Trại
Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB) A Shau được xây dựng nhằm mục đích theo dõi
đường biên giới, phá hoại, ngăn chặn đường xâm nhập của bọn cộng phỉ bắc
việt vào xâm lăng ăn cướp Miền Nam Việt Nam trong khu vực trách nhiệm. A
Shau nằm về hướng tây nam thành phố Huế, chỉ cách biên giới Lào khoảng 5
cây số về phiá đông, tọa độ YC494834.
Vị
trí chiến lược của căn cứ A Shau gần ba con đường xâm nhập chính từ bên
Lào qua Việt Nam, vào khu vực thung lũng A Shau, A Lưới (Aloui), nên bị
bọn phỉ quân bắc việt khuấy phá thường xuyên bằng những đơn vị cấp nhỏ
cho đến khi bị tấn công, bắt đầu từ ngày 9 tháng Ba năm 1966.
Sắc
dân thiểu số sống trong khu vực A Shau trước khi trận tấn công xẩy ra
là người Katu, họ sống rất bí mật và thù nghịch với những người lạ (LLĐB
Hoa Kỳ, Việt Nam). Và họ được địch quân móc nối hay có cảm tình với
địch. Những quân nhân LLĐB Việt, Mỹ đến A Shau, xây dựng trại LLĐB chưa
hề “làm bạn” được với người Katu.
Tin
tức thời tiết cho biết, trong những ngày 9, 10, 11, 12 tháng Ba, 1966,
thời tiết rất xấu, có nhiều mây che phủ bầu trời, sương vào buổi sáng
sớm và bầu trời xuống thấp dưới 2000 bộ. Bọn phỉ quân bắc việt lợi dụng
thời tiết xấu, tránh được hỏa lực yểm trợ của phi cơ, tấn công trại LLĐB
A Shau.
Ngoài ra, phiá Đồng Minh còn gặp trở ngại trong việc sử dụng trực thăng, đổ quân tiếp viện, cũng như tái tiếp tế cho căn cứ.
Trong
khu vực thung lũng, cỏ tranh cao hơn đầu người (cỏ voi, elephant
grass), cao từ 8 đến 12 bộ, che phủ khắp thềm thung lũng, và xung quanh
trại LLĐB A Shau. Do đó vấn đề quan sát từ phi cơ quan sát cũng như từ
trong căn cứ, để khám phá địch quân rất khó khăn, ngay cả những đơn vị
cấp lớn của địch di chuyển trong thung lũng. Lẽ dĩ nhiên ngoại trừ khi
địch quân di chuyển trên những con đường mòn.
Nơi
hướng đông phi đạo (trại LLĐB nào cũng có một phi đạo ngắn để phi cơ
C-123, 130 đáp xuống đem theo đồ tiếp tế cho căn cứ) và khu vực phiá nam
căn cứ có những bãi mìn cũ, không ai dám đi lại nên cỏ tranh mọc dầy
đặc mà không ai dám ra cắt cỏ phát quang.
Tình hình quân bạn
Tình
hình quân bạn trước khi trận tấn công được báo cáo như sau: những toán
tuần tiễu trong ngày 18, 19, 24, 25 tháng Hai, 1966, tịch thu được nhiều
tài liệu của địch cho biết trại LLĐB A Shau đang bị địch quân dò thám,
điều nghiên để tấn công.
Ngày
5 tháng Ba, 1966, một đơn vị gồm 30 Dân Sự Chiến Đấu (DSCĐ), do hai
quân nhân Mũ Xanh LLĐB Hoa Kỳ chỉ huy, lục soát cách căn cứ khoảng hai
cây số về hướng nam, nhưng không gặp địch.
Ngày
6 tháng Ba, một đại đội DSCĐ ra ngoài lục soát khu vực nơi hướng đông
nam căn cứ, với nhiệm vụ tấn công những vị trí đóng quân của địch. Mục
tiêu này do phi cơ thám thính tìm ra, trong chuyến bay bao vùng trại
LLĐB ngày hôm qua. Chuyến hành quân lục soát này dự trù sẽ kéo dài hai
ngày.
Trong
khi đó, hai lính bắc việt đào ngũ đến trại LLĐB A Shau trình diện. Họ
cho biết bốn tiểu đoàn chính quy bắc việt sẽ tấn công căn cứ ngày 11 và
12 tháng Ba và các đơn vị bắc việt đã chuyển quân vào trong thung lũng.
