Wednesday, July 29, 2020

Chương Trình Tang Lễ KQ Thiếu Tá Kingbee Nguyễn Văn Tưởng

Theo thông báo của Tiểu Bang California, sau ngày 1 tháng 8 năm 2020 các tang lễ tổ chức tại nhà quàn phải được thực hiện ngoài trời và số người tham dự không hạn định, khoảng cách 6 feet và mang khẩu trang. 
Nhà quàn PEEK FUNERAL HOME sẽ thiết kế một lều trắng thật lớn phía ngoài phòng số 2 trên bãi đậu xe phía trước.



Trà cú Từ Trại LLĐB đến Căn cứ Hải quân Tiểu đoàn 64 BĐQ - Trần Lý

Không ảnh căn cứ ASTB Hải Quân và LLĐB/CiDG Trà Cú từ sách Specail Forces at War.
  • Vị trí địa lý
Trà cú nằm trong Quận Đức Huệ (một trong 4 Quận của Tỉnh Hậu Nghĩa, 3 quận còn lại là Đức Hòa, Trảng Bàng và Củ Chi)
  • Trại LLĐB Trà Cú : tại bờ Bắc sông Vàm cỏ Đông, cách Tân Sơn Nhứt 33 km về phía Tây,
  • Căn cứ HQ (cạnh Trại LLĐB) : dọc sông cách Trại Đức Hòa 13 km về phía Tây -Tây/Bắc.
Sông Vàm cỏ Đông bắt nguồn từ vùng đồng bằng thuộc Cambodia chảy vào VN tại  xã Biên Giới và xã Thành Long (Tỉnh Tây Ninh), rỗi chảy qua Bến Cầu , Hòa Thành, Trảng Bàng, sau đó qua Đức Hòa, Đức Huệ (Hậu Nghĩa) rồi Long An để hợp với sông Vàm cỏ Tây .. tạo thành Sông Vàm cỏ.. đổ vào sông Soài Rạp và  ra biển Đông , dài tổng cộng 280 km trong đó 190 km trong lãnh thổ VN.
  • Trại Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ :
Lực Lượng Đặc biệt Hoa Kỳ (5th SF), năm 1967, quyết định thiết lập một loạt 5 Trại có nhiệm vụ kiểm soát các hệ thống giao thông đường thủy trong vùng phía Tây SaiGon từ Cambodia sang, đó là các Trại Đức Hòa, Hiệp Hòa (Trại mới), Trà Cú, Lương Hòa và Đức Huệ..Hệ thống Trại này được đặt dưới quyền chỉ huy của Toán B-35 tại Đức Hòa
(Trại Đức Hòa bắt đầu hoạt động vào tháng 12-1966 ; trong khi đó Trại Hiệp Hòa (mới)  được xây dựng gần Nhà máy đường (nằm trên bờ phía Đông của sông Vàm cỏ Đông, cách Đức Hòa 11 miles về hướng Tây Bắc và cách Saigon 28 miles về Tây- Tây/Bắc) thay thế cho Trung tâm Huấn luyện CIDG Hiệp Hòa (cũ) bị VC phá hủy do nội công ngoại kích ngày 23- 11- 1963)
(Trại Lương Hòa thiết lập tại giao điểm Vàm cỏ Đông và Kinh Xáng ngày 26 tháng 5-1967. Quân của Trại rất ít đụng độ với VC, nhưng bị tổn thất nhiều do mìn bẫy, và đến 22 tháng 10, khi CIDG chuyển sang Trà Cú, Trại Lương Hòa được chuyển cho TĐ 51 BĐQ VN.)
Trại đầu tiên được thiết lập trong năm 1967 là Trại Trà Cú (quận Đức Huệ). Việc xây cất Trại bắt đầu ngày 10 tháng Giêng 1967 , trong khuôn khổ cuộc hành quân Checkmate. Đại úy Eldon Perdew  Trưởng toán A-352 được trực thăng vận đến địa điểm dựng Trại, có TĐ 38 BĐQ VNCH đi theo hộ tống và bảo vệ cho cuộc xây cất. Trại được xây dựng ngay nơi giao tiếp của Sông Vàm cỏ Đông và Kinh Gãy nhằm ngăn chặn các di chuyển của CQ và  CQ luôn luôn tấn công quấy nhiễu suốt thời gian dựng Trại. Khi xây xong các CIDG của Trại Lương Hòa được trực thăng vận đến Trà Cú. Lực lượng trú đóng này theo cấp số chung của CIDG gồm 3 đại đội chiến đấu và 2 Trung đội : 1 an ninh và 1 trinh sát, 1 trung đội súng nặng với 2 khẩu 105 ly. Trại  do 12 SF Mỹ chỉ huy (toán A-352) cùng sự phụ tá của 9 quân nhân LLĐB VN thuộc Toán A-160/C3 LLĐB VN ; Trại có 20 chiếc xuồng Đồng nai gắn máy và 10 thuyền máy nhỏ làm phương tiện chuyển vận khi hành quân..
(Có bài viết ghi là Trại có đại bác 155, tuy nhiên cấp số chính thức của CIDG chỉ có đại bác 105 và súng cối.. Trại Trà Cú có thể được tăng cường một pháo đội 155 của Pháo binh SĐ25BB HK- Second Field Force Artillery)
Trại có hình dạng .. một cái gáo : phần chính Trại hình tam giác và có một cạnh kéo dài theo ven sông.., có một bãi đáp trực thăng.



