa mất  có C.TSQ Đại tá Hồ Ngọc Cẩn đã vị quốc vong thân, và mới đây nhất  trong năm 2018 này lại có  C.TSQ Đại tá Nguyễn Văn Đông  vừa mới ra đi để lại cho đời  nhiều bài ca bất hủ và gây thương tiếc cho tòan dân Việt Nam từ Bắc đến Nam…
Nhưng những C.TSQ nêu trên đều là những người đã trưởng thành và có cơ hội phụng sự đất nước, tuy nhiên  cũng  có một số em Thiếu Sinh Quân  tuổi từ 12 đến 17 tuổi , là những con chim non  chưa đủ lông cánh khi  nước mất  vào năm 1975  các em vẫn còn trong trường TSQ ,   và các em này  đã được  biết đến   là những  chiến sĩ tí hon  của QL VNCH đã  tự bảo nhau  tiếp tục chiến đến giờ  thứ 25  không chịu buông súng  … sau khi Tướng Dương Văn Minh đã ra lệnh đầu hàng.
Tôi cũng là một C.TSQ  ra trường trong  năm Mậu Thân 1968, tuy là một cựu Sĩ Quan   chiến đấu ngòai  sa trường  cho đến khi mất nước sau đó  thân chịu cảnh tù đày cải tạo nhiều năm tại Hòang Liên Sơn nhưng vẫn cảm thấy  bé nhỏ thấp hèn hơn  khi tình cờ đọc được bài viết  trên internet của một em C.TSQ  có danh hiệu là  Quang Cầu Muối (xin càm ơn em ) , vậy xin chân thành giới thiệu đến anh  em C.TSQ  và bà con  khắp nơi  chưa từng  đọc để càng thấy cái hay, cái chính nghĩa và sự giáo dục  của VNCH  như thế nào để  rồi sản sinh ra  biết bao nhân tài cho đất đước .
Ghi chú: Mặc dù cho đến nay  chúng ta đã tìm được  em C.TSQ Trinh Minh Thắng  tại Canada rồi, và em Thắng  cũng đã  đến Hoa-Kỳ  để thăm hỏi một số anh em C.TSQ  tại các tiểu bang khắp nước Mỹ , tuy nhiên đây cũng là  dịp  hay để em  viết vài giòng tâm tình của em  đến những C.TSQ trước đây đã  thảng thốt  lên tiếng và cất công tìm kiếm tông tích của em sau ngày mất nước.
Riêng  Bản Tin Bắc Đẩu lúc nào cũng sẵn sàng  đăng tải thư hồi âm của em.
 AET. Bắc Khè
Inline image
Cố gắng đến giờ cuối cùng !
C.TSQ Liên Đòan Trưởng Trịnh Minh Thắng vào tháng 4/1975
 “ . . . Liên Đoàn Trưởng Thiếu Sinh Quân của ngày 30-4-1975, anh Thắng nay ở đâu?
Trong STT của một người Đàn Anh kèm theo tấm hình Người thiếu niên trong bộ Quân Phục Đại Lễ của Trường Thiếu Sinh Quân VNCH trước năm 1975 với lời nhắn hỏi “Có ai biết AET này giờ ở đâu không?”
Tấm hình và câu hỏi gợi lại trong tôi một quãng đời vẫn nằm yên trong ký ức 40 năm qua.
 Người thiếu niên này là một trong những TSQ xuất sắc nhất của ngôi trường TSQ VNCH tại Vũng Tàu trước năm 1975. Anh ấy là Thiếu Sinh Quân Liên Đoàn Trưởng của những ngày tháng cuối cùng khi quân Bắc Việt chiếm toàn bộ Miền Nam.
Phải nói rằng Anh ấy rất đẹp trai, con trai mà môi hồng như con gái, tướng tá thì không cao lớn nhưng vẫn toát ra được cái oai dũng của một người có năng khiếu chỉ huy.Để được đề bạt làm TSQ LĐT không phải dễ, trong tổng số của gần 400 CTSQ của liên lớp 12, với cấp bậc Thượng Sĩ Danh Dự.
