Monday, August 28, 2023

Hồi Báo giúp C/H Lê Quang Tỏ Đoàn 75 SCT/NKT


Kính gửi: -BCH/ TH Nha Kỹ Thuật - Quý Niên trưởng và anh em Nha Kỹ Thuật. 
Tôi tên Lê Quang Tỏ Đoàn 75 Sở Công tác. 
Hiện địa chỉ 74 CMT8, Khu vưc 2, Thuận an, 
Long mỹ , Hậu giang. 
Đ/th 0794277282 Gia đình sinh sống bằng nghề nông, vào khoản cuối tháng 7/2023 vừa qua ra đồng làm việc chẳng may bị sụp mương nước nên gẫy chân xương đùi phải lên BV Tỉnh cứu chữa.
Vì hoàn cảnh khó khăn nên phải vay mượn hàng xóm láng giềng gần trăm triệu đồng. Nay chân đang tập đi xương phải bắt vít để giữ. 
Nên tôi mạo muội có thư này đến BCH/TH, Quý Niên trưởng và anh em Nha Kỹ Thuật hổ trợ cho tôi ít tiền để trả nợ bà con. 
Trân trọng kính chào.
Lê Quang Tỏ 

Danh sách đóng góp cập nhật:
- KB Đặng Quỳnh PD219 $50.00
- HL Hoàng Trị Đoàn 71 SCT/NKT $50.00
- LH Lâm Ngọc Chiêu CD2XK - BCH/NKT $50.00
- Thầy Hải Đoàn 75 (Tỳ Kheo Thích Hữu Nguyện) $50.00*
- HD Bùi Thượng Khuê SLL/NKT $50.00
- HL Mai Xuân Bình D71 SCT/NKT $50.00
- HD Johnny Vũ Thảo $50.00
- THNKT $200.00
- HL Phạm Hòa Đoàn 72 SCT/NKT $50.00
Tổng Cộng: $600.00 USD 
 



Lê Quang Tỏ, đoàn 75. 
74 CMT8, khu vực 2, Thuận An, 
Long Mỹ, Hậu Giang. 
Đt: 0794277282 
Bị gãy xương đùi, chi phí chữa trị gần trăm triệu phải vay mượn. 
Rất cần sự chia sẻ của tổng hội NKT.
(Chánh Nguyễn Đoàn 72 nhắn tin)







Wednesday, August 23, 2023

SOAR 47 16-20 October


RESERVE YOUR ROOM ONLINE

ORLEANS HOTEL & CASINO
Las Vegas NV
Reserve your room online: Orleans Hotel & Casino
or call 800 675-3267
Use the following Group Code when making your room reservation:
 ASP3C10 (Alpha-Sierra-Papa-3-Charlie-1-0)
Room rates are guaranteed through 11 Sept 2023:
Sun through Thurs - $49 + $15.99 resort fee + tax per day
Fri and Sat - $99 + $15.99 resort fee + tax per day


SEPTEMBER: 2023 Calendar of Events

  • 31 Aug: Deadline for SOAR Early Bird Range event registration
  • 11 Sep: Deadline for SOAR XLVII Hotel Reservations (block rooms)















 

Monday, August 21, 2023

EM KHÔNG NHÌN ĐƯỢC XÁC CHÀNG Viết theo chuyện kể của phu nhân Cố Thiếu Tá / Sở Liên Lạc Nha Kỹ Thuật / Lôi Hổ - Hồ Đăng Nhựt.

Tưởng Niệm Chiến Sĩ QLVNCH

Viết theo chuyện kể của phu nhân Cố Thiếu Tá / Sở Liên Lạc Nha Kỹ Thuật / Lôi Hổ - Hồ Đăng Nhựt.
EM KHÔNG NHÌN ĐƯỢC XÁC CHÀNG
"em không nhìn được xác chàng, anh lên lon giữa đôi hàng nến chong"


Thành kính đốt nén tâm hương, tưởng niệm đến những anh linh chiến sĩ QLVNCH, và đồng đội đã bỏ mình trong cuộc chiến bi hùng cho Tổ Quốc Việt Nam nhân mùa Quốc Nạn.  
Lưu Trùng Duơng


Tôi lập gia đình sớm, năm tôi 18 tuổi đã theo chồng ra Nha Trang. Trong thời chiến, tôi cũng như bao thiếu nữ khác phải chấp nhận đời sống vợ của một chiến binh. Chồng tôi là một sĩ quan mới ra trường năm 1962, anh đã tình nguyện vào đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB), một đội ngủ làm Cộng quân khiếp viá, đối với Cộng quân những người chiến sĩ này là hình ảnh của tử thần, là đội binh tinh nhuệ -đến trong âm thầm và ra đi trong lặng lẽ, để lại bao kinh hoàng và khiếp đảm đối với chúng. Nhất là "đàn con của Bác" được nhồi sọ từ một chủ thuyết Nga-Tàu, tràn qua giòng Bến Hải đau thương, chứng tích chia lià Nam Bắc. Vượt trường sơn mang theo cuồng vọng, đôi dép râu lê lết bằng những hình hài không tim óc "sanh Bắc tử Nam" dẫm trên đường mòn Hồ Chí Minh ô nhục, một kẻ tội đồ của lịch sử, của dân tộc.

Chồng tôi là một sĩ quan trưởng toán Delta của đơn vị, tôi yêu anh ngoài cái vóc dáng phong sương, thêm vào hình ảnh hiên ngang, oai hùng của nét trai thời đại. Có địa danh nào thiếu dấu chân anh? Từ vùng đất Lào vi vu gió tanh mưa máu, Pleimer gió núi mưa rừng, Đồng Xoài, Bình Giả... máu đổ thịt rơi. Tận đỉnh gió rét mưa phùn của đất Bắc hiểm nghèo chập chùn bất trắc, hiểm họa rình rập theo những bước chân xâm nhập, nổi chết toa rập cùng sương lam chướng khí trực chờ!!!

Nha Trang, quê hương có rặng thuỳ dương và bờ cát trắng, đơn vị chồng tôi được đồn trú tại đó vào năm 1964. Căn cứ trưởng là ông đại úy Nguyễn văn Khách, vị sĩ quan này đã thành lập 5 toán nhảy, mổi toán không hơn 6 người do một sĩ quan Việt và hai cố vấn Mỹ đảm trách. Tên các toán trưởng đầu tiên là anh Phan văn Ninh, Lê kỳ Lân, Nguyễn bính Quan, Nguyễn văn Tùng và chồng tôi là Hồ đăng Nhựt. Đại úy Nguyễn văn Khách đã chỉ huy trại này được một thời gian, ông lại được lệnh thuyên chuyễn đi nơi khác. Sau đó thiếu tá Thơm và đại úy Xuân, anh em thường gọi là "Xuân Thẹo" dù trên khuôn mặt của đại úy Xuân không có vết xẹo nào! có lẽ một cái tên đặc biệt anh em đã tặng cho. Đại uý Xuân từ bên sư đoàn Dù về, hai ông này là xử lý của trại Đằng Vân. Cho đến bây giờ, dù trải qua bao dâu bể vẫn không thể xoáy mòn tâm trí tôi, tôi vẫn còn nhớ cảnh một trận lụt lớn ngập cả thành phố, và cả trại Hoàng Diệu căn cứ của Mỹ cũng như trại Đằng Vân của LLĐB.