Căn cứ ASTB Hải Quân và LLĐB/CIDG Trà Cú 
(Ảnh của brownwater-navy.com).
  • Các trận đụng độ giữa CIDG và Cộng quân :
  • Ngày 10 tháng 3-1968 : một ĐĐ CIDG từ Trại hành quân tại khu vực cách Đức Hòa 14km về phía Tây đụng độ với một lực lượng CQ đã chờ sẵn, khai hỏa khi CIDG tiến đến gần 200m. Phi cơ quan sát được gọi đến và quân tiếp viện cũng được gửi đến..Lực lượng xung kích này bị 1 TĐ CQ chặn đánh khi đang di chuyển và phải rút lui sau 1 giờ chạm súng..Phi pháo bảo vệ cho cuộc lui quân về lại Trại và oanh kích CQ. Phía CIDG có 13 tử trận, 1 mất tích; CQ bỏ lại 4 xác..Ước tính của phi cơ quan sát sau đó cho biết thêm 52 CQ bị hạ..
  • Ngày 5 tháng 4-1968 ; CIDG từ hai Trại Trà Cú và Đức Huệ  phối hợp Hành quân trực thăng vận Land Rover III vào mật khu Ba Thu của CQ trong Tỉnh Hậu Nghĩa tại Bắc-Đông/Bắc Trà cú. CQ cấp Tiểu Đoàn đã cố thủ với hệ thống hầm hố kiên cố chịu đựng nổi bom 500 lb, đạn 105 không suy suyển.. Trận đánh diễn ra dữ dội suốt ngày.. Các Skyraiders và F-105 oanh kích liên tục. CQ chỉ rút lui khi trời tối ! Cuộc hành quân không thành công với tổn thất Việt-Mỹ : 1 phi công và 1 CIDG tử trận; 2 nhân viên phi hành trực thăng, 2 SF, 1 LLĐB Việt, 6 CIDG bị thương, 4 CIDG mất tích. Phía CQ 16 bị hạ cùng 6 vũ khí bị tịch thu.. Số CQ bị hạ do phi pháo được ước tính là 40 cán binh.
  • Ngày 21 tháng 4- 1968, CQ dùng chiến thuật ‘nội công ngoại kích’ ( từng dùng năm 1963 và thành công trong trận tấn chiếm Trại Huấn luyện CIDG Hiệp Hòa) tấn công Trại. CQ bắt đầu pháo kích vào Trại lúc 3 giờ sáng bằng súng cối, súng không giật và đủ loại súng máy từ hai hướng Bắc và  Tây của Trại, qua vùng đất trống trải phía Bắc Sông Vàm cỏ Đông và sau đó cả từ phía Đông qua Kinh Gãy. 30 phút sau, CQ tấn công bằng bộ binh, toán đặc công nhờ nội tuyến đã xâm nhập vào tuyến phòng thủ bên trong. Toán SF do Tr úy Pharoah đã dẫn đầu Trung đội an ninh Trại phản kích.. Các CIDG chống trả và giữ vị trí. Vị Chỉ huy LLĐB VN tuy bị thương vẫn cố thủ ..Nội tuyến đã quay súng đại liên 0.30 ( phòng thủ Trại) bắn vào khu vực chỉ huy Trại, nhưng bị bắn hạ. Đến 4 giờ 30 sáng, Cộng quân bị đẩy lui và sau đó cuộc điều tra nội bộ cho thấy CQ đã tổ chức một lực lượng nội tuyến khá đông gồm cả những cấp chỉ huy nhỏ (trung đội phó, tiểu đội trưởng CIDG) có nhiệm vụ mở cửa và phá rào cho CQ tiến vào Căn cứ ! các dây mìn claymore phòng thủ bị cắt..Trại giữ được do các CIDG trung thành cố thủ và do sự yểm trợ rất nhanh của AC-47 kịp ngăn chặn CQ không thể vượt nổi khu vực trống trải để tiến đến khu vực phòng thủ Trại như kế hoạch.
Lực lượng phòng thủ Trại khi xảy ra Trận đánh có 318 CIDG Việt và 84 CIDG Miên. Tổn thất : 6 CIDG và 1 dân sự chết; 1 CIDG mất tích (?) ; Bị thương gồm 5 quân nhân LLĐB VN (trong đó có Trưởng Trại), 13 CIDG.. Bên CQ để lại 68 xác và 1 bị thương..4 bị bắt sống.. 34 vũ khí bị tịch thu, nhiều đạn và quân dụng bỏ lại khi rút chạy..)
Nhân sự CIDG bị giải tán, điều tra và sau đó được tổ chức lại toàn bộ..
Ngày 3 tháng 6-1968 : một trận đụng độ nhỏ giữa CIDG Trà Cú với một đơn vị súng nặng CQ khoảng 1 trung đội, đem đến kết quả bất ngờ.. Sau khi bao vây CQ, lực lượng CIDG tiếp viện và phi pháo tấn công chiếm trận địa..CQ bỏ chạy để lại 6 xác cùng 3 khẩu đại liên 12.7, 1 RPG 2 AK-47 và nhiều đạn, tài liệu..1 SF, 1 LLĐB Việt, 3 CIDG tử trận; 6 CIDG bị thương..chỉ mang 1 đại liên về Trại, 2 khẩu kia phải phá hủy tại chỗ vì quá nặng (phúc trình hành quân của 5th SF)
(trong bài :Trận chiến của LLĐB Trà cú của Tác giả Vương Hồng Anh viết theo lời kể của Chuyên viên LLĐB Nguyễn văn Dinh, trên Viet Star 17 tháng 8-2013 có ghi một trận đánh, có lẽ là trận đụng độ này (?) . Quân nhân LLĐB VN tử trận là Tr sĩ Lê văn Hiếu. Ông Dinh ghi số vũ khí tịch thu được là 14 AK-47, 2 Trung liên, 2 B-40, 1 B41 , một thượng liên phòng không..)


Xuồng bay Hurricane Aircat của LLĐB-CIDG Trà Cú
 (Ảnh của brownwater-navy.com).

