Tuesday, December 29, 2020

Người về từ Oregon - NKT Nam Caliofrnia

It been a long over due for us to meet. Some of our comrades have been faded away. Any moment’s from now on for us. It’s a bonus from God.
Đã từ lâu anh em không được gặp nhau. Một số đã ra đi về miền miên viển. Kể từ nay khi mình còn gặp được nhau thân thiện đó là phần thưởng của Thượng Đế dành cho anh em mình. (NBA) Oregon

Phạm Hòa, Anh Trần Đức Huynh, LH Nguyễn Hữu Thọ, HL Võ Văn Hương, Chung Tử Ngọc, LH Nguyễn Bác Ái Portland Oregon, HL Lê Tinh Anh. 12/29/2020 


Lôi Hổ Trần Đức Huynh và Nguyễn Bác Ái


Anh Chị Lê Tinh Anh

Anh Trần Đức Huynh, LH Nguyễn Bác Ái và Anh Huỳnh Ngọc Thương

 

Chung Tử Ngọc, Anh Nguyễn Hữu Thọ và Phạm Hòa 
 





 

Monday, December 21, 2020

Merry Christmas and Happy New Year 2021 - Chiến Sĩ Vô Danh Nha Kỹ Thuật


 

Anh Chị Tống Hồ Huấn từ New Zealand

                 Lôi Hổ Trung Covey từ San Jose California 

Merry Christmas and Happy New Year 2021 from Phạm Hòa  Đoàn Công Tác 72 Nha Kỹ Thuật / Nam California 

Happy Christmas and a Happy and Safe New Year 2021
Lữ Triệu Khanh / BCH/NKT
North Carolina
 
Thân chúc quý chiến hữu mùa Giáng Sinh và năm mới 2021 bình an và hạnh phúc
Viếng thăm West point academy 1971, 60 năm qua rất mau
Tựu Nguyễn và gia đình 
 
CHÚC ACE VÀ CÁC CHIẾN HỮU, MỘT MÙA GIÁNG SINH AN LÀNH, HẠNH PHÚC VÀ VUI KHỎE !!!...  Xuân Gồ Chiến Đoàn 3, 2 Xung Kích.
 
 Merry Christmas and Happy New Year 2021 - Kingbee Nguyễn Hải Hoàn
 

CHÚC TOÀN THỂ ANH EM KINGBEE 219 MÙA GIÁNG SINH 2020 VÀ NĂM MỚI 2021 . VUI VẺ - HẠNH PHÚC VÀ AN LÀNH.
KingbeeMan
 

Merry Christmas and Very Happy New Year 2021 
Kingbee Trần Ngọc Thạnh
 

Thân Chúc Các Bạn và Toàn Gia Đình

Một Giáng Sinh Đầm Ấm và Một Năm Mới Khỏe mạnh, nhiều May mắn

Best wishes to you and your family for a Merry Xmas and a Happy New Year.

Meilleurs voeux à vous et votre famille pour un Joyeux Noël et une heureuse nouvelle année.

Phạm Công Khanh & gia đình
Melbourne / Australia

 


CHAPLAIN’S CHRISTMAS MESSAGE (Special Operations Association)
The Christmas Star
                                    Chaplain John “Doc” Padgett

Troubled times indeed. Political factions are vying for control of the nation, one clinging to power and the other trying to dislodge the leader. There is talk of political chicanery and dishonesty. Militias are forming and arming. Disease has affected everyone in the population to one extent or another and governors are taking unto themselves powers that were never designated. Troops are fighting in large and small conflicts while trying to keep the peace. 
Sound familiar? It is not 2020, but circa AD one, when Christ was born. Our Savior came into the world at a time of turmoil and strife. Indeed, when some heard of His birth they expected an ardent revolutionary who would free them from the yoke of Rome. What they got instead was one who would free them from sin. 
The Bible speaks of a great celestial event at or about the time of the birth of Christ. It was significant enough for educated noblemen, the “Three Kings”, to follow the direction of what was termed a star and seek Christ. Astronomers disagree about the source of the star. It may have been a conjunction of planets aligned to appear as a huge star, it may have been an exploding star in a far away galaxy, or other phenomena. But the Lord was pleased to make it appear. 
The Star of Bethlehem was not only a remarkable celestial sight and aid to navigation, but it’s light signified the Light of the World coming to humanity.  It was symbolic of hope, optimism and God’s love for us, his people. In dark times the star shone brightly and announced that light overcomes darkness, as Jesus overcomes evil and sin.
Tonight, December 21st, there will be another “Christmas Star” in the southwestern sky. Jupiter and Saturn will align in the closest visible conjunction in some 800 years.  It is appropriate that God is sending this star to us at this time of a global pandemic, political unrest, and so much other turmoil. Perhaps the Lord wants to assure us that He is still with us, His Son continues to be the light of the World and is here as our living Savior who continues to love us and who takes away our sins.
This Christmas season pray a prayer of thanks for the greatest gift of all, Jesus Christ, and share the message of the miracle and meaning of the Christmas Star…. and the second one.