Trong kế hoạch đào tạo TSQ của QLVNCH thì hệ thống tự chỉ huy được áp dụng cho các đơn vị nhỏ nhất từ cấp Trung Đội lên đến Liên Đoàn TSQ gồm 1400 TSQ. Người LĐT có một ban tham mưu cũng gồm các TSQ cấp trưởng phụ tá.
LĐT lúc nào cũng phải quân phục chỉnh tề, đi đứng, nói năng phải tỏ ra là gương mẫu cho các TSQ khác noi theo, cũng cần nói thêm là để được đề bạt làm TSQ LĐT anh ta cũng cần phải đạt được điểm cao nhất của mỗi Lục cá nguyệt bao gồm điểm học vấn, quân sự, võ thuật, âm nhạc, hạnh kiểm v..v..v
Đối với những người Đàn Anh thuộc liên lớp 12 năm đó thì chúng tội chỉ “Kính Nhi Viễn Chi” nghĩa là né được lúc nào thì né, lân la lại gần mất công các “bố” buồn vui ai biết được… thế mà cuộc đời có những cái mình không ngờ tới. Tôi đã được người Đàn Anh này cùng với một người Đàn Anh khác bao bọc trong thời gian hơn một tháng sau ngày đá nát vàng phai 30-4-1975.
Người thiếu niên trong tấm hình này, đã chứng tỏ được năng khiếu chỉ huy trong những giờ phút hấp hối của Miền Nam nói chung và ngôi trường Mẹ thân yêu của tập thể CTSQ VNCH nói riêng.
Là TSQ LĐT dù lúc đó đã được lịnh tan hàng, nhưng với hơn 700 TSQ còn kẹt lại ở trường, bao gồm các TSQ thuộc vùng 1 vùng 2 và những TSQ thuộc vùng 3 vùng 4 Biệt Khu Thủ Đô ở lại học thi tú tài hay không có nơi chốn để về thì cái trách nhiệm của người Liên Đoàn Trưởng TSQ rất nặng... cái trách nhiệm này tự lương tâm, danh dự của một người chỉ huy chứ không ai ép buộc anh ấy cả, và như đã nói. Anh ấy cùng với một toán TSQ cấp trưởng đã điều động chỉ huy, phòng thủ và chống trả sự tấn công của quân Bắc Việt gồm những cán binh đã quen với chiến trận so với “Bầy Sư Tử Lãng Mạn” chỉ toàn là thiếu niên chưa đến 18 tuổi, chưa bao giờ nếm mùi chiến trận… đang bị dồn vào đường cùng. Trận chiến này đã để lại trong lòng người dân Vũng Tàu một ấn tượng.
Những Người năm xưa ấy ơi đâu rồi?? Trịnh Minh Thắng, Nguyễn Văn An, Minh “xe be” Lãng “xi cà tưa” Nguyễn Văn Thành… Nghĩa “đại hàn”… Lâm A Sáng v.v...”
Trận chiến kéo dài từ rạng sáng ngày 30-4-75 cho đến 1 giờ trưa cùng ngày..khi tấm “ra” giường thay cho cờ trắng được kéo lên thế chỗ cho Lá Quốc Kỳ trong một nghi lễ đơn giản nhưng vô cùng hùng tráng. “Bắt súng chào...bắt.”
Lá Quốc Kỳ được từ từ kéo xuống, xếp lại trang trọng và sau đó từng đoàn cán binh Bắc Việt hùng hổ xông vào Trường quát nạt, dí súng bắt tất cả tập họp lại trước sân Vũ Đình Trường, tôi vẫn còn thấy Anh với chiếc áo mưa màu xanh đi tới đi lui dặn dò bàn bạc, an ủi các TSQ lớp nhỏ.