Tháng 10-1968 : Trại Trà Cú là một trong những Trại CIDG được dùng làm địa điểm thử nghiệm Airboat , một đơn vị 6 chiếc được đặt tại đây  (Xem bài Mộc Hóa của Trần Lý). Để chống trả, Tiểu đoàn Cà Mau của Trung Đoàn U Minh đã được gửi sang Miên để học cách chống Xuồng bay.. khi trở lại VN, Tiểu đoàn này đã tổ chức một trận phục kích một chiếc Xuồng bay tử Trà cú vào ngày 29 tháng 7 năm 1969 tại cuối Kinh Lagrange : Một quân nhân HQ tử thương và hai nhân viên CIDG tháp tùng bị thương..Các đơn vị tiếp cứu từ Trà Cú đã kịp phản ứng và cứu thoát các người bị thương, thu hồi chiếc xuồng bay.
Ngày 16 tháng 10-1968, một Xuồng bay của Trà Cù đã trúng mìn CQ của TĐ Cà Mau gài trên Kinh Lagrange , gây tử thương cho SF chỉ huy toán Xung kích Mike Force hoạt động trên Xuồng. Vụ nổ gây tổn thất nặng cho chiếc xuồng, cùng tử nạn có một thông dịch viên, và 2 CIDG bị thương..
Ngày 29 tháng 7-1969 : Trong một cuộc hành quân thường lệ, 2 ĐĐ CIDG rời Trại, chia thành 2 toán, mỗi toán đều có 6 SF cùng đi. Toán thứ 1, tuần tra khu vực phía Tây khoảng 5km (kênh Bo Bo) đã đụng một lực lượng CQ  khá lớn..cả ba cố vấn bị thương , toán này phải rút lui.. Toán 2 đến tiếp cứu, nhưng bị CQ chờ sẵn khai hỏa trước khi CIDG tiến vào vị trí. Đ/úy Chỉ huy Toán Amendola và Tr sĩ Whisenant tử trận ngay loạt đạn đầu của CQ.. Tr sĩ Murphy bị thương vào chân, cố lui về sau, nằm trong một hố bom để gọi không trợ. Trại gọi sự trợ giúp từ SĐ 25 BBHK. ĐĐ Delta 2/ 27( Wolfhounds) được gửi đến tiếp cứu. Trong cuộc tiếp cứu này Delta mất thêm 6 binh sĩ, mà vẫn không đến được khu vực giao tranh. Nhờ phi pháo nên sau đó Delta đem được xác các quân nhân SF về Trại (Tr sĩ Murphy cũng tử trận.. Trận đánh chấm dứt, sự thiệt hại của CQ không rõ. Với 3 tử trận, 3 bị thương (6/12) Ban cố vấn SF Trại đã phải thay đổi toàn bộ.
Trong năm 1970, các cuộc đụng độ tại Trà Cú hầu như chỉ còn pháo kích lẻ tẻ và các di chuyển đường sông của CQ do HQHK trách nhiệm  ngăn chặn..
Trại được chuyển cho VNCH vào ngày 1 tháng 6 năm 1970.. 344 CIDG chuyển đổi thành TĐ 64 BĐQ và được đưa đi thụ huấn tại Dục Mỹ..
  • TĐ 64 BĐQ BP
Khi tái tổ chức toàn bộ BĐQ vào tháng 9 năm 1973 : TĐ 64 BĐQ  thuộc Liên Đoàn 33 BĐQ (cùng các TĐ 83 của trại Đức Huệ  và  TĐ 92 BĐQ Biên Phòng của trại Tống Lê Chân, TĐ này cố thủ tại Tống Lê Chân, và chỉ rút khỏi trại ngày 12 tháng 4, 1974..)
Liên đoàn 33 BĐQ là Liên đoàn cơ hữu của Quân đoàn 3 và do Tr Tá Lê tất Biên phụ trách thành lập và chỉ huy. Theo bảng cấp số của Bộ TTM (2-1974) thì 3 TĐ của LĐ 33 có quân số như sau : TĐ 1 (508), TĐ 2 (710) ? và TĐ 3 (470)
Theo Tác giả Đoàn Vũ (xem dưới) thì Căn cứ của TĐ 64 BĐQ BP do Mỹ để lại có đủ khu gia binh, câu lạc bộ (trong khi CCHQ trống trơn), Hoạt động của BĐQ là thường xuyên có một ĐĐ Trinh sát ở Tam Biên để theo dõi các hoạt động của CQ và một ĐĐ phòng thủ lò máy đường Hiệp Hòa.
Ngày 28 tháng 8 năm 1972, khai thác tài liệu do HQ thu được trong một cuộc phục kích.Chi khu Đức Huệ đã cùng TĐ 64 BĐQ (do Đ úy Nguyễn Chiêu Minh làm TĐT) phối hợp với các PBR của GĐ 53 TT đã ngăn chặn được mưu toan tấn công vào Hiệp Hòa..CQ bị đánh bại bỏ lại nhiều vũ khí và hàng trăm xác.. Sau trận đánh Đ úy Minh được  vinh thăng Th Tá.
Ngày 27 tháng 3 năm 1974: CQ tấn công Căn cứ Đức Huệ  do TĐ 83 BĐQ trấn giữ. LĐ 33 BĐQ được lệnh tiếp cứu cùng TĐ 64 BĐQ . Ngày 31 tháng 3 ,  ĐĐ 3/64 được trực thăng đưa vào Căn cứ tiếp viện cho lực lượng trú phòng. Phần còn lại của TĐ, vượt Vàm cỏ Đông , nơi Nhà máy đường, phối hợp với TĐ 36 BĐQ , chia làm hai cánh tiến quân về CC Đức Huệ cách đó chừng 10km về hướng Tây. Hai cánh quân BĐQ bị CQ thuộc SĐ 5 CSBV chặn đánh sau khi tiến được khoảng 2km. CQ sắp sẵn trận địa pháo.. BĐQ sau nhiều tổn thất  đành lui quân về phía bên này Vàm cỏ Đông..
Mãi đến 30 tháng 4-1974..Căn cứ Đức Huệ mới được Lực lượng Xung Kích Quân đoàn 3  do Tướng Trần Quang Khôi chỉ huy  giải tỏa.. Cuộc hành quân bắt đầu ngày 28 tháng 4 : TĐ 64 BĐQ tùng thiết Thiết đoàn 15 Kỵ binh trong Chiến đoàn 315 và tiến công vượt biên giới Miên..(Trận đánh Đức Huệ của Trần Quang Khôi – quanlucvnchblog.wordpress)
Cuộc hành quân này được Đ tá LeGro của DAO ghi trong VietNam from Cease Fire to Capitulation trang 93-94 như Hành Quân Svay Rieng :
..’ 27 tháng 3 CQ gồm 2 TĐ của Tr Đ 6/SĐ 5BV, tăng cường TĐ K-7 Đặc công Long An , có pháo binh yểm trợ từ bên Miên.. tấn công Căn cứ Đức Huệ,,”
Cuộc hành quân giải tỏa : “Nỗ lực chính là Chiến đoàn 315 ; gồm Thiết đoàn 15, cùng TĐ 64 BĐQ, 1 chi đoàn M41, có pháo binh 105 và 155 cơ động yểm trợ, vượt biên giới tiến dọc QL1, tấn công về hướng Tây, và sau đó bọc quanh sóc Chiphu..tấn công sau lưng các cơ sở hậu cần của SĐ5 CSBV.
Ngày 29 tháng 4 Chiến đoàn vào sâu trong đất Miên 7 km và sau đó càn quét CQ trong khu vực.. Bị tấn công bất ngờ, không dự trù quân VNCH bọc qua biên giới..CQ tháo chạy… Các Chiến đoàn 318 và 310 cũng hoàn thành công tác.. CĐ 315 rút về ngày 2 tháng 5″..
TĐ 64 BĐQ tại Long Khánh 4-75 :
Tháng 4-75, đánh không được Xuân Lộc, CSBV tập trung quân đánh vào Khu vực Ngã Ba Dầu Giây do Tr Đ 52/ SĐ18 BB VNCH trấn giữ. Quân đoàn 4 CQ dự trù vòng qua Xuân Lộc tiến xuống QL20 để tiến về SaiGon..
Lực lượng Xung kích Quân đoàn 3 VNCH phải cố đánh mở đường qua Hưng Lộc để tiếp cứu Tr Đ 52. Chiến đoàn 325 chia 2 cánh : Cánh A tiến theo Quốc lộ Cánh B gồm TĐ 64 BĐQ cùng Chi đoàn 1/15 băng rừng,  đánh qua các chốt CQ để mong tiếp tay với Tr Đ 52 tại Ấp Nguyễn Thái Học..Cánh quân tiến được đến đồi 122 gần Hưng Lộc nhưng chiến xa không vượt nổi suối và chướng ngại thiên nhiên..phải dừng chờ Công binh, mất yếu tố bất ngờ! CQ đã kịp huy động quân để bao vây Cánh quân này.. TĐ 64 BĐQ dàn trận chống trả quyết bảo vệ chiến xa..Trận chiến kéo dài từ 14 đến 16 tháng Tư.. CQ nhiều lần quyết diệt BĐQ nhưng bị chống trả, dù không được phi pháo yểm trợ .. và sau cùng họ rút quân.. vòng lối khác..và Tr Đ 52/18 VN cũng phải lui quân không giữ nổi Dầu Giây..


Một đơn vị Biệt Động Quân bên bờ sông sau một cuộc hành quân (Ảnh của Cố Vấn BĐQ Hoa Kỳ).


Ngày tan hàng :
29 tháng 4: TĐ 64BĐQ vẫn trong thành phần của Chiến Đoàn 315 phòng thủ khu vực Trại Ngô văn Sở của Bộ TL QĐ III (Biên Hòa); giữ vững phòng tuyến khi CQ tấn công lúc 12 giờ đêm từ phía Hố Nai.
8 giờ sáng 30 tháng 4, Lực lượng Xung Kích rút về tiếp cứu SaiGon. Khi đến Bình Triệu, 10 giờ sáng thì có lệnh .. buông súng của DV Minh.. TĐ 64 BĐQ tan hàng tại đây…(TĐ Trưởng sau cùng : Th tá Nguyễn văn Bảo ?)
  • Trà cú và Đài Radar kiểm soát xâm nhập dưới đất
Hoa Kỳ đã thiết lập một Đài radar mật tại Trà Cú để kiểm soát các hoạt động xâm nhập của CQ từ đất Miên. Tháng 10-1969, một Hệ thống Radar TPS-25 (Ground Surveillance Radar) còn gọi là Moving Target Location Radar, được xây dựng, tháp cao 84ft sơn màu cam, do 5 nhân viên, thuộc toán chuyên viên radar Pháo binh/SĐ 25 BB HK điều hành, theo dõi các sự di chuyển của CQ ban đêm bên kia biên giới và có thể ghi địa điểm để báo cho pháo binh. TPS-25 (Tipsy 25) có tầm hoạt động 18km, có hệ thống Doppler để xác định vị trí bằng tiếng động dò được Hệ thống radar hoạt động nhờ một máy phát điện 3kW, và hoạt động từ 6 giờ chiều đến 6 giờ sáng. Khi tìm được mục tiêu, đài chuyển tin về Trung tâm Hành quân Củ Chi và tùy Bộ Chỉ huy  quyết định dùng pháo binh hay không quân và loại bom đạn thích hợp. Toán Trà Cù có khả năng ghi nhận các cuộc tập trung của CQ và di chuyển từ 10 đến 100 quân, giữa biên giới Miên-Việt và cả bên trong phần đất ven biên thuộc VN đến 2-3 km
  • Căn cứ Hải quân Mỹ
Trong khuôn khổ của cuộc Hành quân SEALORDS  của HQ HK để ngăn chặn các cuộc xâm nhập người và vũ khí của CSBV vào miền Nam, có Chiến dịch Giant Slingshot. Đây là một Chiến dịch riêng nhằm chống sự xâm nhập của CQ qua hệ thống sông rạch của 2 Sông Vàm cỏ Đông và Vàm cỏ Tây, từ bên Miên vào khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Chiến dịch do Task Group 194.9 chịu trách nhiệm và dự trù sử dụng các đơn vị HQHK (RAD=River Assault Division) tách từ TF-117 (Mobile River Force). Mỗi nhánh sông sẽ do một RAD tuần phòng và Căn cứ yểm trợ chính đặt tại Tân An. Các chiến đỉnh tạm dùng các Trại LLĐB Trà Cú (nhánh Vàm cỏ Đông) và Tuyên Nhơn (nhánh Vàm cỏ Đông) làm các bến đậu và nghỉ tạm..


