XXVI. NHIỆM VỤ CUỐI CÙNG.
Trong khi cơ quan CIA chuẩn bị chuyến xâm nhập khu vực gần thành phố Vinh, đơn vị SOG thảo kế hoạch trở lại miền bắc Việt Nam. Khả năng đối với miền bắc của đơn vị SOG đã lên tới cực điểm vào giữa năm 1971 (lấy quân LLĐB thành lập các đoàn cho sở Công Tác). Trong chương trình 36A, chương trình Earth Angel đã chứng tỏ khả năng tốt, đến mùa hè người Hoa Kỳ thành lập toán biệt kích Earth Angel 16 người, huấn luyện trong căn cứ Long Thành. Trong chuyến nhẩy dù xâm nhập đầu tiên, toán biệt kích “hồi chánh” (Earth Angel) đã đặt mìn trên những con đường trong khu vực đông bắc Cambodia 21 ngày mới triệt xuất.
Chương trình Strata cũng mở rộng thêm, trong mùa hè các toán biệt kích Strata tập bắn súng phóng hỏa tiễn M-72, để bắn các mục tiêu chạy trên sông qua đất Miên. Tập nhẩy dù dưới cao độ thấp xâm nhập vào đất Miên.
Có lẽ việc phát triển quan trọng nhất đối với Nha Kỹ Thuật là sự thành lập sở Công Tác, đơn vị có nhiệm vụ đánh phá miền bắc Việt Nam, chính thức được thành lập ngày 1 tháng Giêng năm 1971, được huấn luyện chiến tranh ngoại lệ ở Nha Trang. Được chấp thuận thành lập năm (5) đoàn, mỗi đoàn có 9 toán biệt kích 12 người. Nhóm đầu tiên đặt tên là đoàn 71, nhóm thứ hai bắt đầu việc huấn luyện cuối tháng Ba, nhóm thứ ba bắt đầu trong tháng Sáu. Đoàn 71 xong việc huấn luyện, bắt đầu hành quân từ tháng Mười Một năm 1972.
Trên phương diện tâm lý chiến, đơn vị SOG tiếp tục tìm cách làm xuống tinh thần Hà Nội, mặc dầu cho đến năm 1971, hầu hết các cố gắng của đơn vị SOG tập trung trên đường mòn HCM (Lào) hoặc trong miền nam. Một trong những chương trình mới ngay hướng bắc vùng phi quân sự bắt đầu từ tháng Mười Một năm 1971, theo lệnh của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (Hoa Kỳ). Trước đó một tháng, nhiều truyền đơn được thả xuống Hà Nội và ba thành phố gần đó và phát thanh trên đài GTAQ, cho phép sĩ quan, binh sĩ quân đội Bắc Việt trở về làng xưa để trợ giúp công việc tái thiết. Lệnh “cho phép trở về nguyên quán” được bộ trưởng Quốc Phòng Võ Nguyên Giáp ký tên.
Đó là những hoạt động phấn khởi, nhưng qúa ít và cũng đã quá trễ. Theo Tổng Thống Hoa Kỳ Nixon trong vấn đề “Việt Nam hóa”, hàng ngàn quân nhân, cố vấn Hoa Kỳ được trở về sum họp gia đình. Ngày 1 tháng Mười, chương trình 36 (đánh phá miền bắc) ngừng hoạt động, nhập vào chương trình Các Hoạt Động Trên Bộ, tập trung các hoạt động trên đất Lào và Miên (chương trình 35). Chương trình 36A (dài hạn) thâu gọn, đổi tên Ban Hành Quân Đặc Biệt, 36B cũng thâu gọn đổi tên Ban B
Cũng trong tháng đó, sở Công Tác cũng thay đổi nhiệm vụ, hướng qua nước Lào dò thám lấy tin tức tình báo thay vì miền bắc Việt Nam. Ngày 18 tháng Mười, đoàn 71 được đưa về Long Thành huấn luyện kỹ thuật dò thám lấy tin tức, hai đoàn mới 72 và 75 theo sau vê Long Thành huấn luyện trong mùa xuân.