Bộ Đội quát hỏi ai là người chỉ huy thì chỉ nhận được sự im lặng của toàn thể TSQ lúc đó. Họ lùa chúng tôi qua trại gia binh Cô Giang kế cận.. và từ đó chúng tôi tan hàng.. mỗi nhóm, túa ra khắp mọi nẻo đường của Thị Xã Vũng Tàu và đường 15 hướng về Sài Gòn.. Tôi tìm đường về Trung.. ba anh em còn lại 2 .. một đã may mắn gặp lại gia đình ở bến xe An Đông.. tôi với thằng Lợi đi nhờ từng đoạn về tới Miền Trung.. tình hình lúc đó ở miền Trung rất là “sắt máu” tôi lại lặn lội vào Nam.. bây giờ ngồi nghĩ lại tôi cũng không hiểu tại sao lúc đó mình lại liều như vậy.. trên đường tôi lại may mắn quen được một người tù binh thuộc binh chủng Nhảy Dù cùng với người hôn thê là du kích Việt Cộng thuộc Huyện đội Quế Sơn, người đã giam giữ anh ấy, khi anh bị bắt làm tù binh từ năm 1972.. cũng từ những đồng tiền của chị mà ba anh em vào tới được Sài Gòn.. sau khi trú ngụ tại nhà anh ấy được hai tuần thì tôi lại muốn đi, thật ra vì gia đình anh ấy là người Hoa Chợ Lớn nên phong tục rất khó khăn, hơn nữa thời buổi nhiễu nhương.. lòng người cũng giao động.. anh chị cũng bắt đầu có trục trặc trong vấn đề tình cảm nên dù chị ấy rủ tôi về lại miền Trung với lời hứa sẽ bao bọc cho.. nhưng không hiểu sao tôi lại lắc đầu.. chắc tại cái số mệnh.. anh chị cho một ít tiền .. tôi về lại Vũng Tàu và tôi gặp lại Người Đàn Anh này...
Nhà Thờ Xứ Tân Châu, Cha Xứ đã ra đi, chỉ còn lại Vị Cha phó trẻ trung, dễ mến.. tôi không nhớ từ đâu tôi lại gặp hai Anh, chắc những ngày tháng đẩy xe ba gác kiếm bánh mì ở chợ Bến Đình... Hai anh đưa tôi về trú ngụ ở nhà thờ.. ngày ra chợ kiếm cơm, tối về mấy anh em chia nhau những gì kiếm được.. sống qua ngày. Các bạn biết không? trong hoàn cảnh như thế mà Hai Anh vẫn cố ôn bài.. cho kỳ thi Tú Tài sắp được nhà cầm quyền mới mở ra.. thế mới nói.. tôi còn nhớ anh ấy nói.. phải cố học.. vì không học thì mình không giúp được gì cho đất nước cả.. cho dù chế độ nào cũng cần người có học.. bây giờ ngồi nhớ lại tôi thương thật thương cái tâm hồn trong trắng của các anh vô cùng.. thật tình mà nói Trường TSQ VNCH không bao giờ dạy cho chúng ta lòng hận thù với Miền Bắc... chúng ta hoàn tòan ngây thơ với người cộng sản... cho đến một ngày... Cha Phó với khuôn mặt buồn hiu hắt.. thông báo với ba anh em rằng.. “Cha không bảo bọc các con được nữa. du kích họ làm khó dễ.. Cha xin lỗi”.
Đứng trước tình cảnh này, Anh ấy vẫn bình tỉnh... tạ ơn Cha, xin cho chúng con thời gian ngắn... chúng con sẽ tự tìm nơi chốn... không biết hai anh làm gì bàn bạc ra sao nhưng một chiều anh ấy kêu tôi lại và nói rằng “em cũng biết tình cảnh anh em chúng ta, tụi anh không bao giờ muốn bỏ em cả, nhưng... anh đã tìm ra được một gia đình họ sắp lên vùng kinh tế mới... gia đình này không có con trai nên họ cần một người con trai để phụ giúp họ... thời thế... em hiểu không? tạm thời như thế cho qua, anh sẽ giữ liên lạc với em... qua họ... nếu khi nào nhận được lời nhắn của anh, bất cứ giá nào em cũng phải tìm về lại Vũng Tàu nghe chưa?”