 

 Lôi Hổ Đoàn Hữu Định Chiến Đoàn 3 Xung Kích / Virginia 

Bài Thánh Ca Buồn - Trần Thái Hòa

Tác giả: Nguyên Vũ

Bài thánh ca đó còn nhớ không em
Noel năm nào chúng mình có nhau
Long lanh sao trời thêm đẹp môi mắt
Áo trắng em bay như cánh thiên thần
Giọt môi hôn dưới tháp chuông ngân

Cùng nhau quỳ dưới chân Chúa cao sang
Xin cho đôi mình suốt đời có nhau
Vang trong đêm lạnh bài ca Thiên Chúa
Khẽ hát theo câu đêm thánh vô cùng
Ôi giọng hát em ngân não buồn

Rồi mùa giá buốt cũng qua mau
Lời hẹn đầu ai nhớ dài lâu
Rồi một chiều áo trắng phai màu
Em qua cầu xác pháo bay sau

Lời nguyện mình Chúa có nghe không
Sao bây giờ mình hoài xa vắng
Bao nhiêu đêm Chúa xuống dương gian
Bấy nhiêu lần anh nhớ người yêu

Rồi những đêm thánh đường đón Noel
Lang thang qua miền giáo đường dấu yêu
Tiếng thánh ca ngày xưa vang đêm tối
Nhớ quá đi thôi giọng hát ai buồn
Đêm thánh vô cùng lạnh giá hồn tôi ...
  
 

Ngày xửa ngày xưa dân Sài Gòn cũng đón mừng giáng sinh trong niềm hân hoan cũng không thua gì các dân tộc trên thế giới. Các cây thông 🌲 lớn nhỏ bán khắp nơi, đồ trang trí đèn chớp tắt, thiệp giáng sinh và quà tặng cho nhau được bán trong tiệm sách và trên các lề đường. Đúng 12g đêm thì ăn Réveillon và người công giáo thì đi lể nữa đêm.
 
Chúc Mừng Noel from Hồng Nguyễn Canada

If it wasn’t for this Christmas tree that greets me at the entrance of our office building, i wouldn’t have remembered Christmas is only a few days away... (Roxane Chow)

Mến chúc người hùng "Lôi-Hổ" một năm mới an vui, hạnh phúc bên người thân :
KB Hoàn
 
  

23

Mùa Sao Sáng

Tác giả: Nguyễn Văn Đông
Có ai về miền quê hương lửa khói cho tôi nhắn vài câu .
Cách xa lâu rồi không biết em còn giận hờn anh nữa thôi .
Chuyện ngày xưa hai đứa thương nhau trong đêm nhiều sao sáng
Dưới lầu chuông anh khắc tên nhau chung trong lời khấn xin ,chan chứa niềm tin.
Có ai ngờ tình yêu ngày đó gieo ngang trái sầu lo .
Lửa binh lan tràn ,hai đứa đôi đàng mộng đẹp kia vỡ tan.
Từng hồi chuông tha thiết bi ai vang trong mùa quang tái
Tiếng cầu kinh khe khẽ thôi vang khi quân giặc dẫm tan ,ngôi thành lầu chuông

Nhớ mãi ngày ấy ,quân cướp xô mưa hạ gác chuông ,
Nước mắt em tuôn xót xa quỳ trên đống tro tàn.
Nhớ mãi ngày ấy,anh vót tre dựng lại gác chuông
Với chí ngây thơ vững tin cầu mong tấm lòng thành kỷ niệm của chúng ta
Mấy năm rồi buồn vui ngày đó theo anh giữa trời sương
Dẩu xa muôn trùng nhưng sống muôn đời chuyện lầu chuông thưở xưa
Và từng đêm anh chấp hai tay xin cho tình yêu đó
Thắm nhuần trong tay chúa ban ơn anh xây lại gác chuông trên kỷ niệm xưa

Nhớ mãi ngày ấy ,quân cướp xô mưa hạ gác chuông ,
Nước mắt em tuôn xót xa quỳ trên đống tro tàn.
Nhớ mãi ngày ấy,anh vót tre dựng lại gác chuông
Với chí ngây thơ vững tin cầu mong tấm lòng thành kỷ niệm của chúng ta
Mấy năm rồi buồn vui ngày đó theo anh giữa trời sương
Dẩu xa muôn trùng nhưng sống muôn đời chuyện lầu chuông thưở xưa
Và từng đêm anh chấp hai tay xin cho tình yêu đó
Thắm nhuần trong tay chúa ban ơn anh xây lại gác chuông trên kỷ niệm xưa 
 

Niềm Vui Mùa Giáng Sinh
- Nguyễn Thị Thêm -

Ngọc cho xe quẹo vào ngõ nhà mình. Xóm vắng tanh. Ngọn đèn đường chiếu xuống buồn bã hiu hắt. Bấm nút, cửa garage mở. Từ từ cho xe vào trong. Bấm nút cửa garage đóng lại. Ngọc ngả người trên thành ghế mệt mỏi rã rời. Cô muốn ngồi đây, nhắm mắt lại và ngủ một giấc thật ngon.

Nhưng không được, còn bao nhiêu thứ đang chờ bàn tay của Ngọc. Cô mở cửa bước xuống xe uể oải. Bật đèn phòng khách, nhìn xung quanh một lượt, cô tin chắc các con đã đi ngủ. Nhìn đồng hồ treo tường đã gần 11 giờ đêm. Quăng giỏ xách tay lên ghế salon, Ngọc mở đèn nhà bếp.