EM HỎI ANH BAO GIỜ TRỞ LẠI
Đến năm 1965, ở Vũng Tàu có một trận chiến rất lớn đó là trận Bình Giả. Lúc này các toán trưởng chuẩn bị theo các trực thăng để thi hành công tác xâm nhập, ngăn chận những nơi Cộng quân di chuyển, tôi chỉ biết có thế thôi. Làm sao tôi có thể vui được, có thể an lòng được trong tâm trạng nổi lòng chinh phụ dõi bóng chinh phu! Cứ mổi lần chàng chuẩn bị đi vào "miền gió cát", nhảy vào giữa lòng đất địch là mổi lần tôi xót xa thầm hỏi: bao giờ chàng trở lại? Ai có từng là vợ của chiến binh mới thông cảm nổi lo âu, niềm đau đợi chờ, sự cô đơn từng phút của người vợ lính trong thời chiến chinh. Ôi, Đồng Xoài, Bình Giả... đất bằng sẽ phong ba, khói lửa ngút ngàn và chồng tôi sẽ đi vào chốn ấy. Tôi thắt thỏm, tôi héo hon theo từng bước anh đi, tôi đợi anh về mà lòng tơi bời vụn nát....sợ anh về trên đôi nạn gổ, tôi nghẹn ngào nghỉ đến ngày anh trở về "bên hòm gổ cài hoa..." chỉ nghỉ thế thôi mà nước mắt tôi lặng lẽ lăn dài. Tôi rời Nha Trang, tạm biệt chàng, tạm biệt những ngọn thùy dương rì rào những đêm tựa đầu nhau nghe sóng biển ngoài khơi, mang theo kỷ niệm những năm tháng bên chồng trở về gia đình tôi tại Sàigòn.
Sài gòn không có biển, không có thùy dương cát trắng, tôi cảm thấy bồi hồi nôn nao nhớ, bâng khuâng và nuối tiếc những ngày nồng nàn phấn hương đã vội qua.... "Sài gòn đẹp lắm, Sài gòn ơi", Sài gòn vẫn nhộn nhịp bao tà áo, từ quán cà phê Continental giọng hát trầm ấm, truyền cảm của Sĩ Phú vọng ra "nắng Sài gòn em đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông". Trời ơi, tôi còn tâm trí nào để chìm đắm trong những giòng âm thanh đó, tôi vội bước nhanh để xa rời tiếng hát như muốn rượt đuổi theo. Một sự tương phản đầy ray rứt như riễu cợt, cách vài mươi cây số đường chim, bay súng nổ đạn bay, thây người ngả qụy. Khuôn mặt diễm lệ Sài gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông mà đối với tôi, nó như những loại trang sức diêm dúa trên thân xác loang lổ đạn bom, trên hình hài còm cỏi của Mẹ Việt Nam! Tôi làm gì có áo lụa Hà Đông để mặc, nổi ước mơ đó đối với tôi là vô nghiã, tôi chỉ cần có chàng, tha thiết bên chàng mà thôi. Nhất định anh phải trở về và về nguyên vẹn hình hài nha anh, nha Hồ đăng Nhựt dấu yêu của em!

Chồng tôi từ hậu cứ Nha Trang về Vũng Tàu để chuẩn bị hành quân, buổi chiều, nhận được tin của người anh gọi tôi ra để gặp chàng. Năm đó tôi mang thai đứa con đầu lòng được ba tháng, đến cổng trại vào lúc 6 giờ chiều tôi đã gặp thiếu tá Thơm, đại úy Mai việt Triết và đại úy Xuân đang đứng trước trại. Tôi hỏi xin cho gặp chàng, các ông ấy nói: thiếm đã đến trể mất rồi, Nhựt mới vừa từ giả chúng tôi bước ra bãi phi cơ trực thăng. Từ trong vô thức não nùng chợt ùa về loáng thoáng bên tai những vần thơ Cung Oán Chinh Phụ : "bóng chàng đỏ tợ ráng pha, ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in". Cũng một buổi chiều chiến chinh năm xưa, người chinh phụ tiễn đưa chinh phu lên đường ra trận mạc, con tuấn mã trắng phau như màu tuyết hí vang lừng, cất vó uy nghi nổi bậc bên giáp trận rực đỏ như màu ráng cuối trời quan tái. Tôi, hôm nay đơn lẽ, nước mắt đoanh tròng đứng nhìn theo từng chiếc trực thăng từ từ cất cánh, tiếng động cơ ầm đùng, gió bụi xoáy cả một vùng, tâm tư tôi rối bời như cỏ úa, loạn cuồng theo từng vòng quay cánh quạt, lòng quặn thắt từng cơn nhìn đàn chim sắt khuất dần về hướng đông bắc Bình Giả trong màu tím thẳm của sương khói hoàng hôn mờ nhân ảnh...!!! Bình Giả, một địa danh đang sôi sục lửa chiến tranh......thần chết đang đợi chờ, chốc nữa đây chàng sẽ hiện diện nơi đó!!! Trận đánh này có nhiều đơn vị bộ binh kể cả tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Cuộc giao tranh đã quyết liệt diễn ra, tiếng bom đạn vọng về..... Cộng quân tổn thất nặng nề, nhiều chiến sĩ quốc gia cũng đã hy sinh. Những toán hoạt động của chồng tôi đã bị lộ, nên anh đã băng rừng vượt suối mấy ngày đêm liên tục mới ra được núi Thị Vãi tại Bà Rịa. Chàng đã nguyên vẹn trở về, cám ơn thượng đế che chở cho chàng, chúng tôi bên nhau những ngày phép ngắn ngủi tại Sài gòn.

Đến năm 1966 các anh toán trưởng cũng lần lượt mổi người một nơi, riêng chồng tôi vẫn ở lại đơn vị cũ. Lúc bấy giờ Chỉ Huy Trưởng trại Đằng Vân là Phan duy Tất, ông này về không bao lâu lại thành lập thêm mấy toán nữa. Tôi nhớ những toán trưởng rất trẻ là: Ngô văn Thơm, Tô Mười, Nguyễn ngọc Thiệp, Trần anh Tuấn, Nguyễn văn Biên, v.v... các toán trưởng lần lượt thay phiên nhau đi hết cuộc hành quân này đến cuộc hành quân khác. Các địa danh đẫm máu như Phú Bài, Bồng Sơn, Chu Lai, Khe Sanh, Huế, Điện Biên Phủ.... cường độ chiến tranh leo thang, tiếp theo là Pleimer, trận chiến này các đội và trưởng toán đã hy sinh rất nhiều.. Trong lần tử thương này, tôi chỉ nhớ có 2 người bạn của chồng tôi là đại úy Nghi và Nguyễn văn Bảy, anh em thường gọi là "Bảy Lùn". Trong cảnh đạn lửa trùng điệp, nhiều phi công trực thăng của không lực VNCH, khi thấy đồng đội bên dưới bị nguy khốn đã bất chấp mạng sống, liều thân trong các phi vụ đổ quân và tiếp tế lương thực. Nhiều chiếc đã bị bắn rơi tan tành, lửa bốc cháy ngút trời. Lúc đó có trung úy phi công trực thăng Nguyễn văn Vui, liều một phen sinh tử đem mạch sống cho đồng đội bằng những thùng lương thực. Từ trên cao trung úy Vui bổng thình lình "cúp" máy cho phi cơ rơi xuống như khối sắt và quay 180 độ, gần đến mặt đất cho trực thăng nổ máy lại, thán phục thay người phi công dũng cảm của QLVNCH.