Dựa vào nguồn tin này, đại đội DSCĐ đang lục soát bên ngoài được gọi về
phòng thủ căn cứ. Toán quân về đến căn cứ an toàn, không chạm địch.
Ngày
6 tháng Ba, 1966, một toán tuần tiễu được lệnh thám sát khu vực cách
căn cứ khoảng 2 cây số về hướng tây bắc, tìm vị trí đặt súng cối của
địch. Toán này tìm không thấy vị trí súng cối của địch nên quay trở về
căn cứ. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I khước từ nhiều lần điện văn xin tăng
cường cho trại LLĐB A Shau, Bộ Chỉ Huy C1 LLĐB ở Đà Nẵng yêu cầu Bộ Chỉ
Huy Liên Đoàn 5 LLĐB/HK ở Nha Trang gửi quân tiếp viện.
Ngày
7 tháng Ba, 1966, lúc 4:40 chiều, một đại đội xung kích tiếp ứng Mike
Force với 141 Dân Sự Chiến Đấu, 7 LLĐB/HK và 7 người thông dịch viên đến
tăng cường khả năng phòng thủ, tuần tiễu trại LLĐB A Shau.
Có
thêm viện binh, quân trú phòng đưa các toán tuần tiễu ra ngoài, lục
soát cách căn cứ khoảng 1, 2 cây số về các hướng: bắc, tây bắc và nam,
tìm các khu vực đóng quân của địch. Những cuộc tuần tiễu trở về báo cáo
không thấy các hoạt động của địch. Những toán phục kích đêm, trở về cũng
không gặp những dấu vết của địch quân.
Trong
khoảng từ ngày 4 đến 8 tháng Ba, 1966, phi cơ quan sát bao vùng báo
cáo, tìm thấy nhiều vị trí đặt súng, hầm hố mới đào và cả vị trí cho
súng phòng không của địch.
Những
điều phi cơ quan sát cho biết, ăn khớp với lời khai của hai lính bắc
việt đào ngũ, địch quân đang chuyển quân vào thung lũng A Shau và sẽ tấn
công trại LLĐB. Không Quân Chiến Thuật, các phản lực cơ Hoa Kỳ được
điều động lên đánh phá những mục tiêu do phi cơ quan sát tìm thấy.
Tuy
nhiên, kết quả không thể kiểm chứng vì nhiều mây và sương mù trong
thung lũng. Ngày 7 tháng Ba, 1966, phi cơ thả truyền đơn, cùng với loa
phóng thanh, khuyến cáo binh sĩ Bắc Việt đào ngũ. Đến tối ngày 8 tháng
Ba 1966, trong trại LLĐB A Shau có: 220 DSCĐ, 141 Mike Force, 9 thông
dịch viên, 41 thường dân, 6 LLĐB/VN, 17 LLĐB/HK.
Diễn tiến trận đánh
Trong
đêm ngày 8 tháng Ba, 1966, trước khi trận tấn công bắt đầu, vị chỉ huy
trại LLĐB A Shau ra lệnh báo động trong căn cứ vì biết chắc bọn cộng phỉ
bắc việt sẽ tấn công. Tất cả mọi người phải ở tại vị trí chiến đấu.
Khoảng
7:30 tối, một tiểu đội địch quân bị phát giác nơi đầu hướng bắc căn cứ
và bên trong căn cứ sử dụng súng cối tác xạ. Lúc 11 giờ đêm, căn cứ báo
động vì nghe nhiều tiếng động, đào hầm hố nơi hướng nam. Lúc 1:30 sáng,
căn cứ cho nổ qủa mìn Claymore về hướng có âm thanh địch quân cắt hàng
rào, kẽm gai.
Đến
3:50 phút sáng ngày 9 tháng Ba, địch quân pháo kích nặng nề vào trại
LLĐB A Shau bằng súng cối 82 ly. Trận pháo kích kéo dài đến 6:30 phút
sáng. Khoảng 4:30 sáng, hai đại đội cộng phỉ mở đợt tấn công đầu tiên
vào hướng nam căn cứ. Quân trú phòng phản ứng dữ dội làm địch quân thất
bại phải rút lui.