Ánh sáng chan hòa, rọi vào bàn ăn ngổn ngang ly uống nước. Vài chai nước lọc dở dang cũng nằm ở đấy xen lẫn những tờ giấy được xé vứt đi. Nhìn vào sink, một đống chén bát chờ rửa. Lắc đầu chán nản, cô cầm xách tay bước lên phòng ngủ.

Bật sáng đèn, căn phòng trống trơn, chăn nệm vẫn như buổi sáng trước khi đi làm. Như vậy Hoàng vẫn chưa về. Hồi nãy nhìn vào chiếc sopha trống trơn, Ngọc đã đoán chồng vẫn chưa về còn la cà với bạn.

Thay vội áo quần, Ngọc khẽ khàng mở cửa phòng các con xem chúng đã ngủ chưa. Bé Linh nằm co quắp, chăn rơi xuống đất. Ngọc đắp chăn lại cho con. Nhìn gương mặt con yên bình dễ thương, Ngọc muốn cúi xuống hôn lên đôi má. Nhưng nghĩ mình đi làm về chưa tắm rửa, mùa Covid lây lan, thôi thì giữ gìn được gì cứ giữ

Xuống thang lầu nhẹ nhàng , Ngọc vào nhà bếp mang găng tay rửa sạch đống chén bát dơ, thu gọn bàn ăn, quét sạch nhà bếp. Đứng trước tủ lạnh, Ngọc suy nghĩ ngày mai sẽ nấu cho các con món gì. Cá kho và thịt bò xào cải. Ngọc nghĩ vậy và lôi thịt và cá trong tủ đá ra để vào ngăn lạnh.

Nhìn đồng hồ đã gần 12 giờ đêm rồi mà Hoàng vẫn chưa về. Ngọc biết rõ giờ này chồng mình đang say xỉn ở nhà một người bạn nào đó. Có thể đêm nay Hoàng sẽ về và sẽ ngủ ở dưới này, ngay bộ salon nàng đang ngồi. Hay anh sẽ đi tới sáng để khỏi phải lái xe về nguy hiểm.

Ngọc nhìn lên trần nhà để nuốt những giọt nước mắt. Nước mắt đã chảy quá nhiều, nàng không muốn nó chảy ra ngoài nữa. Đã gần nửa  năm qua, kể từ lúc tiệm sửa xe bị phá sản, Hoàng đã thành một người khác.  Bất cần đời, không để mắt tới gia đình vợ con. Hoàng sống cho riêng mình và kết nghĩa bạn bè với ông thần men. Sau lần Hoàng  lái xe say rượu bị phạt nặng tịch thu bằng lái, Ngọc đã bắt đầu những ngày vất vả gấp đôi. Mỗi sáng dậy sớm, nấu thức ăn cho con ăn sáng ăn chiều, đưa con đến trường, chở Hoàng tới nơi làm việc  rồi mới đến chỗ làm.

Ngày nào cũng vội vàng tất bật, Ngọc thấy cuộc đời mình sao quá khổ. Hoàng không hề thấy sự vất vả của vợ, anh vẫn tà tà nhậu nhẹt, phó mặc chuyện nhà và con cái cho Ngọc. Tuy nhiên những ngày đó vì được vợ đưa rước, Hoàng về nhà đúng giờ. Bữa cơm tối còn có hai người, Hoàng cũng phụ vợ một ít tiền nhà và tiền bảo hiểm xe. Bây giờ được lái xe đi, Hoàng tự do muốn về nhà lúc nào tùy ý. Tiền đem về bất thường, khi có khi không. Đôi khi không có tiền đổ xăng phải mượn vợ.

Nhiều hôm đi làm về, thấy chồng nằm trên ghế nồng nặc mùi rượu Ngọc không kìm chế được sự tức giận. Ngọc kéo Hoàng dậy, la lối và khóc gào. Hoàng đôi lúc nói lại, có lúc lầm lì bất cần ngủ tiếp. Dùng cứng không được, Ngọc xoay ra mềm dịu mong chồng nghĩ lại mà thay đổi. Những ngày chồng ở nhà, Ngọc tâm sự, khuyên răn và năn nỉ. Nàng cần một người cha cho con cái, một bờ vai cho mình. Nàng muốn kéo chồng ra khỏi vũng lầy nhưng bất lực. Nói ít Hoàng còn về nhà sớm một chút. Nói nhiều, Hoàng đi tới sáng luôn. Trong nhà Hoàng lầm lì, ăn qua loa, ngủ như thu mình một góc nhỏ ở ghế salon.

Đưa tay quệt nước mắt, Ngọc tắt đèn lên lầu tắm rửa. Nhìn vào gương, Ngọc thấy mình xa lạ đến tội nghiệp. Chuyện gia đình Ngọc giấu nhẹm không cho mẹ và các em biết. Ngọc chịu đựng một mình trong đau đớn và tủi hờn. Tự nhũ mình tuổi thân nên mạng mình cô độc, khổ như vậy thì phải chịu. Quan niệm "Cái số cực" khiến Ngọc nấn níu với chồng để lo cho con. Ngọc hiểu rõ, nếu các em nàng biết Hoàng tệ bạc và hư hỏng như vậy sẽ khuyên nàng ly dị. Xứ Mỹ mà! đàn ông đàn bà đều bình đẳng, cùng làm việc và góp sức nuôi con. Không hợp thì chia tay để làm lại cuộc đời. Con cái nhất là con gái sẽ không bị hình ảnh của cha  ảnh hưởng tới cuộc sống hôn nhân sau này. Nhưng chia tay ư? Ly dị ư? Gia đình cần phải có một người đàn ông, nhất là Ngọc vẫn rất yêu chồng.