Phóng đồ các đơn vị hải quân Việt-Mỹ hoạt động tại Tuyên Nhơn, Mộc Hóa, Hiệp Hòa, Trà Cú, Bến Lức và Tân An của phái bộ cố vấn hải quân Hoa Kỳ (RAID-70 và RAID 71 là giang đoàn 70 và 71 thủy bộ HQVNCH).


Cuộc đụng độ đầu tiên xảy ra ngày 6 tháng 12 năm 1968, khi một trực thăng của BB Mỹ bay tuần tra trên Vàm cỏ Đông bị súng nhỏ bắn lên lúc 7 giờ tối. PBR của RẠD 534 được gửi đến và bị tấn công bằng đại liên từ bờ.. PBR bắn trả, không rõ kết quả. Ngày hôm sau 7 tháng 12.. thêm hai vụ tấn công của CQ vào các PBR đi tuần.. báo hiệu cho phản ứng của CQ chống lại hoạt động của quân Việt-Mỹ.
Để hoạt động của các chiến đỉnh được hữu hiệu hơn, một ASTB (Advanced Tactical Support Base= Căn cứ Yểm trợ Chiến thuật Tiền phương) đã được thiết lập tại Trà Cú, do Công binh HK, toán Seabee khởi công vào tháng 12- 1968 và tiếp tục hoàn tất  trong năm 1969. Địa điểm được chọn là bên cạnh Trại LLĐB, Công binh xây dựng các vị trí phòng thủ, hầm trữ đạn, một Trung tâm Hành quân, bãi đáp trực thăng, nhà kiểu chòi tạm trú cho nhân viên, câu lạc bộ.. Ngoài ra còn có một kho nhiên liệu nổi (pontoon) chứa được 50 ngàn gallon nhiên liệu cho các Giang tốc đỉnh PBR và trực thăng..
Lực lượng HQ HK trú đóng tại CC Trà Cú : TU-194.9.1 gồm :
  • RIVDIV 534 có 10 PBR (giai đoạn sơ khởi chỉ có 5 PBR)
  • RIVDIV 535 có 10 PBR
(Yểm trợ do HAL 3 DET 4 với 2 Trực thăng..)
Ngày 14 tháng 12 năm 1968 : 2 PBR của RAV 534 đã bị phục kích lúc 12 giờ trưa tại khúc sông Vàm cỏ Đông, cách Trà Cú 8km. PBR bị tấn công bằng rocket và súng máy, bốc cháy, 6 nhân viên bị thương và sau đó 1 hy sinh..Đây là tổn thất đầu tiên của HQHK trong Hành quân Giant  Slingshot..
Các cuộc hành quân trong tháng 12-1968 tịch thu được 17.7 tấn võ khí và trang bị của CQ di chuyển qua khu vực Vàm cỏ Đông..
Ngày 7 tháng Giêng 1969, một toán Người Nhái (SEAL) được đưa đến Trà Cú để thực hiện một cuộc đột kích ‘mật’ vào một ấp tại Hiệp Hòa.., nơi bị mật báo là một cơ sở hậu cần quan trọng của CQ. Ngày 15/1 , Người Nhái đột kích và bị súng bắn ra từ căn chòi bị bao vây.. Cuộc chạm súng kéo dài 30 phút, căn chòi bốc cháy.. SEAL không vào trong khu vực, phi cơ quan sát bao vùng.. Sáng 16, Trưởng ấp thông báo có.. 16 “dân” bị thiệt mạng do HQ đốt nhà và đòi bồi thường (HQ không có chiến đỉnh phun lửa hoạt động trong khu vực này ) HQHK không ‘thấy các xác’ bị cho là chết cháy .. Sự vụ này được Phe CS đưa ra ‘tố cáo’ tại Hòa đàm vả trên báo chí thiên tả..
Ngày 18 tháng Giêng, SĐ 1 Không Kỵ HK nhận trách nhiệm hành quân trên bộ, phối hợp với TU-194.9.1 của HQ..hoạt động trong khu Vàm cỏ Đông..
(trong tháng Giêng 1969, số võ khí và thiết bị tịch thu được lên đến 43.3 tấn, đa số tại các kho chôn giấu ven sông..

Các giang tốc đĩnh PBR tại căn cứ ASTB Hải Quân Trà Cú 
(Ảnh của brownwater-navy.com).

Tháng Hai 1969, ASTB Trà Cú hoàn thiện.. Hành quân Giant Slingshot phát triển mạnh hơn và Nhánh Vàm cỏ Đông gọi là ENIFF  tập trung vào khu vực “Cánh Thiên Thần’, vùng đất giữa biên giới Miên-Việt tử Trà Cú đến Gò dầu Hạ..rất thường đụng độ với CQ đến độ khúc sông có tên là “Hành lang máu = Blood Alley’.
Nhiều chiến thuật hành quân phối hợp giữa Chiến đĩnh HK cùng Bộ binh để tìm và diệt CQ nhưng CQ tránh các cuộc đụng độ và rút chạy, phân tán mỏng vào các rạch nhỏ không như quân Mỹ mong muốn..
Ngày 21 tháng 2-1969 , Hai Giang đoàn VN  mới được HQ HK chuyển giao : Các Giang đoàn Thủy bộ tân lập = RAID (River Assault and Interdiction Division) 70 và 71 đến tham gia vào Giant Slingshot, huấn luyện và thực tập hành quân chung với HQHK. Đến 13 tháng 6 , hai Giang đoàn này hoàn tất thực tập và được tách riêng theo hệ thống chỉ huy của HQVN
Chiến thuật hành quân mới là Giang tốc đỉnh = PBR  phục kích bất thưởng trên các khúc sông không chọn trước và  BB được chia thành toán, vào sâu hai bên bờ sông để chờ sẵn. CQ cũng đối phó bẳng gia tăng gài mìn, bắn sẽ..
28 tháng 2 , một lực lượng gồm 2 PBR và nhiều chiến đỉnh tổ chức hành quân lùng địch dọc ven sông tại những điểm nghi ngờ là trạm giao liên của CQ: PBR được dùng làm lực lượng ngăn chặn phía hạ lưu và chờ tại một vùng dễ quan sát các hoạt động của CQ..PBR phát giác 9 ‘bụi cây’ di động.. bắn hạ ngay 6 CQ đang ngụy trang, thả trôi.. PBR bị súng từ bờ bắn trả..và phản ứng lại bằng tấn công CQ trực diện.. Tr úy Stevencavage, chỉ huy các PBR tuy bị thương vẫn tiếp tục chiến đấu đến khi toàn bộ toán VC bị diệt và súng từ bờ im tiếng..(ông được thưởng Silver Star trong trận này)
Tháng Ba-1969, do tin tình báo cho biết ý định tấn công Căn cứ ATSB của CQ, các hệ thống phòng thủ được củng cố, chu vi  Trại được phát quang bằng thuốc khai quang, các bụi rậm bị đốt, dừa nước ủi san bằng và chiến đỉnh ‘vòi rồng’ (douche boat) bắn sập các hầm hố , hang ngách ven sông.. Nhiều kho hậu cần nhỏ của CQ bị khám phá dọc kinh Bo Bo, tịch thu nhiều vũ khí và gạo-thuốc cùng tiếp liệu phẩm .
(From the Rivers to the Sea của CDR R. Schreadley  trang 184-186)
Rất nhiều cuộc chạm súng lẻ tẻ trong tháng Tư :  Chỉ huy trưởng  Tr fá Peterson bị tử thương trong một cuộc phục kích của CQ trên chiếc Trợ Chiến đỉnh ASPB (Assault Support Patrol Boat) khi hành quân tại khúc sông Nam Trà Cú, chiến đĩnh trúng B-40.
Trong năm 1970, CQ chuyển các hoạt động xâm nhập và tiếp liệu của họ sang phía Vàm cỏ Tây..Căn cứ HQ Trà Cú tương đối yên tĩnh..
Hành quân Slingshot được chuyển cho HQVN vào tháng 5 -1970 và đổi tên thành Hành quân Trần Hưng Đạo II

