Saturday, December 24, 2022

Thánh Lễ Đêm Noel - Trường Sơn Lê Xuân Nhị

Vào những dịp lệ lạc, người thường thì dùng quà cáp để tặng nhau, bậc quân vương dùng vàng bạc châu báu để tặng nhau, nhà văn nhà thơ tặng nhau những lời hay ý đẹp. Xin tặng bạn bè, quý văn thi hữu một truyện ngắn mới nhất của tôi.

Kính Chúc tất cả các anh chị và gia đình Một Mùa Giáng Sinh vui vẻ và an lành, một năm mới hạnh phúc, sức khỏe dồi dào.

Tâm địa rộng rãi bao la như Trời Đất thì bao bọc được cả muôn loài.
(Hàn Thi Ngoại Truyện)
Trường Sơn Lê Xuân Nhị
tslxnhi@aol.com
Truyện ngắn
Thánh Lễ Đêm Noel
 
Cao cung lên, khúc nhạc Thiên Thần Chúa,
Hòa trong làn gió, nhè nhẹ vấn vương….
(Bài hát Cao Cung Lên)

Phượng dựa sát người vào lung tôi, nói qua tiếng gió, tiếng động cơ phành phạch của chiếc xe Honda già nua cũ kỹ của tôi, qua những cơn gió biển mặn nồng mùi muối của thành phố Nha Trang những ngày cuối năm:
-Phượng muốn Noel năm nay anh đi lễ với em.
Tôi phản đối liền. Làm lính đánh giặc mà không biết phản đối thì làm sao lớn được. Quen rồi:
-Trời đất, anh về phép được mấy ngày, em không rủ đi party, đi nhảy đẩm, đi ăn nhậu, lại rủ đi nhà thờ…
Tôi buông thêm một câu mà đáng lẽ không bao giờ nên nói:
-Đi đâu chứ đi… nhà thờ thì chán bỏ mẹ…  Toàn là cha với cố, hết kinh rồi tới kệ…
Phượng không thèm nói gì. Chỉ sau vài giây đồng hồ yên lặng, tôi biết ngay là mình đã lỡ lời.  Mà còn lỡ lời nặng chứ chẳng không. Mẹ bố, cứ ăn nói văng mạng kiểu lính tráng như thế này thì biết chừng nào mới lấy được vợ hả trời. Tôi hối hận liền, nhưng hình như đã quá trễ rồi con ơi.
Tôi quẹo xe Honda vào đường Độc Lập, chạy song song với bờ biển, nhăn mặt suy nghĩ tìm một lời chửa lửa. Nhưng hình như lửa cháy mạnh lắm, vì Phượng không thèm dựa người vào lưng tôi nữa.  Tôi chẳng lạ gì cái phản ứng này mỗi khi nàng giận.
Tôi nhả ga chiếc xe Honda cho xe chạy chậm lại, giả vờ ngây thơ:
-Hay là … Phượng có muốn … uống nước dừa hay đi ăn kem không?  Anh nghe nói đường Độc Lập có quán kem này ngon lắm.  Nổi tiếng… thế giới, ai cũng thích.
Nhưng những lời dụ dỗ vớ vẩn và rẻ tiền chẳng đi đến đâu cả, vì tôi vẫn không nghe tiếng trả lời…
Mẹ kiếp, thế là có chuyện rồi. Ông đi đánh giặc mới về, bao nhiêu là chuyện bực mình ở chiến địa, giờ về phố, tưởng là hưởng được vài ngày vui vẻ thần tiên với người đẹp, hóa ra trên trời lại rớt xuống những chuyện bực mình khác.  Mà toàn là những chuyện vô lý, lẩm cẩm, và rất là… bất công.
Tôi giữ cho xe chạy ở tốc độ chậm, lại nhăn mặt suy nghĩ tìm cách chửa lửa. Bình thường tôi vốn là một thằng nhanh nhẩu, sao hôm nay không biết tại sao trở nên ngu dốt một cách kỳ lạ.
Một lát, tôi lấy hết can đảm của một thằng đàn ông, nói lớn cho nàng nghe một câu nói rất là nhục nhả và đau khổ của một thằng đàn ông:
-Phượng, anh… anh … xin lỗi.
Nhưng phía sau vẫn hoàn toàn “im lặng vô tuyến”.  Một sự “Im lặng vô tuyến” rất là có tính toán, rất là thâm độc của một người khi biết mình đang làm kẻ chiến thắng.
Mẹ, thế này thì có chết người không chứ. Tôi muốn đổ quạu. Trời ơi, ông đã hạ mình xuống xin lỗi rồi, dù ông chẳng có lỗi mẹ gì cả, tại sao con nhỏ này lại khó tánh thế. Nó tưởng nó là ai nhỉ?  Bà nội của tôi chăng?  Tôi tính hỏi: “Hay Phượng muốn anh chở Phượng về nhà?” nhưng không dám.  Dù tôi là một thằng nóng tính và lỗ mãng, nhưng cũng … khôn thấy mẹ.  Cả tháng trời mới được gặp lại Phượng, và chỉ còn vài ngày nữa là đến Lễ Giáng Sinh, ai lại chơi dại thế.  Bố mẹ nàng đã mời tôi đến ăn Reveillon tối đêm Noel, rồi ngày hôm sau còn có màn ăn uống nhậu nhẹt với cả nhà.  Dĩ nhiên là ăn uống ở nhà nàng là phải có rượu chát và rượu cổ nhắc là hai thứ mà tôi khoái nhất. Tại sao tôi lại muốn bỏ những thứ ấy đi chứ? Tôi biết tính Phượng, chì một cây.  Nếu tôi lỡ mồm nói ra cái câu ngu dốt đó thì Phượng sẽ chẳng ngần ngại mà phang ngay một câu: “Ừ, anh chở “tôi” về đi”, rồi sau đó thì chuyện gì sẽ xảy ra?  Tôi thấy ngay trước mặt mình.  Tôi sẽ âm thầm lặng lẽ lái xe Honda trở vào phi trường, chui vào cư xá độc thân nằm đọc sách và nhớ Phượng, và tự sĩ vả mình về những ngu dốt của mình.
Dĩ nhiên là sau một tháng hay vài tuần, chúng tôi sẽ trở lại với nhau, vì tôi biết Phượng yêu tôi và tôi cũng yêu nàng, nhưng lúc ấy đã hết Noel, còn gì vui nữa. Tệ hơn cả, tôi biết Tết này tôi phải đi biệt phái xa, làm sao gặp Phượng được?
Tôi ngữa mặt nhìn trời, muốn khóc mà khóc không được. Cười cũng chẳng được. Mẹ kiếp, làm người sao mà khổ như thế này?