.....

Hoàng mở cửa đi vào, đầu nhức như búa bổ. Người hâm hấp sốt và rất khó chịu. Hoàng bật đèn và ngã người trên ghế salon. Cơn say chưa tan nhưng người mệt cực kỳ. Thèm một ly nước ấm, Hoàng gắng gượng  bước vào phòng tắm. Gục đầu vào bồn cầu nhưng không thể ói ra dù trong người rất khó chịu. Tay vói bíu chặt cạnh bàn, Hoàng cố đứng lên nhưng người liêu xiêu muốn té. Bất ngờ tay đụng vào ly nước súc miệng. Cái ly rơi xuống nền nhà vỡ toang.

Từ nãy giờ Ngọc nằm im lắng nghe từng tiếng động dưới nhà. Nàng đoán được chồng đã về nhà và đang làm gì. Hoàng vào toilet, rồi tiếng chàng nôn ọe Ngọc cũng nằm im. Nhưng khi nghe tiếng ly vỡ, nàng ngồi bật dậy và vội lao xuống lầu. Nàng sợ chồng say đạp nhầm miểng hoặc té hôn mê phải đi cấp cứu.

Thấy Hoàng ngồi sụp xuống ở cửa phòng tắm, tay đầy máu, Ngọc run sợ chạy ùa vào và dự định kêu 911. Hoàng đưa tay bảo Ngọc dìu đứng dậy và can không cho gọi. Anh nói nhừa nhựa:

- Không sao, không sao. Đừng gọi cấp cứu.

-Nhưng anh chảy máu rồi nè. Bị thương nhiều không? Có sao không?

-Không sao, cho anh vào ghế nằm.

Ngọc dìu chồng lại phòng khách để nằm dài trên ghế và giặt khăn lau mặt cho Hoàng. Mặt Hoàng đờ đẫn, mắt đỏ ngầu và miệng tỏa ra mùi rượu nồng nặc. Ngọc vừa giận vừa sợ, muốn nện cho chồng mấy cái để hả hơi mà không dám. Hoàng nhắm mắt mê man, thỉnh thoảng giật người bắn lên chồm ra ngoài định ói. Ngọc lấy cái thau để hờ một bên, pha ly nước chanh gừng giảm rượu đổ vào miệng cho chồng. Ngọc lau sạch bàn tay Hoàng băng bó chỗ bị miểng đâm rồi vào toilet dọn dẹp những mảnh vỡ của ly.

Ngọc vào bếp, vo gạo nấu cháo rồi ngồi nhìn chồng: "Tại sao phải thức đêm nấu cháo. Tại sao không bỏ lên lầu ngủ cho khỏe?. Tại sao phải ngồi đây lo lắng khi người đàn ông đó đã ngủ say" Tại sao? tại sao? Ngọc không hiểu được ma lực nào mà mỗi lần Hoàng làm sai Ngọc vẫn tha thứ và chịu đựng. Tình yêu ư? Tình yêu có còn không khi nước mắt khóc đến cạn. Khi trái tim đau thường xuyên vì những lầm lỗi không thể cứu vãn.

Ngọc sờ trán chồng, đầu Hoàng hâm hấp sốt. Có phải bị dính Covid rồi không? Anh buồn ói, sốt và khô cổ. Mang vội khẩu trang cho mình Ngọc lấy nước lạnh chườm trên trán Hoàng liên tục. Nồi cháo đã xong, Ngọc mệt mỏi ngủ ngồi trên ghế.

Hoàng mở mắt. Đầu vẫn còn đau và cổ họng đắng nghét. Nhìn qua bên cạnh Ngọc đang ngoẻo đầu ngủ ngồi trên chiếc ghế sopha. Hoàng trở người ngồi dậy, chiếc khăn còn ướt rơi xuống đất. Thì ra cả đêm qua Ngọc đã thức đắp lên trán cho mình.  Cơn say đã hết, sốt cũng giảm Hoàng ngồi yên ngắm vợ. Quả thật Ngọc đã sa sút rất nhiều. Mái tóc phủ lòa xòa trên gương mặt mệt mỏi khiến Hoàng chạnh lòng. Còn đâu cô gái xinh nhất xóm ngày xưa. Cô dâu vừa đẹp vừa hiền của Hoàng đây mà. Hoàng đứng dậy, tính đưa tay vén tóc vợ bỗng đâu ngứa ở cổ. Cơn ho kéo đến bất chợt của Hoàng làm Ngọc bừng tỉnh. Nàng hốt hoảng kéo chồng ngồi lại ghế, xoa ngực, đưa tay sờ trán.

-  Sốt đã giảm. Anh ăn chút cháo để còn uống thuốc.

Ngọc lăng xăng vào bếp múc cháo, pha nước ấm và lấy thuốc để lên bàn ăn. Trong khi Hoàng ăn, Ngọc đi vội lên lầu, thu vén quần áo đồ dùng cá nhân bỏ vào giỏ xách và đem qua phòng bé Linh. Ngọc nói với chồng:

-  Anh uống thuốc Tylenol xong lên phòng mình ngủ. Em sẽ ngủ chung phòng với bé Linh. Anh sốt, ho và có nhiều dấu hiệu nhiễm Covid. Anh nên đi xét nghiệm cho an toàn.