Ba anh em chúng tôi chia tay nhau từ đó... giòng đời trôi... bến bờ nào trên sông dài ai biết...
Bốn mươi năm qua rồi... Anh giờ vẫn bặt tin... có những tin không chắc lắm về anh!
Ngày hôm nay, qua phương tiện truyền thông hiện đại, qua những anh em chúng ta ở trên toàn thế giới thế, mà không ai biết chắc chắc anh còn sống hay đã chết.. Tôi không tin một người như Anh lại chán đời, chán anh em để mà tìm nơi ẩn thân, vì không có lý do nào để anh làm như thế.. cả bạn anh là anh Nguyễn Văn An tôi cũng không nghe tin tức gì cả dù tôi vẫn để tâm kiếm tìm...
Anh Thắng.. em viết những giòng này cho Anh.. nếu anh còn sống em chúc anh luôn mạnh khỏe.. và làm những gì anh thích.. như ẩn thân từ bấy lâu nay...
Chẳng may Anh đã mệnh chung.. em cầu xin linh hồn anh được yên nghỉ đời đời.. cuộc đời anh em chúng ta thăng trầm cùng vận nước, nghĩ cũng buồn anh nhỉ?
Anh là một trong những người Đàn Anh TSQ mà em mang ơn và kính phục. Cái tình, cái nghĩa anh em, mà anh biểu hiện em nguyện noi theo. cho đến ngày nhắm mắt.. Anh em ta mất hết chỉ còn nhau. FB Quang Caumuoi ..... xin xác định một điều những gì tôi viết trên đây hoàn toàn xác thực.. ngoại trừ một vài chi tiết nhỏ có thể sai lệch.. riêng về người TSQ Liên Đoàn Trưởng Trịnh Minh Thắng đều chính xác sau khi phối kiểm lại trí nhớ và thông tin từ Anh em.. tin tức cuối cùng mà chúng tôi nhận được là anh ấy đã vượt biên qua tới Pháp... nhưng không có lẽ nào anh ấy không lộ diện kể cả người bạn như bóng và hình là Nguyễn Văn An.. hay Xuân An hoặc Nguyễn An.. mà chúng tôi không nhớ rõ.. mong quý vị chỉ cần lưu tâm đến những người chung quanh mình thế nào cũng có tin tức.. thân kính. “
(IV).
 Suy ngẫm
 Luật Công Bằng.
“Dĩ tâm ứng tâm” 
Người Tu Phật chân chính nhìn đời ở một góc độ đặc biệt của Đạo mà người ta gọi nôm na là Tỉnh Thức hay Giác Ngộ.  Ở góc độ này, người ta nhìn thấy sự vận hành của các Luật Tối Thượng của Vũ Trụ tỷ như Luật Vô Thường, Luật Nhân Quả, Luật Âm Dương vv...Nói đến Luật của Vũ Trụ thì rất công bằng và không có ngoại lệ, ngay như Đức Phật khi ăn  nấm độc thì cũng phải chết như bất kỳ chúng sinh nào.   Trên bình diện Vũ một tia sáng lòe lên trong đêm tối.  Đi thăm một nghĩa địa ta nhận ra không có kẻ thắng, người bại, kẻ sang, người hèn ... tất cả đều bình đẳng tuyệt đối theo luật Vô Thường.  Cái Hạnh của người đạt Đạo là Từ Bi Hỉ Xả, vì thế ta không ngạc nhiên thấy Đức Chúa khi bị hành quyết trên cây Thập Giá vẫn nói "Ta tha thứ cho các ngươi", Đức Giáo Hoàng sau khi bị bắn phải giải phẫu cấp cứu nguy hiểm đến tính mạng mà vẫn tha thứ cho kẻ đã bắn Ngài.  Đức Phật cũng vậy, ngài tha thứ và độ cho người em đã mưu sát mình.  Khoa học gần đây đã chứng minh tất cả các giống người trên trái đất đều là anh em vì có chung một Tổ ở bên Phi Châu trên 2 triệu năm về trước.  Trên 2500 năm về trước, Đức Phật đã nói không những chúng sinh mà tất cả mọi sinh vật trên trái đất đều  bình đẳng.  Gần đây, khoa học cũng cho ta biết mầm mống của sự sống trên trái đất được bắt nguồn khi một vì sao lớn gần mặt trời nổ trên 4 tỷ năm về trước.