Nhưng con người có sức chịu đựng giới hạn của nó, tôi không thể bị ăn hiếp như thế này được. Bây giờ mà còn như thế, mai mốt lấy nhau rồi, tôi sẽ còn bị …hành hạ đến mức nào nữa?  Công lý ở đâu?  Tình nhân loại, lòng trắc ẩn ở đâu? Tôi phải lấy lại công lý, tìm lại lòng trắc ẩn.
Thế là, chẳng cần hỏi ý kiến người … ngồi sau, tôi quẹo xe Honda vào một quán bên đường, thằng xe lại, mặt mày hầm hầm và lạnh lùng coi còn ngầu hơn cả Dăng Gô đi bắt cướp trong xi nê.
Chắc là Phượng phải ngạc nhiên ghê lắm vì nàng nói ngay:
-Anh làm gì vậy?  Phượng đâu có khát nước đâu mà vào đây?
Đã nổi điên rồi, tôi cho nó điên luôn, dứt khoát và mạnh mẽ trả lời:
-Phượng không khát nhưng anh khát. Đúng hơn, anh đang thèm bia.
Tôi dựng xe lên, và tự dưng cảm thấy thèm bia thật. Không phải thèm một chai mà tới … ba bốn chai lận, càng nhiều càng tốt. Rồi không hiểu tôi lấy được can đảm ở đâu không biết, nói như ra lệnh:
-Em vào uống … bia với anh.
Nói xong, chẳng cần chờ đợi, tôi xăm xăm đi vào trước, làm như chẳng cần biết nàng có vào theo không?
Tôi bước vào quán, quay nhìn lại thì Phượng đang ở ngay sau lưng tôi. À, như thế là tình hình đã thay đổi rồi. Tôi đã chuyển bại thành thắng. Ha ha ha…, tôi thấy tôi phục mình quá đỗi. Ôi, có như thế mới đáng gọi là một đấng anh hào chứ. Công lý ở đâu, tôi đã tìm ra nó rồi.
Tôi lịch sự kéo ghế ra, chờ nàng ngôi xuống, tôi đẩy ghế lại rồi mới qua ngồi đối diện với nàng.  Người bồi rề tới. Tôi hất hàm về phía Phượng, ráng giữ bộ mặt lạnh lùng của Dăng Gô đi bắt cướp, không thèm nói một lời. Phượng nhìn thực đơn rồi nói với người bồi:
-Anh cho tôi xin một ly nước dừa tươi đi.
-Cô có ăn gì không?  Nhà hàng chúng tôi có vân vân và vân vân …
-Dạ cám ơn anh, tôi không đói.
Tôi cất giọng lạnh lùng cũng của Dăng Gô đi bắt cướp:
-Còn tôi, cho tôi một chai 33 với hai con khô mực, nướng cháy cháy ăn nó mới ngon. Đừng quên tương ớt nghe anh.
Người bồi quay lui, có vẻ thất vọng nhưng xin thông cảm đi anh. Lính mà. Tiền đâu mà sơn hào với lại hải vị.
Tôi nhìn Phượng, nhưng nàng không thèm nhìn tôi, cứ quay nhìn ra biển, làm như từ nhỏ tới lớn chưa bao giờ nhìn thấy biển lần nào.  Không sao cả…
Tự dưng, cái loa ở đâu đó nổi lên một điệu nhạc rồi giọng ca của một ca sĩ:
-Bài Thánh Ca đó còn nhớ không em… Noel năm nào chúng mình có nhau…
Tôi gõ nhẹ nhẹ mấy ngón tay lên mặt bàn, theo nhịp của nhạc, cảm thấy hạnh phúc và sung sướng.
Bia đem ra, tôi uống ào ào như một tay bợm rượu, chẳng cần giữ … tư cách hay nhân phẩm gì cả.  Mẹ kiếp, em cứ việc ngắm biển đi, phần anh, giờ phút này, chỉ có… bia với lại khô mực là trên hết. Hết chai này đến chai khác, chẳng mấy chốc tôi đã làm hết 3 chai, nhai gần hết hai con khô mực, máu trong người thấy nóng phừng phừng, chẳng cần biết dưới bầu trời có những ai, kể cả Phượng, người con gái tôi yêu đang ngồi trước mặt.
Tự dưng, con cóc ngồi trước mặt tôi lại mở miệng:
-Chừng nào anh lại đi, hả anh?
Tôi chưa thèm trả lời vội, quay lại nhìn nàng.  Phượng cũng đang nhìn tôi.  Đôi mắt nàng thật là to, và như có lấp lánh sao trời. Nhưng không hiểu tại sao mặt nàng thấy buồn quá.
Tôi đáp gọn, giọng vẫn còn hằn học:
-Sau Noel.
-Anh có về ăn Tết được không?
Tôi buông một câu tàn bạo, vô liêm sĩ:
-Về để em bắt đi nhà thờ hả?
Phượng cau mặt, nhìn xuống ly nước dừa, đưa tay lên vuốt tóc, giọng nói thật là buồn:
-Anh không muốn đi nhà thờ thì thôi, tại sao lại phải đay nghiến Phượng như thế?  Anh về có mấy ngày rổi lại đi, sao anh cứ làm cho Phượng buồn làm gì vậy anh?
Tôi lại thấy hối hận:
-Anh nói chơi thôi mà Phượng.
-Anh lúc nào cũng đùa cũng chơi được, chẳng bao giờ coi Trời đất thánh thần là gì cả.
-Lính mà em.  Nhưng cái này thì nói thật, phi đoàn anh ai được ăn Noel ở nhà thì Tết phải đi biệt phái và ngược lại.
Phượng lắc đầu, quay mặt đi để giấu những nét buồn phiền trên khuôn mặt mình.  Tôi an ủi nàng dù lòng mình cũng héo hon chẳng kém:
-Qua Tết, anh về.  Phượng nhớ để dành cho anh cái bánh chưng như năm ngoái.
Tự dưng và thật bất ngờ, Phượng đưa tay nắm lấy tay tôi ở trên bàn. Nàng siết nhẹ tay tôi:
-Anh, Phượng xin lỗi anh.
Tôi chưng hửng, ngạc nhiên thật sự:
-Em làm gì mà phải xin lỗi?
-Phượng xin lỗi đã rủ anh đi nhà thờ, dù anh không muốn.
-Phượng biết tính anh, anh về phép, chỉ thích đi ăn nhậu. Anh nghĩ Chúa mẹ cũng thông cảm cho một thằng lính như anh.
-Phượng cũng xin lỗi đã giận anh, làm cho anh bực mình.
-Sao Phượng biết anh bực mình?
Phượng cười:
-Phượng đi guốc trong bụng anh. Anh vui, anh buồn, anh giận, anh chưa cảm thấy được trong người anh thì Phượng đã biết rồi. Phượng cũng biết anh tính chở Phượng về nhưng chẳng dám nói ra, vì anh sợ những ngày Lễ Giáng Sinh sắp tới nằm chèo queo trong cư xá để nhớ Phượng…