- Chỉ khéo làm lớn chuyện. Hoàng nói tỏ vẻ không hài lòng

- Không đâu! Hãy vì các con và cả nhà mình. Nghe lời em ngày mai anh phải đi xét nghiệm.

Hoàng không tin mình bị dính Covid 19. Anh không thể bị lây dịch bệnh. Trong đám bạn, đứa nào lây cho anh. Hoàng suy nghĩ và trong đầu điểm lại những người mà anh tiếp xúc. Hoàng dự tính đi lại phòng khách nằm, nhưng Ngọc đã kéo tay chàng chỉ lên lầu.

- Trời đã sáng, các con chuẩn bị dậy ăn điểm tâm rồi học. Anh hãy lên phòng rửa ráy và nằm nghỉ. Đừng để các con bị lây bệnh. Em sẽ chăm sóc cho anh.

- Như vậy phải cách ly....

- Đúng vậy quarantine cho đến khi thử âm tính với Coronavirus. Sáng mai em xin nghỉ, mua thêm đồ ăn, nước uống và thuốc xông.

Hoàng hậm hực lên lầu , lần đầu tiên Ngọc điều khiển chồng mà Hoàng không thể ra oai với vợ. Ngọc nói có lý, bằng chứng là Hoàng thật không ổn chút nào. Cổ đắng, đầu vẫn còn choáng váng và sốt vẫn chưa tan.

Kể từ hôm Hoàng ngã bệnh bạn bè nghe nói sợ hãi. Gọi phone đứa nào cũng dặn Hoàng không được tới nhà. Có đứa còn chửi Hoàng thậm tệ. Bảo Hoàng mắc dịch mà còn tới ăn uống chung, ngộ lỡ bị lây cả đám thì sao. Tin tức Hoàng bị dịch bệnh lan truyền nhanh trong nhóm bạn nhậu. Cả bọn như ngồi trên đống lửa, bị vợ con sợ hãi sỉ vả cách ly, bọn họ rủ nhau đi xét nghiệm. Trong khi Hoàng còn ngần ngừ chưa tin mình bị dính coronavirus.

Cuối cùng Ngọc phải chở chồng đi xét nghiệm vì Hoàng bảo người không được khỏe, không dám lái xe. Không hiểu Hoàng mệt thật hay sợ kết quả không hay. Sự trốn chạy vô lý và yếu đuối như bản tính cố hữu của Hoàng. Không dám đối diện và đương đầu với thất bại của mình.

Những ngày bị giam lỏng trong bốn bức tường của căn phòng Hoàng buồn và chán lắm. Hoàng gọi phone cho nhóm bạn thân. Thường ngày ngồi nhậu cả buổi, nói chuyện trên trời dưới đất liên tu bất tận quên cả giờ về. Vậy mà bây giờ gọi phone không biết nói chuyện gì. Đôi ba câu là tắt tịt. Có đứa nói bận rồi tắt phone, đôi khi phone reo hoài mà không ai bắt. Hoàng nhận thấy bạn bè dường như sợ Hoàng lây dịch dù là chỉ đến với nhau trên phone.

Hoàng ăn ngủ, vệ sinh trong phòng riêng trên lầu. Cần gì là gọi phone cho vợ. Mỗi ngày cơm nước Ngọc nấu đem lên để ở cửa. Thuốc uống, thuốc xông Ngọc cũng bưng lên tận nơi. Đêm trằn trọc không ngủ được quá cô đơn Hoàng bấm gan gọi Ngọc bởi vì Hoàng biết Ngọc đang ở dưới nhà. Ban đầu chỉ nói về diễn biến sức khỏe, xin một ly sữa ấm hoặc vài cái bánh ngọt. Rồi thì những cú gọi về đêm thường hơn Hoàng hỏi thăm về con cái về công việc, sức khỏe của Ngọc. Dần dà trong căn nhà, chỉ cách bức vách Iphone hai người hoạt động liên tục. Họ trao đổi tin tức những chuyện vui buồn của hai vợ chồng. Ban đêm hai người hai phòng ôm phone tâm sự suốt đêm quên cả ngủ. Ngọc kể chàng nghe chuyện học hành các con, chuyện Ngọc lại bị thất nghiệp vì tiệm ăn bị đóng cửa đợt hai.

Khó khăn trước mắt là trang trải tiền nhà, tiền bảo hiểm, tiền tiêu dùng trong lúc thất nghiệp. Nhưng Ngọc luôn an ủi nói Hoàng yên chí trị bệnh. Virus sẽ bị đánh gục, Hoàng sẽ khỏi bệnh và đi làm trở lại. Hiện tại Ngọc sẽ cố gắng xoay sở. Hai vợ chồng nói về Giáng Sinh gần kề, tổ chức gì cho các con ngày lễ, nấu món ăn gì. Trong những phút lắng lòng nhất Ngọc nhắc chuyện ngày xưa, những ngày hạnh phúc tuyệt vời nhất mà Hoàng đem đến cho nàng. Hoàng kể về lần gặp Ngọc đầu tiên. Ngọc kể Hoàng nghe lần bị mẹ suýt đánh vì đi chơi với Hoàng về trễ.  Đêm noel hai đứa rủ nhau đi ăn reveillon ở nhà bạn.....Và biết bao nhiêu kỷ niệm êm đẹp một thời yêu nhau.