Tuy
nhiên, trận pháo kích của địch rơi vào căn cứ, trúng phòng ngủ LLĐB/HK,
phòng chứa đồ tiếp liệu, bồn nước, hư hại hầm truyền tin làm sự liên
lạc với bên ngoài tạm ngưng để sửa chữa.
Sau
đó phải sử dụng hệ thông truyền tin của LLĐB/VN từ lúc 8:00 sáng và Hoa
Kỳ lúc 9:20 phút sáng. Tổn thất nhân sự sau ba tiếng đồng hồ pháo kích:
2 LLĐB/HK tử trận, 5 LLĐB/HK bị thương, 25 DSCĐ bị thương, 7 Mike Force
tử trận, 14 Mike Force bị thương, 1 thường dân chết, 1 thường dân bị
thương. Sau đó, địch quân tiếp tục pháo kích lai rai và sử dụng súng bắn
tỉa cả ngày.
Đến
11:00 giờ sáng ngày 9 tháng Ba, 1966, các phản lực cơ Hoa Kỳ được gọi
lên oanh kích nơi hướng bắc và nam căn cứ. Nhưng trời có nhiều mây, máy
bay thám thính FAC không thể quan sát để điều động trận đánh bom nên
không có hiệu quả, và đến 3:06 phút mọi phi vụ oanh kích phải ngưng vì
mấy đã che phủ bầu trời dầy đặc.
Khoảng
10:15 phút trại LLĐB A Shau yêu cầu tiếp tế thêm đạn dược và di tản
thương binh. Yêu cầu được hai chiếc máy bay quan sát L-19 bay vào và chỉ
di tản những người bị thương nặng. Tuy vậy, chỉ di tản được một quân
nhân LLĐB/HK, Thượng Sĩ Robert I. Gibson, vì bị súng của địch bắn lên dữ
dội.
Khoảng
một giờ chiều, một phi cơ vận tải C-47 bay đến căn cứ. Chiếc máy bay,
bay theo hướng tây bắc xuống đông nam và bị trúng đạn phòng không khi hạ
thấp cao độ xuống thung lũng.
Viên
phi công định bay vòng qua phiá đông, nhưng vẫn bị trúng đạn từ những
sườn núi xung quanh thung lũng, rơi xuống đất cách trại LLĐB khoảng năm
dặm về hướng bắc. Trực thăng vào cứu được ba nhân viên phi hành đoàn, ba
người khác tử trận.
Đến
2:15 phút chiều, một phi cơ thả dù tiếp tế đạn dược, dụng cụ cứu thương
rơi ra ngoài hàng rào, nhưng một đơn vị trong căn cứ ra ngoài đem về
được. Đến 4:30 phút, một phi cơ C-123 khác thả thêm mấy kiện hàng tiếp
tế, đạn dược, quân trú phòng chỉ thâu hồi được khoảng 50% vì địch từ
trên sườn núi bắn xuống dữ dội.
Đến
5 giờ chiều, phi cơ thả thêm một đợt tiếp tế cho căn cứ, cũng chỉ thâu
hồi được một nửa, và một trực thăng UH-1 bay vào căn cứ di tản thương
binh. Chiếc này bị trúng đạn không cất cánh lên được, người Hoa Kỳ phải
gửi lên căn cứ một trực thăng CH-53 di tản được 26 người bị thương,
trước khi trời tối.
Khi
màn đêm xuống, tất cả mọi người trong căn cứ phải ra phòng tuyến, đề
phòng địch tấn công trở lại, những binh sĩ khác lo sửa chữa, dọn dẹp căn
cứ vì trận pháo kích và một phi cơ bay bao vùng, thả hỏa châu chiếu
sáng cả đêm.
Đúng
4:00 giờ sáng ngày 10 tháng Ba, trại LLĐB A Shau lại nhận thêm một đợt
pháo kích mới, rất chính xác, bằng súng cối 82 ly và đại bác không dật
57 ly bắn thẳng từ sườn núi vào trong căn cứ. Đợt pháo kích này phá hủy
gần hết những căn nhà tiền chế trong căn cứ. Tất cả mọi nơi đều trúng
đạn pháo kích của địch.
Trận
pháo kích tiếp tục suốt cả ngày, cho đến khi căn cứ chịu đựng hết nổi,
phải di tản lúc 5:30 chiều. Mấy khẩu đại bác không dật của địch bắn hư
hại hơn một nửa số súng cộng đồng trong căn cứ.