Nghe như thế thì tôi tỉnh luôn cả rượu.  Tôi hỏi:
-Anh hỏi thật, nếu lúc nãy anh đòi chở Phượng về thì Phượng sẽ làm gì?
Phượng lắc đầu, cười:
-Phượng đã nói là Phượng đi quốc trong bụng anh, anh không bao giờ có can đảm đòi chở Phượng về đâu, Phượng biết chắc chắn như thế.
-Nhưng nếu anh nói như thế thì sao?
Phượng lắc đầu, nhìn tôi âu yếm:
-Phượng sẽ khóc…  Rồi Phượng sẽ… sẽ… bắt thường anh…  Phượng sẽ không bao giờ để anh chở Phượng về.
Tôi buông tay Phượng ra rồi nhóm người tới trước, đặt một nụ hôn lên môi nàng. Nàng cũng rướng người lên để đón nhận nụ hôn của tôi. Nụ hôn thật ngắn, thật mau, nhưng vẫn sâu đậm, vì tôi cảm thấy được dư vị của nước dừa trong miệng mình…
Tôi nói:
-Anh có một món quà Giáng Sinh bất ngờ cho Phượng.
Cặp mắt Phượng long lanh:
-Quà, quà gì thế anh?
-Anh sẽ đi lễ đêm Giáng Sinh với Phượng.
Phượng lắc đầu, nhìn tôi bối rối:
-Anh đừng đi nếu anh không muốn. Phượng không thích bắt anh làm những gì anh không muốn.
-Không, anh muốn chứ.
-Sao anh lại đổi ý nhanh như thế. Phượng biết tính anh, anh có bao giờ coi Chúa Phật trời đất, nhà thờ nhà thánh ra gì đâu?
Tôi nâng ly bia, uống cạn, tìm cách giải thích cho Phượng hiểu. Tôi chậm rãi nói:
-Xưa nay, thiên hạ cứ coi thường lính tráng tụi anh, thường bảo bọn anh là những người coi Chúa Phật trời đất chẳng ra gì. Em có biết không, chính những người lính như bọn anh là những người gần gủi với Chúa Phật nhất. Em có biết vì sao không?
Phượng tròn cặp mắt, chờ đợi.
-Anh nói thật, người dân thành phố đi nhà thờ, đi chùa lễ phật, 10 năm, 20 năm, 30 năm, đi suốt cả cuộc đời, đi cho đến chết cũng chưa chắc ai được thân thiện với Chúa với Phật như bọn anh. Chúa Phật đối với bọn anh là những người bạn ân tình…
Phượng nhăn mặt lại:
-Phượng lạy anh, anh đừng có mà lộng ngôn như thế…
-Không, anh không lộng ngôn đâu, để cho anh cắt nghĩa vì sao.
-Vì sao hả anh?
-Bởi vì bọn anh kề cận cái chết hằng ngày cho nên lúc nào cũng nghĩ đến Chúa Phật, lúc nào cũng cầu nguyện cho mình được bình an. Cầu nguyện thét rồi trở nên gần gũi và thân thiết với Chúa Phật, coi họ như là những người bạn ân tình, chung thủy.  Mỗi một viên đạn pháo kích, mỗi một tràng phòng không dưới đất bắn lên, mỗi một trái mìn, một viên đạn nổ, bọn anh đều phó mặt mạng sống quý giá của mình cho Chúa và Phật. Trong cơn binh lửa, con người phải dựa vào một cái gì đó để hy vọng.  Nếu tụi anh không tin tưởng vào Chúa Phật, vào số mạng, thì còn biết tin vào đâu?
Phượng nhìn tôi đắm đuối, không hiểu vì sao.  Tôi uống cạn chai bia, tiếp:
-Nhưng lính tráng bọn anh cũng có những tật xấu của họ.  Họ sống nay chết mai, rảnh được lúc nào, vui được lúc nào là cứ việc vui, rồi tính sau.  Anh nghĩ Chúa và Phật cũng không bao giờ nở trách họ.
Tôi nhìn Phượng, thấy mắt nàng đỏ hoe. Tôi tiếp:
-Trở lại chuyện chúng mình. Trước khi gặp em lần này, anh đã nghĩ đến chuyện mua cho em một món quà nào đó, có thể rất là nhỏ, rất tầm thường, nhưng cũng có để gọi là quà Giáng Sinh. Anh đã đi vào nhiều tiệm, từ sang trọng cho đến tiệm chạp phô. Cái mà anh thích thì nó quá mắc tiền, cái mà mình có thể mua được thì lại quá tệ, một người như anh, dù nghèo đi nữa, cũng không thể nào tặng cho em những món quà tệ như thế. Anh đã suy nghĩ nhiều lắm và cuối cùng thì anh quyết định không mua gì cả. Trên đời, có những lời nói mình không bao giờ nên nói, có những món quà tặng, mình không bao giờ nên mua…  Anh chẳng có gì tặng cho em cả, nên rất bối rối, và có thể là hỗ thẹn nữa.  Nhưng may quá, nhờ lời để nghị của em lúc nãy, anh nghĩ, món quà hay nhất mà anh có thể tặng cho em, đó là đi xem lễ Noel với em.  Thêm vào đó, lúc nãy, anh đã vô tình nói một câu phạm thượng mà đáng lẽ anh không bao giờ nên nói.  Phượng phải tha thứ cho anh, Phượng ơi.  Anh biết anh là một con người lỗ mãng, ăn nói văng mạng…
Phượng lại nắm tay tôi:
-Anh chẳng có lỗi gì với Phượng cả.
-Không, Phượng đừng có bênh anh như thế.  Anh biết anh là một thằng ăn nói lỗ mãng…  Anh nói thật, chỉ có Phượng là chịu đựng nổi anh thôi chứ chẳng ai chịu đựng được anh cả…
Phượng cười:
-Phượng thấy anh thẳng tính, có sao nói vậy, chẳng có gì lỗ mãng cả.
Nàng ngừng một chút rồi tiếp:
-Mà sao hôm nay anh lại dễ thương như thế?
-Tại vì… Noel…
Cả hai chúng tôi cùng phá lên cười. Tôi tiếp:
-Chúa trên trời cao mà còn giáng trần để làm người thì một thằng người trần tục và lỗ mãng như anh cũng phải cố gắng để làm một người tốt. Làm một người tốt, dù chỉ một lần, một ngày…
 