Mấy ngày chờ kết quả thử nghiệm tuy không gặp mặt mà hai vợ chồng thấy hiểu nhau hơn. Những gì trước kia không thể nói bây giờ được dịp phơi bày. Có lẽ nói trên phone dễ dàng hơn khi ngồi đối mặt. Những chướng ngại tâm lý được vượt qua để hai vợ chồng trút hết những ý nghĩ trong đầu.

Hoàng vô cùng ân hận đã suy nghĩ sai lệch bỏ bê gia đình. Hoàng vì tự ái đàn ông nên trốn tránh sự thật thất bại của mình. Hoàng sợ phải nhìn thấy Ngọc vất vả và chịu đựng. Hoàng đã khiến cho Ngọc bị đè nén, uất ức phải nói những câu không nên nói. Hoàng đày đọa bản thân mình trong men rượu một cách lố bịch và ngu si. Lần đau bệnh này giúp cho Hoàng nhìn lại mình và cuộc sống vợ chồng.

Riêng Ngọc, tuy nàng lo sợ cho bệnh tình của chồng nhưng nàng hạnh phúc thật nhiều. Hoàng đang ở trong nhà, chàng không say sưa hay lạnh lùng xa lánh. Hoàng đã mở lòng chịu nói chuyện và hiểu ra vấn đề gút mắc của hai vợ chồng . Ngọc chỉ mong như vậy, mong người đàn ông của đời nàng sẽ nhìn lại, thấy ra và làm lại từ đầu. Ngọc vui lên mỗi ngày khi Hoàng không có những triệu chứng nguy hiểm của dịch bệnh. Nàng nhận thấy hạnh phúc đang trở về bên nàng.

......

Có tiếng phone reo. Hoàng vội vã bắt phone khi thấy hiện địa chỉ nơi gọi. Tay Hoàng run lên và hồi hộp khi đón nhận kết quả xét nghiệm của mình: Âm Tính. Hoàng mừng như mình vừa trúng số. Chàng hét to lên:

-Em ơi, Ngọc ơi!

Rồi chàng vội mở cửa phòng để bước ra ngoài. Ngay lúc đó chàng thấy Ngọc đang bưng nồi nước xông lên lầu. Mái tóc nàng bù xù xõa xuống trán, mặt đỏ bừng vì hơi nóng. Gương mặt Ngọc hốc hác mệt mỏi. Hoàng vội chạy tới đỡ nồi nước xông từ tay vợ. Ngọc sửng sốt la to:

- Đừng anh, đừng ra ngoài, mang khẩu trang vào.

Hoàng cố nén sự xúc động nói to

-  Có kết quả rồi, anh âm tính. Không dính Covid. Nói xong Hoàng đặt nồi nước xông xuống và ôm chầm lấy vợ

-  Cám ơn em. Anh xin lỗi.

Ngọc sau giây phút sửng sốt òa lên khóc. Hạnh phúc vỡ òa trong niềm vui. Nàng ôm lấy chồng, vùi đầu vào ngực chồng như xa nhau lâu lắm. Tưởng rằng phải mất Hoàng vì dịch cúm tai ác. Nhưng không ngờ trong bất hạnh đó nàng đã tìm lại được người chồng yêu dấu thuở nào.

-  Anh đã được xả trại phải không em. Không cần phải cách ly.

-  Phải. Anh được xả trại về với gia đình và chúng ta làm lại từ đầu.

Niềm vui lan tỏa. Mùa Giáng Sinh đã về thực sự trong căn nhà bấy lâu đã mất  nụ cười. Ngày mai họ sẽ trang trí cây thông. Ánh đèn rực rỡ, thiên thần và những quả bóng nhỏ sẽ lấp lánh niềm vui hạnh phúc. MERRY CHRISTMAS.

Nguyễn thị Thêm.

Dec 19/2020

 

Wednesday, December 16, 2020

Chiến tranh Việt Nam đã Kết thúc 45 năm, nhưng Thương Phế Binh VNCH thì chưa kết thúc.

tSponsoarsnuChiến tranh Việt Nam đã Kết thúc 45 năm, Những người may mắn giờ đây đã chăn êm nệm ấm khắp phương trời nơi đất khách, hệ lụy của cuộc chiến vẫn còn đối với Thương Phế binh Việt Nam Cộng Hòa (TPB VNCH) nơi quê nhà , họ vẫn sống cuộc đời không lành lặn, mưu sinh như bao nhiêu mảnh đời bất hạnh nơi quê nhà Việt nam. Không những vậy, các TPB VNCH còn bị phân biệt đối xử, ngược đãi vì họ bị chính quyền mới xếp vào thành phần “ngụy quân, ngụy quyền” và “có nợ máu với nhân dân”.
Cuộc xua đuổi từ sau kết thúc cuộc chiến năm 1975 cho đến ngày hôm nay hầu như vẫn không hề dừng lại đối với những con người TPB VNCH. Họ là những con người có phẩm giá và nhân vị, thiệt thòi hơn, họ còn bị thương tích, khuyết thiếu một phần thân thể do chiến tranh để lại. Họ thực là những con người yếu thế trong xã hội. Đáng ra họ phải được tôn trọng, bảo vệ, nâng đỡ. Cớ sao lại ra tay truy cùng diệt tận họ?
Thân phận của người TPB VNCH trong xã hội này là thân phận của người yếu thế, đau khổ. Họ đáng được chúng ta tôn trọng, bảo vệ và yêu thương.
Là người Việt Nam, chúng ta có bổn phận tri ân những người con đã hy sinh cho Tổ quốc, những người đã dùng cuộc đời mình để đóng một dấu ấn khó phai vào một thời kỳ lịch sử của dân tộc. Hãy cùng cầu nguyện cho họ những ngày tháng còn lại được an lành, với sự quan tâm nâng đỡ trong tình đồng bào và lòng yêu nước của tất cả chúng ta.
Những cựu quân nhân TPB VNCH đều tâm tình rằng họ đã đến tuổi gần đất xa trời và mong ước cuối đời là được trút hơi thở sau cùng trong giấc ngủ, để được thanh thản về với đất mẹ và họ cũng mong mỏi thế hệ con cháu của họ sẽ được hòa nhập với cộng đồng, được có cuộc sống trong tương lai sáng sủa hơn và không còn bị mang danh là con, cháu của những người “lính ngụy”