Căn cứ ASTB Hải Quân Trà Cú 
(Ảnh của brownwater-navy.com).
  • Căn cứ Hải quân VNCH
HQVNCH tiếp nhận ATSB Trà Cú vào tháng 4 năm 1971 và là nơi trú đóng của Giang Đoàn 53 Tuần Thám (ATSB chỉ là một Căn cứ Tiền phương dành cho Binh sĩ nên không có các phương tiện sinh hoạt cho dân sự)
Trước đó Giang đoàn Thủy bộ = RAID 71 của HQVN , gồm 5 ATC, 6 ASPB, 1 CCB và 1 Monitor cũng ghé ATSB khi hoạt động chung với TU-194.9.1
Tác giả Vũ Đoàn (Đoàn Quang Vũ) trong bài  Vàm cỏ Đông & Căn cứ HQ Trà Cú  ghi :
..”Căn cứ HQ Trà cú không có bóng đàn bà, không có khu gia binh, không có câu lạc bộ.. chỉ có lính và lính thôi..”
Trà cú nằm ở đầu Kinh Xáng thuộc Vàm cỏ Đông.. Kinh này được ông Diệm cho đào để xả phèn, trồng mía..Sau ngày đảo chánh , kênh bị bỏ hoang không còn đi lại được.
Trà cú là liên ranh giữa Long An và Hậu Nghĩa nên không ai dòm ngó tới : gần 100km cách Long An, 40 km cách Hậu Nghĩa, là khu đồng không mông quạnh, không người ở, suốt từ Tam Biên đến Long An..”
Lực lượng GĐ gồm 20 PBR trú đóng tại Hiệp Hòa  (8 PBR),  4 PBR  lo phòng thủ Căn cứ và 8 chiếc còn lại chia phiên lưu động tại Bắc và Nam Căn cứ .. với nhiệm vụ tuần tiễu, ngăn địch qua sông phá rối Hậu nghĩa..

Giang Tốc Đĩnh PBR của một Giang Đoàn Tuần Thám HQVNCH tuần tiểu trên sông (Ảnh của Cố Vấn Hải Quân Hoa Kỳ).


Tác giả Điệp Mỹ Linh trong ‘Hải quân Việt Nam ra khơi’ Chương 6 : Những Trận chiến trên Vàm cỏ Đông, ghi lại :
..”Khoảng tháng Ba năm 1975, đồn Trà cú là nơi đóng quân của Giang đoàn 54 Tuần thám (do HQ Th tá Ngô văn Sơn chỉ huy), Giang đoàn 40 Ngăn chặn (HQ Th tá Phạm Mạnh Đề) , và một Tiểu đội Pháo binh tăng phái cùng 2 khẩu đại bác 105  để yểm trợ Chi khu và đồn bót dọc sông Vàm cỏ Đông”
Quận Hiệp Hòa  trước đó đã dời dân từ các vùng xôi đậu về lập một làng nhỏ nọi khúc sông ‘cua’ cạnh Đồn Trà cú và HQ nhận thêm nhiệm vụ bảo vệ làng và giúp dân qua lại hai bên sông..
Từ 20 tháng 4, hoạt động của các Giang đoàn bị giới hạn, ra khỏi nơi đóng quân 500m là chạm địch. Khúc sông từ Trà Cú đi Hiếu Thiện còn bị CQ giăng dây cáp, bên dưới có lưới sắt, chiến đỉnh không thể đi lại..!
Từ 24 tháng 4, Trà cú hoàn toàn bị cô lập. Tối 29 tháng 4, HQ quyết định phá hủy Căn cứ và rút về Bến lức..sau cùng cả hai Giang đoàn đã tan hàng ngày 30-4-75 tại Bến Lức..
Ghi chú : Xin đọc thêm các chi tiết về các cuộc hành quân của HQVNCH trong các bài Mộc Hóa và Tuyên Nhơn (cũng của Trần Lý) Hoạt động của HQ Việt- Mỹ trong Hành quân Giant Slingshot liên hệ đến cả ba Căn cứ Mộc Hòa-Tuyên Nhơn và Trà Cú.
Về các Chiến đỉnh xin đọc bài Bà rài- Cẩm Sơn..
Trần Lý 7/2020