Ngày 30 tháng Ba năm 1972, Hà Nội mở trận tấn công lớn, quy mô trong dịp lễ Phục Sinh, ngưòi Việt Nam gọi là “Mùa Hè Đỏ Lửa”. Ba mũi dùi tiến công xuyên qua vùng phi quân sự và từ bên Lào sang. Quân đội Bắc Việt / VC tấn công tỉnh Bình Long gần biên giới Việt-Miên, thành phố An Lộc bị bao vây hơn hai tháng. Trên vùng cao nguyên, quân đội Bắc Việt tấn công bao vây thành phố Kontum, đe dọa cắt miền nam ra làm hai. Đến cuối tháng Tư, ba sư đoàn bộ binh VNCH gần như “bất khiển dụng”, và Quảng Trị thành phố xa nhất của miền nam thất thủ. Lúc đó quân đội VNCH cần quân để phòng thủ, giữ đất, chuyện đưa quân biệt kích đánh phá miền bắc trở nên xa vời…
Trong khi quân đội VNCH phải lo chống đỡ trận Mùa Hè Đỏ Lửa, chương trình Việt Nam hoá vẫn tiếp tục. Ngày 30 tháng Tư đơn vị SOG giải thể, thay thế bằng Toán Cố Vấn Nha Kỹ Thuật 158. Trong toán 158 có 7 người làm việc cho ban Hành Quân Đặc Biệt, 7 người khác cố vấn Ban B. Cả hai được lệnh đổi hướng các hoạt động về miền nam, chống lại quân đội Bắc Việt. Ngày 23 tháng Năm, Ban B bàn giao các toán biệt kích Strata cho sở Công Tác (đoàn 11), bộ chỉ huy (SCT) di chuyển ra Huế. Hai ngày sau, vài nhân viên Ban Hành Quân Đặc Biệt, cùng với 12 nhân viên (sĩ quan) Việt Nam, hơn một chục biệt kích “hồi chánh” Earth Angel cũng di chuyển ra Huế nhập vào sở Công Tác. Cùng với biệt kích Strata (đoàn 11), biệt kích Earth Angel xâm nhập lấy tin tức về các hoạt động của quân đội Bắc Việt ngoài Quảng Trị.
Không phải tất cả Ban Hành Quân Đặc Biệt đều tập trung các hoạt động dò thám, lấy tin tức. Trong những ngày cuối tháng Năm, cơ quan MACV chấp thuận cho đơn vị SOG thực hiện các hoạt động đánh lừa (nghi binh) trong tỉnh Quảng Trị. Thiếu Tá Nguyễn Phan Tựu, một sĩ quan trong chương trình Borden (xử dụng tù binh Bắc Việt) được chọn để chỉ huy điều hành chương trình. “Chúng tôi đã không hoạt động chương trình Borden gần một năm” Ông Tựu nói “Tôi vào trong khách sạn Thanh Hoa ở Huế làm bộ chỉ huy, có hai người tù binh mới bị bắt tình nguyện. Và tôi chỉ có một tuần để huấn luyện họ.”
Ban Hành Quân Đặc Biệt lấy kinh nghiệm đánh lừa quân đội Đức Quốc Xã trong trận Đệ Nhị Thế Chiến thành công, làm cho người Đức tin rằng quân đồng minh sẽ đổ bộ vào Hy Lạp thay vì đảo Sicily của Italy. Một cố vấn Hoa Kỳ đã đọc sách về chiến dịch đánh lừa đó và muốn áp dụng đối với quân đội miền bắc.