Trường Sơn Lê Xuân Nhị
12/24/2022

Quà Xuân cho các C/H có đời sống khó khăn tại Việt Nam


Song song với Cây Mùa Xuân 2023 C/H Mai Xuân Bình Đoàn Công Tác 71 cũng cá nhân quyên góp một ít quà xuân cho những C/H có hoàn cảnh khó khăn với lời nhắn "Chúng tôi không quên các bạn".

Tổng số tiền $650 Bình nhận từ:

HL Nguyễn Bình 75  $50
HL Nguyễn Đ Nhữ 75 $100
HL Trần T Toán 75 $250
HL Nguyên Ngọc Chuyên 71 $50
HL Nguyễn Ngọc Á 71  $50
HL Mai X Bình 71 $50
HL Phạm Hòa 72 $50
HL Chế Quang Ngọc 72 $50

Thầy Hải Đoàn 75 (Tỳ kheo Thích Hữu Nguyện) giao tận tay cho 3 chiến hữu:
HL Nguyễn Đ Thanh 75 $300
HL Hải (Tiều) 75  $250
HL Trương Hồng 11 $100 

Phân Ưu Đại Tá Nguyễn Văn Minh - Nguyên CHT Sở Liên Lạc Nha Kỹ Thuật


Minh Van Nguyen, 88, of Harrisburg, passed away on December 21, 2022 in the Hershey Medical Center. He was born May 8, 1934, son of the late Dien Van Nguyen and Tran Thi Dong. Mr. Nguyen was a Colonel in the South Vietnamese Military. Minh is survived by three daughters: Catherine Doyne; Jean Nguyen-Cole and Anne Nguyen; two sons: David and Charles Nguyen, and five grandchildren. In addition to his parents, he was preceded in death by his wife, Lan Cam Hoang and daughter, Linda Le. A private family service will be held in the Hoover Funeral Home of Hershey. Interment will be in the St. Mary's Cemetery in Lancaster, PA. 