Tuesday, July 28, 2020

MACV-SOG History By Robert Seals, USASOC History Office

2020 marks the 56th anniversary of the activation of the Military Assistance Command, Vietnam, Studies and Observations Group (MACV-SOG) in the Republic of Vietnam. 
MACV-SOG History
The Military Assistance Command, Vietnam, Studies and Observations Group (MACV-SOG) was activated, January 24, 1964, to function as a joint special operations task force. Commanded by a U.S. Army Special Forces colonel, MACV-SOG was a subcomponent of MACV. Born from a need to conduct more effective special operations against North Vietnam, many Central Intelligence Agency programs were transferred to SOG, which eventually consisted of personnel from U.S. Army Special Forces, U.S. Navy Sea-Air-Land (SEALs), U.S. Air Force, U.S. Marine Corps, Force Reconnaissance and CIA personnel. Special operations were conducted in North Vietnam, Laos, Cambodia, and South Vietnam. 
MACV-SOG grew in size and scope over the next eight years. Missions evolved over time, and included strategic reconnaissance, direct action, sabotage, personnel recovery, Psychological Operations (PSYOP), counter-intelligence, and bomb damage assessments. Maritime operations covered the coastal areas of North Vietnam. PSYOP missions included ‘Voice of Freedom’ radio broadcasts into North Vietnam, to publicize the advantages of life in South Vietnam. 
The so-called ‘Ho Chi Minh Trail,’ a vital enemy logistical system named for the North Vietnamese communist leader, was a target of many operations. The trail was a well-developed ‘highway’ that ran from North Vietnam through Laos and Cambodia. The communist insurgency was sustained by the trail, as troops, trucks, tanks, weapons and ammunition flowed south into South Vietnam. Aerial reconnaissance of the trail was difficult; SOG teams provided the most reliable ‘boots on the ground’ intelligence.
SOG headquarters remained in Saigon, with subordinate commands and units located in various forward operational bases over the years, with command and control camps, launch sites, training centers, and radio relay sites in all four U.S. Corps Tactical Zones. By late 1967, MACV-SOG had matured and split into three subordinate geographical commands: Command and Control North, Command and Control Central, and Command and Control South. CCN, at Da Nang, was the largest in size and conducted operations in southern Laos and northern Cambodia. CCC, at Kontum, also operated in southern Laos and northern Cambodia. CCS, at Ban Me Thout, was the smallest, and operated in southern Cambodia.
SOG command and control sites operated independently. Each was organized based on the ground tactical situation, but all three had reconnaissance, reaction or exploitation, and company-sized security forces. Each site was about the size of a modern SF battalion. Reaction or exploitation forces were used to extract reconnaissance teams or conduct raids or other assault missions. Reconnaissance teams (RT) consisted of two-to-three Americans and six-to-nine indigenous personnel, normally Vietnamese, Montagnards, Cambodians, or ethnic Chinese. Teams were given a variety of code names (U.S. states, poisonous snakes, weapons, tools, or weather effects). Support troops on site provided logistics, signal, medical, and military intelligence support. 
MACV-SOG
Each mission was unique, but most followed a similar tactical profile: after being alerted of a mission, the reconnaissance team was briefed and conducted detailed planning, rehearsals, inspections, and training, time permitting. Teams were inserted by helicopter into the target area. Team leaders were Americans and designated as One-Zeros (10), with American assistant team leaders, and radio operators serving as One-Ones (11) or One-Twos (12). Indigenous troops were Zero-Ones (01), Zero-Twos (02), and so forth. Teams were given considerable latitude regarding tactics, uniforms and weapons. Captured enemy equipment was often used. Vital communications were maintained with a Forward Air Control fixed-wing aircraft. Such airplanes coordinated for close air support for immediate extraction if a team was compromised, or upon completion of the mission. A mission lasted from three-to-five days. SOG was all-volunteer, and personnel could leave without prejudice.
After 1970, the scope and intensity of SOG operations were affected by the ‘Vietnamization’ of the war, and steady withdrawal of U.S. forces from Southeast Asia. In March 1971, 5th Special Forces Group, the largest source of volunteers for the unit, returned to Fort Bragg, North Carolina. Congressional restrictions prevented U.S. personnel from accompanying operations into Cambodia and Laos. On April 30, 1972, the unit was deactivated. Colonels Clyde R. Russell, Donald D. Blackburn, John K. Singlaub, Stephen E. Cavanaugh, and John F. Sadler served as SOG commanders.
The first true JSOTF organization formed to support a theater campaign, SOG ‘blazed a trail’ for current Army and joint special operations task forces in the war against transnational terrorism. The teams conducted special operations missions, often across international borders, to support the commander’s mission in Vietnam. Nine ARSOF SOG soldiers received the Medal of Honor and the unit was awarded a Presidential Unit Citation. Some sources credit the organization with providing upwards of seventy-five percent of intelligence on the Ho Chi Minh Trail. SOG innovative tactics, personal equipment, and lessons learned influence SOF to this day.
 Larry Alan Thorne was born on May 28, 1919 and joined the Armed Forces while in Norwalk, Connecticut. From Arlingtoncemetary
He served in the United States Army, 5th Special Forces. In twelve years of service, he attained the rank of Major.
Thorne was born in Finland in 1919, entered the Finnish army in 1938 and fought in the 1939-40 war against the Soviet Union. He subsequently conducted guerrilla warfare against the Soviet forces after the Finnish regime allied itself with Nazi Germany and reentered the war. As Shultz tells it, “In September 1944, Finland surrendered to the Soviet Union. Thorne didn’t. He joined the Germans, attended their school for guerrilla warfare, and then fought with their marines until the war ended.
“The Soviets wanted to get their hands on Thorne and forced the Finnish government to arrest him as a wartime German collaborator. They planned to take him to Moscow to be tried for war crimes. Thorne had other plans. He escaped, made his way to the United States, and with the help of Wild Bill Donovan became a citizen. The wartime head of the OSS knew of Thorne’s commando exploits…”
Thorne joined the U.S. Army and his expertise in guerrilla warfare led him into the Special Forces Group, where he was commissioned a first lieutenant, eventually rising to the rank of captain and commanding a Special Forces team in Vietnam, before joining SOG.