Để thực hiện điều này, Nha Kỹ Thuật tìm một xác chết lính Bắc Việt vừa mới tử trận. mặc quân phục VNCH, mang dù bị hỏng không mở được. Trong túi áo có giấy tờ chứng minh anh ta là trưởng toán biệt kích, đặc lệnh truyền tin, … Đầu tuần lễ thứ hai trong tháng Sáu, phi cơ C-47 VNCH thả rơi xác chết này trong thung lũng A Shau (căn cứ điạ của quân đội Bắc Việt).
Vài ngày sau, hai bit kích Borden được trực thăng đưa vào khu vực (thả rơi xác chết người lính Bắc Việt) với nhiệm vụ bắt tay với một toán biệt kích đã xâm nhập từ trước. Thực sự không có, theo chương trình Oodles cũ thả dù những tảng nước đá, và kiện hàng đồ tiếp liệu giả.
Ngày 11 tháng Sáu, một toán tuần tiễu Bắc Việt khám phá một xác chết biệt kích đã trương sình lên. Tám ngày sau, quân Bắc Việt khám phá hai biệt kích Borden cùng với ít đồ tiếp liệu. Dựa theo đặc lệnh truyền tin, quân đội Bắc Việt chặn bắt làn sóng quân đội VNCH và được biết có hai toán biệt kích khác đang hoạt động gần khu vực phi quân sự. Ngày 25 tháng Sáu, điện văn (giả) ra lệnh cho hai toán biệt kích yểm trợ một cuộc hành quân phối hợp trực thăng vận và đổ bộ trong hai ngày sau. Quân đội Bắc Việt vội vã phản ứng bằng cách rút bớt quân từ Quảng Trị về đối phó với chuyện “sắp xẩy ra” trong khu vực họ đã lấy được của miền nam Việt Nam.
Rồi thì, nam Việt Nam được “tiếp viện”. Trong tháng Năm, chính quyền Tổng Thống Nixon hủy bỏ lệnh ngừng thả bom miền bắc trong tháng Mười Một năm 1968. Phi cơ Hải, Không quân Hoa Kỳ oanh kích các mục tiêu trên miền bắc Việt Nam, thả mìn phong tỏa cảng Hải Phòng. Về các hoạt động bí mật, bộ Tổng Tham Mưu cùng với bộ tư lệnh Thái Bình Dương thảo chương trình đánh lừa mật danh Contigency Plan (Conplan) 5108.
Conplan 5108 đến toán Cố Vấn 158 ngày 25 tháng Năm. Mặc dầu Nha Kỹ Thuật VNCH đã phải trải mỏng ra đến Huế, ban Hành Quân Đặc Biệt và ban B ngay tức khăc soạn thảo kế hoạch. Họ được lệnh, cho nhiều toán biệt kích chương trình Earth Angel (hồi chánh viên), Borden (tù binh Bắc Việt), và thả tiền giả xuống khu vực Bắc Việt kiểm soát, để đánh lạc hương, đánh lừa địch quân. Trọng tâm của chương trình, xử dụng đơn vị cấp đại đội chuyên phá hoại. Nhưng lúc đó không có đơn vị cấp đại đội (Haymaker, Khai Thác, quân đội Hoa Kỳ đang rút bớt quân). Các toán biệt kích Strata có khả năng phá hoại lúc đó đang bận rộn hành quân xâm nhập trong tỉnh Quảng Trị. Các toán biệt kích sở Công Tác cũng bận rộn hành quân trong nội điạ.
Saigon (Nha Kỹ Thuật) quyết định thành lập một chương trình biệt kích mới Thăng Long, tên cũ của Hà Hội, tuyển mộ trong một số đơn vị VNCH. Một biệt kích trả lời là trưởng toán Strata ở Huế, Thiếu Úy Trần Việt Huệ “Tôi được đọc tuyển mộ quân ‘xâm lăng miền bắc’”, trả lời “Thích qúa, tôi cùng với một Thiếu Úy Strata, ba hạ sĩ quan khác về Long Thành trình diện. Có thêm mấy người đoàn 71, 72 sở Công Tác trong đó có ba người Miên”.