 Từ Bi Hỉ Xả là điều kiện cần và đủ để cho Tuệ Giác hiển lộ.  Phần đông chúng sinh vô minh, đau khổ triền miên trong Tham Sân Si, tranh đấu không ngừng gieo biết bao thảm họa cho đồng loại như những con rối trong vở kịch của Đời.
  Nhờ có Tuệ Giác, người Tu từ vai trò con rối bước ra ngoài để ngắm nhìn sự vận hành của bộ máy huyền vi của Vũ Trụ trong Tĩnh Lặng và An Lạc.
 (V).
 Tin Tức

Inline image
(VI).
Còn Trong Ta Nhạc Lòng Năm Cũ.
C.TSQ  Lâm Ngọc Chiêu
 Bài 1: Gặp nhau sau 52 năm… hôm ấy mưa rơi . . .
“. . .  Mùa mưa lại đến tôi mừng vui đón tin anh
Đèn khuya một bóng nhìn mưa rơi suốt năm canh
Nghĩ rằng tôi vắng anh
Vì nghiệp trai còn đi giữ quê hương cho chúng mình.. .”
(Chuyện hai mùa mưa)
 Trong thời gian về quê thăm bà Mẹ gìa  gần đất xa Trời nhưng hàng ngày vẫn theo dõi sinh hoạt của anh em AET trên Net, một hôm  đọc  tin  SOS  của một người bạn  cùng lớp TSQ Vũng Tàu ngày xưa cũ ,  bạn Trần Kim Thoa, làm tôi rất mừng khi biết được tin bạn hiền mà bấy lâu nay tôi hết lòng hỏi thăm và tìm kiếm, nhưng nay sao không tránh khỏi cảnh ngậm ngùi khi  biết được hòan cảnh hẩm hiu của bạn. .
Tôi bàn với nhà tôi phải dành ưu tiên xuống Sa Đéc ngay  để thăm bạn Thoa trước khi chúng tôi trở về  Mỹ,  và đây  cũng là mục bất ngờ ngòai dự đóan  vì trước đó chúng tôi tính  chỉ cần đến Bà Rịa thăm anh Nguyễn Đình Nhơn và chị Ba,   qua ngày sau đó đi Đồng Nai Biên Hòa  thăm gia đình  bạn Nguyễn Văn lễ (Cú) và anh em C.TSQ tại địa phương là tạm đủ, và cũng không quên nhắc đến thằng Việt Gấu nơi đèo heo hút gió.
Trước ngày  đến thăm bạn Thoa tôi đã từ  Nha Trang gọi điện thọai cho Thoa  xem bạn còn nhớ đến người xưa không ? thoạt đầu bạn hơi ngỡ ngàng trong vài giây đầu  với trí óc đã kém mình mẫn của một ông gìa  trên 70 tuổi rồi nhưng rồi bạn đã mau chóng nhận ra tôi với tiếng kêu thất thanh nghẹn ngào  đầy cảm xúc  và cùng lúc  tôi trong lòng  cũng cảm thấy  như có cơn mưa từ đâu ập về.
Khi  từ quê nhà  Cam Ranh trở về lại Sàigòn tôi lại gọi thêm cho bạn một lần nữa,
-          Thoa à, ngày mai tao và bà xã tao dến thăm mày ,  và xin  chỉ đường.