Đầu năm 1967, tôi lại mang thêm đứa thứ hai mới sanh gần một tháng, vợ của anh Nguyễn Ngọc Thiệp cùng sanh một lượt, cô này là em chồng của tôi. Lúc này chồng tôi đang hành quân tại Vùng 2 Chiến Thuật sắp về, tôi được tin từ Sài gòn và ra hậu cứ đón chồng, thường khi mỗi lần xong công tác là anh được đi phép. Trong lúc chờ phi cơ trở về Sàigòn, anh Nguyễn ngọc Thiệp bị tử nạn do thùng tiếp tế lương thực từ trực thăng Mỹ rớt xuống, cái chết của anh Thiệp rất thảm thương. Ôi, chinh chiến! bất hạnh từng ngày đến với dân tộc Việt Nam, đứa con của anh Thiệp mới chào đời còn đỏ hỏn đã vĩnh viễn không thấy mặt cha và vành khăn sô oan nghiệt vội quấn trên đầu người vợ trẻ. Hôm sau chồng tôi đưa xác Thiệp -người em rể trở về Sàigòn an táng. Những ngày phép qua mau trong sự buồn bả, mất mát của người thân. Anh trở lại đơn vị, tôi lại theo chàng về Nha Trang sau 3 tháng sanh nở.

Năm Mậu Thân 1968, tôi trở về Sài gòn và đứa con thứ ba đã chào đời. Việt Cộng đột nhập và tấn công thành phố Sài gòn, khắp các tỉnh lỵ đều nổ súng. Trong trận Mậu Thân chồng tôi lại mất thêm một đồng đội, trung úy Nguyễn văn Tùng đã tử trận tại Tòa Tỉnh Trưởng Nha Trang lúc hai bên kịch chiến. Nữa năm sau ông Phạm duy Tất đã thuyên chuyển về Vùng 3 Chiến Thuật, chồng tôi đã phục vụ trong LLĐB từ năm 1962 đến năm 1968. Lúc này anh được lệnh thuyên chuyển về Vùng 3 Chiến Thuật nhận chức vụ Trung Tâm Hành Quân của C.3 tại Biên Hòa. Sau đó ông Chỉ Huy Trưởng là trung tá Phạm duy Tất đưa anh nhận chức làm trưởng trại Chí Linh ở Sông Bé, được một thời gian anh đi qua trại Tống Lê Chân ở Bình Long và Lộc Ninh. Đến năm 1969 anh coi trại Tống Lê Chân, sau cùng anh về B.3 hành quân ở B.15 cho đến năm 1972.

Năm 1972, khởi đầu của Mùa Hè Đỏ Lửa, đỉnh tận cùng của điêu linh, thẳm sâu của tang tóc, đẩy người dân xuống cuối đáy địa ngục. Chiến trường trở nên khốc liệt hơn, kinh khủng hơn, tàn bạo hơn....bom đạn cày nát mãnh đất quê hương nghèo khó. Mẹ Việt Nam mở trừng mắt máu lệ đầm đià, hơi thở Mẹ Việt Nam đứt quảng từng hồi, thân thể Mẹ Việt Nam run rẩy từng cơn, tan hoang như địa chấn, sụp đổ như cơn đại hồng thủy.... Trước bờ vực thẳm tử sinh, người dân miền Nam từng bước gập ghềnh, chênh vênh trên chiếc cầu định mệnh. Máu và nước mắt, thây người và khăn sô...!!!

Đến cuối 1972 LLĐB được lệnh giải tán để bổ xung qua các lực lượng bạn như: Biệt Động Quân Biên Phòng, Nha Kỹ Thuật và các quân binh chủng khác. Anh đã chọn về Sở Liên Lạc Nha Kỹ Thuật Bộ Tổng Tham Mưu và làm việc tại đó cho đến cuối năm 1974.

ÁO BÀO THAY CHIẾU ANH VỀ ĐẤT
Đầu năm 1975, anh được lệnh đi nắm Bộ Chỉ Huy nhẹ ở Chiến Đoàn 2 tại Ban Mê Thuộc và Kontum. Lúc này tình hình chiến sự trở nên căn thẳng, hổn loạn, phương tiện di chuyễn vô cùng khan hiếm và khó khăn. Hai ngày ròng rã chờ đợi tại phi trường Tân Sơn Nhất nhưng vẫn không có phi cơ, anh đành lên phi trường Biên Hòa và đã được lên đường sau đó. Khi đến trình diện tại Chiến Đoàn 2, mỗi sĩ quan phải thay phiên nhau hành quân 10 ngày. Đến ngày 20 tháng 3 năm 1975, thiếu tá Cao triều Phát đã đem lương lên căn cứ hành quân để phát cho anh em. Ông thiếu tá Phát bảo chồng tôi, "mầy" đã xong công tác rồi, có đi theo chuyến bay này về không? Anh không muốn xa đồng đội trong lúc này, nhất là lúc tình hình đang rối ren vì được lệnh sắp rút quân để di tản chiến thuật, hơn nữa các bạn anh đề nghị thôi chúng mình sẽ về chung cho vui. Vì vậy, anh đã nhờ thiếu tá Phát mang tiền lương về cho tôi, anh chỉ giữ lại 500 đồng để tiêu xài và nhắn vài hôm sau anh sẽ về Sài gòn.

Trên đường rút quân "triệt thoái cao nguyên", dọc theo quốc lộ sự di chuyển rất hổn tạp. Anh được lệnh thượng cấp dẫn quân đi tiên phong để mở đường, bảo vệ và đưa dân chúng về đồng bằng tránh khỏi nạn đau binh và cướp bốc. Sáng ngày 25 tháng 3, anh điện về gặp tôi và báo ngày mai sẽ gặp mẹ con tôi tại Sài gòn, chỉ còn 24 giờ ngắn ngũi, tôi chờ đợi trong sự hồi hộp xen lẫn niềm vui cho cuộc tương phùn. Chiều cùng ngày trên đường rút quân, anh cùng thiếu tá Hải và vài sĩ quan nữa trên xe, một trái đạn B.40 từ phiá Cộng quân mai phục bắn trúng ngay người tài xế cháy không còn xác, thiếu tá Hải văng ra khỏi xe bị cháy đen, riêng chồng tôi bị dập nát mặt nhìn không ra. Trong xe chết 3 người, còn lại 3 người đều bị thương không nguy hiểm đến tánh mạng.

Như thường lệ mổi sáng, từ khu cư xá gia binh của trại Nguyễn cao Vỹ trên chiếc Honda ra cổng đưa con đi đến trường, tôi đã thấy trung úy Thọ và thượng sĩ Sanh, hai người này chận tôi lại, đôi mắt ái ngại và ngập ngừng cho tôi biết hung tin: Xin chị bình tỉnh, tin chính xác báo cho biết đại úy Hồ đăng Nhựt đã tử thương trên đường rút quân chiều hôm qua. Tôi như bị sét đánh, tim tôi như ngưng đập, trước mặt tôi cảnh vật bổng tối sầm và đảo lộn, tai tôi ù lên những tiếng kêu quái dị, mặt đất bổng nhiên nhấp nhô dậy sóng. Tôi rụng rời, tôi chao đão, tôi ngả qụy chiếc xe Honda với đứa con tôi cũng đổ theo. Các anh em mang tôi vào bệnh xá, sau khi hồi phục tôi làm thủ tục đi nhận lãnh xác chồng.