Friday, December 11, 2020

TOÁN BIỆT KÍCH MARYLAND NHIỆM VỤ CUỐI CÙNG - John Meyer (VDH dịch)

 

Vào ngày lãnh lương 1 tháng Mười Một năm 1969, quân nhân LLĐB/HK Gunther Wald không thể chơi bài với các bạn được vì phải chuẩn bị chuyến hành quân xâm nhập qua Lào cùng với toán biệt kích Maryland mà anh ta làm trưởng toán. Toán Maryland nằm trong sở chỉ huy Bắc (CCN) ở Đà Nẵng, một căn cứ chuyên về các hoạt động bí mật tám năm trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam.

Khi chúng tôi bước đi trên cát từ nhà ăn, một Trung Sĩ nói với tôi không chơi bài được, nhưng nói tôi ráng ăn thật nhiều tiền, để khi anh ta trở lại sẽ thắng số tiền lớn đó từ tôi. Thật buồn, cả ba quân nhân Mũ Xanh Hoa Kỳ, Wald, Trung Sĩ Bill Brown và Hạ Sĩ Don Shue không người nào trở về trong chuyến hành quân ngày 3 tháng Mười Một năm 1969.

Ngày 30 tháng Tám năm 2012, 43 năm sau trong nghiã trang quốc gia Arlington, phần xương cốt còn lại của ba người lính LLĐB/HK được an táng với đầy đủ nghi lễ của quân đội Hoa Kỳ.

Câu chuyện xẩy ra vào sáng sớm ngày 3 tháng Mười Một năm 1969, toán biệt kích Maryland xâm nhập vào khu vực phiá đông tỉnh Savanakhet của Lào. Toán biệt kích gồm có ba quân nhân LLĐB/HK và sáu biệt kích quân người Thượng (có lẽ sắc dân Bru gần Đà Nẵng). Wald là trưởng toán biệt kích, Bill Brown là toán phó và Shue là nhân viên truyền tin. Toán biệt kích Maryland có nhiệm vụ dò thám, kiểm chứng báo cáo có sự gia tăng hoạt động của quân đội Bắc Việt trong khu vực.

Trung Sĩ Nhất LLĐB/HK (người đã có kinh nghiệm làm trưởng toán biệt kích) Terry Lanegan hôm đó bay trên chiếc phi cơ điều không tiền tuyến FAC khi toán biệt kích Maryland được trực thăng đưa vào khu vực hoạt động êm xuôi. Chiếc FAC chở theo Lanegan bay qua đầu toán biệt kích hai lần ngày hôm đó. Lần cuối cùng anh ta liên lạc với Shue ít phút trước 3 giờ chiều, lúc đó toán biệt kích đang ở trên đồi Yên Ngựa trong phạm vi làng Hương Lập.

Ít phút sau khi chiếc FAC rời khỏi khu vực bao vùng cho toán biệt kích, địch quân tấn công toán biệt kích. Trung Sĩ Brown trúng đạn AK-47, Wald và Shue bị thương vì mảnh lựu đạn, theo bản báo cáo của phòng Tìm Kiếm Quân Nhân Mất Tích (JPAC) ở Hawaii thuộc bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Bản báo cáo này dựa một phần vào cuộc phỏng vấn lính Bắc Việt tham dự trận tấn công toán biệt kích Maryland.

Trong thời gian đầu tháng Mười Một năm 1969, vì lý do thời tiết xấu nên không thể đưa toán biệt kích Bright Light vào tìm toán biệt kích Maryland. Đến ngày 11 tháng Mười Một, một toán Bright Light xâm nhập vào khu vực lần cuối cùng liên lạc với toán biệt kích, tìm được ba lô của Trung Sĩ (được truy thăng cấp bậc) Shue nhưng không tìm được bằng chứng xác của ba quân nhân Hoa Kỳ.

Định mệnh của toán biệt kích Maryland được báo cáo theo hệ thống quân giai, lên đến tòa Bạch Ốc, nhưng không lộ ra ngoài công chúng Hoa Kỳ. Ngoài những viên chức cao cấp, chỉ có các quân nhân LLĐB/HK trong sở chỉ huy Bắc (CCN) biết chuyện toán biệt kích Maryland bị “mất” và không thâu hồi được xác. Năm đó Shue mới 20 tuổi, cha của anh phải ký giấy tờ chấp thuận cho anh ta nhập ngũ năm 17 tuổi. Vài năm sau, ông ta chết với qủa tim người cha tan nát, mong chờ tin tức của người con trai.