KG anh THT NKT, tôi mới nhận được tin buồn và xin chuyển đến huynh đệ NKT gấp:

Đại Tá Nguyễn Văn Minh
Cựu CHT Sở Liên Lạc
Đã từ trần ngày 20 Tháng 12 năm 2022 tại PA Hoa Kỳ
Kính báo
(Lâm Ngoc Chiêu)

Minh Văn Nguyễn, 88 years, of Harrisburg, Pennsylvania passed away on December 21, 2022 at Hershey Medical Center.  He was the husband of the late Lan Cẫm Hoàng. Born on May 8, 1934 in Vũng-Tàu, South Vietnam, Minh was the son of the late Điện Văn Nguyễn and Trần Thị Đông.


A son of an architect, Mr. Nguyễn attended the South Vietnamese Junior Military Academy, while serving under the rank of Sergeant in the French Army (1952-1953). This service to the French Army gave him an opportunity to complete his higher education at the National Military Academy of Vietnam in Đà Lạt, where he was commissioned as a Second Lieutenant in 1958. He also attended advanced military training at the Command and General Staff College (1959) and Senior Officer Intelligence Orientation Course (1966).


From 1973 to 1975, Mr. Nguyễn served concurrently as a Sector Commander and as Chief (Governor) of Kiến Phong Province near Mekong Delta, South Vietnam. He commanded over 9,000 soldiers and was responsible for the well-being of over 450,000 citizens. An Inter-Agency Task Force Area Coordinator once characterized Mr. Nguyễn’s leadership as aggressive decisiveness that “earned the respect of not only his men, but of his superiors as well.”


Mr. Nguyễn was highly respected within the former Army Republic of Vietnam (ARVN) and the U.S. military paratrooper community.  This included the Sư Đoàn Nhảy Dù and XVIII Airborne Corps, 82nd Airborne Division, 101st Airborne Division (Air Assault), and Special Forces as Commander of ARVN 6th Airborne Battalion (1958-1970). His commitment to the airborne community was demonstrated by completing French Military Parachute School and Vietnamese Military Free-Fall School.


In 1967, the U. S Army awarded Mr. Nguyễn the Silver Star Medal for his gallantry in action, where he selflessly put his men above him and was not concerned for his own personal safety as he carried out masterful battlefield tactics against intense enemy fire. As a result, his unit achieved a notable battlefield victory over a larger and determined enemy force.


In addition, Mr. Nguyễn served as a Commander of a Strategic Intelligence Unit called “Thunder Tiger” Force (1972-1973), and as the ARVN Corp Inspector General (1972-1973).


Mr. Nguyễn attained the rank of colonel in the South Vietnamese Army during the Vietnam War. After the fall of Saigon in 1975, he heroically led his family and friends from Vietnam to America to escape communism. He and his family were sponsored by a Lutheran Church in Milton, PA, to start their new life in the United States of America! He worked hard to give his family a second chance to live, thrive, and serve our country. He held several job positions until he retired as Chief of the Information Center at Svedala Industries, Danville, PA.


Mr. Nguyễn’s men, peers, and superiors characterized him as honorable, selfless, loyal in fighting for democracy. His children remember him as a caring, hardworking, and humble father. After the Vietnam War, his priorities focused on raising his family in the United States. Although he was raised as a Confucian, Mr. Nguyễn had since converted to Christianity. He had a strong belief that God is above all things. Mr. Nguyễn exemplified the loving and caring grandfather by helping his daughters’ families to raise their children. He travelled around the world visiting his children and grandchildren in Hawaii, California, the Carolinas, and Europe. He also visited his brother and family in Australia. His unconditional love and caring for his family members will be cherished forever.


Self-maintenance was another one of Mr. Nguyễn’s priorities.  He was recognized by a local gym for logging 300 miles of swimming annually, while also walking one to two miles daily.  


Mr. Nguyễn is survived by three daughters: Catherine Doyne, Jean Nguyễn-Cole, and Anne Nguyễn; two sons: Charles and David Nguyễn; and five grandchildren.


Mr. Nguyễn was the husband of the late Lan Cẫm Hoàng and father of the late Linda Lê.


A private family service will be held in the Hoover Funeral Home of Hershey.  Interment will be in the St. Mary's Cemetery in Lancaster, PA.



Phân Ưu Hải Quân Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại - Sở Phòng Vệ Duyên Hải NKT/BTTM/QLVNCH


 

 

Wednesday, December 14, 2022

Địa Điểm Tổ Chức Cây Mùa Xuân Nha Kỹ Thuật Tết Quý Mão Năm 2023 - Sài Gòn - Lâm Đồng - Đà Nẵng

 

Địa điểm tổ chức tại Sài gòn

Tất niên SG tổ chức ngày 05.01.23 DL nhằm 14.12 Âm lịch

Nhà Hàng Hải Sản Hào Phong Số 473 An Dương Vương P3 Q5 SG

Liên lạc: Nguyễn Mạnh Cường Sđt: 0932.025.787


Địa điểm tổ chức tại Liên Nghĩa Đức Trọng Lâm Đồng

Tại tư gia c/h Châu Cho Nằng

Số 33 đường Lý Thường Kiệt - TT Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng.