Ngày 4 tháng Sáu, chương trình Thăng Long có 69 người tình nguyện. Họ được ở một góc trong căn cứ Long Thành, trước đó dành cho quân biệt kích, điệp viên người Miên. Trung Tá Nguyễn Văn Hy trước đó là CHT căn cứ huấn luyện biệt kích Long Thành, được đề cử điều hành chương trình Thăng Long. Cố vấn trưởng ban Hành Quân Đặc Biệt đối tác cho Tr/Tá Hy, than phiền chương trình Thăng Long, vô kỷ luật “Họ tập họp hôm Chủ Nhật, sau đó trốn về Saigon, vắng mặt bất hợp pháp. Nhiều người không đủ tiêu chuẩn, 15 người chưa học nhẩy dù, và căn cứ Long Thành rất chật chội, thiếu vệ sinh… xem chừng (cấp chỉ huy) Nha Kỹ Thuật xem thường những chuyện đó…
Thêm vấn đề cho chương trình Conplan 5108, mấy toán biệt kích Earth Angel (hồi chánh viên) vẫn phải đi hành quân xâm nhập trong tỉnh Quảng Trị. Họ cần được huấn luyện xử dụng mìn để phá hoại ngay tức khắc. Ban Hành Quân Đặc Biệt khuyến cáo (SCT/NKT) đưa họ về căn cứ Long Thành đề huấn luyện, thay bằng những toán biệt kích Miên chuyên dò thám lấy tin tức, đang ngồi chơi trong căn cứ. Đến cuối tháng, Nha Kỹ Thuật vẫn chưa có quyết định, và các toán Earth Angel vẫn… đâu đó ở Huế.
Chuyện chậm chạp lan sang căn cứ bên Thái Lan, ban Hành Quân Đặc Biệt đã cho người qua từ ngày 20 tháng Sáu phối hợp. Các hoạt động đánh lừa địch hầu hết qua chương trình phát thanh, ra lệnh cho các toán biệt kích “ma” phóng đi từ căn cứ “ma” Nam Phong, phiá nam Udorn. Phương tiện trực thăng đưa quân biệt kích xâm nhập, gặp phải khó khăn với vị Tướng Không Quân ở Udorn, họ miễn cưõng cho xử dụng trực thăng khi chiến dịch bắt đầu.
Trong khi ban Hành Quân Đặc Biệt gặp khó khăn gom lại các khả năng “hành quân nhẩy dù” cho chương trình Conplan 5108, ban Cố Vấn Hải Quân (NAD) cũng gặp trở ngại tương tự. Trong tháng Tư, tất cả tầu chiến Nasty đã trả lại cho Hải Quân Hoa Kỳ. Cùng tháng đó, một nửa trong số bốn toán biệt hải chuyển giao cho Lực Lượng Cấp Cứu Biển, một đơn vị mới thành lập để cứu phi công bị bắn rơi trên hải phận miền bắc Việt Nam.
Đến tháng Năm 1972, sở Phòng Vệ Duyên Hải chỉ còn lại hai tấu Swift và hai toán biệt hải, chưa từng ra ngoài bắc bắn phá kể từ năm 1968. Ban Cố Vấn Hải Quân (NAD) đã thâu gọn, chỉ còn bốn cố vấn Người Nhái SEAL. Khi bộ tư lệnh Thái Bình Dương khuyến cáo bô sung chương trình Conplan 5108 với lực lượng tấn công biển bằng tầu, trực thăng và cả tầu ngầm. Điều này rõ ràng vượt xa khả năng VNCH. Biết khuyết điểm này, 31 quân nhân biệt hải được gửi sang Subic Bay ngày 10 tháng S`áu thụ huấn khóa huấn luyện chiến tranh đặc biệt, do toán phá hoại dưới nước Hải Quân Hoa Kỳ huấn luyện. Trong chín (9) tuần lễ quân Việt Nam được huấn luyện, lặn scuba, phá hủy và tán công bất ngờ. Họ cũng thực tập kỹ thuật xâm nhập (ra khỏi) tầu ngầm Grayback.