Bạn rất mừng và tíu tít chỉ cho tôi   đi xe đò  của hãng nào từ Sàigòn đến Sa Đéc  với gía cả là bao nhiêu cho rẻ, và khi nào đến Sa Đéc bạn sẽ đến bến xe đón chúng tôi thật là chu đáo.
Nhưng tôi đi xe nhà  do đưa cháu  đưa đón, và khi xe bắt đầu lăn bánh thì trời cũng chuyển mưa, nhưng bạn  vẫn cố gắng thường xuyên liên lạc  hỏi đi đến đâu và  chỉ đường rõ ràng cặn kẽ. Khi chúng tôi đến  điểm hẹn tại  bến xe Sa Déc thấy  hai ngưòi đi Honda  đã chờ sẵn  trong đó có bạn  để hướng dẫn xe chúng tôi đến nhà.
Trước khi đến nhà bạn, ngồi trong xe tôi  nói với bà xã tôi khi nào đến nhà Thoa  chắc thế nào cũng được đãi hủ-tíu chay  không người lái (có thịt)  chắc là ngon lắm làm ai cũng nuốt nước miếng thấy  đói bụng.
Khi đến nhà bạn, một căn nhà  tôn cũ kỹ ọp ẹp nằm bên bờ bờ sông  nước  phù sa đục ngàu  đang  chảy khá mạnh  và dường như con nước chảy và thời gian  đã làm căn nhà   qúan bán hủ tíu chay nghèo của bạn phải nghiêng nghiêng thêm  vế phía sông nước theo năm tháng  qua và không biết  sẽ sập lúc nào .
Thoa  bây giờ tuy đã gìa yếu nhiều nhưng vẫn còn nét xưa cao gầy nên cũng dễ dàng nhận ra ngay, còn bà xã của Thoa  thì tướng thật hiền lành phúc hậu, và điều khá ngạc nhiên  bà xã của Thoa cũng bằng tuổi bà xã tôi, tuổi Tân Mẹo, ngòai vợ chồng Thoa ra còn có hai em C.TSQ cũng có mặt trong qúan nhỏ để  chào đón vợ chồng tôi  đó là em Thiện và em  Châu Nholn , “Chây m…  mày  đu then “ tôi chọc em bằng một tràng tiếng Miên   cho vui nhà cửa, không ngờ  em Nholn tuy là người Miên nhưng lại không biết tiếng Miên , whao !
Khi gặp Thoa câu hỏi  đầu tiên tôi hỏi Thoa,
- Làm sao bây giờ  mày vẫn còn ở đây ? và ra nông nỗi này ?
- Tao cũng cố gắng nhiều lần dzọt nhưng không được ! phải ngồi gỡ lịch nhiều năm. Thoa trả lời tôi với giọng trầm buồn.
- Bây giờ  cuộc sống mày ra sao , mày và bà xã mày có khoẻ không ?
- Vợ chồng tao nhờ Trời cũng  còn chút ít sức khoẻ không đau ốm nhiều nhưng cơ thể thì cũng rim lắm ! riêng cuộc sống hàng ngày nhờ trước kia tao có du học tại Mỹ, học về Đài Truyền Tin phát song Vi Ba tại tiểu bang Maryland  lúc đó  nước chưa mất nên bây giờ còn lại chút vốn liếng Anh Ngữ nên  làm nghể  dạy Anh Văn  cho các cháu nhỏ và bà con xuất cảnh, nhưng bây giờ hơi hẻo vì  học trò càng lúc càng vắng  có lẽ  nhu cầu  này nay đã bớt, nên vợ chòng tao chỉ còn biết trông cây vào qúan hủ tíu chay  này làm phuơng tiện sinh sống kiếm cơm qua ngày nhưng cũng không mấy khá…vì bà con ở đây cũng là dân lao động nghèo vậy thôi.