Lúc 11 giờ trưa ngày 6.1.2023 (vì có 2 mâm cúng tưởng nhớ các c/h đã khuất,tổ chức tại nhà hàng ko tiện), Chiều 5.1.2023 cúng trước 1 mâm, mời các c/h đã khuất về chung vui, nhân tiện tiếp đón các anh em ở xa, các tỉnh khác về tham dự 2 mâm. Ngày 6.1.2023 mới là tiệc chính, mâm cúng có con heo quay - trước giờ năm nào cũng làm vậy,

Xin báo anh rõ, xin cảm ơn.       

Thân chào :

Liện Lạc: Hà đức Lợi. Phone: 0392372080

Địa điểm tổ chức tại Đà Nẵng

Tại Đà Nẵng sẽ tổ chức vào ngày Chủ Nhật 1.1.2023 từ 11:00 đến 16:00 chiều.

Tại nhà hàng Minh Tâm số 2.5 Trần Thị Lý Hòa Cường Bắc, Hải Châu Đà Nẵng (đường Nguyễn văn Trổi ngay dốc cầu).

Liên Lạc Nguyễn Tam Tiến

0913490460

Sunday, December 11, 2022

Tiễn Anh - BS Nhảy Dù Vĩnh Chánh

 Chúng ta có mặt hôm nay để đưa tiễn một chiến hữu thân thương về chốn vĩnh hằng.

Tôi biết BS. Phạm Gia Cổn lúc tôi vừa tập tễnh bước vào đời lính,  nhận trách nhiệm làm y sĩ trưởng cho Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù, cùng một tiểu đoàn mà BS. Cổn vốn là y sĩ tiền nhiệm 2 năm trước. Tôi lội bộ theo TĐ, Anh làm chỉ huy trưởng Bệnh Viện Dã Chiến Đỗ Vinh tại căn cứ Non Nước, Đà Nẵng. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp nhau ở BV Dã Chiến khi tôi theo trực thăng chuyển thương binh. Tôi nhìn thấy anh cao lớn, rất phong độ, uy dũng, với 3 bông mai đen ở cổ áo hoa rừng và dấu hiệu 3 đấm tay của Đệ Tam Đẳng Huyền Đai Tae Kwon Do ở túi áo trước ngực bên trái. Nhìn vào Anh, tôi có cảm giác như một tảng đá mạnh bạo, có tinh chất võ biền mà mình có thể dựa lưng khi cần. Dù hình tướng có vẻ rất quân kỷ, nhưng thái độ anh lại hòa nhã, ăn nói nhẹ nhàng, cởi mở nhưng trực tính. Anh đã cho tôi sự tự tin và niềm vui trong tình huynh đệ. Về sau, tôi cũng biết tin anh được đề cử làm Y Sĩ Trưởng Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù trong trận bảo vệ phòng tuyến Phan Rang vào đầu tháng 4, 1975.

Mãi sau này, khi định cư tại Hoa Kỳ, tôi mới nghe lại tên của Anh, nhưng do bận rộn với sinh kế lại ở tiểu bang xa, nên phải một thời gian khá dài về sau, tôi bắt đầu sinh hoạt với nhóm Quân Y Nhảy Dù tại Nam Cali, và có những gặp gở với Anh, khi thì tại Cà phê Factory, nghe Anh kể chuyện cổ tích trong khi cùng nhau đốt vài ba điếu thuốc, khi lại cùng với các niên trưởng Trần Tấn Phát (RIP), Nguyễn Văn Cơ, DS. Mai Minh Chí, DS. Nguyễn Mậu Trinh từ xa đến thăm… Lúc cần những chi tiết hay tài liệu về quân sử, nhất là về các đơn vị Nhảy Dù, với tên và chức tước của các niên trưởng, tôi thường nhớ đến Anh; hay khi tôi viết những bài liên hệ về Nhảy Dù, tôi cũng chia sẻ với Anh. Về phía Anh thỉnh thoảng cũng chuyển tôi những bản nhạc do Anh sáng tác mà anh biết tôi rất thích vì cùng sở thích với nhau. Chúng tôi từng chung lưng đón  chào các niên trưởng Tiểu Đoàn Quân Y Nhảy Dù trong một tiệc hội ngộ vào tháng 9, 2019 tại Little Saigon, và gặp nhau hằng như mỗi năm tại các tiệc Tất Niên,Tân Niên hay các buổi họp quan trọng của chi hội Gia Đình Mũ Đỏ Nam Cali.  Do ở xa Little Saigon, tôi không học Khí Công Hoàng Hạc với Anh, dù hiện diện nhiều lần những khi Hoàng Hạc sinh hoạt chung trong cộng đồng.

Kính thưa quý vị, qua nhiều lần tiếp xúc với Anh, và nhất là qua bài “Vài Góc Cạnh Trong Cuộc Đời Tỵ Nạn” do Anh viết và đăng trong Đặc San Đại Hội YND tại Hoa Thịnh Đốn năm 2015, tôi biết Anh tốt nghiệp YK Saigon năm 1971, thuộc khóa 18 Quân Y Hiện Dịch, đã từng làm những công việc tầm thường như bao nhiêu người Việt di tản đến nước Mỹ sau 1975, nào là y công, phụ bếp rửa chén trong nhà hàng tàu… Anh cố gắng tìm cách đi học lại, vào được nội trú tại ĐH Chicago năm 1978, học tiếp chuyên môn Gây Mê tại Illinois, rồi fellowship về Critical Care tại Florida. Năm 1982 Anh được nhận vào trong ban giảng huấn của ĐH UCLA và về hưu trí sau 28 năm giảng dạy tại trường đại học danh tiếng này. Trong quá trình giảng dạy, Anh từng là thuyết trình viên tại các hội nghị quốc tế tại Bắc Kinh, Hán Thành, Hồng Kông và tại các hội thảo YK ở Mỹ.