Đến giữa tháng Tám, đơn vị biệt hải mới đã trở về Đà Nẵng sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Trong khi đó, ở Long Thành, mọi việc vẫn chậm chạp. Ma túy là một vấn đề lớn cho chương trình Thăng Long. Ban Hành Quân Đặc Biệt tập trung chú trọng các toán biệt kích Earth Angel (hồi chánh). Ba mục tiêu nơi miền bắc Việt Nam đã được lựa chọn cho các toán biệt kích “hồi chánh”, bao gồm ống dẫn dầu hướng đông bắc Hà Nội gần ranh giới hai tỉnh Hà Bắc, Lạng Sơn.
Đưa toán biệt kích Earth Angel đến ống dẫn dầu và thâu hồi (triệt xuất) không phải chuyện dễ. Để xâm nhập, sẽ dùng phương tiện phi cơ MC-130 (thả dù). Mặc dầu được trang bị máy móc điện tử tối tân định hướng, phi cơ MC-130 vẫn phải đối phó với hỏa lực phòng không mạnh mẽ Bắc Việt có cả các dàn hỏa tiễn điạ không tầm nhiệt. Vì là loại phi cơ chở hàng quân đội, MC-130 không được trang bị chống lại hỏa lực phòng không. Ngoài ra không quân miền bắc có một lực lượng phi công Mig đầy kinh nghiệm trong khối cộng sản.
Cuối cùng, Conplam 5108 không thực hiện được. Ngày 31 tháng Mười, tất cả mọi yểm trợ (NAD) cho sở Phòng Vệ Duyên Hải chấm dứt. Cũng trong tháng đó, chương trình Thăng Long giải tán, chỉ giữ lại 30 quân biệt kích có khả năng. Ban B cũng chấm dứt nhiệm vụ, ban Hành Quân Đặc Biệt chỉ còn lại hai cố vấn Hoa Kỳ ngày 25 tháng Mười Một.
Đến giữa tháng Giêng năm 1973, Hà Nội sắp ký vào bản hiệp định đình chiến Paris. Ngày 18 tháng Giêng, bộ Tổng Tham Mưu quân đội Hoa Kỳ ra lệnh chấm dứt chương trình Conplan 5108. Một điện văn tương tự gửi đi từ bộ tư lệnh Thái Bình Dương ngày 27 tháng Giêng. Chiến tranh Việt Nam (đối với người Hoa Kỳ) kết thúc.
XXVII. THẤT BẠI
Ngày 9 tháng Hai năm 1973, phái đoàn sĩ quan cao cấp Hoa Kỳ đến bộ Tổng Tham Mưu quân đội VNCH trong Saigon để gặp các tướng lãnh, sĩ quan cao cấp VNCH. Lần này, thay vì họp hành quân, họ bàn về ngân sách quốc phòng, sự viện trợ cho miền nam Vệt Nam. Sự viện trợ của người Hoa Kỳ sắp chấm dứt, và 1.1 triệu quân miền nam sẽ phải đứng vững trên đôi chân của mình, chiến đấu trong cô đơn.
Họ sẽ “đi trước” một bước, tuy nhiên. Chỉ mới một năm trước đó, Washington đã hứa hẹn Saigon với quân dụng mới, một phần trong kế hoạch “Bổ Sung”. Đó là một nghĩa cử tái trang bị cho quân đội VNCH sau trận tấn công lễ Phục Sinh năm 1972 (mùa hè đỏ lửa), đồng thời chuẩn bị cho Saigon một trận đánh, mà chắc chắn sẽ tổn thất nặng nề hơn khi người lính Mỹ cuối cùng rời Việt Nam. Chiến xa, tầu chiến, phi cơ đến Việt Nam hàng trăm chiếc… Khoảng 685 phi cơ, trực thăng đưa qua Việt Nam chỉ trong vòng ba tháng cuối của năm 1972.