"Ngày mai đi nhận xác chồng, ngày mai đi nhận xác anh, cuồng si thuở ấy hiển linh bây giờ". Trời ơi, Hồ đăng Nhựt ơi! Anh đã bỏ mẹ con em, anh đã bỏ lại bạn bè và đồng đội trong lúc đất nước đang hồi nghiệt ngã. Tôi cùng các anh em đi đến Nghiã Trang Quân Đội tại Biên Hòa, được một chú lính đưa tôi đi qua dãy hộc tủ chứa đựng tử thi và cuối cùng chúng tôi dừng lại. Dừng lại để chấp nhận một sự bẽ bàng, dừng lại để gói trọn một vụn vỡ đến tê dại toàn thân, nhận một kiếp đời góa phụ. Chiếc hộc tủ gói gọn hình hài của thiếu tá Hải và thân xác chồng tôi đang nằm bất động. Trời ơi ! "em không nhìn được xác chàng, anh lên lon giữa đôi hàng nến chong", thi hài chồng tôi nằm trên chiếc băng ca, khuôn mặt đã bể nát, tôi chỉ nhận diện chàng qua tấm thẻ bài. Tấm thẻ bài này nó đã từng theo chàng qua những đoạn đường máu lửa, nó đã từng ấp ủ nhớ thương về người vợ bé nhỏ và đàn con dại mổi khi dừng bước quân hành giữa lưng đồi của rừng khuya tịch mịch, cuối rặn sim bạt ngàn. Bây giờ "áo bào đã thay chiếu anh về đất" yêu đương kia đã cùng anh chấp cánh bay tới một vùng trời miên viễn...!!!

ĐÁ NÁT VÀNG TAN
Vài hôm sau thành phố rất lộn xộn, trong cư xá đạn bay xối xã, lúc đó tôi nhờ em tôi đưa 5 đứa con về nhà trước phần tôi thu xếp về sau. Chỉ có một đêm đường xá bị giới nghiêm và thiết quân lực, tôi nóng ruột không biết các con tôi như thế nào. Một tháng nặng nề ngột ngạt đè nặng trên đầu người dân Sài gòn...... Đến trưa ngày 30 tháng 4, các anh em quân nhân vượt qua cổng trại cư xá Nguyễn cao Vỹ....tôi ngơ ngác nhìn và chạy theo. Sài gòn súng nổ, Sài gòn đạn lạc tên bay, tiếng pháo Cộng quân ầm đùm, tiếng xích sắt thô bạo nghiền nát mặt đường, giờ phút hấp hối của Sàigòn, cơn đá nát vàng tan đã đến. Quyết một phen trống mái ngăn chận Cộng quân xâm nhập thủ đô, trên bầu trời những chiếc phi cơ đang vầng vũ đánh bom bảo vệ vòng đai Sàigòn, một chiếc bốc cháy chói lòa như hành tinh lạc thể rồi nổ tung tóe, tan tành từng mảnh rơi lả chã, một chiếc khác gẫy cánh quay như con vụ rồi chúi đầu, sau tiếng nổ từng cụm khói đen nghịch bốc lên cao. Sài gòn bốc cháy, Sài gòn loạn lạc, Sài gòn tiếng kêu la thất đảm. Kẻm gai như mạng nhện bủa giăng, nhiều anh em quân nhân súng lăm lăm trong tay bám chặt chốt. Tôi thấy những người Lính Mũ Đỏ đang đau thương rũ cánh "Thiên Thần", giày sô "shaute" còn bám chặt gót chân gió bụi mà áo trận lạc mất nơi nào? chỉ còn tấm thân trần với những xâu lựu đạn để bảo vệ thành đô, hai tay cầm hai trái phá đang chạy tới, chạy lui. Tôi như một cái xác phờ phạt, hồn đã thất lạc tự bao giờ. Tôi chạy về hướng ngã tư Bảy Hiền định ghé vào nhà người chị, nhưng căn nhà bị đổ nát tan hoang vì đạn pháo của địch quân, không biết họ đã tan thây trong đóng gạch vụn đó hay chạy phương nào ? Tôi lại trở ra đường Nguyễn văn Thoại , vừa đi vừa chạy về nhà trên đường Lý Thái Tổ, năm đứa con tôi vẫn còn đang chờ. Mẹ con chúng tôi ôm nhau òa khóc.

Chiều 30/4 người người bỏ chạy tìm tự do, người người thất lạc. Hoàn cảnh và cuộc sống chật vật của một người vợ chiến binh, hơn nữa chàng vừa nằm xuống từ giả cuộc chiến bi hùng này, mồ chưa khô đất và cỏ khâu chưa lên mầm. Tang chồng vẫn nặng trỉu trên đầu tôi với cái tuổi vừa 30, lại chất thêm một cái tang cho đất nước. Hai vai gầy gánh vác đau thương trong cảnh mẹ góa, con côi, đứa con lớn nhất chỉ có tám tuổi và đứa nhỏ nhất mới được 18 tháng, tôi biết làm gì đây trong thảm trạng này, trong cảnh thê lương của "Sài gòn hoang lạnh ơ thờ, môi người goá phụ nhạt mờ màu son...." Nhựt ơi, em phải làm gì đây anh, em phải làm gì và mẹ con em phải sống làm sao trong những ngày tháng đến???

Cuộc đời sao lắm nổi chuân truyên, sao quá đổi đoạn trường đối với người vợ Lính?! Tôi lại phải tiếp tục sống và phải sống dưới một lớp người mới, một thể chế mới mà đối tượng là giai cấp, là độc tài, là hà khắc dã man. Tôi trong tâm trạng như hóa đá, qua câu chuyện nàng Tô Thị bồng con lên tận đỉnh núi từng chiều dõi bóng chinh nhân. Nhưng nàng Tô Thị dù sao vẫn còn nhiều hạnh phúc hơn tôi, tôi là đối tượng của một giai cấp thống trị mới của bọn vô thần, tôi là vợ của một sĩ quan chế độ cũ, vợ của một "ngụy quân", họ đã lên án tôi như thế. Chồng tôi đã gục ngả trên đường rút quân, tôi đã lịm chết bao lần trước cổ quan tài, lòng huyệt lạnh đã cách ngăn chúng đôi miền: dương-cảnh. Tôi còn gì để mà ngóng trông như nàng Tô Thị, có còn chăng chỉ là 5 đứa con thơ dại, tôi phải tảo tần buôn gánh, bán bưng để sống qua ngày hai buổi cháo rau...!