-Thằng Trần Duy Dày, em mày  sau khi ra trường TSQ nó đi Nhảy Dủ,  và nghe nói nó  đã tử trận trước năm 1975  phải không. (Và qua đây tôi cũng cần nhắc lại Trần Kim Thoa  là anh ruột Trần Duy Dày và cả hai anh em cũng học chung một lớp với tôi tại trường TSQ  Cap Saint Jacques Vũng Tàu. )
-Không, thằng Dày vẫn còn sống. Thoa trả lời tôi
-Vậy hiện nay Dày làm gì và ở đâu ?
-Nó hiện nay đang ở bên Mỹ, tiểu bang Louisiana (LA) được con gái bảo lãnh  qua Mỹ  khỏang năm 2015.
-Sao nó không liên lạc với anh em C.TSQ , hay các bạn  cùng lớp tại Mỹ.
-Nó có tâm sự buồn, khi qua Mỹ nó có gọi về Việt nam cho tao nói rằng anh Hai ơi những gì mình tưởng như khi còn ờ Việt Nam là không đúng, bên này  có rất nhiều cựu Chiến Binh Hoa-Kỳ homeless nghèo khổ  thì huống gì là mình…
-Rồi sao nữa ? mày  có thể cho tụi tao biết  có cách nào để liên lạc với thằng Trần Duy Dày được không ? tôi  hỏi Thoa .
-Tao bây giờ không biết chính xác nó ở đâu, nhiều năm nay  nó không liên lạc với tao, và nó dường như  bị thần kinh hơi yếu … chẳng biết nói sao bây giờ.
     Tôi ngậm ngùi không gíam hỏi tiếp Thoa nữa.
-Mày cho tao biết  anh  em CTSQ cùng lớp với mình  bên Mỹ như thế nào, và sinh hoạt nói chung của anh em  tại hải ngọai ra sao ?Thoa cất tiếng hỏi tôi sau giây phút im lặng.
-Riêng lớp mình có khỏang 45  người đang sống rải rác khắp nước Mỹ là chính, sở dĩ anh  em cùng lớp mình qua Mỹ đông là nhờ chương trình HO  đã chiếm  hơn 20  trự ! số còn lại là vượt biên, hay  OD ghe, hay bảo lãnh, riêng bên Canada có thằng Nhũ, bên Úc có Lương Văn Lạnh, bên Mỹ  ngòai tao ra còn có Quang, Đào cà, Nở, Kỳ, Hùng, Thái,  vẫn còn đầy đủ  3 chàng Ngự Lâm Pháo Thủ: Thịnh Rệp, Thịnh Lùn, Thịnh Cày, Dụng, Khoa, Duyệt, Quân, Phan, Bác Đáng, Ánh,  Hiệp, Hoa. v.v…
-Ôi, nhớ hết, nhớ hết… nhớ cả thằng Lưu Văn Quân, con Chúa  nhà thờ, học CC1 … với tao
Chuyện dài  như nhân dân tự vệ nổ như bắp rang, nói với nhau như chưa bao giờ được nói cho đến khi chị Thoa phải lên tiếng xin  anh em   tạm  hưu chiến để dọn ăn cái đã, mà hù tíu chay đâu không thấy  ngược lại  chỉ thấy dọn ra   thức ăn  đầy bàn, nào bánh xèo, thịt thà, rau qủa bánh trái … sao xôm tụ qúa…nghèo thấy mồ mà sao  lại giám rút ruột ra đãi  anh em xa như vậy hả Trời .
            Bà xã Thoa  lần đầu tiên gặp bà xã tôi là thân ngay như chị em trong nhà, anh em gặp nhau vui  qúa đến nỗi không ai ăn nổi, uống cũng không dzô… sao kỳ dzậy kià ! bà xã Thoa thủ thì  với  chúng tôi:
-Vợ chồng tui có hai con trai, nhưng  một cháu đã mất năm 10 tuổi  vì bị chó dại cắn, còn một cháu năm nay hơn 30 tuổi  học xong đại học, vừa mới lấy vợ, các cháu lương cũng  vừa đủ sống  lấy đâu mà phụng dưỡng cha mẹ già. Như  anh chị  Chiêu thấy đó nhà  xắp sập  phải dọn đi ngay  và cũng may mắn được  xã xếp vào hộ nghèo khó  nên được cấp bán  cho  100 mét vuông  làm nhà  với gía rẻ chỉ 30 triệu trả làm 10 năm, và  ở cách đây gần 10 cây số nhưng nếu trong  6 tháng mà không làm nhà trên mảnh đất ấy là  bị thâu hồi, tụi tui lo qúa, và nghe  nói anh  em bên Mỹ giúp cho một số tiền  sau khi anh Thoa cầu cứu nghe thật ấm lòng và biết ơn qúa chừng.