Về yểm trợ chiến thuật, hơn thập niên, các cố vấn Hoa Kỳ được đưa xuống cấp sư đoàn, trung đoàn, và tiểu đoàn, phi cơ Hoa Kỳ đã giúp đỡ trong việc chuyển quân, oanh kích. Tuy nhiên, hiệp định ngừng bắn Paris đã bắt đầu cho giai đoạn mới. Bản hiệp định ký ngày 27 tháng Ging năm 1973, giải tán cơ quan MACV, trung tâm quân viện Hoa Kỳ cho Việt Nam, thay thế bằng Phòng Tùy Viên Quân Sự (DAO). Chỉ có 50 quân nhân Hoa Kỳ và vài thường dân được phép làm việc cho cơ quan DAO. Cuộc chiến Việt Nam hoàn toàn do miền nam đảm trách.
Đó là sự thực mà các tướng lãnh VNCH được nghe trong buổi họp. Trong bầu không khí buồn bã, hai bên lọc ra những gì cần giữ, những gì có thể cắt giảm trong những ngày sắp tới. Bộ máy quân sự Hà Nội đe dọa gia tăng cường độ trong những năm vừa qua, do đó phi cơ, chiến xa nằm trong danh sách những chiến cụ rất cần thiết cho VNCH. Xếp hạng gần chót là các hoạt động bí mật (chiến tranh ngoại lệ). Chương trình “Việt Nam hóa” đã làm yếu đi phần nào Nha Kỹ Thuật, nhưng lúc này, rất khó khăn để giữ lại chương trình. Theo lời một trưởng toán biệt kích sở Công Tác:
“Khi người Hoa Kỳ yểm trợ Nha Kỹ Thuật, chúng tôi có thể tin tưởng nơi các chiến đấu cơ yểm trợ và nhiều trực thăng ứng chiến. Đến năm 1972, chúng tôi phải dựa vào trực thăng của Không Quân VNCH, đôi khi không thể có hơn một chiếc trực thăng đi hành quân. Trong sở Công Tác, chúng tôi phải giảm bớt số biệt kích trong các toán từ 12 người xuống còn 6 người, bởi vì 6 là con số tối đa chúng tôi có thể được triệt xuất bằng dây, một chiếc trực thăng có thể đem ra trong trường hợp khẩn cấp. Đến đầu năm 1973, chúng tôi không hy vọng có trực thăng, phải xâm nhập vùng hành quân bằng cách lội bộ.”
Trong tháng Hai, Ba, Hoa Kỳ, Bắc Việt và VNCH trao trả tù binh. một phần trong hiệp định ngừng bắn Paris, tất cả tù binh Hoa Kỳ và đồng minh quân đội cũng như dân sự được trả tự do trong vòng 90 ngày. Đến cuối tháng Ba, tuân hành theo hiệp định, miền bắc trao trả 591 ngưòi Hoa Kỳ, mấy trăm người miền nam (VNCH). Đặc biệt trong số đó không một quân nhân biệt kích nào được trao trả. Hà Nội đã khép họ vào tội gián điệp, không phải tù binh quân đội. Bản hiệp định không nói rỏ về trường hợp các quân nhân biệt kích, Bắc Việt quyết định, quân biệt kích không đủ điều kiện để được trao trả (tù binh). Điều ngạc nhiên hơn nữa, cả Hoa Kỳ lẫn VNCH không ai lên tiếng can thiệp hay áp lực Bắc Việt trao trả các tù binh biệt kích VNCH (quân biệt kích Hoa Kỳ vẫn được trao trả). Cả hai đều chối, không có các hoạt động bí mật…
ReplyDelete