Vào
lúc 5:00 giờ sáng, bọn cộng phỉ bắc việt mở trận tấn công lớn, từ hướng
đông, bên kia phi đạo và hướng nam. Hai tuyến phòng thủ này yếu nhất vì
có nhiều cỏ tranh rất cao. Tuyến phòng thủ hướng đông nam do đại đội
DSCĐ không còn khả năng chiến đấu nữa, lui vào bên trong.
Trong
khi đó, đại đội xung kích Mike Force với hai cố vấn LLĐB/HK vẫn còn
chống đỡ phòng tuyến phiá nam, phải kéo qua trám lại phòng tuyến. Đại
đội xung kích Mike Force phải chiến đấu tận lực, nhiều pha đánh cận
chiến, cầm cự thêm ba tiếng đồng hồ.
Đến
8:00 giờ sáng, quân cộng phỉ quá đông, phòng tuyến phiá nam sụp đổ,
DSCĐ, Mike Force rút vào thủ xung quanh hầm chỉ huy (Trung Tâm Hành
Quân) nơi phòng tuyến phiá bắc. Đến 8:30 phút sáng, phòng tuyến phia
đông cũng bị chọc thủng, các DSCĐ sống sót rút vào bên trong, bố trí
xung quanh hầm chỉ huy.
Từ
6:00 sáng, các phản lực cơ Hoa Kỳ đã lên đánh bom xuống hai hướng bắc
và nam căn cứ nhưng phi cơ quan sát không kiểm chứng được kết qủa vì lớp
mây và làn sương sớm quá dầy. Đến 8:30 phút sáng, lực lượng trú phòng
chỉ còn giữ được một phần nơi phòng tuyến phiá bắc bao gồm hầm chỉ huy.
Địch
tấn công vào khu vực xung quanh hầm chỉ huy, nhưng các binh sĩ chống
trả quyết liệt, đẩy lui. Hai khẩu súng cối 81 và 60 ly vẫn còn tác xạ,
nhưng bị đại bác 57 ly của địch bắn trúng hư hỏng lúc 12:00 giờ trưa.
Đến
9:00 giờ sáng, Không Quân Hoa Kỳ lên oanh kích dữ dội gây tổn thất nặng
cho bọn cộng phỉ bắc việt đã vào chiếm giao thông hòa nơi phòng tuyến
phiá nam. Các quân nhân Mike Force, sống sót dưới quyền Đại Úy LLĐB/HK
Blair, cố gắng phản công lấy lại phòng tuyến phiá nam nhưng không thành
công, phải lui về phòng thủ xung quanh hầm chỉ huy.
Đến
10:00 giờ sáng, chỉ huy toán A-102 LLĐB/HK (trại LLĐB A Shau), yêu cầu
dội bom lên tất cả căn cứ ngoại trừ phòng tuyến phiá bắc và hầm chỉ huy.
Nhờ quyết định táo bạo này, các phản lực cơ Hoa Kỳ lên đánh bom từ
10:00 đến 12:00 trưa, làm khựng lại tất cả các đợt tấn công của địch vào
hầm chỉ huy.
Lúc
12:15 phút, một phi cơ vận tải CV-2 thả xuống tiếp tế nước uống và đạn
dược, nhưng tất cả rơi vào tay địch quân. Cùng khoảng thời gian đó, một
khu trục cơ A-1 Skyraider bị hỏa lực phòng không bắn trúng, đáp khẩn cấp
ngay trên phi đạo và may mắn được một chiếc A-1 khác đáp xuống cứu, bay
thoát.
Từ
12:15 đến 2:00 giờ chiều quân Bắc Việt vẫn không tiến lên được, mặc dầu
hầm chỉ huy đã trúng nhiều đạn đại liên, nhưng được xây rất kiên cố.
Tuy nhiên quân Bắc Việt vẫn tiếp tục dùng súng cối 82 ly bắn vào căn cứ.
Từ
2:30 đến 4:30, lực lượng phòng thủ kiệt sức, tình trạng nguy ngập. Tất
cả vũ khí cộng đồng đều đã hết đạn hoặc bị hư hại. Các quân nhân DSCĐ,
Mike Force đã phải chiến đấu liên tục hơn 36 tiếng đồng hồ, hết nước
uống và đồ ăn. Quân Bắc Việt đã tràn vào chiếm những hầm hố, giao thông
hào tại những phòng tuyến đã chiếm được.