Figure 1(one-zero) Wald

Thân nhân của họ chỉ được thông báo, người thương yêu của họ bị mất tích trong lúc thi hành nhiệm vụ chiến đấu ở nam Việt Nam. Mười năm sau, chính quyền Hoa Kỳ báo cho gia đình họ biết tình trạng được xem như tử trận tại chiến trường. Bốn mươi năm sau, năm 2009, sau khi mẹ của Trung Sĩ Shue từ trần, một người nông dân Lào tìm được nhiều mảnh xương trao cho phòng Tìm Kiếm Nhận Diện Nhân Sự (JPAC). Phòng này thử DNA  (AND) và kết luận số xương đó thuộc về ba quân nhân LLĐB/HK trong toán biệt kích Maryland, Wald, Brown và Shue. Họ tìm được thêm cái bật lửa Zippo của Shue.

Tôi biết cả ba quân nhân Mũ Xanh, Wald và Brown đã cùng làm việc với tôi trên căn cứ hành quân tiền phương 1 (FOB-1) Phú Bài (Huế) năm 1968. Khi tôi quay trở lại Việt Nam phục vụ tour thứ hai và nhận đơn vị trong sở chỉ huy Bắc (CCN), tôi gặp Shue và rất thích tính vui vẻ, khôi hài của anh ta, và đẹp trai. Anh ta có thể làm người mẫu cho tranh quảng cáo LLĐB/HK năm 1969. Cũng như mọi người trong chúng ta (LLĐB/HK), Wald và Brown đã chọn lựa nhiệm vụ tác chiến.

Cũng như tên ngụy danh cho đơn vị “Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát”, các hoạt động của đơn vị SOG đều được bảo mật, và chúng ta đã ký giấy tờ với chính quyền Hoa Kỳ, sẽ không kể lại, viết tài liệu về đơn vị SOG 20 năm. Tôi đã rõ điều đó, không thể trở về Hoa Kỳ để báo cho cha mẹ của Wald, của Shue những điều thực sự xẩy ra cho những người con của họ. Hay là nói cho họ biết sự thực về đơn vị SOG, các cuộc hành quân bí mật, sự tổn thất của đơn vị cao nhất trong cuộc chiến Việt Nam (có người nhận được Chiến Thương Bội Tinh bẩy lần trong thời gian phục vụ trong đơn vị SOG).

Nói chung, trường hợp tôi tử trận, gia đình tôi vẫn bị giữ trong bóng tối. Trường hợp thành công hay chiến thằng, tôi cũng không thể ngồi tán dóc, kể chuyện tôi xâm nhập vào đường mòn HCM bên Lào gắn máy nghe lén các cuộc điện đàm của quân đội Bắc Việt.

Từ khi một người làm rẫy ở Lào tìm thấy phần xương còn lại, người quân nhân đầu tiên trong nhóm ba người trở về Hoa Kỳ, đó là Shue. Ngày 29 tháng Tư năm 2011, một quan tài phủ lá quốc kỳ từ từ lăn xuống dưới bụng chiếc phi cơ Boeing của hãng hàng không Delta Airlines. Chiếc phi cơ này đã đưa Shue từ Hawaii đến Charlotte. Đứng đón Shue có toán quân danh dự (cầm quốc kỳ và quân kỳ) của LLĐB/HK và thân nhân của anh. Phần còn lại của Brown được đưa vè Hoa Kỳ trong tháng Chín, và sau đó là Wald.

Ba quân nhân LLĐB/HK yểu mệnh sẽ được an táng trong nghiã trang quốc gia Arlington, ngày thứ Năm, 30 tháng Tám, với đầy đủ nghi lễ của quân đội Hoa Kỳ.

 Có ít nhất hơn chục người đã từng làm việc với Wald, Brown và Shue, trong đó có Thiếu Tướng Eldon Bargewell, đã cùng toán biệt kích với Wald hành quân năm 1968. Hôm thứ Năm (lễ an táng ba quân nhân LLĐB/HK), Tướng Bargewell sẽ đại diện hội Ái Hữu Hành Quân Đặc Biệt đọc diễn văn, đặt vòng hoa cho ba người.

Trong buổi lễ này còn có cựu chiến binh Hải quân Michael Buetow, con trai của Wald. Buetow chưa hề biết mặt cha mình, chỉ được nghe mẹ kể lại và những tin tức mong manh về người cha của mình. Một người em gái cùng cha khác mẹ với Wald, Frau Heike Deucker sẽ bay từ Đức sang để tìm được phần nào người anh mà bà ta chưa từng gặp.

Với tất cả các quân nhân đã phục vụ trong “cuộc chiến bí mật”, chúng ta rất vui mừng, hãnh diện cho Wald, Brown và Shue đã trở về cố hương. Ngày 30 tháng Tám là một ngày tang cũng là một ngày vui, sau 43 năm, Wald, Brown, và Shue đã gặp nhau và vui sướng nơi cõi vĩnh hằng.

John Stryker Meyer (cựu chiến binh SOG phục vụ hai lần tại Việt Nam).

American University of Nigeria

Computer Science Department

vđh