ĐỜI NGƯỜI NHƯ CHIẾC LÁ
Con nước xoáy trăm giòng rồi cũng về biển khơi, con người trong cảnh đời quay quắt, ngược xuôi rồi tới lúc cũng dừng lại. Tôi được giấy bảo lãnh từ Hoa Kỳ của em tôi và được phái đoàn phỏng vấn. Trải qua bao khó khăn về tài chánh, về mọi mặt....nào có bình thường và dễ dàng như bao gia đình khác? cuối cùng chúng tôi được lên đường. Hành trang mang theo một gia tài hom hem nghèo khó, cùng 5 đứa con đã trưởng thành. Phi cơ cất cánh, tưởng rằng tuyến nước mắt tôi đã khô cạn trong đời sống khổ nạn, tự dưng nó lăn dài trên đôi má hóp sạm đen mưa nắng, trên khuôn mặt hóc hác tiều tụy; trong những giọt lệ đó đã hòa lẫn những vui buồn, tôi thoát khỏi địa ngục trần gian, từ biệt "thiên đàng" Cộng Sản. Trạm dừng chân đầu tiên tại Thái, chuyến đi lưu lại 10 ngày tại đó, rồi Tokyo, San Francisco, và chúng tôi đã đến Kansas city đoàn tụ với người em gái thứ 5 nơi thành phố này.

Vượt qua những khó khăn trên xứ người lúc đầu tiên, nhân tình thế sự biến đổi theo hoàn cảnh đó là chuyện thường hằng trong bất cứ một đời sống nào. Tôi xuôi Nam về miền Cali nắng ấm tại quận Cam, tôi đã quen với đời sống mới, gặp lại những đồng đội của chồng tôi năm xưa. Trong một tình cờ giữa tiệc cưới con của người bạn cũ, tôi gặp được đại tá Ngô Thế Linh do các anh em giới thiệu... Sau đó tôi quyết định về San Jose vào tháng hai và nghe tin đại tá Ngô Thế Linh đã từ trần. Đến tháng 3 bên Sở Liên Lạc các anh đã tổ chức ngày giổ của chồng tôi rất trọng đại, niềm an ủi to lớn sau bao năm tháng nhục nhằn. Nước mất nhà tan, trong cảnh đời tha phương lạ cảnh, lạ người nhưng tình đồng đội vẫn còn gắn bó, cao qúy thay cho cái tình huynh đệ chi binh.

Những chiều ở đây mổi độ tháng tư về, tôi nhớ quê, nhớ nhà và nhớ bao chiến sĩ đã nằm xuống cho quê hương, trong đó có Hồ đăng Nhựt -chồng của tôi, anh đã làm xong bổn phận của người trai thời loạn. Giờ đây niềm đau bại trận luôn đeo đẳng theo các anh -những người Lính sau cuộc xảy nghé tan đàn, các anh bị bức tử một cách bi phẫn trong một cuộc chiến đấu oai hùng. Các anh đang trôi dạt trên xứ người, cuộc chiến đó còn dỡ dang và đang tiếp diễn trên một chính trường không phải bằng súng gươm, mà bằng lập trường, bằng khối óc, bằng Lý Tưởng QUỐC GIA và DÂN TỘC. Máu các anh đã tô thắm cho màu cờ, nhưng đất nước vẫn nằm trong loài qủy đỏ, tôi luôn hỵ vọng và tin tưởng vào các anh, những người chiến sĩ can trường của QLVNCH.

CỔ LAI CHINH CHIẾN KỶ NHÂN HỒI
Một chút niềm riêng về Nha Trang dấu yêu ngày tháng cũ. Nha Trang những ngày mưa đổ điù hiu se sắc buồn. Nhớ những ngày đơn độc trong trại gia binh, nhớ Duy Tân con đường dọc theo bờ biển đèn ngoài khơi nhấp nháy như ngàn sao, phố đêm Nha Trang trông huyền ảo lấm tấm như ngàn trân châu trải đều trên nét xiêm hài nhung thẳm của giai nhân. Tất cả chìm sâu vào đáy dĩ vãng rong rêu, mổi lần hồi tưởng lòng tôi lại rạt rào thương tủi, lòng tôi lại trào dâng bao kỷ niệm. "Tuý ngọa sa trường quân mạc tiếu, cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi" hình bóng chinh nhân khi ẩn, khi hiện, nổi trôi theo từng dòng chữ, từng âm thanh đứt lià "vẵng nghe tự đáy hồn thương tích, bao tiếng kèn truy điệu năm xưa."

Bây giờ là THÁNG BA. Bây giờ đã từ bao độ mất chàng, mất quê hương. Vâng bây giờ là tháng 3, đã bao năm dài, mùa Quốc Nạn, mùa đau thương phủ trùm trên "Quê Hương Nghìn Trùng Tang Trắng". Trong một góc sâu thẳm của lòng tôi, hình ảnh cố thiếu tá Hồ đăng Nhựt, người chồng thân yêu đã anh dũng ĐỀN XONG NỢ NƯỚC.

San Jose, Mùa Quốc Nạn.
Lưu Trùng Dương

Tuesday, August 15, 2023

Tân Ban Chấp Hành Hội Nha Kỹ Thuật Dallas-Fort Worth Texas

Hội Trưởng: Nguyễn Đức Lâm

Hội Phó Nội vụ: Võ Tân Y
Tổng Thư Ký: Nguyễn Đức Tuấn
Thủ Quỷ: Nguyễn Văn Thông
Ban Kế Hoạch: Nguyễn Văn Hảo
Ban Xã Hội: Nguyễn Đăng Hà
Bạn Liên Lạc: Nguyễn Văn Tạo

DALLAS ngày:15 tháng 8 năm 2023
TM Hội NKTDFW
Hội Trưởng Nguyễn Đức Lâm.

Sunday, August 13, 2023

NGƯỜI ANH HÙNG: ROBERT HOWARD James McLeroy - VDH Dịch

I. LỜI GIỚI THỆU 

 Đối với nhiều người Hoa Kỳ trong cuối thập niên 1960s và trong thập niên 1970s, quan niệm về chủ nghĩa anh hùng đã được nghĩ đến. Trong trận Thế Chiến Thứ Nhất, Trung Sĩ Alvin York là anh hùng quốc gia. Trong trận Thế Chiến Thứ Hai, Trung Sĩ Audie Murphy là anh hùng quốc gia. Cả hai người được ân thưởng huy chương cao qúy nhất của Hoa Kỳ “Medal of Honor”, và đã được quay thành phim, chiến công của hai người. Trong trận chiến Việt Nam, sự can đảm anh hùng của quân nhân Mũ Xanh (LLĐB) Trung Sĩ (sau này lên Đại Tá) Robert Howard, không được đa số người Hoa Kỳ biết đến. Cũng như Alvin York, Audie Murphy, Robert Howard được ân thưởng Medal of Honor, ngoài ra còn được thêm hai huy chương “hạng 2 và 3” Distinguished Service Cross (Ngoại Hạng Thập Tự), Silver Star (Ngôi Sao Bạc) và sáu chiến thương bội tinh. Các trận đánh trên bộ trong cuộc chiến Việt Nam, không có nhiệm vụ nào nguy hiểm, vượt biên giới, xâm nhập vào mật khu, hậu phương của dịch (quân đội Bắc Việt / VC) để phá hoại của đơn vị Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát (SOG – Nha Kỹ Thuật – Lôi Hổ VNCH). 