Ngoài những sinh hoạt chuyên môn y khoa, BS. Cổn còn sinh hoạt với tổng hội SV VN, mở các khóa hội thảo, văn nghệ, biểu diễn võ thuật, tổ chức Health Fair trong các hội chợ Tết. Do những hoạt động nói trên, Anh từng được bầu làm chủ tịch Hội Y Sĩ Nam Cali, chủ tịch Hội Y Sĩ VN tại Hoa Kỳ, chủ tịch Ban Chấp Hành Trung Ương Gia Đình Mũ Đỏ trong 2 nhiệm kỳ, Chủ Nhiệm Đặc San Mũ Đỏ trong nhiều năm… Là một người Việt tỵ nạn, BS. Cổn luôn sát cánh với cộng đồng người Việt tỵ nạn CS và từng nhiều lần ra tay vạch rõ và làm sáng tỏ lằn ranh Quốc Cộng đối với những cá nhân bị phân hóa vì tư lợi hay tham vọng. Với tính thẳng thắn nhưng phát biểu điềm đạm và cư xử lịch sự, những người khác chính kiến với anh vẫn phải vị nể Anh. Những đụng chạm vì chính nghĩa nói trên khiến cộng đồng người Việt càng thấy rõ tinh thần bất khuất của Anh nên càng quý phục và thương mến Anh.

Song song với chuyên môn YK, BS. Cổn còn nổi bật về những kiến thức võ thuật, mà Anh bắt đầu có từ khi còn trong nước. Tôi được cho biết Anh từng theo học Nhu Đạo, võ Tây Sơn Nhạn, võ cổ truyền Thiếu Lâm Thất Sơn. Tại Mỹ, Anh là một Master Đệ Bát Đẳng Huyền Đai Hapkido và là chủ tịch Tổng Hội Hapkido Việt - Hàn. Đến khi Anh tự mình sáng lập, phát triển và bành trướng môn Khí Công Hoàng Hạc – là một môn võ nhạc dựa trên 4 thế “Bấm, Vòng, Vươn, Buông”- chú trọng vào hô hấp, cử động nhẹ nhàng và từ tốn, gây tác động tốt trên tâm ý, nhất là cho người cao niên - BS Phạm Gia Cổn đã chính thức trở thành một Grand Master theo đúng nghĩa của nó.

Kính thưa quý vị, nói hay viết về BS Phạm Gia Cổn mà không nhắc đến tinh thần và sự nghiệp văn nghệ của Anh là một thiếu sót lớn. Đúng vậy, từ bao nhiêu năm trước, cộng đồng được nhìn thấy Anh dưới hình ảnh một nghệ nhân say sưa thổi kèn saxo, và kèn đồng; riêng một mình, hay khi phối hợp với tiếng hát của ca sĩ, hay chơi trong ban nhạc do anh sáng lập mang tên “The Star Band”.  Và cũng đã từ lâu nhạc do Anh sáng tác, đa số phổ từ những bài thơ của thân hữu, càng được mến chuộng, nhất là trong giới quân y sĩ và cựu quân nhân với nhau. Nếu bàn luận về bản chất nghệ sĩ của BS Phạm Gia Cổ và phân tích những sáng tác của Anh, chắc cần phải nhiều giờ đồng hồ nhưng vẫn chẳng đủ.  Cá nhân tôi rất ngưỡng mộ tài nghệ sáng tác nhạc của Anh, và cảm nhất là những bản nhạc như: Một Ngày Mũ Đỏ Một Đời Mũ Đỏ, Tiễn Anh, Tóc Mây, Cung Buồn…nhưng đặc biệt xúc động yêu thích 2 bản Đã Một LầnĐường Chim Khuya. Trong chốc lát, tôi sẽ mời quý vị lần lượt thưởng thức các bản nhạc nói trên. Như một vinh danh người nhạc sĩ tài ba Phạm Gia Cổn của chúng ta.


Tôi xin tạm dừng nơi đây, mời quý vị lắng nghe bản Đường Chim Khuya – một sáng tác mới nhất của Anh trong năm 2022 –mà tôi nghĩ như một bày tỏ hoài niệm của chính cuộc đời Anh)

 https://www.youtube.com/embed/5_1ZIaXpSTA

 Tin Anh vào bệnh viện lan truyền nhanh chóng trên diễn đàn Quân Y Nhảy Dù và các diễn đàn thân hữu xa gần, được các niên trưởng đón nhận một cách dè dặt và quan tâm lúc ban đầu, nhưng liền sau đó  có niềm tin Anh khả quan sau giải phẫu. Đang định chờ đến thăm anh, nhưng bất ngờ nhận tin Anh từ trần giữa sáng ngày 30 tháng 11, 2022. Thật quá đột ngột và bàng hoàng! Quá sửng sốt và đau xót. Là những tỉnh từ diễn tả tâm trạng chung của chúng tôi. 