Name: Larry Alan Thorne
Rank/Branch: Major, United States Army

LA Thorne PHOTO
Unit: Headquarters Military Assistance Command, Vietnam Detachment SD 5891, 5th Special Forces Group, 1st Special Forces With orders to Studies and Observation Group Long Thanh, South Vietnam 
SYNOPSIS:
Larry Alan Thorne was born Lauri Allan Torni in Viipuri, Finland. As a young adult, he enlisted in the Finish Army where he obtained the rank of Captain. During the early years of World War II, he developed, trained and commanded the Finish ski troops. Under his strict and demanding leadership, the ski troops fought the Russians deep behind enemy lines for extended periods of time. During Finland’s wars against the former Soviet Union, he was awarded every medal for bravery that Finland could bestow including the Knight of the Mannerheim Cross, which is the equivalent of the American Congressional Medal of Honor. After Finland fell to the communists, Captain Torni joined the German SS in order to continue fighting the communists. After World War II, Lauri Torni made his way to the United States where he enlisted in the U.S. Army under the Lodge Bill. After completing basic training, Larry Thorne was selected for the budding Special Forces program. He quickly rose through the ranks, and with the assistance of allies within the military, received a commission. In 1964, Larry Thorne served his first 6-month tour of duty in South Vietnam.
In February 1965, then Captain Larry Thorne returned to Long Thanh, South Vietnam for his second tour of duty. While assigned to Headquarters, Military Assistance Command, Vietnam; Captain Thorne was instrumental in establishing the standard operating procedures employed by the fledgling Studies and Observation Group, better known by its acronym “MACV-SOG.” MACV-SOG was a joint service unconventional warfare task force engaged in highly classified operations throughout Southeast Asia. The 5th Special Forces Group channeled personnel into MACV-SOG (although it was not a Special Forces unit) through Special Operations Augmentation (SOA), which provided their “cover” while under secret orders to MACV-SOG. The teams performed deep penetration missions of strategic reconnaissance and interdiction that were called, depending on the location and time frame, “Shining Brass” “Daniel Boone,” “Salem House” or “Prairie Fire” missions.
When North Vietnam began to increase its military strength in South Vietnam, NVA and Viet Cong troops again intruded on neutral Laos for sanctuary, as the Viet Minh had done during the war with the French some years before. This border road was used by the Communists to transport weapons, supplies and troops from North Vietnam into South Vietnam, and was frequently no more than a path cut through the jungle covered mountains. US forces used all assets available to them to stop this flow of men and supplies from moving south into the war zone.
In September 1965, the infiltration of reconnaissance teams into Laos, Codenamed: “Shining Brass,” was approved, but severe limitations by Washington restricted the teams to penetrate no deeper than 50 kilometers into Laos. In case the team was captured the cover story derived for the first Shining Brass mission was that “they were looking for a crashed US Air Force C-123 cargo aircraft that was lost near the South Vietnamese/Lao border.” Further, in conjunction with planning cross-border missions, Larry Thorne flew as the observer for many intelligence gathering reconnaissance missions over eastern Laos. Because of this, he was very familiar with the entire area in which MACV-SOG’s teams would be operating.
One of the earliest helicopters employed in Southeast Asia, and the primary Marine Corps helicopter used during the early years of the war, was the Sikorsky UH34D Seahorse. This aircraft was already quite old when they arrived in the battle zone. However, both the US and South Vietnamese military found them to be extremely effective throughout the war. The Seahorse was frequently used to insert MACV-SOG teams into Laos.
On 18 October 1965, the first MACV-SOG cross-border mission was to be inserted by South Vietnamese Air Force helicopters into a target area approximately 20 miles northwest of Kham Duc known as “D-1” to locate and report on North Vietnamese activity operating on and near Highway 165. All personnel were initially transported to Kham Doc Forward Operating Base (FOB) in preparation for their launch into Laos in search of what would eventually be known as the “Ho Chi Minh Trail.” Master Sergeant Charles “Slats” Petry, team leader; Sergeant First Class Willie Card, 1 South Vietnamese Army Lieutenant and 7 Nungs comprised Recon Team (RT) Iowa, the team to be inserted.
As the men of RT Iowa prepared their weapons and gear, Major Norton and Captain Thorne brought the SVAF Kingbee, US Army Huey and USAF Forward Air Controller (FAC) aircrews together in the operations shack to plan the team’s insertion at dusk. RT Iowa’s landing zone (LZ) would be a slash-and-burn area that resembled an old logging clear-cut from the Pacific Northwest. U.S. Air Force Major Harley B. Pyles, pilot; and U.S. Marine Corps Captain Winfield W. Sisson, observer and Marine MACV-SOG air liaison officer; comprised the crew of an O1E Bird Dog, call sign “Bird Dog 55,” the number 2 aircraft in a flight of two that would coordinate all aircraft involved in inserting RT Iowa. Major Harold Nipper flew the lead Bird Dog. In addition to the FACs, the U.S. Air Force provided a flight of B-57s to conduct a Combat Air Patrol (CAP) for this mission should the ground team run into trouble and greater firepower was needed.
At 1745 hours, both FACs departed Kham Duc. Minutes later Major Pyles transmitted the weather conditions were marginal, with clouds below the mountaintops and increasing ground fog. In spite of the existing conditions, the FAC pilot believed the low flying helicopters could weave around the worst of it and called for the rest of the mission’s aircraft to launch. At 1800 hours, the Kingbee helicopters lifted off with Cowboy, piloting the lead SVAF Kingbee; and Mustachio piloting the #2 Kingbee. The third Kingbee was a chase aircraft that would retrieve the crew and passengers of any aircraft that went down. Captain Thorne, who was not about to remain at Kham Duc, was the only passenger aboard the chase aircraft. US Army Huey gunships launched at the same time to provide air cover should it be needed at any time during the mission.
As the Kingbees and Huey gunships flew low over the countryside, all they could see were rolling hills, wild rivers and waterfalls. The weather proved especially hazardous, forcing them to weaving between thunderheads and sunbeams while avoiding sporadic .50 caliber machinegun fire, all of which missed. The flight arrived over the target area just before sundown. The all aircraft circled the area looking for a way to get down to the clearing through the thick angry clouds that blanketed the area. Minutes before Captain Thorne intended to cancel the mission and return to Kham Duc, the clouds opened up slightly allowing the two Kingbees carrying RT Iowa to spiral into the slash-and-burn clearing, rapidly discharge their passengers and immediately climb for altitude. As Larry Thorne’s helicopter and Major Pyles’ Bird Dog attempted to descend, the clouds again closed up. Captain Thorne ordered the now empty Kingbees to return to Kham Duc. Shortly thereafter, Captain Thorne also released Bird Dog 55 and the Huey gunships to return to base.
As the weather worsened, Larry Thorne continued to orbit D-1 near the landing zone in case RT Iowa ran into trouble. As Cowboy and Mustachio flew toward the east, they reported low-level visibility so bad that they had to climb to 8,500 feet in order to clear the top of the clouds. Once Captain Thorne received a message from RT Iowa that their insertion was successful, he transmitted that his aircraft was also on its way back. At 1810 hours, Major Nipper released the B-57s and began his own return flight to Kham Duc. Approximately 5 minutes after receiving the patrol’s report, the other aircrews heard a constant keying of a radio for roughly 30 seconds. After that, only silence was heard in response to repeated attempts to raise anyone aboard the Kingbee.
Intense search efforts were initiated at first light the next morning and continued for the next month, but found not trace of the missing Kingbee, its crew and passenger. Shortly after loss, Larry Thorne was reported as Missing in Action. Prior to his final mission, Larry Thorne had been recommended for promotion to Major and was being groomed for a staff position as an intelligence officer. His posthumous promotion to Major was approved in December 1965.
Early on 19 October 1966, the U.S. Army declared that Captain Larry A. Thorne was no longer being listed as Missing in Action, but had been declared Presumed Killed in Action in South Vietnam, not Laos. The Department of the Army officially stated, “On 18 October 1965, Major Thorne was a passenger aboard a Vietnamese Air Force CH34 helicopter which crashed about 25 miles south of DaNang.” Prior to the end of the war, the wreckage of the Kingbee was found and a search and rescue-recovery (SAR) team inserted into the crash site. According to reports, the SAR personnel found and recovered the remains of the South Vietnamese aircrew, but found no sign of Larry Thorne either dead or alive.
The number of MACV-SOG missions conducted with Special Forces reconnaissance teams into Laos and Cambodia was 452 in 1969. It was the most sustained campaign of raiding, sabotage and intelligence gathering waged on foreign soil in US military history. These teams earned a global reputation as one of the most combat effective deep-penetration forces ever raised.
If Larry Thorne died in the loss of the Kingbee, he has a right to have his remains returned to his family, friends and country. However, if he survived, he most certainly could have been captured by NVA forces openly operating throughout the region and his fate, like that of other Americans who remain unaccounted for in Southeast Asia, could be quite different.
Since the end of the Vietnam War well over 21,000 reports of American prisoners, missing and otherwise unaccounted for have been received by our government. Many of these reports document LIVE America Prisoners of War remaining captive throughout Southeast Asia TODAY.
American military men in Vietnam and Laos were called upon to fly and fight in many dangerous circumstances, and they were prepared to be wounded, killed or captured. It probably never occurred to them that they could be abandoned by the country they so proudly served.
THORNE, LARRY ALAN
Remains Found 1999 – Identified 2003, Buried Arlington June 26, 2003

Subject: Re: Major Larry A. Thorne – Deceased – 18 Oct.’65
In a message dated 6/6/03 4:02:23 PM Central Daylight Time,
sincere@patriot.net writes:

Gentlemen: Great News.  FINALLY after 37+ years – CLOSURE.  The USG has finally closed the case on Larry A. Thorne.  Needless to say – it has been a long struggle for the past few years.    Larry will be interred at Arlington National Cemetery on 26 June 2003,  reportedly scheduled for 0900 hours commencing at the ANC Administration Building. Tentatively plans for a memorial service are also scheduled for the evening of 25 June. Time and Location as yet to be determined.
As many of you are aware Larry was lost in the clouds on 18 October 1965 on a CH-34 “KINGBEE” helicopter from the 219th Vietnamese Air Force Squadron while performing a C&C mission out of Kham Duc for the very first OP-35 cross-border reconnaissance mission (RT Iowa) being conducted by Charles   “Slats” Petry, Willie Card and four “little people” and never seen again.
“Slats” and his RT were able to infiltrate the AO via another “KINGBEE,” but, almost immediately following insertion the weather turned to shit. John Voter was in another “KINGBEE”, acting as “Chase.” Due to the same miserable bad weather in the area that Larry got caught up in, John was forced to land at an emergency site and fortunately was able to return to Kham Duc the next day. “Slats” and his RT conducted a successful mission and returned to Kham Duc at a later date.
In 1999 a US/VN JTF/FA conducted an excavation of a CH-34 KINGBEE crash site and recovered several fragments of bones, miscellaneous equipment and a Swedish “K” SMG.  Based on that limited evidence coupled with a series of forensic and DNA tests, it has taken the USG till now to arrive at a conclusive decision that this was in fact Larry’s ill-fated aircraft.
Juha Rajala, Larry’s nephew has scheduled a Press Release for 10 June in Finland announcing the decision by the USG as it relates to Larry. However, a close family friend, Ilkka Nieminen has secured permission from Juha for an early release of this information in order to permit Larry’s American friends sufficient time to coordinate travel and accommodation arrangements in the event they desire to attend the Memorial Service (25 June) and Interment (26 June 2003) at Arlington National Cemetery. A number of Finnish dignitaries including Juha (representing the Thorne family) will be in attendance at both services.  If anyone plans on attending – request you advise me and I will be pleased to pass it on to the family. I will also secure a name and address in Finland for anyone desiring to dispatch a card to Juha and/or Salme, the last surviving sister of Larry.
One Burial, Four Fighters
There’s a story behind almost every funeral at Arlington National Cemetery, but a group burial at the cemetery earlier this summer was particularly uncommon.
A single casket bearing the remains of four men killed in a helicopter crash during the Vietnam War was buried June 26 with military honors. Three of those laid to rest were South Vietnamese Air Force crew members. The fourth was a Finnish war hero from World War II who later became a legendary U.S. Special Forces officer, portrayed on film by John Wayne.
The story begins with the Winter War, which began with the Soviet invasion of Finland in 1939, when Lauri Torni fought against attacking Red Army troops. During World War II, Torni trained with the Waffen SS in Germany and fought alongside Finnish and German guerrillas against the Soviets. He was a recipient of the Mannerheim Cross, Finland’s highest award for gallantry in the field.
Torni found life in Finland difficult after the war and moved to the United States, enlisting in the U.S. Army in 1954 and later gaining citizenship. With the new name of Larry Thorne, he became an officer in the Green Berets, of the Army’s elite Special Forces, serving in operations in Iran and Vietnam, according to an article last year in Military Review, an Army publication.
On his second tour in Vietnam in 1965, assigned to the 5th Special Forces Group, Thorne was involved in the secret war in Laos. On October 18, 1965, he was on a covert mission into Laos, riding in a South Vietnamese Air Force H-34 helicopter. In thick clouds near the Laotian border, the helicopter crashed into a mountaintop. Also on board were three South Vietnamese crew members: Lieutenant Bao Tung Nguyen, First Lieutenant The Long Phan and Sergeant Vam Lanh Bui.
Searches of the rugged terrain found nothing. Thorne was declared killed in action by the Army in 1966. In America, posthumous fame arrived when he was portrayed by Wayne in the 1968 film “The Green Berets.”
A joint U.S.-Socialist Republic of Vietnam team found the wreckage in 1997, and the site was excavated in 1999. The remains were subsequently identified by the U.S. Army Central Identification Laboratory in Hawaii.
The three Vietnamese service members were eligible for burial at Arlington because their remains were commingled with those of an American serviceman, according to a spokeswoman for Arlington Cemetery.
Now the three lie together with Thorne in America’s most hallowed ground, a unique ending to a unique story.
The last picture of Larry Thorne was taken three days before he disappeared. 
The Finnish-American war hero is on the left in the picture with some American and 
South Vietnamese brothers in arms 
LA Thorne Gravesite PHOTO
Photo By M. R. Patterson, 22 April 2004

Sunday, July 26, 2020

Tiểu Sử Kingbee Thiếu Tá Nguyễn Văn Tưởng

(1944-2020)

Tiểu Sử :
Thiếu Tá Nguyễn Văn Tưởng Sinh ngày 17 tháng 6 năm 1944 tại Long Xuyên.
- 1963 theo học khóa SQKQ 63A
- 1964 tốt nghiệp khoá 64-1 tại Fort Rucker, Alabama Hoa Kỳ
- Mãn khóa về phục vụ tại Phi Đoàn 211 trực thăng.
- 1967 thuyên chuyễn về phục vụ tại Phi Đoàn 219 Kingbee
 
Nhiệm vụ biệt  phái cho các Chiến Đòan 1 Xung Kích (CCN), Chiến Đòan 2 Xung Kích (CCC), Chiến Đòan 3 Xung Kích (CCS) thuộc Sở Liên Lạc / Nha Kỹ Thuật / B.TTM/ QLVNCH (Strategic Technical Directorate) và MAC-V-SOG, để thả và rước các Tóan (Recon Team)  Việt-Mỹ thám sát dọc theo biên giới Việt Miên Lào bằng trực thăng H-34 .
Thiếu Tá Nguyễn Văn Tưởng đã lập được nhiều chiến công tại mặt trận và đã được ân thưởng nhiều  huy chương cao qúy Mỹ-Việt như sau:
- Huy Chương Silver Star Hoa Kỳ  ngày 21.7.1969
-Anh Dũng Bội Tinh  với nghành Dương Liễu, các lọai  Vàng, Bạc, Đồng.
-  Năm 1972 thuyên chuyển về Phủ Phó Tổng Thống 
-  Năm 1975 bị tù cải tạo
-  Năm 1990 Định cư tại Hoa Kỳ theo chương trình H.O. 4
-  Mất ngày 23 tháng 7 năm 2020 tại Fountain Valley, Nam California Hoa Kỳ, hưởng thọ 76 tuổi.

Cảm tưởng  của  1 Tóan Trưởng  (1.0) Hoa-Kỳ thuộc Tóan IDHO  (CCN)  đã viết như sau:

John S. Meyer wrote

It has taken me 28 hours to write this painful note:
Fearless Kingbee Pilot Nguyen Van Tuong died from a heart attack July 23rd in Orange County, CA.
On a very personal level, losing Tuong hurts deeply because he saved ST/RT Idaho on several occasions during extractions from hot LZs in Laos in '68-'69, including Christmas Day 1968.
Tuong was the epitome of the Kingbee pilots who saved many Green Berets during the eight-year secret war conducted during the Vietnam War.
After the fall of Saigon, Tuong spent more than five years in a communist "re-education" camp until he was able to escape, come to America and reunite with his loving wife Tami. Tami called me with the sad news Thursday.
Respectfully,
J. Meyer
ST/RT Idaho - FOB 1/CCN
(Bản dịch)
(John S. Meyer đã viết

Tôi đã mất 28 giờ để viết ghi chú đau đớn này:

Người Phi công không hbiết sợ hãi, Kingbee Nguyễn Văn Tưởng đã qua đời vì một cơn đau tim vào ngày 23 tháng 7 tại Quận Cam, CA.

Trong nỗi niềm  riêng của tôi, việc mất Tường gây tổn thương sâu sắc vì anh ta đã cứu  Tóan ST / RT Idaho của tôi nhiều lần trong khi triệt xuất Tóan từ các bãi đáp (LZ) nóng bỏng tại Lào trong thời gian “68 -69”, kể cả Ngày Giáng sinh năm 1968.

Tưởng là hình ảnh tiêu biểu của các phi công Kingbee, người đã cứu nhiều  người lính Mũ xanh Hoa Kỳ trong cuộc chiến bí mật kéo dài 8 năm của Chiến tranh Việt Nam.

Sau khi Sài Gòn sụp đổ, Tưởng đã trải qua hơn năm năm trong trại  tù "cải tạo" cộng sản cho đến khi anh ta có thể  thoát đến Mỹ và đoàn tụ với người vợ yêu thương Tami. Tami gọi cho tôi với tin buồn  vào  ngày thứ năm.



Trân trọng

J. Meyer

ST / RT Idaho - FOB 1 / CCN )

Kingbee Thiếu Tá Nguyễn Văn Tưởng Phi Đoàn 219 Không Quân VNCH (1944-2020)

  OBITUARY

Tuong Van Nguyen


June 17, 1944July 23, 2020

Tuong Van Nguyen was born on June 17, 1944 and passed away on July 23, 2020 and is under the care of Peek Funeral Home.


Prayer Service - 
Le Phat Tang - Cau Sieu will be held on August 5, 2020 at 9:00 am at 4980 - Peek Funeral Home - Chapel #2, 7801 Bolsa Ave, Westminster, CA. Visitation - 
Tham Vieng will be held on August 5, 2020 at 10:00 am at 4980 - Peek Funeral Home - Chapel #2, 
7801 Bolsa Ave, Westminster, CA. Funeral Service - Le Di Quan - Hoa Tang will be held on August 5, 2020 at 12:30 pm at 4980 - Peek Funeral Home - Chapel #2, 
7801 Bolsa Ave, Westminster, CA.

You may leave a message for the family by clicking here.

https://www.dignitymemorial.com/obituaries/westminster-ca/tuong-nguyen-9275746