-Qua chỗ ở mới anh chị  có còn bán hủ tíu chay nữa không ?
- Không  còn bán được nữa vì  ai biết mà ăn , và chúng tui cũng chưa biết tính làm sao ?
- Vậy  anh chị có thể chuyển qua bán tạp hóa hay bán cái khác  thay th
ế  được không ?
- Lại càng không vì đâu có dzốn,  lại không biết cất hàng, mà bán  chịu thì  mau sập tiệm. Chị Thoa nói.
Cuộc  vui hay trùng phùng nào rồi cũng phải  chia tay,  chúng tôi phải ra về ngay trong chiều  cùng ngày, nhưng trong lòng không tránh khỏi bùi ngùi và lo lắng cho vợ chồng  bạn Thoa trong những ngày sắp tới sau khi đã dọn nhà mới  thì con đường sinh sống  sẽ ra sao ? làm gì ?
Thịnh Rệp  ơi, mày là  ông già Noel của lớp tụi mình, vợ chồng bạn  rất nhân hậu và rất  có lòng với anh em  vậy nhớ mỗi độ thu về hay  dịp lễ Tết  cố gắng đứng ra múa nón  với các bạn cùng lờp  giúp các bạn bên quê nhà và đừng quên bạn Thoa Thịnh nhé, tao xin cám ơn  vợ chồng mày trước.
“ Anh chị  Chiêu cho tiền  tụi em đ uống cà phê, không đâu  số tiền đó gia đình em  sẽ dùng để mua gạo  ăn đó..”em Châu Nholn đã thật thà  cho chúng tôi biết như vậy trước lúc chia tay  đã làm cho  tôi  thêm se lòng…
 Ngày mai  con chim sắt đưa chúng tôi bay  về lại  phía Trời Tây đầy nắng ấm , nhưng  lòng không mấy
 vui khi nghĩ đến người người ở lại, xin ơn Trên  che chở và ban phước  cho gia đình  bạn Thoa và các em tôi.
“ . . . Nhiều khi chờ sáng nghe lòng thao thức canh thâu
Đường ga nhỏ bé nằm đợi mong đã bao lâu
Tiếng còi đêm lướt mau
Đoàn tàu đi về mãi mà bạn thân tôi nơi đâu ? . . .”
AET. Lâm Ngọc Chiêu.
 (VII).
 Chuyện Đời Thường Với Dượng Ba AET .
 *Tâm tư của  tui.
Inline image
Anh chồng khá là sợ vợ, một hôm làm vợ nổi giận tát anh một cái. Anh
gầm lên: "Cô tát tôi cái nữa thử xem!" Cô vợ không  do dự tát luôn cái
nữa. Anh chồng bèn thở phào nói: "Thấy cô chịu nghe lời thế nên tôi
tha cho lần này đó." 
 (Ghi chú: ủa,  sao  chuyện thầm kín của tui ai lại  đem phổ biến dzậy ! )
 ** Tâm tư của nhà Bác Trump !
(Có bác nào  đã từng chịu  cảnh  gà trống nuôi con  giống như  bác Trump chưa ?  
Inline image

*** Tâm tư  của anh  em AET bên quê nhà .
“ Ờ mô cũng vui kể cả bên Mỹ , cứ gì anh em C.TSQ ở quê nhà đã  toe toét  cười khi nắm được tờ giấy xanh như ri “… am I right ?
Inline image
Newsletters Bắc Đẩu
(End).