Vậy nhưng, với tôi, cái chết của Anh mang nhiều ý nghĩa sâu đậm của bi hùng tráng. Nó như cái chết nhanh chóng của một con người quân tử, khi bị vây hãm bởi một tình cảnh khắc nghiệt, cái chết ấy được nhìn thấy dưới góc cạnh của một thái độ hiên ngang chấp nhận, tránh cho người đời nhìn thấy ta bất khiển dụng, còm cõi ngày tháng trên giường bệnh hay ngặt nghèo trên xe lăn, trong khi mình đã và đang là một hình ảnh kính nể thương mến của đồng đội của cộng đồng, là một khuôn mặt với tài năng đa dạng có quá nhiều ảnh hưởng lên sinh hoạt của nhiều hội đoàn.

Thôi thì giờ đây, tôi xin xử dụng vài lời trong bản nhạc Thu Hát Cho Người  gởi đến hương linh BS Phạm Gia Cổn, một người bác sĩ tận tâm, một y sĩ tiền tuyến thứ thiệt, một đồng đội can cường trong cuộc chiến, một giảng sư YK có tiếng, một nghệ nhân tình cảm, võ sư có lòng từ tâm, một chưởng môn sáng tạo, và trên hết, một người con đất Việt đầy nhiệt huyết luôn hướng về quê Mẹ:

“Mùa Thu nào đưa người về thăm bến xưa

  Hoàng Hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ

  Về đồi sim, ta nhớ người vô bờ…”

          Anh Cổn ơi, phải chăng Anh giờ đây đang giong ruổi trên chuyến xe lửa về bến xưa, đến thăm Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị và dừng chân viếng các chiến địa và các đồi sim, nơi từng ghi dấu giày của Anh, như Anh từng mơ ước trong bài viết năm 2015??

          Hay phải chăng Anh “Giờ đây chìm trong cơn bão lầy – Có hay chăng đôi cánh khép đọa đày – Chờ mai khi giông gió lên khơi – Niềm tin đến cho đời đại bàng vỗ cánh về??”

          Có chăng Anh đã từng như “dáng chim trời một ngày tung cánh bay – góp phong ba như gọi cuồng phong dấy lên – Một ngày gió lớn đã qua rồi – Giờ chỉ còn yên nín ngại ngần – Rồi từng tháng năm âm thầm nhen nhén tương lai”??

*Hình chụp năm 1972

Và có chăng Anh từng âm thầm tránh “Trách chi người ai lỗi ai – Trách chi người mi ướt cay… khi đã xa nhau kiếp này”. Và nhớ chăng Anh “mùi thơm khăn áo ngây ngất đi vào cổ tích tôi”??

https://youtu.be/312lnbyEYV8

 Đi vào cổ tích tôi, là hình ảnh của một quân nhân dày dạn phong sương, một Thiên Thần Mũ Đỏ oai hùng, một y sĩ Nhảy Dù từng được tuyên dương trước Quân Đội với huy chương Anh Dũng Bội Tinh kèm theo Nhành Dương Liễu, là một chiến sĩ đầy khí khái chiến đấu cho tự do từ trong nước ra đến hải ngoại, là một con người với tài năng đa dạng đáng kính, đáng nể, đáng ngưỡng mộ, là một kỳ tài ưu ái của cộng đồng người Việt Hải Ngoại. Đó chính là Anh. Là Bác Sĩ Phạm Gia Cổn.

Kính thưa quý vị, trước đây trong bài viết “Xin Cho Linh Hồn Này Được An Nghỉ Ngàn Thu”, tôi diễn tả tâm tư của bác sĩ Mũ Đỏ Trần Đức Tường, người mà về sau trở thành Y sĩ Trưởng của Sư Đoàn Nhảy Dù, qua bài thơ “Tiễn Anh” của BS Tường, khi ông nhận một thương binh của tiểu đoàn mình vừa đền nợ nước. Về sau, bài thơ “Tiễn Anh” đó đã được BS. Phạm Gia Cổn phổ nhạc và trở thành một trong những bản nhạc mà BS. Cổn rất tâm đắc. Với lý do này, tôi xin lấy “Tiễn Anh” làm đề tựa cho bài điếu văn hôm nay. Nay xin mời quý vị nghe bài “Tiễn Anh”

https://youtu.be/O8h5S4dCacc

 

Anh Cổn ơi, hôm nay đệ đến đây, nghiêng mình chào vĩnh biệt Huynh, với lòng thương mến và nuối tiếc Huynh vô cùng. Đệ xin chung góp lời  cầu nguyện cho hương hồn Huynh sớm siêu sinh tịnh độ.

Cuối cùng, tôi cầu mong Phu Nhân BS. Phạm Gia Cổn giử vững tinh thần và xin Phu Nhân bảo trọng.

 

Ngày 8, tháng 12, 2022

Bác Sĩ Vĩnh Chánh,

Y Sĩ Trưởng TĐ 1 Nhảy Dù và TĐ 15 Nhảy Dù Tân Lập

 
*BS. Phạm Gia Cổn và phu nhân
*Hình chụp nhân Lễ Tiễn Đưa 81 Tử Sĩ, TĐ 7 Nhảy Dù, vào ngày 26 tháng 10, 2019, tại Quận Cam

Từ Trái sang Phải: BS. Lê Quang Tiến, cựu chủ tịch Ban Chấp Hành Trung Ương Gia Đình Mũ Đỏ x 2 nhiệm kỳ; BS. Đặng Vũ Báy, Y Sĩ Trưởng TĐ 3ND; BS. Nguyễn Quý Hiệp, đương kim chủ tịch BCH Trung Ương GĐMĐ x 2 nhiệm kỳ; BS. Phạm Gia Cổn, cựu chủ tịch BCH Trung Ương GĐMĐ x 2 nhiệm kỳ .