Từ
lúc 3:00 giờ chiều, trong Bộ Tư Lệnh Đệ Tam Thủy Bộ (chỉ huy 2 Sư Đoàn
TQLC 1 và 3 Hoa Kỳ), đã có quyết định, xử dụng trực thăng của TQLC/HK di
tản những quân nhân sống sót trại LLĐB A Shau. Cấp chỉ huy LLĐB/HK
trong căn cứ đã được lệnh phá hủy những ổ súng cộng đồng (thực ra đã bị
trúng đạn hư hại) để chuẩn bị di tản vào lúc 5:00 giờ chiều.
Đúng
5:00 giờ chiều, trong hầm chỉ huy căn cứ, các quân nhân LLĐB phá hủy
máy móc truyền tin, được DSCĐ nơi tuyến phòng thủ phiá bắc bắn yểm trợ
cho họ rút lên hướng bắc cùng với những quân nhân sống sót.
Đúng
5:20, tất cả các quân nhân sống sót được lệnh rút lui đến một bãi đáp
trực thăng, cách căn cứ khoảng 300 thước. Tất cả những người còn đứng
vững phải ở lại nằm cản cho cuộc rút lui, và sẽ đi sau. Địch quân đã
biết được chuyện di tản pháo kích lên bãi đáp, gây thêm tổn thất.
Hợp
đoàn trực thăng cấp cứu gồm có 15 chiếc trực thăng H-34, được bốn trực
thăng UH-1 võ trang hộ tống vào đón những quân nhân sống sót. Và lẽ dĩ
nhiên các phản lực vẫn bay bao vùng ở trên cao.
Tuy
nhiên vì mây che phủ, nhiều trực thăng không vào được. Khi chiếc trực
thăng đáp xuống, dân sự chiến đấu người Thượng đã quá sợ hãi tranh dành
lên đầy một trực thăng làm một chiếc không cất cánh được, sau đó trúng
mãnh đạn pháo kích hư hại, phải bỏ lại.
Chuyến
đầu chỉ đem về được 69 quân nhân, trong đó có bốn LLĐB/HK đã bị thương.
Hai trực thăng chở quân H-34 bị phòng không bắn rơi. Đến 5:45 phút,
trực thăng không thể vào đón chuyến nữa vì hỏa lực phòng không của địch,
vị chỉ huy trưởng Bộ Chỉ Huy C-1 LLĐB ngoài Đà Nẵng tuyên bố trại LLĐB A
Shau đóng cửa.
Đến
6:00 giờ chiều, số quân nhân sống sót còn kẹt lại, gồm có: 7 quân nhân
Mũ Xanh LLĐB/HK, trong đó có một người bị thương nặng, 40 quân xung kích
Mike Force, 50 dân sự chiến đấu và phi hành đoàn hai trực thăng
TQLC/HK.
Người
lính LLĐB/HK bị thương đã chết gần bãi đáp trực thăng. Toán quân này
buộc phải di tản tự lực, tránh né địch quân, di chuyển lên hướng tây
bắc, lên thiết lập vị trí phòng thủ trên một khu đất cao, cách trại LLĐB
A Shau chừng hai cây số.
Đến
2:00 giờ sáng, không thấy địch quân đuổi theo, họ tiếp tục đi lên hướng
bắc. Trong lúc di chuyển, một số quân nhân kiệt sức bị bỏ rơi, hoặc đi
lạc vì trời tối. Qua ngày 11 tháng Ba, trực thăng cứu được một LLĐB/HK,
phi hành đoàn trực thăng TQLC/HK và một số quân Mike Force, DSCĐ. Một số
khác vẫn tiếp tục đi về hướng bắc, được trực thăng tìm thấy, cứu đưa về
Huế ngày 11 tháng Ba.
Trong
các ngày kế tiếp, 12, 13, 14, phi cơ quan sát Hoa Kỳ bao vùng, cố tìm
thêm số quân thất lạc, nhưng... Qua ngày 16 tháng Ba, 1966, cuộc tìm
kiếm coi như chấm dứt./ (Sài Gòn trong tôi/ Nguyễn Phúc An Sơn s/t/
LLDB-NKT.VNCH)
No comments:
Post a Comment