Khoảng 18.000 quân Mũ Xanh LLĐB/HK phục vụ tại Việt Nam, nhưng chỉ có khoảng 3.000 người phục vụ cho đơn vị SOG. Trong số 3.000 quân biệt kích SOG đó, bị tổn thất hơn một nửa tổng số tổn thất của LLĐB/HK tại Việt Nam, và 85% tổng số quân LLĐB/HK bị mất tích (MIA) trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Chỉ riêng năm 1968, số chiến thương bội tinh trao cho chuơng trình 35 (Vượt Biên) của đơn vị SOG, nhiều hơn quân số của ba đại đội trinh sát quân đội Hoa Kỳ. Trong năm 1968, 29 trực thăng chở quân biệt kích SOG (xâm nhập qua Lào, Miên) bị bắn rơi, 56 quân biệt kích SOG tử trận, 214 người khác bị thương, và 27 quân nhân mất tích (MIA coi như chết không thâu hồi được xác). Phiá Nha Kỹ Thuật VNCH (Lôi Hổ) 133 quân biệt kích sắc dân thiểu số tử trận, 481 quân biệt kích Thượng bị thương, và mất tích 55 người (coi như chết không lấy được xác). Trong cuộc chiến 12 toán biệt kích SOG bị mất tích hoàn toàn (tổn thất 100%), sau khi xâm nhập vào gần mục tiêu, rồi biến mất… hoàn toàn không tìm ra tung tích, dấu vết. Chưa kể 49 quân nhân đơn vị SOG (hành chánh, kỹ thuật…), mấy viên phi công và phi hành đoàn yểm trợ cho đơn vị SOG tử trận hoặc mất tích. Tổng cộng 163 biệt kích SOG Hoa Kỳ, 80 mất tích (tử trận không thâu hồi được xác). Quân tình nguyện chương trình 35 (OPAN 35) vượt biên qua Lào, Miên là những quân nhân can đảm nhất, nhiều kinh nghiệm chiến đấu trong binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ. Đó là niềm hãnh diện, dám đem sinh mạng của mình phục vụ cho lý tưởng. Đó là một nhóm nhỏ quân nhân “đặc biệt”, một huyền thoại trong trận chiến Việt Nam. 

Khẩu hiệu của quân biệt kích đơn vị SOG là “Bạn chưa hề thực sự sống, cho đến khi bạn may mắn thoát chết.” Trong số 18 huy chương Danh Dự (Medal of Honor) binh chủng LLĐB (Mũ Xanh) Hoa Kỳ đoạt được trong trận chiến Việt Nam, một nửa (9 chiếc) về tay đơn vị SOG, mặc dầu quân số của họ chỉ bằng 1/6 (3000/18000 - tổng số 18000 quân LLĐB phục vụ tại Việt Nam, chỉ có 3000 thuộc đơn vị SOG). Trong số 70 quân biệt kích (Hoa Kỳ) trong đại đội Thám Sát SOG trong căn cứ hành quân tiền phương 4 (FOB 4) hay Sở Chỉ Huy Bắc (CCN - Đà Nẵng), hai quân nhân được ân thưởng huy chương Danh Dự (Medal of Honor), ba người khác được huy chương Thập Tự Ngoại Hạng (Distinguished Services Cross - chỉ thua Medal of Honor). Trong số 60 quân biệt kích (HK) đại đội Thám Sát SOG trong căn cứ hành quân tiền phương 2 (FOB 2) hay Sở Chỉ Huy Trung (CCC – Kontum), năm người được ân thưởng huy chương Danh Dự (Medal of Honor), và 1 người được huy chương Thập Tự Ngoại Hạng (DSC). Như vậy, Sở Chỉ Huy Trung (CCC- Kontum) được đánh giá đơn vị Hoa Kỳ Xuất Sắc Nhất Trong Cuộc Chiến Việt Nam. Sau khi hồ sơ về đơn vị SOG hết thời gian bảo mật, đơn vị SOG được Tổng Thống Hoa Kỳ tuyên dương là đơn vị xuất sắc (Presidential Unit Citation – PUC). Trong tất cả các vị anh hùng phục vụ chương trình 35 (OPLAN 35 - Vuợt Biên) đơn vị Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát (SOG), một người được các chiến hữu đơn vị tuyên dương, đứng riêng một mình. Ông ta được Đại Tướng Westmoreland thăng cấp từ Trung Sĩ Nhất lên Trung Úy, và sĩ quan Lục Quân duy nhất được ân thưởng cả ba huy chương (hạng 1, 2, 3), Ngôi Sao Bạc (Silver Star), Thập Tự Ngoại Hạng (Distinguished Service Cross), và huy chương Danh Dự (Medal of Honor). Người quân nhân ngoại hạng đó chính là Robert Howard. 

II. NGƯỜI HIỆP SĨ KHIÊM TỐN: ĐẠI TÁ ROBERT L. HOWARD By Maj. John L. Plaster, USA, (Ret) 

 Năm 1968, Robert L. Howard là một viên Trung Sĩ Nhất 30 tuổi, khỏe mạnh, lực lưỡng như người tiều phu, với tinh thần phục vụ cao độ. Tôi là một trong số ít quân nhân Lực Lượng Đặc Biệt (SF – Mũ Xanh) may mắn được phục vụ cùng với Bob Howard trong đại đội Thám Sát 60 người trong Sở Chỉ Huy Trung (CCC), một đơn vị tối mật LLĐB cho những hoạt động đằng sau phòng tuyến địch. Chúng tôi xâm nhập vào lòng địch, thám thính, tấn công bất ngờ, phá hoại hệ thống đưởng mòn HCM trên đất Lào và Cambodia. Howard là người rất nổi tiếng. Tất cả những phim do tài tử (thần tượng) John Wayne đóng, cho thêm phim của Clint Eastwood vào nữa cũng không sánh bằng con người bằng xương, bằng thịt Bob Howard. Chính thức như trong hồ sơ cá nhân, ông ta được ân thưởng sáu chiến thương bội tinh, nhưng thực ra bị thương tất cả 14 lần. Tấm lần bị thương, ông ta cho là nhẹ, không xứng đáng để nhận huy chương (từ chối nhường cho người khác). Xin nói rõ thêm, những lần bị thương nhẹ ông ta vẫn may mắn thoát chết… Xứng đáng là anh hùng của quốc gia Hoa Kỳ. Nếu cho rằng ông ta là một huyền thoại, điều đó cũng không có gì quá đáng, không thêm bớt. Một lần, một nhóm quân biệt kích Hoa Kỳ đang đứng trước cổng trại tán dóc, bất ngờ hai tên khủng bố Việt Cộng lái xe Honda chạy ngang qua ném vào đám đông một qủa lựu đạn. Trong khi mọi người vội nhẩy ra tìm chỗ trú ẩn, Bob Howard vẫn điềm tĩnh, giằng lấy khẩu súng của lính canh gác, qùy một đầu gối xuống, lấy hướng nhắm bắn chết một tên, chiếc xe Honda lảo đảo chạy ra khỏi đường (QL 14) rơi xuống ruộng đất. Sau đó Bob Howard chạy bộ đuổi đến nơi, bán chết tên còn lại. Một đêm, toán biệt kích trong đó có Howard nằm bên cạnh một con đường của địch trên đất Lào, khi một đoàn quân xa của địch chạy ngang qua. Howard chạy song song với một xe vận tải Molotova, cầm qủa mìn Claymore ném vào xe rồi nhẩy ra khỏi con đường, bấm cho qủa mìn nố, rồi chạy trở về vị trí toán biệt kích. Một lần khác, Howard ngồi trên trực thăng Huey UH-1 chở quân biệt kích xâm nhập vào đất Lào, quân Mũ Xanh trong toán biệt kích có thêm Larry White và Robert Clough. Viên phi công trực thăng chở toán biệt kích, đáp nhầm vào bãi đáp có hai trực thăng Bắc Việt ngụy trang rất kỹ. Cả hai bên súng nổ vang dội, chiếc trực thăng Huey UH-1 trúng đạn nhiều chỗ. Larry White trúng ba viên đạn rơi xuống đất. Howard cùng với Clough nhẩy ra khòi trực thăng nắm lấy White, chạy trở lại tực thăng rồi cất cánh lết về miến Nam Việt Nam. “Nếu biết được Bob Howard đã sẵn sàng lên đường cứu bạn, điều đó bao hàm ý nghĩa rất lớn đối với chúng tôi” Theo lời trưởng toán biệt kích SOG Lloyd O’Daniel, kể lại chuyến cứu Joe Walker. Toán biệt kích SOG cùng với một trung đội Khai Thác bị đơn vị săn biệt kích của địch tấn công tiêu diệt gần một con đường lớn trên đất Lào. Walker bị thương nặng không chạy được, cùng với một biệt kích quân người Thượng lẩn trốn. Howard cùng với một tiểu đội 12 người đi cứu, họ phải đợi đến tối, mới di chuyển vào khu vực giao tranh, vì khu vực rất đông đảo lính Bắc Việt. Họ phải lần mò lật từng xác phe ta xem ai chân dài (người Hoa Kỳ) và cuối cùng cứu được Walker cùng với người lính Thượng. 

III. HƠN CẢ TIẾNG GỌI CỦA NON SÔNG Đặc biệt, duy nhất trong quân sử Hoa Kỳ, một chiến binh xuất thân từ ngôi làng nhỏ Opelika, Alabama, trong vòng 13 tháng được đề nghi ân thưởng huy chương Danh Dự (Medal of Honor) ba lần, trong ba chiến công khác nhau, được các chiến hữu LLĐB chứng kiến, ghi nhận. Lần đầu tiên trong tháng Mười Một năm 1967. Trong khi một đơn vị lớn SOG (đại đội Khai Thác) đang thiêu hủy kho tiếp vận của quân đội Bắc Việt. Howard quan sát phiá trước, một mình chống lại địch quân, giết chết 4 tên, thêm một tên bắn tỉa. Sau đó bị đại liên của địch trấn áp, không tiến lên được, nhưng Howard vẫn tìm cách tiến lên giết cả khẩu đội đại liên địch rồi phá hủy một khẩu đội khác bằng lựu đạn. Sự hung hãn của Howard làm cho địch quân khiếp sợ rút lui. Đề nghị ân thưởng huy chương Danh Dự này bị rút xuống huy chương Ngôi Sao Bạc (thứ 3). Chiến công lớn kế tiếp xẩy ra khoảng một năm sau đó. Cùng với đại đội Khai Thác hoạt động trên đất Lào, một mình Howard bắn cháy chiến xa lội nước PT-76 của địch bằng ống phóng hỏa tiễn M-72. Ngày hôm sau, ông ta tiêu diệt một khẩu đội súng phòng không bằng súng phóng lựu M-79, sau đó cứu thoát phi hành đoàn trực thăng bị bắn rơi. Sau đó Howard bị thương nhiều chỗ, do đạn súng cối, súng B-40 của địch, nhưng cương quyết ở lại chiến đấu, không chịu di tản bằng trực thăng. Cũng như năm trước, đề nghị huy chương Danh Dự rút xuống huy chương Thập Tự Ngoại Hạng (Distinguished Service Cross) (thứ 2). Chỉ sáu tuần lễ sau, Howard tình nguyện đi theo một trung đội Khai Thác (Hatchet) xâm nhập vào đất Lào, tìm kiếm người lính biệt kích SOG Robert Scherdin, bị một đơn vị lính Bắc Việt phục kích. Khi vào đến nơi, Howard trúng đạn bị thương, vẫn cố gắng bò đến bên cạnh viên Trung Úy bị thương (Scherdin), lôi kéo người sĩ quan Mũ Xanh ra chỗ an toàn và được cứu thoát. Lần đó, các chiến hữu của Howard tưởng sẽ không hy vọng Howard quay trở lại vì bị thương khắp nơi trên người, nhưng người anh hùng thầm lặng vẫn quay trở lại vi đơn vị và được đưa vào tòa Bạch Ốc nhận chiếc huy chương Danh Dự (Medal of Honor). Mặc dầu được nghỉ ở nhà (dưỡng thương), nhưng Howard quay trở về đơn vị, chia xẻ với các chiến hữu những ngày cuối cùng trước khi được đưa về Hoa Kỳ, tòa Bạch Ốc nhận huy chương do chính Tổng Thống Hoa Kỳ ân thưởng. 

IV. KHIÊM TỐN Giòng máu chiến sĩ có sẵn trong người Howard theo truyền thống gia đình, Cha của ông ta cùng bốn anh em (chú của Howard) đã tình nguyện binh chủng Nhẩy Dù trong trận Thế Chiến Thứ Hai. Hai người hy sinh, ba người còn lại bị thương. Để giúp mẹ và ông bà, Howard cùng với người chị (có thể em gái) phải đi làm nhặt bông gòn (công việc trước đó dành cho người da đen, rất nghèo khổ). Howard đã học hỏi cách chào hỏi phụ nữ của ngưòi sống vùng phiá nam Hoa Kỳ Alabama, Georgia,…), dở nón ra cúi đầu chào “Thưa Bà” (Yes, ma’am). Ông ta cũng có một cảm xúc sâu xa về danh dự, pháp luật, và sống với danh dự của một chiến sĩ. Đối với Howard, điều quan trọng nhất là nhiệm vụ và chiến hữu, lợi ích cá nhân đến cuối cùng. Đó là những đức tính qúy báu của một cấp chỉ huy mà thuộc cấp, chiến hữu của Howard sẵn sàng đi theo, dẫu có phải vào điạ ngục, cũng không tiếc. Sau khi cài huy chương Danh Dự (Medal of Honor) vào cổ Howard, Tổng Thống Nixon hỏi ông ta, muốn làm gì cho phần còn lại của ngày lễ Tưởng Niệm (Memorial Day)… dùng bữa ăn trưa với Tổng Thống, đi một vòng thăm tòa Bạch Ốc, hoặc bất cứ điều gì ông muốn? Người chiến binh anh hùng thầm lặng, khiêm tốn trả lời, tôi muốn đi đến ngôi mộ Chiến Sĩ Vô Danh (trong nghĩa trang Quốc Gia Arlington), để chia xẻ với những ngời đã ra đi trước tôi. Điều hơi buồn, đúng trong khoảng thời gian đó, phong trào phản chiến ở Hoa Kỳ lên cao độ, giới phóng viên, truyền thông, báo chí không ai nói một lời về người anh hùng khiêm tốn của Hoa Kỳ. 

V. SAU CUỘC CHIẾN Mặc dầu không được nhiều người biết đến như những vị anh hùng trước đó, Howard vẫn tiếp tục phục vụ đóng góp cho đất nước với tất cả khả năng, bầu nhiệt huyết. Ông ta làm sĩ quan huấn luyện khóa học Nhẩy Dù của Lục Quân, sau đó làm đại đội trưởng, tiểu đoàn 2 Biệt Động Quân (HK) đóng trong căn cứ Fort Lewis, Washington. Howard vẫn tiếp tục nổi bật trong quân đội Hoa Kỳ, Tốt nghiệp với dạng danh dự khóa Bộ Binh Cao Cấp (Tiểu Đoàn Trưởng). Sau khi giải ngũ (về hưu), cựu Đại Tá Robert Howard thường xuyên đi thăm binh sĩ Hoa Kỳ, kể lại kinh nghiệm chiến đấu của ông ta để nâng cao tinh thần chiến đấu, phục vụ cho binh sĩ. Ông ta đã đi thăm năm chuyến đến Iraq, Afghanistan. Trong mùa thu năm 2009, Howard đi thăm quân đội Hoa Kỳ ở Germany, Bosnia và Kosovo. Trong ngày lễ Cựu Chiến Binh (tháng Mười Một) năm 1009, Bob Howard vẫn giữ lời hứa tham dự, nhưng sau đó phải vào bệnh viện vì bệnh ung thư, bác sĩ cho biết, ngời chiến binh thầm lặng, khiêm tốn chỉ còn sống được vài tuần nữa… Những ngày cuối cùng, nhiều chiến hữu LLĐB, SOG đã “bí mật” băng qua biên giới (No Visitor – Let Col. Howard rests) vào tận bên giường thăm ông ta. Theo tài liệu: James McLeroy. “Heroes: Robert Howard”. Radix Press 1968. Pp: 10 – 21 Dallas, Texas 

Aug. 12, 2023 vđh

Robert Lewis Howard (July 11, 1939 – December 23, 2009) was a highly decorated United States Army Special Forces officer and Medal of Honor recipient of the Vietnam War. He was wounded 14 times over 54 months of combat, was awarded the Medal of Honor, eight Purple Hearts, a Distinguished Service Cross,[a] a Silver Star, and four Bronze Stars.  He was nominated for the Medal of Honor three times over a 13-month period but received lesser medals for the first two nominations, which were for actions performed in Cambodia where the U.S. was fighting covertly. He was awarded the Medal of Honor for his actions on December 30, 1968, his third nomination.  He retired from the US Army after 36 years of service as a full colonel. He was one of the most decorated soldiers in the Vietnam War and was “said to be the most decorated service member in the history of the United States”.  He died as a result of pancreatic cancer, and was buried at Arlington National Cemetery on February 22, 2010.

Howard enlisted in the Army in 1956 at Montgomery, Alabama and retired as colonel, Army Special Forces, in 1992.  Howard’s service in Vietnam included assignments with 1/327th Airborne Infantry, 1st Brigade, 101st Airborne Division, 5th Special Forces Group and MACV-SOG

As a staff sergeant of the highly classified Military Assistance Command, Vietnam – Studies and Observations Group (MACV-SOG), Howard was recommended for the Medal of Honor on three occasions for three individual actions during thirteen months spanning 1967–1968. The first two nominations were downgraded to a Silver Star and the Distinguished Service Cross due to the covert and top secret nature of the operations in which Howard participated.

As a sergeant first class of the SOG, he risked his life during a rescue mission in Cambodia on December 30, 1968, while second in command of a platoon-sized Hatchet Force that was searching for missing American soldier Robert Scherdin for which he was awarded the Medal of Honor. :205–6 He learned of the award over a two-way radio while under enemy fire, immediately after being wounded, resulting in one of his eight Purple Hearts.

Howard was wounded 14 times during a 54-month period in the Vietnam War. For his distinguished service, Howard received a direct appointment from Master Sergeant to First Lieutenant in December 1969.

Howard graduated from Ranger School class 7-73 in May 1973 and served with the 2nd Ranger Battalion at Fort Lewis, Washington as company commander. From 1977 to 1978 he served as Mountain Ranger Training instructor.  Howard later served as officer-in-charge of Special Forces training at Camp Mackall, near Ft. Bragg, N.C., and later, commanding the Mountain Ranger Training Camp at Dahlonega, Georgia

Howard graduated from the National War College, Class 1987–1988.  He received two master’s degrees during his Army career which spanned 1956 to 1992. Howard retired as a colonel in 1992.

He was one of the most decorated soldiers in the Vietnam War.  NBC News said that Howard may have been the most highly decorated American soldier of the modern era,  while KWTX-TV states that he was “said to be the most decorated service member in the history of the United States”.  John Plaster in his 1998 book SOG: The Secret Wars of America’s Commandos in Vietnam states that Howard “remains to this day the most highly decorated American soldier.  His residence was in Texas and he spent much of his free time working with veterans until the time of his death. He also took periodic trips to Iraq to visit active duty troops   Howard died of pancreatic cancer at a hospital in Waco, Texas, on December 23, 2009. He was survived by four children and five grandchildren.  His funeral was in Arlington National Cemetery on February 22, 2010.

CITATION:

For conspicuous gallantry and intrepidity in action at the risk of his life above and beyond the call of duty. 1st Lt. Howard (then SFC .), distinguished himself while serving as platoon sergeant of an American-Vietnamese platoon which was on a mission to rescue a missing American soldier in enemy controlled territory in the Republic of Vietnam. The platoon had left its helicopter landing zone and was moving out on its mission when it was attacked by an estimated 2-company force. During the initial engagement, 1st Lt. Howard was wounded and his weapon destroyed by a grenade explosion. 1st Lt. Howard saw his platoon leader had been wounded seriously and was exposed to fire. Although unable to walk, and weaponless, 1st Lt. Howard unhesitatingly crawled through a hail of fire to retrieve his wounded leader. As 1st Lt. Howard was administering first aid and removing the officer’s equipment, an enemy bullet struck 1 of the ammunition pouches on the lieutenant’s belt, detonating several magazines of ammunition. 1st Lt. Howard momentarily sought cover and then realizing that he must rejoin the platoon, which had been disorganized by the enemy attack, he again began dragging the seriously wounded officer toward the platoon area. Through his outstanding example of indomitable courage and bravery, 1st Lt. Howard was able to rally the platoon into an organized defense force. With complete disregard for his safety, 1st Lt. Howard crawled from position to position, administering first aid to the wounded, giving encouragement to the defenders and directing their fire on the encircling enemy. For 3​1⁄2 hours 1st Lt. Howard’s small force and supporting aircraft successfully repulsed enemy attacks and finally were in sufficient control to permit the landing of rescue helicopters. 1st Lt. Howard personally supervised the loading of his men and did not leave the bullet-swept landing zone until all were aboard safely. 1st Lt. Howard’s gallantry in action, his complete devotion to the welfare of his men at the risk of his life were in keeping with the highest traditions of the military service and reflect great credit on himself, his unit, and the U.S. Army.

General Orders: Department of the Army, General Orders No. 16 (March 24, 1971)

Action Date: December 30, 1968

Service: Army

Regiment: 5th Special Forces Group (Airborne)

Division: 1st Special Forces